Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.53 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>I. Văn bản:</b>
<b>A. Văn học Việt Nam:</b>
<b>1. Văn bản nghị luận: </b>
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của các văn bản:
<i>+ Bàn về đọc sách</i>
<i>+ Tiếng nói văn nghệ</i>
<i>+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới</i>
- Vận dụng các kiến thức trong các VB trên để viết đoạn hoặc bài văn.
<b>2. Thơ văn Hiện đại: (Kiến thức trọng tâm)</b>
<b>a/ Thơ:</b>
- Nắm tác giả, hoàn cảnh ra đời của các bài thơ
- Học thuộc, nắm nội dung, nghệ thuật và trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản của các
bài thơ:
<i>+ Mùa xuân nho nhỏ </i>(Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước và ước nguyện của nhà
thơ).
<i>+ Viếng lăng Bác </i>(Cảm xúc của tác giả trong hành trình đến thăm lăng Bác).
<i>+ Sang thu </i>(Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu và suy ngẫm của nhà thơ).
<i>+ Nói với con </i>(Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha).
- Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ để viết bài TLV.
<b>b/ Truyện:</b>
- Nắm tác giả, hoàn cảnh ra đời và tóm tắt tác phẩm
- Nắm nội dung, nghệ thuật và trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản của các tác phẩm:
+ <i>Bến quê </i><b>(Đọc thêm)</b>
<i>+ Những ngôi sao xa xôi </i><b>(Trọng tâm)</b>
- Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật, về nhân vật trong truyện để viết bài TLV.
<b>c/ Kịch: nắm nội dung của vở kịch </b><i>Bắc Sơn.</i>
<b>B. Văn học nước ngoài: Nắm nội dung, nghệ thuật của các VB:</b>
<i>+ Mây và sóng</i>
<i>+ Rơ-bin-xơn ngồi đảo hoang</i>
<i>+ Bố của Xi-mơng</i>
<i>+ Con chó Bấc</i>
<b>II. Tiếng Việt:</b>
<b>1. Khởi ngữ:</b>
- Nắm đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- Nhận biết khởi ngữ trong câu và biết đặt câu có khởi ngữ.
<b>2. Các thành phần biệt biệt lập:</b>
- Khái niệm TPBL.
- Nêu công dụng của các thành phần : tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú.
- Nhận biết các TPBL trong câu và biết đặt câu có TPBL.
<b>3. Nghĩa tường minh và hàm ý:</b>
- Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
- Phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý.
- Nhận biết hàm ý trong các câu văn, câu thơ.
- Biết các điều kiện tồn tại hàm ý.
<b>4. Liên kết câu và liên kết đoạn:</b>
- Nhận biết các phép liên kết câu và liên kết đoạn về hình thức như : phép lặp, phép thế, phép liên
tưởng, phép nối,…
* Lưu ý: Ngồi ra, HS cịn nắm các kiến thức đã học ở các lớp dưới trong các tiết <i>Tổng kết về ngữ </i>
<i>pháp </i>như : từ loại, cụm từ, các kiểu câu (xét về cấu tạo và xét về mục đích), biến đổi câu.
<b>III. Tập làm văn: Biết cách làm bài văn : </b>
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
<b>Câu 1 (1,0 điểm) Trong giao tiếp, để sử dụng hàm ý, cần có những điều kiện nào?</b>
<b>Câu 2 (2,0 điểm) </b>
a. Nêu tên các thành phần biệt lập đã học.
b. Xác định và cho biết tên thành phần biệt lập trong các câu văn sau:
b1)<i> Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng</i>
<i>hồn thành sáng tác cịn là một chặng đường dài.</i>
b2)<i> Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy</i>
<i>một tuổi.</i>
<b>Câu 3 (2,0 điểm) Trong bài thơ </b><i>Nói với con</i> của Y Phương, người cha nói với con về những đức
tính cao đẹp gì của “người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?
<b>Câu 4 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn </b><i>Những ngôi sao xa</i>
<i>xôi</i> của Lê Minh Khuê.
<b>Đề thi năm học 2010 - 2011</b>
Câu 1 ( 1 điểm ) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:
<i>Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải </i>
<i>lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có</i>
<i>ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - </i>
<i>nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.</i>
a/ Xác định và cho biết tên thành phần biệt lập có trong đoạn trích.
b/ Về hình thức, hai câu văn trong đoạn trích liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ? Từ
ngữ nào thực hiện phép liên kết đó ?
Câu 2 : ( 1 điểm) Cho biết hàm ý trong câu thơ sau:
<i>Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương</i>
Câu 3 ( 2 điểm) Nêu ngắn gọn điều em cảm nhận được về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong
bài thơ “<i>Mùa xuân nho nhỏ</i>”.
Câu 4 ( 6 điểm ) Suy nghĩ của em về vấn đề đạo lí được thể hiện trong câu tục ngữ: “<i>Ăn quả nhớ kẻ</i>
<i>trồng cây</i>”.
<b>Đề thi năm học 2011 - 2012 </b>
<b>Câu 1 (1,0 điểm) </b>
a. Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
b. Xác định khởi ngữ trong câu: <i>Quyển sách này, tơi đọc rồi.</i>
<b>Câu 2 (1,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:</b>
<i>Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.</i>
<i>Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.</i>
a. Xác định thành phần tình thái có trong đoạn trích.
<b>Câu 3 (2,0 điểm) Nêu ngắn gọn điều em cảm nhận được về các nhân vật nữ thanh niên xung phong</b>
trong truyện <i>Những ngôi sao xa xôi</i> của Lê Minh Khuê.
<b>Câu 4 (6,0 điểm)</b> <i>Ta làm con chim hót</i>
<i>Ta làm một cành hoa</i>
<i>Ta nhập vào hòa ca</i>
<i>Một nốt trầm xao xuyến.</i>
<i>Một mùa xuân nho nhỏ</i>
<i>Lặng lẽ dâng cho đời</i>
<i>Dù là tuổi hai mươi</i>
<i>Dù là khi tóc bạc.</i>
(Trích <i>Mùa xn nho nhỏ</i> - Thanh Hải)
Phân tích đoạn thơ trên để thấy được ước nguyện hòa nhập và dâng hiến của nhà thơ Thanh
Hải.
<b>Đề thi năm học 2012 – 2013</b>
Câu 1: ( 1 điểm )
a/ Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
b/ Cho biết hàm ý của câu “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.” Trong đoạn trích
sau:
<i>Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:</i>
<i>- Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh </i>
<i>đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè </i>
<i>pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.</i>
Câu 2: ( 1 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu của đề:
<i>Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn”. </i>
<i>Anh trẻ, người gầy, hay đau khớp, hay làm ca dao cho báo tường. Nhà đâu như ở cuối phố Lò Đúc.</i>
a/ Xác định và cho biết tên thành phần biệt lập có trong đoạn trích.
b/ Về hình thức, hai câu đầu trong đoạn trích liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Chỉ ra
từ ngữ nào thực hiện phép liên kết đó.
Câu 3: ( 2 điểm ) Nêu những điểm chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn trong truyện “<i>Những ngôi sao xa xôi</i>” của Lê Minh Khuê.