Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Áp dụng lý thuyết bốn khung nhìn tổ chức để nâng cao chất lượng dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.31 KB, 175 trang )

i

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------

DƯ XUÂN VŨ

ÁP DỤNG LÝ THUYẾT BỐN KHUNG NHÌN
TỔ CHỨC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯNG DỰ ÁN
HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Mã số ngành: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2006


ii

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ VÕ VĂN HUY

CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1:

CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2:


Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày

tháng

năm 2006


iii

Đại Học Quốc Gia TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG Đ.H BÁCH KHOA
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------------------------------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên:
Dư Xuân Vũ
Phái:
Nam
Ngày tháng năm sinh:
20/10/1979
Nơi sinh:
Kon Tum
Chuyên ngành:
Quản Trị Doanh Nghiệp MSHV:
01704465
I. TÊN ĐỀ TÀI: Áp dụng lý thuyết bốn khung nhìn tổ chức để nâng cao

chấtlượng dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG






Nhận diện các khó khăn thường xuất hiện trong dự án hiện đại hóa công nghệ
ngân hàng tại các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng liên doanh tại
Việt Nam.
Phân tích các các khó khăn dưới các khung nhìn tổ chức khác nhau và giai đoạn
dự án khác nhau
Hình thành và kiểm chứng giả thuyết về trình tự ảnh hưởng của các khung nhìn
tổ chức trong các giai đoạn cụ thể của dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp để có thể quản trị dự án hiện đại hóa
công nghệ ngân hàng tốt hơn.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 16 THÁNG 01 NĂM 2006
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30 THÁNG 06 NĂM 2006
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ VÕ VĂN HUY
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM NGÀNH

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc só được Hội Đồng Chuyên ngành thông qua.

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH


Ngày
tháng
năm 2006
KHOA QUẢN LÝ NGAØNH


iv

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
giúp đỡ từ phía nhà trường, cơ quan, gia đình và bạn bè thân thuộc.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn Thầy, TS. Võ Văn Hu, người đã
trực tiếp và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt
nghiệp này. Chúc Thầy sức khỏe và công tác tốt.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp
Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến
thức q báu cho bản thân tôi trong suốt khoá học.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị, các thành viên trong Ban dự án Hiện
đại hóa Công nghệ ngân hàng của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và Ngân
hàng Indovina đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình thu
thập dữ liệu, trả lời phỏng vấn cho luận văn này. Xin gửi lời biết ơn sâu sắc
đến anh Nguyễn Đình Hoàng, người đồng nghiệp, người anh đã giúp đỡ và cho
tôi nhiều lời khuyên quý báu trong quá trình thực hiện luận văn này.
Và tôi sẽ không thể hoàn thành khóa học này nếu không có sự động viên
về mặt tinh thần của các thành viên trong gia đình và bạn bè.
Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn tri ân và chân thành đến toàn thể
thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2006
Người thực hiện


DƯ XUÂN VŨ


v

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng diễn ra rất sôi nổi
tại các ngân hàng ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
dẫn đến trào lưu này tại các ngân hàng, như hiện đại hóa để cạnh tranh, hiện
đại hóa để tích hợp hệ thống, hiện đại hóa để quản lý hoạt động ngân hàng tốt
hơn, hiện đại hóa để theo kịp sự phát triển của chính ngân hàng, hiện đại hóa để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, hiện đại hóa để chuẩn bị hội
nhập…Trong quá trình thực hiện hiện đại hóa, ngân hàng đã và đang gặp rất
nhiều khó khăn, ngoài một số ít dự án thành công, đa phần ngân hàng nào cũng
có vấn đề khi hiện đại hóa, nhẹ thì kết quả dự án không như mong muốn, nặng
hơn là dự án bị tạm ngưng thực hiện chờ xử lý và cũng đã có những ngân hàng
mà dự án hiện đại hóa hầu như thất bại hoàn toàn.
Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân các khó khăn mà ngân hàng Việt nam đang gặp
phải trên con đường hiện đại hóa tất yếu của mình, lý thuyết bốn khung nhìn
trong hệ lý thuyết về hành vi tổ chức và hệ thống thông tin sẽ được sử dụng
trong luận văn này như là một hướng tiếp cận khá mới để khám phá, nhận dạng
và giải quyết các khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải.
Nghiên cứu được thực hiện trên hai dự án cụ thể tại Thành phố Hồ Chí Minh, dự
án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
và dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng tại Ngân hàng Liên Doanh
Indovina. Nghiên cứu được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn trực
tiếp/gián tiếp với các thành viên trong hai dự án trên, thông qua quan sát thường
xuyên hoạt động của hai dự án và qua thu thập phân tích hệ thống tài liệu của
hai dự án. Tiến trình nghiên cứu bắt đầu bằng việc nhận diện khó khăn, phân
loại khó khăn vào các giai đoạn và các khung nhìn tổ chức khác nhau, phoûng



