Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

85651LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.28 KB, 16 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1- Khái niệm về thị trường hối đoái
- Ngoại hối: là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và
các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.
- Thị trường hối đoái: là nơi diễn ra việc mua bán trao đổi ngoại hối, trong đó
chủ yếu là các trao đổi mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế ghi
bằng ngoại tệ. Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng, thông qua thị trường liên ngân hàng mọi giao dịch mua bán các đồng tiền khác
nhau có thể tiến hành trực tiếp với nhau.
2- Vai trò của thị trường hối đoái
Cùng với hai bộ phận khác của thị trường tài chính là thị trường vốn và thị
trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế
- xã hội ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán,
trao đổi ngoại tệ nhằm bôi trơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động
dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ. Nó là nơi hình thành và tập trung quan hệ cung
cầu ngoại hối của một đất nước hay một khu vực, thông qua quan hệ cung cầu tỷ giá
được hình thành một cách khách quan. Đối với một quốc gia, tỷ giá phản ánh sức
mua của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ, mặt khác, thông qua tỷ giá thì Nhà
nước có thể tác động đến quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường theo định hướng
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để có thể tiếp nhận các nguồn tài trợ, đầu tư từ
bên ngoài vào thì thị trường ngoại hối là kênh dẫn vốn ngoại tệ của thị trường vốn.
Không có thị trường hối đoái, vốn ngoại tệ chuyển tải vào nền kinh tế quốc dân chỉ
Thị trường liên ngân hàng
NHTM
Khách hàng mua ngoại tệ
NHTM
Khách hàng bán ngoại tệ
Sở giao dịch ngoại tệ


Người môi giới
Người môi giới
có thể thông qua một cơ chế tài chính phi thị trường. Khi đó hiệu quả của nó sẽ suy
giảm đi rất nhiều.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay là thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực, thị trường hối đoái đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa nền kinh tế quốc gia
và nền kinh tế thế giới.
Với vai trò như vậy, thị trường ngoại hối là điều kiện không thể thiếu được đối
với hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế.
3. Cấu trúc của thị trường hối đoái
Về mặt cấu trúc, thị trường ngoại hối không phức tạp lắm. Nếu căn cứ vào
hình thức tổ chức, thị trường gồm có hai loại: thị trường có tổ chức và thị trường
không có tổ chức. Ở các nước có nền kinh tế thị trường ngoại hối phát triển như Anh,
Mỹ, Nhật, Singapo, thị trường có tổ chức rất mạnh khiến cho thị trường không có tổ
chức hầu như bị xoá sổ. Ở các nước này cấu trúc thị trường ngoại hối có thể được
mô tả bằng sơ đồ sau:
4- Các thành viên tham gia thị trường hối đoái:
Có nhiều thành viên tham gia vào thị trường hối đoái với nhiều mục đích khác
nhau.Trong đó, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các tập đoàn lớn, nhà môi
giới và ngân hàng Trung ương.
4.1- Các Ngân hàng thương mại (NHTM )
Các ngân hàng thương mại là các chủ thể chính tham gia vào thị trường hối đoái
bởi 90% các giao dịch trên thị trường hối đoái là các giao dịch giữa các NHTM. Các
giao dịch này được tiến hành trên thị trường liên ngân hàng, là trung tâm của thị trường
hối đoái.
Các NHTM chủ yếu làm trung gian thực hiện sự uỷ thác của các khách hàng của họ và
cũng chủ động tham gia kinh doanh với vốn của họ.
4.2- Các công ty xuất nhập khẩu
Các công ty thực hiện việc mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái để thanh
toán hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là để tự bảo hiểm đối với các rủi ro do những

biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái gây ra. Các giao dịch mua ngoại tệ giữa các công
ty và các ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các giao dịch trên thị trường hối
đoái.
4.3- Các nhà môi giới hối đoái
Là những người trung gian giữa các ngân hàng, qua đó góp phần tích cực vào
hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung và cầu tiếp cận nhau. Nhà môi giới
thường xuyên cung cấp cho ngân hàng:
- Những thông tin đang xảy ra trên thị trường một cách kịp thời.
- Khả năng tìm thấy bạn hàng ngay khi cần gọi, do đó tránh được việc phải hỏi
trực tiếp hết ngân hàng này đến ngân hàng khác.
- Đảm bảo sự vận hành tốt của cơ chế thị trường về quyền lợi, nhà môi giới được
nhận một khoản phí (gọi là hoa hồng môi giới) do người mua và người bán trả.
4.4- Các Ngân hàng Trung ương (NHTW)
Sự có mặt của các NHTW trên thị trường hối đoái là hết sức cần thiết nhằm thực
hiện chức năng là ổn định thị trường, phục vụ chính sách quản lý ngoại hối quốc gia và
can thiệp để hạn chế biến động lớn về tỷ giá có thể xảy ra nhằm ổn định sức mua của
đồng nội tệ. Sự can thiệp này bằng cách là người mua vào hay bán ra cuối cùng trên thị
trường hối đoái nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà NHTW cho là có lợi.
II- Các loại hình giao dịch trên thị trường hối đoái:
1- Thị trường giao ngay (Spot market)
Là thị trường mà tại đó các giao dịch mua, bán và thanh toán giữa các đồng tiền
khác nhau diễn ra đồng thời và ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thực tế, thời hạn thanh
toán có thể được kéo dài từ 1 đến 2 ngày làm việc nhằm kiểm tra, hoàn tất các công
việc giấy tờ và thủ tục thanh toán. Tỷ giá giao ngay được xác định trên thị trường biểu
diễn số lượng của một đồng tiền này trên một đơn vị đồng tiền khác.
- Tỷ giá chéo: là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được xác định dựa trên yết giá giữa đồng tiền
này với đồng tiền thứ 3.
Chẳng hạn như: USD/VND =14550
GBP/USD = 0,6112
GBP/VND = 0,6112 x 14550

