Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Xây dựng phương pháp dạy học giáo trình hàn MIG MAG theo hướng tiếp cận mô đun ở trường Cao đẳng nghề cơ điện Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HOÀN

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO TRÌNH HÀN MIG, MAG
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN MƠ ĐUN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
CƠ ĐIỆN TÂY BẮC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ

HÀ NỘI 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HOÀN

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO TRÌNH HÀN MIG, MAG
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN MƠ ĐUN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
CƠ ĐIỆN TÂY BẮC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ


HÀ NỘI 2011


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Khoa Sư
phạm kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học – Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện để tác giả có thể thực hiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến sỹ tham gia giảng dạy lớp
Cao học khóa 2009 chuyên ngành: Sư phạm kỹ thuật cơ khí chế tạo đã trang bị
những kiến thức cần thiết để hoàn thành bản luận văn. Đặc biệt tơi xin chân thành
cảm ơn TS. Hồng Văn Gợt, GS.TS. Trần Văn Địch người trực tiếp hướng dẫn đã
giành nhiều thời gian, công sức để chỉ dẫn, giúp đỡ tôi.
Tác giả cũng cảm ơn các thầy giáo của Khoa Công nghệ - Trường Cao đẳng
nghề Cơ Điện Tây Bắc ( Hịa Bình) đã tạo mọi điều kiện thực hiện giảng dạy một số
mơ đun của giáo trình hàn MIG, MAG tại Khoa và ghi nhận những góp chân tình
của đồng nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trinh thực hiện luận văn, do thời gian eo hẹp, do trình
độ bản thân cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp bổ sung của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp và
bạn đọc để đề tài được hoàn thiện.
Cuối cùng tác giả cũng xin khẳng định rằng: bằng sự nỗ lực, tìm tịi, nghiên
cứu của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của TS. Hồng Văn Gợt, GS.TS. Trần
Văn Địch, tác giả đã hồn thành luận văn này. Nếu có gì sai phạm theo quy chế tác
giả xin chịu hồn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Đức Hoàn


1


BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNKT

Cơng nhân kỹ thuật

MIG

Metal Inerte Gas

MAG

Metal Actif Gas

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

NLTH

Năng lực thực hiện

ĐH


Đại hội

PPDH

Phương pháp dạy học

LT

Lý thuyết

TH

Thực hành



Mô đun

2


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn

1

Bảng các cụm từ viết tắt

2


Mục lục

3

MỞ ĐẦU

6

Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
1.1.

1.2.

11

Thực trạng

11

1.1.1. Q trình chuyển giao đào tạo nghề theo mơ đun vào Việt Nam

11

1.1.2. Thực trạng đào tạo nghề theo mô đun ở Việt Nam

11

1.1.3. Một số vấn đề tồn tại – Nguyên nhân


13

Cấp thiết phải đổi mới phương pháp sư phạm dạy nghề

14

Chương 2: KHÁI NIỆM VỀ DẠY HỌC THEO CÁCH TIẾP CẬN MƠ ĐUN

16

2.1. Khái niệm về mơ đun

16

2.1.1. Định nghĩa và đặc tính của mơ đun

16

2.1.2. Ví dụ về mô đun

16

2.2. Mô đun dạy học

16

2.2.1. Đặt vấn đề

16


2.2.2. Khái niệm và đặc trưng của mô đun dạy học

17

1. Khái niệm

17

2. Đặc trưng của mô đun dạy học

18

2.2.3. Cấu trúc của mô đun dạy học

18

2.2.4. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo cách tiếp cận mô đun

20

1. Ưu điểm

20

2. Nhược điểm

21

Chương 3: SƯ PHẠM DẠY NGHỀ THEO CÁCH TIẾP CẬN MÔ ĐUN


23

3.1. Đặt vấn đề 23

3.2. Hoạt động dạy học theo phương pháp tiếp cận mô đun

3

24


3.2.1. Lập kế hoạch bài dạy theo hướng tiếp cận mô đun

24

3.2.2. Lập kế hoạch cho bài dạy thực hành theo hướng tiếp cận mơ đun

27

1. Các giai đoạn hình thành kỹ năng

27

2. Hoạt động dạy thực hành của giáo viên

28

3. Lập kế hoạch cho bài dạy thực hành

31


3.2.3. Phương pháp dạy học giáo trình hàn MIG, MAG
theo hương tiếp cận mô đun

32

1. Phương pháp nửa tự học, nửa dạy

32

2. Phương pháp tự học có hướng dẫn

34

3.3. Lý thuyết mục tiêu

35

3.3.1. Khái niệm

35

3.3.2. Cách viết mục tiêu

37

1. Mục tiêu của bài dạy thực hành

37


2. Mục tiêu bài dạy lý thuyết

38

3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo mơ đun

39

3.4.1. Mục đích

39

3.4.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

39

Chương 4: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG HÀN MIG, MAG THEO MÔ ĐUN
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN TÂY BẮC