vi

vấn hình thành giả thuyết sơ bộ và phỏng vấn kiểm chứng giả thuyết trước khi đi
đến kết luận và kiến nghị cuối cùng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các khó khăn trong hiện đại hóa ngân hàng phần
lớn xuất phát từ các vấn đề cấu trúc và nhân lực, một phần nhỏ hơn các khó
khăn có liên quan đến vấn đề văn hóa của ngân hàng và chính trị trong ngân
hàng. Nếu nhìn theo trình tự thực hiện hiện đại hóa, hai khung nhìn cấu trúc và
nhân lực thường có ảnh hưởng lớn trong những giai đoạn đầu và tiếp tục ảnh
hưởng đến các giai đoạn sau, khung nhìn văn hóa đặc biệt có ảnh hưởng trong
giai đoạn triển khai còn khung nhìn chính trị thường có ảnh hưởng không rỏ rệt
nhưng khung nhìn này nên được quan tâm trong giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn
hậu triển khai của quá trình hiện đại hóa.


vii

ABSTRACT
Banking modernization has been a trend some years ago in Vietnam and is still
on the way ahead. This trend comes from a lot of reasons: the aggressive
competition between banks in Vietnam in recently, the other banks or financial
institutions integration requirements, the higher quality management requires of
bank’s board of management, the day by day increasingly customer’s demand on
banking services and products quality and quantity. In modernization project,
most of banks had to face to various difficulties and some of them seemed to be
impossible to overcome, that’s why the number of successful modernization
projects in Vietnam is just counted on hand. Most of projects have problems,
from poor result projects to “wait and see” project as well as some totally fails.

Four organization frames including structure frame, human resource frame,
symbol frame and political frame; a theory belongs to reframing organizations
theory of Lee G. Bolman and Terrence E. Deal; is one of tools to research and
discover organization behavior’s problems especially involving to information
system problems. This thesis is going to use organization frames to approach,
identify, discover banking modernization’s difficulties then rise out some
solutions to improve bank’s project.
This research has being done in two real modernization projects at Sacombank
and Indovina Bank. After the beginning with identifying difficulties, researcher
continued the research with work on classifying difficulties into modernization
project’s phases as well as into four organization frames, then formed prehyppothesis in Sacombank project and finally checked pre-hyppothesis in
Indovina Bank project to get the conclusion. During the research, a lot of quality


viii

research data methods have been used from structured and semi-structured
interviewing, field observation to documents and archive analysis.
The research finding is quite interesting with the clearly role of symbol frame in
the middle implementation phase; political frame at the beginning and at the end
of project beside the important and traditional role of structure and human
resource frame during whole modernization project.


ix

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1


BỐI CẢNH – VẤN ĐỀ ....................................................................................1

2

MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................6

2.1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 6
2.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 9
2.3 Phạm vi áp dụng ............................................................................................. 9
3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................10

3.1 Nghiên cứu nội nghiệp (Desk research)....................................................... 10
3.2 Nghiên cứu tình huống (Case study research).............................................. 11
3.3 Nghiên cứu đa phương diện (Multiple Perspectives research) .................... 12
3.4 Cách thu thập và xử lý dữ liệu ..................................................................... 13
3.5 Xây dựng mô hình ảnh hưởng (dạng mô tả) của lý thuyết 4 khung nhìn trong
dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ............................................................ 20
4

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ............................................................................20

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1

GIỚI THIỆU BỐN KHUNG NHÌN TỔ CHỨC ............................................22

1.1 Khung nhìn cấu trúc...................................................................................... 23
1.2 Khung nhìn nhân lực ..................................................................................... 27

