Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.49 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Phòng GD- ĐT Đại Lộc ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 9(2017-2018)
Trường THCS Phan Bội Châu MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian : 150 phút
Trong đoạn trích “<i>Cảnh ngày xuân</i>” (Truyện Kiều-Ngữ văn 9 tập 1), Nguyễn Du viết:
“<i>Cỏ non xanh tận chân trời,</i>
<i> Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa</i>”
Tìm những tính từ có trong câu thơ trên. Sức biểu cảm của tính từ đó trong việc gợi tả
màu sắc và sức sống của mùa xuân?
<b>Câu 2: (8 điểm)</b>
<b>Chiếc hộp giấy vàng</b>
<i>Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả</i>
<i>một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang</i>
<i>hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị</i>
<i>phạt đi nữa, sáng hơm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con</i>
<i>tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt</i>
<i>của mình hồi hơm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra</i>
<i>thấy hộp trống khơng.</i>
<i>Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khi cho ai món q thì phải có gì</i>
<i>trong đó chứ."</i>
<i>Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng trịng: "Cha ơi nó đâu có trống</i>
<i>rỗng. Con đã thổi những nụ hơn vào hộp. Con bỏ đầy những tình u của con vào đó.</i>
<i>Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ơm con vào lịng và cầu xin con tha thứ</i>
<i>cho mình.</i>
(Trích <b>Hạt giống tâm hồn</b>)
Hãy tạo một văn bản (có độ dài khoảng hai trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của
em về câu chuyện trên.
1. HS chỉ ra các tính từ: <i>xanh, trắng</i>: (0,5 điểm)
HS chỉ ra sức biểu cảm của tính từ: “<i>Xanh</i>” gợi sắc màu dịu mát, tràn đầy sức
sống, làm gam màu nền, chủ đạo cho bức tranh xuân; Trên nền xanh ấy, điểm xuyết
một vài bông lê trắng, màu <i>trắng</i> trở nên nổi bật, làm điểm nhấn cho bức tranh. Do vậy,
thảm cỏ xanh trải rộng tới chân trời song vẫn khơng buồn tẻ, đơn điệu mà ngược lại,
gieo vào lịng người đọc một ấn tượng sâu sắc sự khoáng đạt, tươi mới, trong trẻo, tinh
khiết và sức sống mạnh mẽ của mùa xuân (1,5 điểm)
Đứa con trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh thật đẹp để tặng bố nhưng người
bố đã phạt con mình vì nó đã phí phạm cả cuộn giấy gói hoa màu vàng. Dù bị phạt
Câu chuyện là lời cảnh báo ý nghĩa với tất cả mọi người đặc biệt là tình cảm của
cha mẹ với con cái. Người cha chưa biết trân trọng món quà của con mà quá đi sâu vào
tiền bạc, vật chất, câu chuyện phản ánh thực tế đời sống hiện nay của con người.
Ngoài ra món quà ý nghĩa của đứa con với người cha chứa đầy tình u vơ bờ
bến. Đặc biệt là những nụ hôn của con gái đã thổi vào trong chiếc hộp giấy vàng. Món
quà tinh thần ấy là sở hữu quý giá nhất chứng minh cho tình cha con khơng gì có thế
sánh bằng.
2. Bài học cuộc sống:
Câu chuyện ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc:
Biết trân trọng tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử, ln lắng nghe, thấu
hiểu, tơn trọng nguyện vọng, sở thích, sáng tạo trí tưởng tượng của trẻ thơ.
Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc, đặc biệt đối với con trẻ để khỏi mắc sai
lầm đáng tiếc xảy ra.
Nếu biết hợp tác, chia sẻ, đồn kết, thấu hiểu, nhường nhịn thì gia đình sẽ đầy ắp
tiếng cười, gợi khơng khí ấm cúng và hạnh phúc.
Biết giữ gìn và nâng niu nó thì cuộc sống sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
<i>* Lưu ý</i>: Câu chuyện có tính đa nghĩa nên giáo viên khuyến khích sự sáng tạo của học
sinh.
<b>Câu 3:</b>
<b>a. Nêu khái quát nhận xét về đề tài người phụ nữ trong văn học, vẻ đẹp của họ được thể</b>
hiện trong các tác phẩm văn học trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện
Kiều, Bánh trôi nước,…
b. Chứng minh vẻ đep người phụ nữ qua các tác phẩm :
<b>1/ Người phụ nữ được thể hiện với vẻ xinh đẹp, diệu hiền:</b>
- Vũ Nương được Nguyễn Dữ giới thiệu rất trân trọng: “ Vũ Thị Thiết, người con gái
quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có
chàng Trương Sinh mến vì dung hạnh xin mẹ trăm lạng vàng cưới về làm vợ.”
- Kiều được Nguyễn Du giới thiệu và gợi tả vẻ đẹp nhan sắc của một trang tuyệt thế
giai nhân:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
………..
………..
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”.
- Kiều Nguyệt Nga:
………..
Lại thêm rất bậc tài tình hào hoa”
- Hồ Xuân Hương gợi tả vẻ đẹp về hình thể người phụ nữ với giọng thơ đầy tự hào,
toại nguyện. Người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp hoàn hảo “ mười phân vẹn mười”.
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”.
<b>2/ Nười phụ nữ khơng chỉ xinh đẹp, diệu hiền mà cịn đẹp ở tài năng, tâm hồn:</b>
- Nguyễn Du khắc họa về vẻ đẹp nhan sắc của Kiều cũng là cách thể hiện tài năng,
tâm hồn đáng quý của nhân vật. Vẻ đẹp “ Sắc sảo, mặn mà” là vẻ đẹp tỏa rạng từ
tâm hồn, nội tâm( cả sắc- tài- tình). Nguyễn Du dành nhiều câu thơ thể hiện tài năng
của kiều :
“ Thông minh vốn sẵn tính trời
……….
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.
Thúy Kiều còn là người con gái thủy chung, hiếu thảo: trong cảnh ngộ thật đáng
thương của mình, Kiều vẫn một lòng hướng về người thân yêu:
“ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
………
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
- Vũ Nương được Nguyễn Dữ giới thiệu là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục
lại đảm đang, tháo vát, rất mực hiếu thảo với mẹ chồng, một lòng thủy chung với
chồng, lo lắng cho con, hết lịng vun đắp hạnh phúc gia đình. Vẻ đẹp của nhân vật
được bộc lộ qua mỗi hồn cảnh, mỗi tình huống cụ thể trong truyện:
+ Khi mới về nhà chồng
+ Khi chồng ra trận
+ Khi một mình ở nhà lo cho mẹ chồng, cho con
+ Khi gặp nỗi oan
+ Khi ở thủy cung
Kiều Nguyệt Nga: không chỉ xinh đẹp mà còn tài hoa, hiếu thảo, trọng ơn nghĩa,
thủy chung:
Nàng đà có sắc khuynh thành
Lại thêm rất bậc tài tình hào hoa
………..
Làm con đâu dám cải cha
Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng”.
- Hồ Xuân Hương ca ngợi, tự hào về vẻ đẹp tâm hồn son sắt, thủy chung với câu thơ
giàu tính khái quát: “ mà em vẫn giữ tấm lòng son”.