45

4.1. Nguyên tắc xây dựng chương trình theo mơ đun

45

4.2. Cấu trúc chương trình đào tạo theo mơ đun

45

4.3. Phương pháp tiến hành


46

4.3.1. Cơ sở lựa chọn các môn học, xác định nội dung và thời lượng
các môn học

46

4.3.2. Phân tích nghề

46

4.3.3. Phân cấp q trình đào tạo

47

4.4. Giới thiệu chương trình hàn Mig, Mag

47

4.5. Xây dựng bài giảng hàn MIG, MAG thành các mô đun

57

4


4.5.1. Xây dựng mô đun hàn MIG, MAG

57


4.5.2. Chia mô đun hàn MIG, MAG thành các mô đun

57

4.5.3. Thực hiện chia

57

4.5.4. Xây dựng bài giảng cụ thể cho một số mơ đun điển hình

72

1. Mơ đun 1- Mơ đun I-2: Vận hành máy hàn MIG, MAG

72

2. Mô đun 2 - Mô đun I-4: Hàn giáp mối ( MIG, MAG )

86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

111

PHỤ LỤC


113

TÓM TẮT LUẬN VĂN

125

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Sự phát triển mãnh mẽ của khoa học công nghệ, sự phát triển năng động của các
nền kinh tế, q trình hội nhập tồn cầu hóa đang vừa là thời cơ vừa là những thách
thức mới đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và hệ thống dạy nghề Việt
Nam nói riêng.
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là công tác đào tạo nghề trong những
năm vừa qua đã đạt được những thành tịu đáng kể, đặc biệt là trong việc thực hiện
đa dạng hóa mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo, góp phần quan trọng vào việc
đào tạo một số lượng lao động đáng kể phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa ( CNH – HĐH ) đất nước. “ Lực lượng lao động đã qua đào tạo theo các
hình thức và trình độ khác nhau chiếm 40% trong tổng số lao động cả nước, đạt chỉ
tiêu định hướng Nghị quyết ĐH Đảng đã đề ra”.
Tuy nhiên trong quá trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế cũ tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần với cơ chế thị trường, công tác đào tạo
nghề đã lộ ra nhiều yếu kém bất cập, đặc biệt là việc áp dụng các phương pháp
giảng dạy cũ, thiếu linh hoạt, kém mềm dẻo, tỏ ra khó thích ứng với sự biến động
của nền kinh tế đang phát triển.
Sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ
đang từng ngày, từng giờ làm thay đổi bộ mặt của nền sản xuất, dẫn đến sự thay đổi

thường xuyên về tính chất và nội dung của lao động nghề nghiệp, nhiều nghề mới
xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi và những nghề tồn tại đang từng bước phát triển
mạnh mẽ. Những thay đổi đó đặt ra yêu cầu khác nhau về phương pháp đào tạo, đào
tạo lại và đào tạo thay đổi nghề nghiệp. Việc bồi dưỡng thường xuyên, liên tục đã
trở thành nhu cầu của mọi người, nhu cầu có sự phát triển của xã hội, trở thành xu
thế tất yếu của thế giới “Học tập suốt đời là cuộc hành trình với nhiều hướng đi,
trong đó đào tạo nghề là hướng đi chủ yếu trong cuộc hành trình này”.