1.3 Khung nhìn văn hóa – biểu tượng ................................................................ 31


x

1.4 Khung nhìn chính trị ..................................................................................... 34
2 CÁC TỪ KHÓA VÀ CÁC QUÁ TRÌNH CHÍNH TRONG TỪNG KHUNG
NHÌN ......................................................................................................................37
2.1 Các từ khóa trong các khung nhìn khác nhau ............................................... 37
2.2 Các quá trình chính ....................................................................................... 41
CHƯƠNG 3 – HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG NGÂN HÀNG
1 CÁC GIAI ĐOẠN ĐIỂN HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA
CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ...................................................44
1.1 Giai đoạn thứ nhất – Giai đoạn chuẩn bị ..................................................... 44
1.1.1 Chuẩn bị tư tưởng và cam kết ............................................................... 44
1.1.2 Chuẩn bị nhân lực ................................................................................. 47
1.1.3 Chuẩn bị hạ tầng ................................................................................... 49
1.1.4 Tổ chức khung dự án hiện đại hóa ....................................................... 49
1.1.5 Xác định mục tiêu của dự án ................................................................ 50
1.2 Giai đoạn thứ hai – Gọi thầu / chấm thầu / chọn thầu / ký kết .................... 50
1.3 Giai đoạn thứ ba – Triển khai dự án ............................................................ 51
1.4 Giai đoạn thứ tư – Hậu triển khai ................................................................. 53
2 NHỮNG YẾU TỐ CÓ THỂ GÂY KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH
HIỆN ĐẠI HÓA NGÂN HÀNG............................................................................53
2.1 Một số khó khăn theo nghiên cứu của Abdullah J. Al Shehab, Robert T.
Hughes và Graham Winstanley............................................................................ 53
2.2 Một số thực tại khó khăn trong hiện đại hóa ngân hàng ở Việt Nam.......... 62
3 NHỮNG YẾU TỐ GÂY KHÓ KHĂN TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA
QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA ..............................................................................66
4 NHỮNG YẾU TỐ GÂY KHÓ KHĂN DƯỚI TRONG CÁC KHUNG NHÌN

KHÁC NHAU.........................................................................................................67


xi

CHƯƠNG 4 – THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
1 GIỚI THIỆU CASE HÌNH THÀNH GIẢ THUYẾT SƠ BỘ – DỰ ÁN HIỆN
ĐẠI HOÁ TẠI SACOMBANK .............................................................................69
2

THIẾT KẾ PHỎNG VẤN VÀ BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ................70

3

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ..............................................................................70

4

TỔNG KẾT TẠI SACOMBANK ..................................................................71

4.1 Phân tích định tính ........................................................................................ 73
4.2 Phân tích định tính – định lượng ................................................................... 76
4.3 Giả thuyết sơ bộ............................................................................................ 84
CHƯƠNG 5 – KẾT QUẢ
1 GIỚI THIỆU CASE KIỂM CHỨNG – DỰ ÁN HIỆN ĐẠI HOÁ TẠI
INDOVINA BANK ................................................................................................86
2

THIẾT KẾ PHỎNG VẤN VÀ BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ................86


3

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ..............................................................................87

4

TỔNG KẾT TẠI INDOVINA BANK............................................................87

4.1 13 khó khăn .................................................................................................. 88
4.2 Những khó khăn khác phát sinh ................................................................... 89
4.3 Ý kiến về những kết luận về trình tự các khung nhìn ảnh hưởng trong các
giai đoạn của dự án .............................................................................................. 90
4.4 Kiểm chứng độ bền vững và tin cậy của nghiên cứu ................................... 90
CHƯƠNG 6 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


xii

1

KẾT LUẬN ....................................................................................................93

1.1 Các khó khăn thường xuất hiện trong dự án hiện đại hóa ngân hàng tại Việt
Nam ...................................................................................................................... 93
1.2 Trình tự ảnh hưởng của các khung nhìn tổ chức trong suốt dự án hiện đại
hóa công nghệ ngân hàng .................................................................................... 94
2

KIẾN NGHỊ ....................................................................................................94


3

ƯU NHƯC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU .....................................................96

3.1 Ưu điểm ........................................................................................................ 96
3.2 Nhược điểm .................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98
TÓM TẮT LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ............................................................... 100
PHỤ LỤC
A - HIỆN ĐẠI HÓA NGÂN HÀNG
1

SƠ LƯC VỀ HIỆN ĐẠI HÓA NGÂN HÀNG ......................................... 101

2

TÍNH TẤT YẾU CỦA HIỆN ĐẠI HÓA NGÂN HÀNG ........................... 105

2.1 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 105
2.2 Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 106
2.3 Xu hướng hiện tại trên thế giới .................................................................. 106
2.4 Tình hình hiện đại hóa ngân hàng tại Việt Nam ........................................ 110


xiii

B - BẢNG CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN
1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN VÀO CÁC
KHUNG NHÌN ..................................................................................................... 112

2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN VÀO CÁC
GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 118
3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ CÁC KHÓ KHĂN TẠI
SACOMBANK ..................................................................................................... 123
4

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN KIỂM CHỨNG TẠI INDOVINA BANK
139

5

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ................... 152

C – MỘT SỐ BẢNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Cấu trúc và tình huống trong khung nhìn Cấu trúc ........……………………………8
Hình 2a: Minh họa khó khăn theo giai đoạn triển khai

……….………………………….17

Hình 2b: Minh họa khó khăn theo khung nhìn

…………………………………..19

Hình 2c: Minh họa tổng hợp Khó khăn – Khung nhìn – Giai đoạn…………………………19
Hình 3a: Tỷ lệ ảnh hưởng của các khung nhìn trong giai đoạn chuẩn bị


