Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHI SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.09 KB, 16 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHI SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm.
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất.
Khái niệm chi phí sản xuất: chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng
nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào ở đâu và mục
đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được
chia làm các yếu tố chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu.
+ Chi phí nhân công.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác.
Tác dụng: Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích đánh giá
tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu
tố, cung cấp tài liệu để lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán
nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau.
- Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản
xuất để chia ra các khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích
và công dụng, không phân biệt chi phi đó có nội dung kinh tế như thế nào. Toàn bộ
chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm những chi phí nguyên vật liệu chính, vật


liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí về tiền lương, tiền trích BHXH, BHYT,
kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chun ở các
phân xưởng, tổ, đội sản xuất, gồm: chi phí lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, của nhân
viên phân xưởng tổ đội sản xuất, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí
khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Tác dụng: cách phân loại này phục vụ cho yêu cầu quản lý chiphí sản xuất theo
định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình
hình thực hiện kế hoạch giá thành, là tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí
sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ
sản xuất theo trong kỳ.
+ Chi phí biến đổi : là chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với
sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
+ Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi về khối
lượng sản phẩm, công việc lao vụ, sản xuất trong kỳ.
Tác dụng: theo cách phân loại này các nhà quản lý có thể phân tích chi phí xác
định điểm hòa vốn ra những quyết định cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối
tượng chịu chi phí.
+ Chi phí trực tiếp: là chi phí liên quan trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản
phẩm, một công việc nhất định, những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu
chứng từ kế toán để ghi trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí.
+ Chi phí gián tiếp: là chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều
công việc, phải phân bổ theo các đối tượng theo một tiêu chuẩn thích hợp.
Tác dụng: cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định
phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho đối tượng một cách đúng đắn và hợp
lý.

- Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành chi phí.
+ Chi phí đơn nhất: là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như nguyên vật
liệu chính, tiền lương công nhân sản xuất.
+ chi phí tổng hợp: là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một
nội dung công dụng như chi phí sản xuất chung.
Tác dụng: cách phân loại này giúp cho việc nhận thức từng loại chi phí trong việc
hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp
với từng loại.
1.2. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động
kinh doanh .
Đối với các nhà quản lý phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng
là tiền đề để tính giá thành được chính sách phục vụ cho việc theo dõi, kiểm tra
phân tích kiểm tra giá thành. Phân loại chi phí sản xuất còn giúp cân đối chi phí
trong phạm vi doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kiểm tra mối quan hệ
giữa chỉ tiêu giá thành và các chỉ tiêu khác, thấy rõ cơ cấu các yếu tố chi phí thuộc
lao động sống, lao động vật hóa được hình thành trong mỗi đơn vị sản phẩm, góp
phần kiểm tra, giám sát chặt chẽ mỗi loại chi phí phát sinh.
1.3 Khái niệm giá thành, cách phân loại giá thành sản phẩm.
1.3.1 Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất tính cho một
khối lượng sản phẩm công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành.
1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm.
1.3.2.1.Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất
kế hoạch do bộ phận của kế hoạch doanh nghiệp thực hiện trức khi bắt đầu quá
trình sản xuất. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu, là căn cứ để
so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh
nghiệp.
+ Giá thành định mức: là giá thành của sản phẩm được tính trên cơ sở các đinh
mức chi phí hiện hành. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức, là thước

đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động trong sản xuất,
Giá thành thực tế của sản phẩmChi phí sản xuất dở dang đầu kỳChi phí sản xuất phát sinh trong kỳChi phí sản xuất dở dang cuối kỳ= +
-
Giá thành sản phẩm dịch vụ tiêu thụ
Giá thành sx thực tế spdv đã tiêu thụ
CPBH phân bổ cho sp, dv đã tiêu thụ
CPQLDN phân bổ cho spdv đã tiêu thụ= + +
giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật đã thực hiện
trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất
thực tế đã phát sinh trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp,
phản ánh kết quả phấn đấu của dọnh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm, là
cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.2.Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
+ Giá thành công xưởng (giá thành thực tế sản xuất sản phẩm).
Bao gồm toàn bộ hao phí để sản xuất ra sản xuất , dịch vụ như: chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhan công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản
phẩm dịch vụ hoàn thành.
Công thức tính:
+ Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất thực tế sản phẩm, dịc vụ đã tiêu
thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số sản phẩm dịch vụ đó.
Công thức tính:
+ Giá thành sản xuất theo biến phí: giá thành sản xuất theo biến phí bao gồm các
biến phí sản xuất kể cả biến phì trực tiếp và biến phí gián tiếp. Như vậy trong
phương pháp xác định giá thành sản xuất theo biến phí, các chi phí sản xuất cố
định được tính ngay vào báo cáo kết quả kinh doanh như các chi phí thời kỳ trong
lieen độ mà không tính vào giá thành sản xuất. Do đó giá thành sản xuất chỉ bao
gồm biến phí sản xuất nên gọi là giá thành sản xuất bộ phận, doanh nghiệp xác
định được lãi gộp trên biến phí.
1.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm.

1.4.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí
sản xuất phát sinh trong chu kỳ.
Các chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có
phát sinh ở nhiều địa điểm (phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất…) ở nhiều lĩnh
vực hoạt động (sản xuất, lưu thông…) và liên quan tới việc sản xuất chế tạo các
loại sản phẩm hay thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ khác nhau. Để biết được chi
phí đó đã phát sinh ở đâu, dùng vào muc đích gì, sử dụng chi phí đó như thế nào,
có đảm bảo hợp lý và tiết kiệm hay không cần thiết phải xác định đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất. Việc xác định dối tượng tập hợp chi phí sản xuất là việc xác
định phạm vi giới hạn chi phí phát sinh căn cứ vào các nhân tố sau:
- Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương
phẩm,…)
- Yêu cầu trình độ quản lý sản xuất kinh doanh.
Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất , trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và yêu
cầu hạch toán kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm của
doanh nghiệp phức tạp hay giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ
quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hay từng quy trình công nghệ riêng
biệt, từng phân xưởng tổ đội,…
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp không những có ý nghĩa quan
trọng trong việc tập hợp chi phí sản xuất mà còn là cơ sở để tính giá thành sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ.
1.4.2.Đối tượng và kỳ tính giá thành.
*Đối tượng giá thành: là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản
xuất ra và đòi hỏi phải được tính giá thành và giá thành đơn vị.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại lao vụ và dịch vụ
của doanh nghiệp sản xuất ra để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp với

thực tế của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, tường công
việc như: đóng tàu, sửa chữa ôtô… là đối tượng định giá. Nừu doanh nghiệp sản
xuất, chế tạo hàng loạt sản phẩm như bánh kẹo, giầy dép, quần áo thì đối tượng
tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành.
Khi xác định đối tượng tính giá thành còn căn cứ vào quy trình công nghệ
sản xuất của doanh nghiệp. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối
tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng. Đối với quy
trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu liên tục, đối tượng tính giá thành là
nửa thành phẩm và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng, còn đối với quy
trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành là
từng chi tiết sản phẩm hoàn thành và sản phẩm cuối cùng đã hoàn chỉnh.
*Kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp, doanh
nghiệp sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục thì kỳ tính giá
thành thích hợp là hàng tháng, vào thời điểm cuối tháng. Nừu doanh nghiệp tổ
chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng với chu kỳ sản xuất dài,
sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành theo
quý, năm hoặc thời điểm sản phẩm hoàn thành.
1.5.Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm
của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp tập hợp chi phí sản xuất và đối
tượng tính giá thành.
- Tổ chức tập hợp và phân bố từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất và bằng phương pháp thích hợp đã chọn , cung cấp kịp thời
những số liệu , thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí , yếu tố chi phí qui
định , xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì .
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá
thành đơn vị của các đối tượng tính giá theo đúng khoản mục quy định và đúng
kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định.
- Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo

doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự
toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, phát hiện khả

×