Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề Khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 9 THCS Yên Lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.69 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THCS YÊN LẠC </b> <b>ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC 2018-2019 </b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN 9 </b>


<i>(Thời gian: 90 phút, khôngkể thời gian giao đề) </i>


<b>Câu 1</b>( 2,0 điểm ):


Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi bên dưới:


<i>“... Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui </i>
<i>sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tơi cố hình dung ra những miền xa lạ </i>
<i>kia. Thuở ấy chỉ có một điều tơi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây </i>
<i>phong trên đồi này?...”. </i>


<i><b>( Trích Ngữ văn 8, tập 1 ) </b></i>
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?


c. Tìm câu ghép có trong đoạn văn và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong
câu ghép đó.


<b>Câu 2</b>( 2,0 điểm ):


Nêu hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật chính của văn bản
<i><b>“ Hịch tướng sĩ” </b></i>( Trần Quốc Tuấn ).


<b>Câu 3</b>( 6,0 điểm ):


<i>Bài thơ “Quê hương” của Tế hanh đã thể hiện tình yêu quê hương trong sáng, </i>
<i>tha thiết của tác giả khi xa quê.</i>Hãy chứng minh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<b>ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC 2018-2019 </b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN 9 </b>


<b>Câu 1 ( 2,0 điểm ) </b>


<i><b>a.</b></i> Đoạn văn trên được trích trong văn bản : <i><b>“Hai cây phong”</b></i> của tác giả
Ai-ma-tốp.<b>( 0,5 điểm )</b>


<i><b>b.</b></i> Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự.<i><b>( 0,5 điểm ). </b></i>
<i><b>c.</b></i> - Câu ghép có trong đoạn văn là câu 1.<i><b>( 0,5 điểm ). </b></i>


- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó là quan hệ tiếp nối.
<i><b>( 0,5 điểm ). </b></i>


<b>Câu 2 ( 2,0 điểm ) </b>


- Hoàn cảnh ra đời: <i><b>“Hịch tướng sĩ”</b></i> do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng
trước cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai (1285) <b>( 0,5 </b>
<b>điểm ) </b>


– Nội dung : Tác phẩm đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta
trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lịng căm thù giặc, ý chí
quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.<i><b>( 0,75 điểm ).</b></i>


- Nghệ thuật: + Tác phẩm được viết theo thể loại: Hịch.


+ Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập
luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lơi cuốn mạnh mẽ. <i><b>( 0,75 điểm ).</b></i>


<b>Câu 3 ( 6,0 điểm ) </b>


<b>1. Yêu cầu về kỹ năng: </b>


Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt
chẽ;biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài viết; diễn đạt tốt,
khơng mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.


<b>2. Yêu cầu về kiến thức: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>a. Mở bài: ( 0,5 điểm ) </b>


- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.


- Nêu vấn đề nghị luận:Bài thơ <b>“Quê hương”</b> của Tế hanh đã thể hiện tình yêu
quê hương trong sáng, tha thiết của tác giả khi xa quê.


<b>b. Thân bài: ( 5,0 điểm ) </b>


<b>* </b>Tình yêu quê hương trong sáng, tha thiết của tác giả được thể hiện ở nhiều khía
cạnh khác nhau trong bài thơ:


<b>- Thể hiện ở cách giới thiệu về làng quê rất mộc mạc, giản dị,nhưng ẩn chứa </b>
<b>niềm tự hào về một làng chài sóng nước bao vây ( hai câu thơ đầu) </b>


<b>( 0,5 điểm ) </b>


<b>- Thể hiện ở nỗi nhớ về hình ảnh đồn thuyền ra khơi đánh cá </b>(<b>6 câu thơ tiêp ) ( </b>
<b>1,5 điểm ): </b>



<b>+</b> Hình ảnh con thuyền “ <i>nhẹ hăng như con tuấn mã / Phăng mái chèo mạnh mẽvượt </i>
<i>trường giang”</i>. Phép so sánh được sử dụng hợp lí kết hợp với động từ