…………81

Hình 3b: Tỷ lệ ảnh hưởng của các khung nhìn trong giai đoạn thầu

..………81

Hình 3c: Tỷ lệ ảnh hưởng của các khung nhìn trong giai đoạn triển khai …………82
Hình 3d: Tỷ lệ ảnh hưởng của các khung nhìn trong giai đoạn hậu triển khai……82
Hình 4: Tỷ lệ ảnh hưởng của các khung nhìn

…………………………………………………83


xv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Đối tượng phỏng vấn và khung nhìn liên quan

……………………………………15

Bảng 2a: Các từ khóa trong Khung nhìn cấu trúc

…………………………………………………38

Bảng 2b: Các từ khóa trong Khung nhìn nhân lực

…………………………………………………39

Bảng 2c: Các từ khóa trong Khung nhìn văn hóa


………………………………………………..41

Bảng 2d: Các từ khóa trong Khung nhìn chính trị

………………………………………………..41

Bảng 3a: Các quá trình chính trong Khung nhìn cấu trúc

…………………………………..42

Bảng 3b: Các quá trình chính trong Khung nhìn nhân lực

……………………………………42

Bảng 3c: Các quá trình chính trong Khung nhìn văn hóa

……………………………………43

Bảng 3d: Các quá trình chính trong Khung nhìn chính trị

……………………………………43

Bảng 4a: Các yếu tố làm dự án thất bại

………………………………………………………………46

Bảng 4b: Các yếu tố làm dự án vỡ kế hoạch ……………………………………………………………..46
Bảng 4c: Các yếu tố làm dự án thành công


……………………………………………………………..47

Bảng 5: Tóm tắt dự án hiện đại hóa tại Sacombank …………………………………………………69
Bảng 6: 13 khó khăn tại Sacombank

…………………………………………………………………………..73

Bảng 7: Hệ số tính toán các khó khăn tại Sacombank …………………………………………………77
Bảng 8: Hệ số đánh giá của 13 khó khăn trong các giai đoạn

………………………78

Bảng 9: Hệ số đánh giá của 13 khó khăn trong các khung nhìn

………………………80

Bảng 10: Bảng kết quả hệ số ảnh hưởng tại Sacombank

……………………………………80

Bảng 11: Tóm tắt dự án hiện đại hóa tại Indovina Bank

……………………………………86

Bảng 12: Kiểm chứng 13 khó khăn tại Indovina Bank

……………………………………88

Bảng 13: Những khó khăn mới tại Indovina Bank


…………………………………………………89

Bảng 14: Bảng kết quả hệ số ảnh hưởng tại Indovina Bank ……………………………………90
Bảng 15a: Kiểm chứng kết quả tại Sacombank

…………………………………………………91

Bảng 15b: Kiểm chứng kết quả tại Indovina Bank

........................................91


1

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1

Bối cảnh – vấn đề
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, xu hướng hiện đại hóa công nghệ ngân

hàng nở rộ tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Xu hướng này xuất phát
từ nhiều nguyên nhân khác nhau (theo TTX Việt Nam www.vnagency.com.vn). Về
chủ quan, có thể kể đến các các nguyên nhân như “Yêu cầu của các ngân hàng
thương mại về một hệ thống thông tin với hệ phần mềm đủ mạnh và hiện đại để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng”, “Chuẩn bị hạ tầng công nghệ
thông tin và công nghệ ngân hàng cho thời kỳ hội nhập sắp tới”, “Nhu cầu về
một hệ thống thông tin và phần mềm hiện đại để hỗ trợ điều hành và kiểm soát
khi hoạt động của hầu hết các ngân hàng đều tăng”…Về khách quan, có thể kể
đến các nguyên nhân tiêu biểu như “Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đòi
hỏi các ngân hàng phải hiện đại hóa nâng cao năng lực cạnh tranh”, “Yêu cầu

ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và số lượng dịch vụ ngân hàng”,
“Những yêu cầu về tích hợp hệ thống giữa ngân hàng với các tổ chức liên quan”
hay “Những yêu cầu từ phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam”.
Mặc dù xu hướng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là tất yếu nhưng do
công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là khá mới đối với các ngân hàng
Việt Nam nên các ngân hàng khi thực hiện triển khai dự án hiện đại hóa cho
riêng mình đều gặp khá nhiều khó khăn. Các khó khăn này xuất phát từ nhiều
nguồn khác nhau và mang những đặc thù riêng tại từng ngân hàng riêng biệt; tuy
nhiên nhiều khó khăn vẫn lặp lại tại các ngân hàng đi sau trong dự án hiện đại
hóa dù đã có được những đúc kết và bài học từ các ngân hàng đi trước.
Dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán liên ngân
hàng do tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank - WB) tài trợ cho một số Ngân


