Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đáp án chuyên Ngữ văn Quảng Ngãi 2018-2019 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.43 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT </b>
<b> QUẢNG NGÃI </b> <b> NĂM HỌC 2018 - 2019 </b>


<b> Ngày thi: 06/6/2018 </b>


Môn thi: Ngữ văn (Hệ chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM </b>


<i><b>(Gồm có 04 trang) </b></i>
<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) </b>


<b>Câu 1. </b>


1. Thể loại văn bản: Truyện/ Truyện ngắn.


- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo 1 trong 2 phương án trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.


2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên.


- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
<b>Câu 2. </b>


a. Chọn một câu có lời dẫn gián tiếp, chẳng hạn: Có một nhà hiền triết đi ngang
<i>qua thấy vậy, nói với ban giám khảo là ơng sẽ giúp đỡ họ. </i>


Chuyển câu có lời dẫn gián tiếp ấy thành câu có lời dẫn trực tiếp: Có một nhà hiền


<i>triết đi ngang qua thấy vậy, nói với ban giám khảo: “Tơi sẽ giúp đỡ các ngài”. </i>


- Điểm 0,5: Thực hiện đúng 2 yêu cầu trên.


- Điểm 0,25: Thực hiện được 1 trong 2 yêu cầu trên.
- Điểm 0: Thực hiện sai hoặc không thực hiện.
b. Chọn một câu có lời dẫn trực tiếp, chẳng hạn:


<i>- Ngài đã thắng cuộc thi, – nhà hiền triết mỉm cười nói. </i>


Chuyển câu có lời dẫn trực tiếp tiếp ấy thành câu có lời dẫn gián tiếp:


<i>Nhà hiền triết mỉm cười nói với hoạ sĩ thứ hai rằng ơng ấy đã thắng cuộc thi. </i>
- Điểm 0,5: Thực hiện đúng 2 yêu cầu trên.


- Điểm 0,25: Thực hiện được 1 trong 2 yêu cầu trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.


<b>Câu 3. </b>


Lời giải thích của nhà hiền triết có thể như sau:


<i>- Họa sĩ bậc thầy mà khơng nhận thấy trong tác phẩm của mình cịn có sự khiếm </i>
<i>khuyết là đã đạt tới giới hạn của tài năng, đã hồn thành con đường của mình. Còn </i>
<i>người nhận ra được những khuyết thiếu của mình mà người khác khơng thấy thì cịn </i>
<i>có thể tự hồn thiện mình, còn trên đường phát triển tài năng sáng tạo của mình. </i>
<i>Người ấy xứng đáng được trao phần thắng! </i>


- Điểm 1,0: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là sáng tạo
được lời giải thích có nội dung chính: Biết nhận ra khiếm khuyết của chính mình để tự


<i>hồn thiện mình. </i>


- Điểm 0,5: Sáng tạo được lời giải thích có nội dung khơng bám sát chủ đề văn
bản, nhưng hợp logic câu chuyện và có thể chấp nhận được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2
<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm) </b>


<i><b>Câu 1. (2.0 điểm) </b></i>
<b>* Yêu cầu chung </b>


- Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài nghị luận xã hội để tạo lập
văn bản.


- Văn bản phải có kết cấu rõ ràng. Viết đúng chủ đề, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ,
khơng sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


<b>* Yêu cầu cụ thể </b>


a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0,25 điểm)


Biết nhận ra khiếm khuyết của chính mình để tự hồn thiện mình.
- Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề nghị luận.


- Điểm 0: Xác định không đúng vấn đề.
b. Viết đúng cấu trúc văn bản. (0,25 điểm)


- Điểm 0,25: Đảm bảo đúng cấu trúc của văn bản: có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
- Điểm 0: Viết thành đoạn văn.



c. Diễn đạt trơi chảy, khơng sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25 điểm)
- Điểm 0,25: Đảm bảo các yêu cầu trên.


