Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.97 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC</b> <b>KỲ THI HỌC SINH GIỎI <sub>NĂM HỌC 2017–2018</sub></b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN 8</b>
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
<b>PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC</b> <b>KỲ THI HỌC SINH GIỎI <sub>NĂM HỌC 2017–2018</sub></b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN 8</b>
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>
<b>Câu 1 (4,0 điểm):</b>
a/ 2.0 điểm
- Câu cảm thán: <i>Đẹp biết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu !</i> (0,5 điểm)
- Hành động nói<i>: </i>Bộc lộ cảm xúc (0,5 điểm)
- Cách thực hiện hành động nói: trực tiếp (0,5 điểm)
b/ Thán từ: <i>ơi</i> (0,25 điểm) - Đó là thán từ gọi đáp (0,25 điểm)
c/ Cảm nhận về đoạn trích: 2.0 điểm
1. Hình thức: Học sinh trình bày thành một đoạn văn ngắn.
2. Nội dung: Thể hiện được các ý sau:
- Đoạn trích gợi nhắc đến một nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam thông
qua trang phục áo dài: Vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo, bình dị nhưng gợi cảm, quyến rũ: <i>0,5</i>
<i>điểm</i>
- Thái độ trân trọng, tự hào của tác giả nói riêng và mọi người Việt Nam nói chung về
trang phục này: <i>0,5 điểm</i>
- Áo dài đã trở thành hình ảnh biểu tượng của quê hương rất đỗi thân thương trên
trường quốc tế: <i>0,5 điểm</i>
- Nghệ thuật: Dùng câu cảm thán, lời lẽ như tâm tình, nhắn nhủ,…: <i>0,5</i> đ<i>iểm</i>
<i><b>Lưu ý: </b>Chỉ cho điểm tuyệt đối ở câu hỏi này cho những bài làm đủ ý và biết triển khai</i>
<i>thành đoạn văn.</i>
<b>Câu 2 (8,0 điểm):</b>
<b>1. Yêu cầu:</b>
<i>1.1.Về kĩ năng</i>:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, trình bày thành một bài văn hồn
chỉnh.
- Diễn đạt trơi chảy, rõ ý, câu văn mạch lạc.
- Đảm bảo chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt.
- Văn viết giàu cảm xúc.
<i>1.2. Về nội dung:</i>
Trình bày được suy nghĩ của bản thân về giá trị bên trong của con người trong cuộc
sống, mối quan hệ giữa vẻ bên ngoài với giá trị bên trong. Học sinh có thể có nhiều suy
nghĩ, trình bày khác nhau, sau đây là một số gợi ý:
<b>MB</b>: Giới thiệu vấn đề nghị luận và dẫn ý kiến ở đề bài.
<b>TB: </b>Trình bày theo cácluận điểm sau:
<i>- Giải thích ý nghĩa của câu nói: </i>
+ Vẻ bề ngồi: Là vẻ đẹp hình thể của con người, là yếu tố dễ nhìn thấy, có sức hấp
dẫn, cuốn hút người khác nhưng không quyết định khi đánh giá con người.
+ Giá trị bên trong: Đó là vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm, đạo đức, trí tuệ, ý chí, năng lực,…
góp phần làm đẹp cho đời -> Đây là yếu tố quyết định khi đánh giá một con người.
=> Ý kiến trên khẳng định: Cần coi trọng giá trị bên trong hơn là hình thức bên ngồi,
khơng thể mang hình thức bề ngồi để thay thế giá trị bên trong vì đó là sự thay thế tồi.
Đây là nhận định hợp lý, đúng theo quan niệm của cha ông ta xưa.
+ Vẻ đẹp bề ngoài chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhanh phai tàn.
+ Vẻ đẹp bề ngồi có thể được thay đổi, tạo ra dễ dàng nhờ vào trang phục, trang điểm,
phẫu thuật thẩm mỹ,…
+ Giá trị bên trong muốn có được phải trải qua cả quá trình học tập, rèn luyện lâu dài.
+ Giá trị bên trong thể hiện giá trị thực của một con người trong xã hội.
- <i>Cần làm gì để hoàn thiện giá trị bên trong ở mỗi người ?</i>
+ Tích cực học tập kiến thức.
+ Rèn luyện cách ứng xử, giao tiếp.
+ Tự tin trong công việc và cuộc sống.
<i>- Bàn luận mở rộng: </i>
+ Không nên chỉ trau chuốt vẻ bề ngồi mà khơng trau dồi giá trị bên trong.
+ Ngược lai, cũng không nên chỉ coi trọng giá trị bên trong mà xem nhẹ vẻ bề ngồi.
=> Vẻ bề ngồi khơng thể xem thường, nhưng phẩm chất bên trong mới là quan trọng.
Cần hài hòa giữa hai yếu tố để dần hoàn thiện bản thân.
<b>KB</b>: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và lời khuyên.
<b>2. Biểu điểm:</b>
<b>- Điểm 7-8: Đáp ứng rất tốt các yêu cầu trên; lý lẻ và dẫn chứng thuyết phục; văn</b>
viết có cảm xúc; đảm bảo về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
<b>- Điểm 5-6 : Hiểu đúng yêu cầu của đề, thực hiện ở mức khá các yêu cầu, có mắc</b>
vài lỗi về chính tả, diễn đạt.