2

hàng Việt Nam như Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh (Nông nghiệp
VBA, Công thương ICB, Ngoại thương VCB và Đầu tư phát triển VIDB) cũng
một số Ngân hàng thương mại cổ phần khác như Ngân hàng xuất nhập khẩu
Eximbank, Ngân hàng Hàng Hải đã diễn ra khá trầy trật từ khi dự án này được
phân thành các tiểu dự án và bàn giao các tiểu dự án này cho các ngân hàng
quản lý. Điển hình có thể kể đến việc phung phí trong khâu mua sắm thiết bị tại
VBA với việc nâng cấp liên tục hệ thống máy chủ và đường truyền (không dưới
một triệu USD) (nguồn: thông tin cá nhân) hay như những biến động nhân sự rất
lớn trong và sau khi thực hiện dự án hiện đại hóa tại Eximbank. Về phía các
ngân hàng tự thân thực hiện hiện đại hóa, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank) thực hiện dự án hiện đại hóa từ rất sớm (vào tháng 12 năm 2003)
với việc thành lập hẳn một Ban chuyên môn gọi là Ban Hiện Đại Hóa Công
nghệ Ngân hàng. Trải qua hơn 8 tháng cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu đánh
giá các dự án hiện đại hóa tại Việt Nam (vào thời điểm Sacombank thực hiện

Hiện đại hóa đã có khoảng 6-7 ngân hàng đã thực hiện xong hoặc một phần dự
án này với những khó khăn, sai lầm và thất bại khác nhau) cũng như đánh giá
các Nhà cung cấp giải pháp về ngân hàng khác nhau trên toàn cầu Sacombank
đã chọn giải pháp của Nhà cung cấp Temenos (Thụy Sỹ) với dự kiến dự án có
chi phí khoảng 3.0 triệu USD, thời gian thực hiện khoảng 12 tháng và tầm vực
hiện đại hóa sẽ bao phủ gần hết các nghiệp vụ Ngân hàng (nguồn: Bảng báo cáo
của Ban Hiện đại hóa cho Hội đồng Quản trị, Hồ sơ chấm thầu của Sacombank –
Dự án Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng – [19]). Tính đến thời điểm này
Sacombank đã chi trên 4.5 triệu USD (nguồn: personal communication) cho dự
án (tăng 50%), đã hơn 16 tháng từ lúc thực hiện triển khai nhưng hiện tại trong
toàn hệ thống Sacombank chỉ có vài chi nhánh đang sử dụng chương trình mới,


3

tất cả các chi nhánh còn lại đều vẫn phải đang sử dụng chương trình cũ. Tại
Ngân hàng liên doanh Việt Thái (VinaSiam Bank) việc quyết định chọn nhà
cung cấp trong nước (công ty FPT với hệ phần mềm SmartBank) đã được dự
đoán là sai lầm và thực tế là VinaSiam Bank đang loay hoay trong giai đoạn
triển khai với những hoài nghi về khả năng đáp ứng của chương trình mới với
nhu cầu mở rộng và phát triển trong những năm tiếp theo của Ngân hàng vì
những hạn chế về khả năng và công nghệ sử dụng của chương trình mới này
(phỏng vấn ông Nguyễn Dương Hiếu - Phó Phòng Thanh Toán Quốc Tế – Ngân
hàng VinaSiam). Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) chỉ
sau khi ký kết với nhà cung cấp System Access (Singapore) mới phát hiện ra rất
nhiều điều khoản “có vấn đề” trong hợp đồng (phỏng vấn ông Võ Quang Định –
Chuyên gia IBM, triển khai tại VIB). Ngân hàng liên doanh Indovina (IVB) dù đi
sau Techcombank, Sacombank nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong dự án
hiện đại hóa tiêu biểu như chất lượng chuyên gia từ phía nhà cung cấp giải pháp
I-flex (Ấn Độ) là rất phập phù, việc Ban lành đạo đẩy tốc độ dự án lên cao dẫn

đến việc chất lượng triển khai bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay việc mâu thuẫn
các nhân sự chủ chốt trong quá trình triển khai tạo nên một bầu không khí làm
việc khá căng thẳng vốn chưa từng xuất hiện tại IVB.
Như vậy những khó khăn trong dự án hiện đại hóa ngân hàng đang diễn ra
tại Việt Nam có triệu chứng như là những khó khăn mà tổ chức thường gặp
trong việc áp dụng hệ thống thông tin vào tổ chức. Ta sẽ tìm hiểu, tiếp cận và
giải quyết các khó khăn này theo hướng tiếp cận từ các khung nhìn tổ chức khác
nhau (hiểu nôm na là tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau, vấn đề này sẽ
được nghiên cứu kỹ ở phần sau của luận văn), từ đó xem xét ảnh hưởng của
khung nhìn lên các giai đoạn của dự án hiện đại hóa ngân hàng, vận dụng lyù