- Điểm 0: Mắc một trong các lỗi: diễn đạt, đặt câu, dùng từ, chính tả.


d. Triển khai luận điểm một cách hợp lí, đúng kiểu văn bản nghị luận. (1,25 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo tính
liên kết về nội dung và hình thức; các ý có thể theo định hướng sau:


+ Nêu được vấn đề: Biết nhận ra khiếm khuyết của chính mình để tự hồn thiện
mình.


+ Luận bàn: Sự tự phán xét chính mình là có giá trị nhất trong mọi sự phán xét. Để
nhận ra khiếm khuyết của mình, cần: ln tự nhìn lại chính mình, thực sự cầu thị,
hướng thiện; có khát vọng vươn lên trong cuộc sống, sống đẹp, sống có ý nghĩa; khơng
tự mãn, tự bằng lịng với mình. Nhận ra được những hạn chế của mình để tạo động lực
cho sự phát triển bản thân, luôn phấn đấu hướng tới sự hoàn thiện. Phê phán những
người có thái độ tự ti, mặc cảm bởi những khiếm khuyết của mình.


+ Nêu bài học cho bản thân rút ra từ ý nghĩa câu chuyện.


- Điểm 1,25: Đảm bảo đúng u cầu. Khuyến khích những bài có sáng tạo hợp lí.
- Điểm 1,0: Đảm bảo các ý cơ bản theo yêu cầu nhưng còn mắc lỗi liên kết.
- Điểm 0,75: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên.


- Điểm 0,5: Viết được một vài ý đúng nhưng triển khai chưa hợp lí, cịn mắc lỗi
liên kết.


- Điểm 0,25: Viết dài dòng, lan man chưa rõ ý.



- Điểm 0: Không đáp ứng các yêu cầu trên hoặc không làm bài.
<b>Câu 2. (5,0 điểm) </b>


<b>* Yêu cầu chung </b>


- Có kỹ năng làm bài nghị luận văn học; có khả năng cảm thụ thơ ca.


- Bài viết đảm bảo bố cục đầy đủ, rõ ràng; luận điểm chính xác; diễn đạt trơi chảy,
mạch lạc, có cảm xúc; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


- Khuyến khích bài viết có sáng tạo.
<b>* u cầu cụ thể </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn
liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn
đề. Bài viết thể hiện được cảm xúc của người viết.


- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần
chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn.


- Điểm 0: Bài văn đáp ứng không rõ ràng các yêu cầu nêu trên.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,5 điểm)


Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của mỗi tác giả qua những bức tranh
thiên nhiên trong các câu thơ/ đoạn thơ.


- Điểm 0,5: Xác định rõ vấn đề nghị luận.



- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận hoặc nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.


c. <i>Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được </i>


<i>triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận </i>
<i>phân tích, so sánh, bình luận để triển khai các luận điểm. (3,0 điểm) </i>


- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể có nhiều cách trình bày, xây dựng
luận điểm, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:


(1). Giới thiệu và đánh giá khái quát. (0,25 điểm)


- Giới thiệu đề tài thiên nhiên trong thơ và cảm hứng của các thi nhân.


- Những câu thơ/ đoạn thơ được trích vẽ nên những bức tranh thiên nhiên đẹp,
mang đậm dấu ấn tâm hồn và tài năng của các tác giả.


(2). Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của mỗi thi nhân qua những bức
tranh thiên nhiên trong các câu thơ/ đoạn thơ. (2,25 điểm)


(2.1). Câu thơ trong Truyện Kiều (Nguyễn Du): (0,75 điểm)


- Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân trong thơ Nguyễn Du tuân theo quy luật sáng
tạo của thi pháp văn học trung đại, thể hiện cái nhìn của tác giả: nhìn thiên nhiên trong
mối quan hệ gắn bó mật thiết với trạng thái cảm xúc và đời sống nội tâm của nhân vật,
biểu hiện vẻ đẹp của một tâm hồn trải đời, hiểu người, nâng niu đón nhận từngvẻ đẹp
của cuộc sống.