6


Để thích ứng với những biến động của nền kinh tế trong giai đoạn mới, công tác
đào tạo nghề, đặc biệt là chương trình đào tạo mềm hóa hơn phù hợp với nhu cầu,
sự tiếp thu của người học, hình thành và phát triển tốt về kiến thức, kỹ năng và thái
độ của họ trong nghề nghiệp.
Cách tổ chức quá trình đào tạo theo mơ đun, thể hiện một phương pháp đào tạo
mang tính hiện đại, mềm dẻo, linh hoạt, đào tạo theo kiểu tích lũy kiến thức gắn
giữa lý thuyết với thực hành. Các kiến thức được bố trí thành các giai đoạn có tính
cơ bản và phân thành các mơ đun và có thể lắp ghép được với nhau. Học đến đâu
người học cơng nhận trình độ đến đó theo một cơ chế đánh giá đủ tin cậy.
Mặt khác, với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với nâng cao ý thức,
kỷ luật lao động, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng và Nhà nước đã xác định một trong những giải
pháp phát triển đào tạo nghề là “ Đổi mới và chuẩn hóa nội dung, chương trình đào
tạo theo hướng mềm dẻo, học đi đôi với hành, nâng cao kỹ năng thực hành, năng
lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của cơng nghệ
và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội, liên
thơng với các trình độ đào tạo khác”.
Những ưu việt của đào tạo theo mô đun đã được các nhà đào tạo trên thế giới
khai thác trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học, các đối tượng, đặc biệt đối

với công nhân. Nhiều nước đã áp dụng mơ đun trong q trình đào tạo công nhân
kỹ thuật ( CNKT ) từ rất sớm.
Từ những năn 20 của thế kỷ 20, mô đun đã được sử dụng để đào tạo công nhân
trong các dây truyền ở Mỹ, sau đó sang Anh, Pháp, Thụy Điển, Oxtraylia, Liên Xô
cũ và nhiều nước như Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipin.....cũng như áp dụng mơ
hình này trong đào tạo nghề. Thời gian và lịch sử, cách thức tổ chức đào tạo theo
mơ đun ở các nước có thể khác nhau nhưng những tính chất cơ bản nhất, chung nhất
cho đào tạo theo mơ đun thì vẫn giống nhau, đó là tính trọn vẹn, đơn lẻ, tự hồn
thiện và có thể tự lắp ghép phát triển. Nó chứa đựng nội dung đào tạo và có mối
quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của quá trình đào tạo.

7


Ngoài ra UNESCO và ILO là hai tổ chức quốc tế khơng chỉ khuyến khích mà
cịn tạo điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các nhóm mơ đun trong đào tạo
nghề nói riêng và đào tạo nói chung.
Ở nước ta, phương thức đào tạo nghề theo mô đun cũng được các nhà khoa học
trẻ thuộc viện nghiên cứu khoa học dạy nghề ( nay là Viện chiến lược và Chương
trình giáo dục) quan tâm nghiên cứu từ những thập niên 80 của thể kỷ 20, sau đó
một số Trung tâm dạy nghề đã thử nghiệm biên soạn tài liệu và đào tạo ngắn hạn
theo phương thức mô đun.
Tuy nhiên phương thức đào tạo này vẫn còn mới mẻ, chưa được tổ chức thực
hiện một cách có hệ thống và phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, nhất là đối với đào tạo
dài hạn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, việc nghiên cứu đề tài. “ Xây dựng phương pháp
dạy học giáo trình hàn MIG, MAG theo hướng tiếp cận mô đun ở trường Cao đẳng
nghề Cơ điện Tây Bắc - Hịa Bình” là cần thiết giúp cho nhà trường có thể chủ động
trong việc tổ chức đào tạo theo mơ đun cho các nghề cơ khí, làm tiền đề để triển
khai rộng rãi đào tạo nghề theo mô đun cho tất cả các nghề đào tạo tại trường, từng

bước đáp ứng nhu cầu người học và xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của
phương thức đào tạo nghề theo mơ đun cho tồn bộ hệ thống giáo dục nghề nghiệp
ở nước ta.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tiến hành xây dựng phương pháp dạy học giáo trình hàn MIG, MAG theo
mô đun học phần tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện Tây Bắc nhằm nâng cao chất
lượng dạy học trong đào tạo công nhân nghề hàn.

3. Cơ sở khoa học và thực tiễn.
Phương pháp dạy học trong lĩnh vực dạy nghề rất phù hợp với phương pháp
dạy học theo mô đun. Thực tiễn việc dạy nghề ở nước ta đã chứng minh điều đó. Ở
nước ta cũng đã và đang bắt đầu áp dụng để đáp ứng với sự thay đổi của ngành
nghề theo cơ chế thị trường xã hội.
4. Đối tượng nghiên cứu.