4

thuyết các khung nhìn để nhận xét đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm hạn
chế và giải quyết những khó khăn trên.
Hiện tại xu hướng này vẫn đang tiếp tục diễn ra và đang trong giai đoạn cao
trào với khoảng gần 20 ngân hàng đã thực hiện xong dự án hiện đại hóa, 3-4
ngân hàng đang triển khai và khoảng hơn 10 ngân hàng nhỏ hơn đang chuẩn bị
cho công tác hiện đại hóa này.
Luận án thạc sỹ này được thực hiện với mong muốn xem xét những khó
khăn mà các dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của các ngân hàng đã và
đang thực hiện từ góc độ các lý thuyết về “Bốn khung nhìn tổ chức” của Bolman
và Deal, tìm hiểu ảnh hưởng của lý thuyết “Bốn khung nhìn tổ chức” trong suốt
quá trình thực hiện dự án thông qua hai dự án thực tế tại các ngân hàng mà
người viết đã tham gia thực hiện với mục tiêu cuối cùng là đưa ra được một mô
hình áp dụng lý thuyết bốn khung nhìn trong quản trị dự án hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng, góp phần nhận diện và giải quyết các khó khăn có thể có trong
dự án nhằm nâng cao chất lượng các dự án này trong giai đoạn cao trào về hiện
đại hóa công nghệ ngân hàng như hiện nay tại Việt Nam

Dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng mà các Ngân hàng tại Việt nam
đang thực hiện là dự án được mô tả như sau
o Về căn bản, đầu tiên đó là dự án thay thế hệ phần mềm xử lý giao dịch ngân
hàng hiện tại sang hệ phần mềm ngân hàng mới. Trong ngân hàng, hệ thống
phần mềm này được gọi là Core-banking System (thường được tạm dịch là
Hệ thống Ngân hàng lõi), trên hệ Core-banking sẽ tiếp tục triển khai các
dịch vụ ngân hàng hiện đại khác như ATM, e-banking, phone-banking…
o Về công nghệ thông tin dự án trên sẽ kéo theo các tiểu dự án thay thế/ nâng
cấp hạ tầng công nghệ thông tin của ngân hàng gồm hệ thống thiết bị phần


5

cứng như máy chủ, máy trạm, máy in và hạ tầng mạng hiện tại của ngân
hàng để hỗ trợ và tương thích với hệ phần mềm mới
o Về tổ chức, dự án trên sẽ kéo theo những sự thay đổi một phần về nhân sự,
thay đổi một phần về cấu trúc tổ chức do việc áp dụng hệ thống phần mềm
mới tất yếu dẫn đến các quy trình nghiệp vụ bị thay mới hoặc sửa đổi trên
nền quy trình nghiệp vụ cũ, những kỹ năng mới cần thiết sẽ phát sinh, các
phòng ban bộ phận mới sẽ được thành lập…
Như vậy có thể xem dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng như một quá
trình BPR nhỏ trong ngân hàng với tính chất không triệt để và có liên quan
nhiều đến công nghệ thông tin. Những trở ngại trong việc áp dụng/triển khai một
hệ thống thông tin vào trong tổ chức là khá nhiều và cũng đã có nhiều nghiên
cứu đề xuất những hướng giải quyết khác nhau cho vấn đề này. Trong luận văn
này ta nghiên cứu chúng dưới góc độ các khung nhìn tổ chức.
Lý thuyết 4 khung nhìn là một trong những lý thuyết có vai trò và những tác
động nhất định trong quá trình BPR, và nếu dự án hiện đại hóa công nghệ như
phân tích trên thuộc vào quá trình BPR thì tất yếu lý thuyết 4 khung nhìn sẽ có
tác động lên dự án này. Ngoài ra với những khó khăn liên tiếp và trùng lặp trong

các dự án hiện đại hóa khác nhau tại Việt nam, tác giả thiết nghó nên có một
cách tiếp cận giải quyết vấn đề mới bên cạnh các cách tiếp cận hiện tại, lý
thuyết khung nhìn và các khung nhìn tổ chức được lựa chọn bởi sự thích hợp của
nó trong nghiên cứu các vấn đề về hành vi tổ chức như đã được chính hai tác giả
Bolman và Deal đề cập (đại ý “khung nhìn tổ chức là cách tiếp cận hiện đại cho
các nhà quản lý hiện tại và tương lai giải quyết các vấn đề của tổ chức dưới các
cách tiếp cận khác nhau về vấn đề mà tổ chức đang gặp phải” - [1]). Đây chính
là cơ sở để hình thành nên đề tài này: xem xét, tìm hiểu những khó khăn trong


6

quá trình hiện đại hóa dưới góc độ 4 khung nhìn tổ chức và nếu được sẽ đề xuất
mô hình lý thuyết 4 khung nhìn này vào việc quản trị dự án hiện đại hóa ngân
hàng.
2

Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét ảnh hưởng của bốn khung nhìn trong suốt quá trình thực hiện dự án
hiện đại hóa công nghệ ngân hàng liên hệ với các dự án hiện đại hóa công nghệ
ngân hàng đã và đang diễn ra tại Việt Nam.
Mô tả và phân loại các khó khăn này theo từng khung nhìn tổ chức khác nhau
trong suốt tiến trình thực hiện hiện đại hóa.
Nếu điều kiện thời gian cho phép sẽ nghiên cứu đề xuất các kiến nghị để nâng
cao chất lượng các dự án này trên cơ sở ảnh hưởng khung nhìn trong suốt dự án
trên.
Về học thuật: người viết mong muốn được tìm hiểu và ứng dụng lý thuyết 4
khung nhìn tổ chức trong suốt quá trình hiện đại hóa ngân hàng tại các ngân

hàng ở Việt Nam, dự báo các ảnh hưởng/ mô hình ảnh hưởng có thể có; sau đó
trên cơ sở kiểm chứng các giả thuyết sơ bộ thông qua các dự án cụ thể sẽ đưa ra
các mô hình lý thuyết của lý thuyết bốn khung nhìn trong suốt quá trình hiện đại
hóa. Các nghiên cứu đã có thường tập trung nghiên cứu những vấn đề nảy sinh
khi áp dụng/ khi triển khai một hệ thống thông tin trong tổ chức xảy ra như thế
nào, xuất phát điểm từ đâu. Trong nghiên cứu này, ngoài tận dụng những kết
quả có được từ các nghiên cứu thuộc dạng trên ([9], [10], [17], [21]) ta tập trung
chủ yếu vào việc chuyển hướng xem xét đánh giá vấn đề (những khó khăn trong
dự án hiện đại hóa) dưới các khung nhìn tổ chức khác nhau và đây là một cách


7

tiếp cận khá mới, thêm vào đó các tình huống mà ta nghiên cứu là các ngân
hàng thương mai cổ phần hoặc liên doanh tại Việt Nam (nước đang phát triển
và có nền tài chính ngân hàng chưa thể so sánh được với các nước đang phát
triển khác). Những yếu tố đặc trưng trong văn hóa của người Việt Nam cũng sẽ
thể hiện phần nào trong quá trình nghiên cứu, trong quá trình phỏng vấn và kết
quả của nghiên cứu.
Về ý nghóa thực tiễn: hiện tại xu hướng hiện đại hóa ngân hàng tại Việt Nam
đang trong giai đoạn cao trào. Các ngân hàng đều mong muốn trang bị những
hành trang cần thiết để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh trong thị trường tài chính
ngân hàng được dự báo sẽ rất khốc liệt trong những năm tới nhất là khi Việt nam
tham gia vào WTO và hiệp định BTA có hiệu lực. Tuy vậy, như đã đề cập ở
trên, các ngân hàng đã, đang và sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
trong công cuộc hiện đại hóa cho riêng mình, người viết mong muốn tìm hiểu
những khó khăn mà các ngân hàng đã gặp phải đứng trên góc độ lý thuyết bốn
khung nhìn, từ đó đề xuất các kiến nghị hay mô hình nhằm góp phần nhỏ bé
giúp các Ngân hàng quản trị tốt hơn và nâng cao chất lượng các dự án hiện đại
hóa này hơn.

Lý thuyết 4 khung nhìn cho chúng ta các góc nhìn khác nhau về tổ chức. Trong
góc nhìn Cấu trúc cho rằng vấn đề phát sinh khi cấu trúc tổ chức không phù hợp
với tình huống mà tổ chức đang gặp phải. Khi thực hiện hiện đại hóa nghóa là
Ngân hàng đang đối mặt với một tình huống hoàn toàn mới.
Ví dụ như trong lý thuyết về khung nhìn Cấu trúc thì “Vấn đề phát sinh khi Cấu
trúc không phù hợp với tình huống”, cụ thể trong hiện đại hoá như sau:


8

Hình 1: Cấu trúc và tình huống trong khung nhìn Cấu trúc
Ở trên chỉ là ví dụ sơ khởi về sự liên quan giữa các vấn đề nảy sinh trong quá
trình hiện đại hóa với các vấn đề thuộc một khung nhìn nhất định (khung nhìn
cấu trúc). Trong thực tế, những vấn đề/ khó khăn mà các ngân hàng gặp phải
trong quá trình hiện đại hóa là khá nhiều, trải dài và liên quan đến nhiều yếu tố
và chức năng khác nhau. Từ vấn đề cấu trúc tổ chức của dự án, phân quyền
trong dự án, ảnh hưởng của cấu trúc tổ chức của Ngân hàng lên cấu trúc dự án,
mục tiêu và định nghóa mục tiêu trong dự án (thuộc khung nhìn Cấu trúc) (trang
25-26 [1]) đến vấn đề con người trong dự án và ngoài dự án, những kỹ năng phát
sinh của các nhân viên trong dự án đến các mâu thuẫn, thành kiến của các nhân
viên trong và ngoài dự án, việc giới hạn về nguồn lực trong việc thỏa mãn đồng
thời việc hiện đại hóa và vận hành công việc hàng ngày của Ngân hàng trên hệ
thống cũ (thuộc khung nhìn Nhân sự) (trang 73-75 [1]); từ vấn đề tương tác, mâu
thuẫn trong văn hóa làm việc của Ngân hàng với văn hóa làm việc của caùc


9

chuyên viên từ bên nhà cung cấp giải pháp, các giá trị ngầm định, các thuật ngữ
mặc nhiên hay các định nghóa khác nhau ở hai bên (thuộc khung nhìn Văn hóa –

Biểu tượng) (trang 138-140 [1]) đến việc tranh giành quyền lực thông qua dự án
hiện đại hóa giữa các nhân viên trong và ngoài dự án, giữa các nhân viên vận
hành trên hai hệ thống cũ mới khác nhau, vấn đề không hợp tác/không hỗ trợ
của các phòng ban chức năng hay trong ban lãnh đạo cho dự án, vấn đề về giải
quyết quan hệ chi phí / chất lượng hay chọn nhà cung cấp (thuộc khung nhìn
Chính trị) (trang 114-115 [1]).
Do vậy, việc ứng dụng lý thuyết 4 khung nhìn trong quá trình nghiên cứu tìm
hiểu sẽ giúp ta nhìn rỏ hơn các “triệu chứng”, các khó khăn trong suốt quá trình
hiện đại hóa.

2.2 Phạm vi nghiên cứu
Xem xét dự án hiện đại hóa dưới góc độ là một quá trình triển khai một hệ
thống thông tin vào trong tổ chức và có liên quan nhiều đến công nghệ thông tin,
do vậy sẽ không đi quá sâu về các chi tiết kỹ thuật của dự án hiện đại hóa thay
vào đó sẽ tìm hiểu dự án dưới góc độ ảnh hưởng của nó lên tổ chức. Người viết
dự kiến sẽ thực hiện thu thập dữ liệu và nghiên cứu trên hai tình huống cụ thể
tại hai ngân hàng với các quy mô dự án khác nhau.

2.3 Phạm vi áp dụng
Hai tình huống nghiên cứu trong luận văn là các tình huống có các đặc điểm
chính sau: (và đây cũng là phạm vi áp dụng kết quả của luận văn cho các ngân
hàng thực hiện hiện đại hóa ngân hàng với các đặc điểm tương tự)
a. Loại ngân hàng: ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng liên doanh
b. Đối tượng tham gia dự án hiện đại hóa tại ngân hàng


10

o Ngân hàng chủ thể cần thực hiện hiện đại hóa – gọi tắt là Ngân hàng
o Công ty cung cấp phần mềm và giải pháp ngân hàng – gọi tắt là Đối tác

o Công ty đối tác của công ty trên tại Việt Nam – gọi tắt là Đối tác địa
phương
c. Hoạt động của ban hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là tương đối độc lập
với công tác hàng ngày của ngân hàng, mức độ tương đối thể hiện ở việc
Ngân hàng có thành lập hẳn một Ban hiện đại hóa công nghệ hay chỉ vẫn giữ
nguyên cấu trúc và thực hiện hiện đại hóa
d. Tầm vực hiện đại hóa là bao quát cả ngân hàng bán sỉ và ngân hàng bán lẻ
với tổng đầu tư trên 1 triệu USD, con số 1 triệu USD xuất phát từ chi phí mà
các bảng chào thầu của các công ty cung cấp phần mềm và giải pháp đưa
sang cho các ngân hàng Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa, con số này có
thể sẽ thay đổi nhưng sẽ không nhiều trong những năm tiếp theo (theo [19],
[20])
Trong các đặc điểm áp dụng trên thì hai đặc điểm đầu tiên là hai đặc điểm bắt
buộc, hai đặc điểm sau có thể tùy nghi theo hoàn cảnh song không nên có sự
khác biệt quá nhiều.
3

Phương pháp nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu nội nghiệp (Desk research)
Nghiên cứu các lý thuyết về
o Bốn khung nhìn tổ chức của Bolman và Deal
• Tìm hiểu khái niệm về 4 khung nhìn tổ chức: khung nhìn Cấu trúc, khung
nhìn Nhân lực, khung nhìn Văn hóa – biểu tượng và khung nhìn Chính trị


×