<i> “ phăng ”</i> làm hiện lên hình ảnh con thuyền nhẹ tênh lao nhanh như con tuấn mã
vượt bao sóng gió. Phải chăng đây là một khát khao chinh phục đầy mãnh liệt...
+ Hình ảnh cánh buồm đằm sâu trong nỗi nhớ <i>“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn </i>
<i>làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”</i>. Phép nhân hóa đã làm cho cánh buồm
khỏe khoắn rướn thân mình lên thâu góp gió khơi đưa con thuyền lướt nhanh ra
biển.... <i>“ Mảnh hồn làng”</i> là một cách diễn đạt vơ cùng tinh tế. Đó là hồn quê, là nỗi
nhớ niềm thương, là hi vọng chờ mong, là vợ già, mẹ trẻ , con thơ.., là bến đậu bình
yên....


<b>- Thể hiện ở nỗi nhớ cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về ( 8 câu thơ tiếp )( 1,75 </b>
<b>điểm ) </b>


+ Dân làng vui sướng, ồn ào, tấp nập đón ghe về với khoang thuyền đầy những con
cá tươi ngon thân bạc trắng... trong nỗi niềm thầm cảm ơn trời đất đã phù trợ cho biển
lặng trời yên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thịt tạc nên chất khỏe khoắn, rắn rỏi cho những chàng trai ngày đêm gắn bó cuộc đời
mình trên sơng nước...


+ Hình ảnh con thuyền nghỉ ngơi sau chuyến ra khơi vất vả thực sự là một sáng tạo
nghệ thuật độc đáo. Biện pháp nhân hóa khiến con thuyền như một con người cụ thể,
có tâm hồn và cảm xúc sâu lắng. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở từ <i>“ nghe”</i>
, tác giả thấy con thuyền như đang lắng nghe <i>“ chất muối”</i> - hương vị mặn mòi của
biển như đang thấm dâng trong thớ vỏ của chính mình. Hình ảnh <i>“tĩnh”</i> nhưng thực
ra nó vẫn đang chuyển động. Hình ảnh con thuyền vơ tri bỗng trở nên rắn rỏi, từng
trải và có hồn hơn. Bến quê trở thành mảnh hồn của đưa con li hương.



<b> - Thể hiện ở nỗi nhớ được bộc lộ trực tiếp qua những hình ảnh của quê hương ( </b>
<b>khổ cuối ) ( 0,75 điểm ) </b>


+ Dù sống xa quê hương, nhưng những hình ảnh <i>màu nước xanh, cá bạc, chiếcbuồm </i>
<i>vơi</i>...ln hiện hữu trong tâm trí của nhà thơ. Đó là màu xanh thanh bình cuộn chảy,
là những con cá bạc mang theo hạnh phúc của người dân chài lưới, là chiếc buồm vơi
gắn bó sâu nặng với biển cả, với trái tim thấm đầy niềm thương nỗi nhớ của Tế Hanh.
+ Lòng người với tình u đã dồn nén rồi vỡ ịa trong cách diễn đạt <i>“ Tơi thấy nhớcái </i>
<i>mùi nồng mặn q”...</i>Lịng người cất lên tự nhiên mà cũng thật sâu nặng. Mùi nồng
mặn là mùi thân quen, mùi kí ức, mùi q hương vùng biển...Và tình cảm cịn nở hoa
ở dấu chấm than khép lại bài thơ. Đó là nỗi niềm thương nhớ sâu sa...


<b>3. Đánh giá ( 0,5 điểm ): </b>


Với thể thơ tám chữ, hình ảnh thơ đẹp, giản dị; giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết;
ngơn ngữ bình dị mà gợi cảm, kết hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, so
sánh, nhân hóa...Bài thơ thể hiện xúc động tình cảm của tác giả. Đó là tình u, nỗi
nhớ tha thiết q hương. Tiếng lịng của Tế Hanh cũng chính là tiếng lòng của triệu
triệu trái tim con người Việt Nam.


<b>c. Kết bài ( 0,5 điểm ): </b>


- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Liên hệ mở rộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×