8


Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là thiết kế phương pháp dạy học
giáo trình hàn MIG, MAG theo hướng tiếp cận mô đun.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Nhiệm vụ.
-

Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và phương pháp dạy học theo cách tiếp
cận mô đun.

-

Nghiên cứu để áp dụng phương pháp đó cho giáo trình đã lựa chọn.


5.2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Do điều kiện về mặt thời gian nên tôi thực hiện theo lộ trình sau:
-

Nghiên cứu giáo trình để xây dựng nội dung của mô đun lớn

-

Nghiên cứu để phân chia mô đun lớn thành các mô đun

-

Nghiên cứu thiết kế phương pháp dạy học mô đun

-

Soạn chi tiết cho một số mơ đun điển hình

6. Phương pháp nghiên cứu
a. Nghiên cứu lý luận:
Khái niệm về mô đun, cấu trúc mơ đun, các văn bản pháp qui có liên quan
đến đề tài, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, khái quát hóa phục vụ cho cơ sở lý
luận và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan để có các cứ
liệu giải quyết các vấn đề lý luận mà đề tài đặt ra.
b. Nghiên cứu phân tích hệ thống:
Cơ sở nào để phân chia thành các mô đun? cấu trúc của một mô đun, hoạt
động dạy học trong đào tạo theo mô đun...
c. Phương pháp thực nghiệm:
Sử dụng phương pháp so sánh:

-

Phiếu thăm dò giáo viên và học sinh đã giảng dạy và học tập theo hai phương
pháp: Phương pháp truyền thống và phương pháp tiếp cận mô đun.

-

Nhận xét, đánh giá bài kiểm tra của học sinh khi học theo các phương pháp
trên

9


-

Phương pháp chuyên gia: Tổ chức khảo sát, trao đổi lấy ý kiến của những
người có kinh nghiệm trong thực tiễn đào tạo, sản xuất, ý kiến của chuyên
gia có kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình.

10


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA SƯ PHẠM DẠY NGHỀ

1.1.

Thực trạng

1.1.1. Quá trình chuyển giao đào tạo nghề theo mô đun vào Việt Nam.

Đào tạo theo mô đun đã có từ rất sớm trên thế giới. Ngay từ những năm 1920, ở
Mỹ đã sử dụng mô đun trong đào tạo bổ túc tức thời cho công nhân làm trong dây
chuyền sản xuất ô tô hãng General Motor và For. Do tính ưu việt của nó, sau đó
phương thức này được nhiều nước áp dụng.
Ở Việt Nam, từ những năm 1970 đã có những ban nghiên cứu về đào tạo nghề
theo mô đun dựa theo nguồn tài liệu của tổ chức lao động Quốc tế ( ILO). Đến năm
1986, Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, với sự tài trợ của UNESCO đã tổ chức
hội thảo về phương pháp biên soạn nội dụng đào tạo nghề theo mô đun. Tiếp đó,
năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo ứng dụng đào tạo nghề theo
mô đun ( MES) ở Việt Nam. Tháng 5 năm 1992, Trung tâm phương tiện kỹ thuật
dạy nghề ( Credepro) cũng tổ chức hội thảo về phương pháp tiếp cận mô đun đào
tạo nghề theo MES với sự tài trợ của UNDP.
Như vậy có thể nói rằng, việc chuyển giao phương thức đào tạo nghề theo mô
đun được thực hiện tốt ở Việt Nam, từ việc tiếp cận nghiên cứu đến việc triển khai
thử nghiệm, đặc biệt là được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế và một số nước
trên thế giới.
1.1.2. Thực trạng đào tạo nghề theo mô đun ở Việt Nam.
Như đã trình bày ở trên, đào tạo nghề theo mô đun đã được nghiên cứu và đang
được triển khai ứng dụng vào thực tiễn của nền giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.
• Về cơ chế chính sách:
Những năm gần đây, Nhà nước ta đã quan tâm đến phương thức đào tạo này, tạo
ra những cơ chế chính sách phù hợp, quan tâm đầu tư nghiên cứu, xây dựng chương