<b>- Điểm 3-4</b>: Đảm bảo những yêu cầu trên ở mức trung bình, văn viết đôi chỗ chưa
mạch lạc, lập luận chưa sắc bén. Cịn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả.
- <b>Điểm 1-2</b>: Chưa có kĩ năng làm bài nghị luận, luận điểm chưa thuyết phục, lí lẽ và
dẫn chứng sơ sài. Cịn sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
<i><b>- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng.</b></i>
<i>(Giáo khảo cho điểm lẻ đến 0,5).</i>
<b>Câu 3 (8,0 điểm):</b>
<b>1. Yêu cầu:</b>
<b>1.1./ Kỹ năng:</b>
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bài làm có lập luận chặt chẽ, lý lẽ
sắc sảo, dẫn chứng chính xác, cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề.
- Hiểu đúng vấn đề, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo về viết câu và chính tả.
- Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các
phần cần có sự liên kết.
<b>1.2./ Kiến thức:</b>
Gợi ý bố cục như sau:
<b>* Mở bài</b>:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
* <b>Thân bài</b>: Phân tích, dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề:
- Nêu sơ lược hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “<i><b>Khi con tu</b></i>
<i><b>hú</b></i>” (sáng tác tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) vào mùa hè năm 1939, sau khi bị thực dân
Pháp bắt giam vì "tội" yêu nước và làm cách mạng).
<i>Các luận điểm</i>:
<b>a/ Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ:</b>
+ Sắc màu: Màu vàng óng ả của lúa chín; màu vàng tươi hay sắc đỏ của quả ngọt; màu
vàng của bắp; màu nắng; màu xanh dịu mát của khu vườn; màu xanh của da trời => Hai
gam màu vàng và xanh chủ đạo đã tô điểm cho bức tranh thơ thêm những đường nét mỹ
miều, rực rỡ, đậm chất đồng quê. Không gian của thiên nhiên như được mở ra thống
đãng và vơ tận.
+ Âm thanh: Tiếng tu hú gọi bầy tha thiết, gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh
động. Vườn râm dậy tiếng ve ngân, âm thanh đặc trưng của mùa hè, tạo nên bản hòa
tấu rộn ràng, râm ran, lảnh lót.
+ Hình ảnh "đơi con diều sáo lộn nhào từng không" là nét chấm phá độc đáo, làm cho
cuộc sống nơi thơn q trở nên có hồn và thi vị.
+ Nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể; các từ ngữ lựa
<b>b/Bức tranh tâm trạng trong bài thơ:</b>
<b>Dẫn chứng và phân tích 4 câu thơ cuối:</b>
+ Lịng sục sơi nhiệt huyết với cuộc sống, với cách mạng: Vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ, thiếu thốn, giam cầm, tra tấn của chốn lao tù, người tù cách mạng vẫn ln nghĩ và
tìm về với cuộc sống, với cái đẹp, tâm hồn nhà thơ luôn hướng ngoại, “nghe” mùa hè
với tất cả những gì tươi đẹp bên ngồi.
+ Tâm trạng ngột ngạt, uất ức trước cảnh tù đày, ln muốn vượt ngục, “đạp tan phịng”
để trở về với con đường cách mạng còn dang dở.
+ Khao khát tự do cháy bỏng.
+ Nghệ thuật: Kết cấu đầu cuối tương ứng, hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức
gợi cảm, sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên thể hiện cảm xúc thiết tha, sâu
lắng.
<i>(Có thể liên hệ những bài thơ khác của Tố Hữu cũng nói về tâm trạng khi bị tù</i>
<i>đày để làm sáng tỏ hơn vấn đề nghị luận.)</i>
=> Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng trong bài thơ hiện lên rất cân xứng. Bài
thơ cũng cho thấy đặc trưng “thi trung hữu họa” trong thơ.
* <b>Kết bài</b>:
Khẳng định vấn đề + liên hệ mở rộng.
<b>2/ Biểu điểm:</b>
<b>Lưu ý: </b><i>Học sinh cần phải xác định và phân tích, cảm nhận theo các luận điểm mà đề</i>
<i>bài đề cập. Nếu chỉ phân tích xi theo các ý trong bài thơ, khơng nêu bật luận điểm</i>
<i>thì khơng được đánh giá cao.</i>
- <b>Điểm 7-8</b>: Đáp ứng rất tốt những yêu cầu nêu trên. Văn viết giàu cảm xúc, dẫn
chứng phù hợp, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm vấn đề.
- <b>Điểm 5-6</b>: Cho những bài viết đảm bảo khá tốt những yêu cầu trên nhưng còn vài
lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả.
- <b>Điểm 3-4</b>: Đảm bảo những yêu cầu trên ở mức trung bình, văn viết đôi chỗ chưa
mạch lạc, lập luận chưa sắc bén. Còn một số lỗi về diễn đạt và dùng từ.
- <b>Điểm 1-2</b>: Chưa có kĩ năng làm bài nghị luận; lí lẽ, dẫn chứng sơ sài. Cịn sai
nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
<i><b>- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng.</b></i>