2- Thị trường giao dịch kỳ hạn ( Forward)
Là thị trường mà việc ký kết hợp đồng mua bán và giao nhận ngoại hối không
đồng thời, ký kết hợp đồng hôm nay nhưng giao nhận và thanh toán
ngoại hối trong tương lai do hai bên thoả thuận.
Một giao dịch có kỳ hạn là một giao dịch mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận
ngoại tệ sẽ tiến hành sau một thời gian nhất định (thường 1 tháng đến 1 năm) theo một
tỷ giá thoả thuận khi ký kết hợp đồng.
3- Giao dịch hối đoái Futures
Khác với giao dịch Forward, thực hiện qua điện thoại, telex thì giao dịch hối
đoái Futures được diễn ra ở địa điểm cụ thể như ở các sàn giao dịch. Tại đây, các hợp
đồng mua bán ngoại tệ được ký kết thông qua môi giới. Đặc điểm nổi bật của loại giao
dịch này là tiêu chuẩn hoá cao.
Tỷ giá trong giao dịch Futures thường cao hơn tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn do chi
phí trong giao dịch Futures cao hơn.
4- Giao dịch hối đoái hoán đổi ( Swap )
Nghiệp vụ Swap trên thị trường hối đoái là hình thức kết hợp đồng thời hai giao
dịch hối đoái, một giao dịch giao ngay và một giao dịch có kỳ hạn theo hướng ngược
lại, được thực hiện cùng một khoản đối ứng. Cơ sở của nghiệp vụ Swap là sự cam kết
song phương giao vào một ngày nhất định với một số lượng cố định đồng tiền này lấy
một số lượng biến đổi một đồng tiền khác trong một thời hạn xác định với lời hứa lẫn
nhau hoàn lại vốn khi tới kỳ hạn. Giao dịch Swap gồm hoán đổi lãi suất và hoán đổi
tiền tệ. Như vậy, nghiệp vụ Swap không những kiếm được lãi mà còn phòng chống
được rủi ro tiền tệ biến động.
5. Nghiệp vụ Arbitrage
Sự chu chuyển vốn có hiệu quả và trôi chảy được trong thị trường hối đoái là
nhờ một phần có nghiệp vụ tự bảo hiểm, nghiệp vụ đầu cơ và nghiệp vụ arbitrage. Nói
một cách tổng quát, nghiệp vụ Arbitrage là một nghiệp vụ hối đoái lợi dụng sự chênh
lệch về tỷ giá đồng thời trên nhiều thị trường để kiếm lời. Tiến hành mua và bán ngoại
tệ đồng thời trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi
đắt nhất.

6. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo quyền chọn (Options)
Quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người
mua và người bán quyền chọn mua ( call option ) hay quyền chọn bán ( put option)
một số lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá cố định vào một thời điểm cụ thể.
Quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là công cụ đảm bảo tỷ giá thực sự cho các nhà
kinh doanh XNK, các nhà đầu tư.
III. NHTM và hoạt đông kinh doanh ngoại tệ của NHTM
1. Vai trò của NHTM
NHTM có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, là chiếc cầu nối giữa các
doanh nghiệp với thị trường, là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ để Nhà
nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính
quốc tế. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường ngày càng quốc tế hoá hiện nay thì vai
trò của nó không thể thiếu được.
2.Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM
2.1. Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hoạt động
của các NHTM
Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh trước hết xuất phát từ việc thoả mãn
nhu cầu của khách hàng bởi mục đích chính của hoạt động ngân hàng là cung cấp dịch
vụ cho khách hàng. Do kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển, hoạt động thanh toán
quốc tế được mở rộng và nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng cũng tăng lên. Do
đó, ngân hàng hoạt động kinh doanh ngoại tệ
để cân bằng các dư thừa về cung cầu ngoại tệ.
Mục đích của ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại hối là nhằm:
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thanh toán hiệu quả trong hoạt động trao
đổi kinh tế đối ngoại thông qua bản tệ. Cung cấp các dịch vụ mua bán ngoại tệ thuận
lợi, các thông tin về thị trường hối đoái diễn bến tỷ giá từ các thị trường ngoại hối quốc
tế. Tư vấn cho các khách hàng về xu hướng biến động tỷ giá trong tương lai.
- Tăng thu nhập cho Ngân hàng đại lý và mạng lưới thanh toán quốc tế, nâng cao
vị thế và uy tín trong giới tài chính quốc tế.
- Tạo khả năng tiếp nhận tín dụng của nước ngoài bằng bản tệ tại ngân hàng

trong nước.
- Quản lý trạng thái hối đoái của ngân hàng cho mỗi loại ngoại tệ được duy trì ở
mức mà ngân hàng mong muốn nhằm hạn chế rủi ro. Như vậy, hoạt động kinh doanh

×