- Hai câu thơ thể hiện rõ tài năng của tác giả trong việc vận dụng sáng tạo thơ cổ
Trung Quốc; sử dụng thể thơ lục bát tạo nhạc điệu du dương gợi tả không gian êm ả,
thanh bình; chọn lọc chi tiết tinh tế, dùng hình ảnh giàu chất tạo hình và biểucảm; bút
pháp điểm xuyết gợi nhiều hơn tả;phối hợp hài hòa các đường nét, màu sắc... tạo nên
bức tranh mùa xuân với vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, tràn đầy sức sống, vừa khoáng đạt,
trong trẻo vừa nhẹ nhàng, thanh khiết.


(2.2). Đoạn trích bài thơ Đồn thuyền đánh cá (Huy Cận): (0,75 điểm)


- Bức tranh đẹp về biển trời quê hương bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của một thi sĩ tràn
ngập niềm vui, dạt dào cảm hứng trước cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ thống nhất với nhau trong hồn
thơ Huy Cận. Thái độ nâng niu, trân trọng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tự nhiên, lòng tự
hào về vẻ đẹp và sự giàu có của biển cả đã tạo cảm xúc để làm nên những hình ảnh mĩ
lệ, giàu màu sắc lãng mạn cho các câu thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4


bức tranh sơn mài và mang hơi thở của cuộc sống; giọng điệu, âm hưởng đoạn thơ
khỏe khoắn, bay bổng, hào hứng như một khúc ca.


(2.3). Đoạn trích bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh): (0,75 điểm)


- Đằng sau bức tranh thu trong thời điểm giao mùa, người đọc cảm nhận được
tâm hồn nhạy cảm, tinh tế với những cảm xúc đằm thắm, sâu lắng. Tình yêu thiên
nhiên và cuộc sống làng quê cộng hưởng với những rung cảm tinh tế trong tâm hồn đã
giúp thi nhân nhận ra được những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của cảnh đất trời
vào thu. Xúc cảm của thi nhân trước mùa thu cũng là biểu hiện của tình yêu tha thiết
đối với cuộc đời.



<i>- </i>Vẻ đẹp của mùa thu được cảm nhận bằng nhiều giác quan và gợi lên bằng
những hình ảnh khơng ước lệ mà bình dị, gần gũi, thân thuộc của cuộc sống làng quê;
những từ ngữ diễn tả cảm giác vừa thể hiện được sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhân
vật trữ tình khi thời tiết sang thu, vừa gợi cảm nhận về một khơng gian sóng sánh
hương thơm; thể thơ năm chữ với giọng điệu êm đềm tạo cảm giác bâng khuâng, man
mác.


(3). Đánh giá chung. (0,5 điểm)


- Giống nhau: Các câu/ đoạn thơ ấy – dù trực tiếp hay gián tiếp – đều ca ngợi vẻ
đẹp của thiên nhiên, biểu hiện tâm hồn giàu cảm xúc, tình yêu thiên nhiên và cuộc
sống của các tác giả và tài năng của người nghệ sĩ sáng tạo.


- Khác nhau: Vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của mỗi thi nhân khác nhau bởi sự chi
phối của khuynh hướng nghệ thuật, thời đại, hoàn cảnh cảm hứng, tâm trạng, cảm xúc,
tư tưởng và phong cách nghệ thuật. Vì thế bức tranh thiên nhiên dưới ngòi bút của mỗi
tác giả cũng khác nhau. Điều đó tạo nên vẻ đẹp đa dạng của bức tranh thiên nhiên
trong thi ca.


- Điểm 2,5 – 2,75: Đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm
phân tích chưa thực sự thuyết phục.


- Điểm 2,0 – 2,25: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các
luận điểm trình bày chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa chặt chẽ.


- Điểm 1,5 – 1,75: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 1,0 – 1,25: Đáp ứng 1/2 đến các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25 – 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.


- Điểm 0: Không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.


<i>d. Sáng tạo. (0,5 điểm) </i>


- Điểm 0,5: Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ, hình ảnh
và các yếu tố biểu cảm); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.


- Điểm 0,25: Diễn đạt hay, có một vài ý sáng tạo.
- Điểm 0: Diễn đạt khơng có gì độc đáo và sáng tạo.
<i>e. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,5 điểm) </i>


- Điểm 0,5: Khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


HẾT


</div>

<!--links-->

×