11


trình khung, chương trình chuẩn, tạo ra những cơ sở pháp lý hỗ trợ cho việc phát
triển các chương trình đào tạo thêm mô đun đối với cả ngắn hạn và dài hạn.
• Về cơ sở lý luận:
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Chương trình

khoa học cơng nghệ cấp nhà nước KX-07, do GS.TS. Nguyễn Minh Đường làm chủ
nhiệm đề tài và Viện nghiên cứu Đại học Giáo dục chuyên nghiệp là cơ quan chủ
trì, đã giới thiệu sản phẩm “ Mơ đun kỹ năng thực hành nghề – Phương pháp tiếp
cận hướng dẫn biên soạn và áp dụng” vào năm 1993. Tiếp đó năm 1995, PGS.TS
Nguyễn Đức Trí ( chủ nhiệm đề tài), cùng tập thể các nhà khoa học của Viện
Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng
phương thức đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng thực hành nghề”. Cũng có thể đánh
giá đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng về MKH một cách đầy đủ nhất. Ngoài ra còn
một số đề tài khác cũng đã nghiên cứu về vần đề này. Tất cả đều góp phần to lớn
vào việc mở đường cho việc ứng dụng phương thức đào tạo theo mơ đun ở Việt
Nam.
• Về mặt triển khai, ứng dụng, xây dựng chương trình.
Năm 1998, Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, đã cho thí điểm ở một số
cơ sở đào tạo.
Ngoài ra Vụ THCN-DN đã tổ chức biên soạn và Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt,
ban hành tại liệu MKH cho khoảng 20 nghề. Đặc biệt gần đây, Tổng cục Dạy nghề
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, với sự giúp đỡ của các chuyên gia trong
và ngoài nước, đang thực hiện dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề nhằm xây dựng
các chương trình dạy nghề, các qui chuẩn trong đào tạo nghề như Tiêu chuẩn kỹ
năng nghề đào tạo, Hệ thống đánh giá và cấp văn bằng, chứng chỉ nghề ở Việt
Nam..vv.
Để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng về đào tạo nghề theo mô đun,
trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi tiến hành khảo sát, thăm dò tại một số cơ
sở đào tạo. Do điều kiện về kinh tế và thời gian hạn hẹp, chúng tôi chỉ tiến hành
điều tra bằng phương pháp thống kê toán học và khảo sát thực trạng đào tạo theo

12


mô đun tại 4 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Hịa Bình và 4 cơ sở dạy nghề ở một

số tỉnh phụ cận. Đối tượng thăm dò, khảo sát là giáo viên và cán bộ quản lý với số
lượng là 240 người. Kết quả khảo sát cho thấy:
- Có 4 trong tổng số 8 cơ sở đào tạo được khảo sát ( Chiếm 50%) có thực hiện
việc đào tạo theo mô đun nhưng chỉ đào tạo nghề ngắn hạn và chỉ ở một số nghề
nhất định, chứ không phải tất cả các nghề.
Trong khi đó hàng năm, các cơ sở đào tạo này đều có sự thay đổi chương
trình hoặc xây dựng chương trình đào tạo cho các nghề mới. Có thể nói đây là một
trong những cơ hội để các trường thực hiện và phát triển chương trình theo mơ đun
hóa, nhưng hướng quan tâm, lựa chọn của các trường vẫn khơng phải là chương
trình đào tạo theo mơ đun, mà là chương trình kiểu truyền thống.
- Khi được hỏi về tính khả thi của phương thức đào tạo theo mô đun, số người trả
lời đều khẳng định:
+ Khả thi cao: 93%
+ Ít khả thi: 7%
+ Khơng khả thi: 0%
- Các ý kiến đều thống nhất tập trung vào những khó khăn khi thực hiện chương
trình như trang thiết bị dạy học thiếu thốn, tài liệu phục vụ cho việc dạy học khơng
đảm bảo, khó khăn lúng túng về mặt phương pháp do không được tập huấn, bồi
dưỡng, đầu tư nhiều thời gian cho việc chuẩn bị lên lớp, kinh phí hạn hẹp......
100% số người được trả lời đã khẳng định những khó khăn đó
1.1.3. Một số vấn đề tồn tại – Nguyên nhân.
Phương thức đào tạo nghề theo mô đun đã phát triển ở nhiều nước trên thế giới
và ngày càng tỏ ra là một phương thức đào tạo tiến tiến. Các cơng trình nghiên cứu
của các nhà khoa học Việt Nam về vấn đề này đều khẳng định có thể ứng dụng tốt
trong giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.
Tuy vậy, qua một chặng đường dài từ thập niên 80 đến nay, việc tiếp cận ứng
dụng vào Việt Nam vẫn tỏ ra khá chậm. Một điểm chung dễ nhận thấy ( qua khảo

13



sát) là số cơ sở đào tạo sử dụng phương thức đào tạo này cịn ít, hạn chế ứng dụng ở
loại hình đào tạo chính quy dài hạn và nếu có ứng dụng chỉ có ở một số nghề.
Qua khảo sát đánh giá, chúng tơi thấy có những ngun nhân sau đây:
. Chưa có sự chỉ đạo thống nhất, thơng suốt từ Nhà nước, các Bộ chủ quản đến
các cơ sở đào tạo về cách thức tổ chức triển khai ứng dụng;
. Thiếu cơ chế chính sách, chính sách đủ mạnh đê triển khai đào tạo theo mô
đun;
. Trong việc thực hiện, chưa có những hướng dẫn chi tiết để mọi cấp, mọi cơ sở
đào tạo, đều thực hiện thống nhất;
. Ngay đối với nhiều giáo viên, một số nhà quản lý đào tạo, nhận thức về phương
thức đào tạo nghề theo mơ đun cịn mơ hồ, kiến thức cho việc giảng dạy và quản
lý đối với phương thức đào tạo còn yếu. Đặc biệt nhiều giáo viên chỉ dạy được
lý thuyết khi dạy thực hành còn bộc lộ nhiều khó khăn, do khơng được tập huấn
hoặc bồi dưỡng kịp thời;
. Các cơ sở đào tạo, nói chung khơng được cấp kinh phí để trang bị cơ sở vật
chất, kỹ thuật tối thiểu cần thiết cho dạy và học theo mơ đun. Thiếu kinh phí nên
phương thức này khơng phát huy được tác dụng;
. Tài liệu dạy học cho cả giáo viên và học sinh không đủ và không đồng bộ.

1.2. Cấp thiết phải đổi mới phương pháp sư phạm dạy nghề.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần giải quyết nhứng khó
khăn trước mắt và lâu dài về “ cung, cầu” mất cân đối trong tìm kiếm cơng ăn việc
làm và tuyển dụng người lao động. Trong thời gian qua nhiều cấp, nhiều ngành đã
vào cuộc- Nhiều dự án ra đời đã và đang từng bước tìm cách thay đổi hình thức đào
tạo nghề hiện nay. Nhưng vẫn cịn đó phương thức đào tạo nghề truyền thống với
những bất cập cần tháo gỡ – Người học, học thụ động, ít có thơng tin phản hồi hai
chiều; hiếm khi biết mình sẽ học cái gì trong mỗi phần của chương trình; lý thuyết
và thực tiễn chưa hòa quyện, bổ sung kịp thời cho nhau;... Ngành dạy nghề cần phải
chấn chỉnh, thay đổi những bất cập trên. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó

là:

14


Đổi mới

Biên soạn giáo trình
Phương pháp dạy học
Tổ chức dạy học

Cùng góp một phần nhỏ trong những biến đổi đó, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đổi mới phương pháp dạy học giáo trình hàn MIG, MAG theo hướng tiếp cận
mơ đun. Để nâng cao chất lượng dạy- học, tiến tới thực hiện “ cần gì học nấy”, học
sinh có thể tự học, tự kiểm tra đánh giá “ năng lực thực hiện” của mình...
Nhưng do điều kiện về mặt thời gian, nên trong luận văn này chúng tôi chỉ
thực hiện nghiên cứu biên soạn giáo trình và phương pháp dạy học có tính chất thiết
kế với một số phần việc có thực nghiệm sư phạm. Hy vọng trong tương lai gần sẽ
còn phát triển luận văn ở mức độ cao hơn và áp dụng tất cả các môn học của các
nghề trong Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Tây Bắc- Hịa Bình.
Kết luận chương 1
Phần này luận văn chủ yếu đi sâu, nghiên cứu và phân tích về:
1. Thực trạng đào tạo nghề theo mơ đun
Q trình tìm hiểu đào tạo nghề theo mô đun tại các nước phát triển để thấy
được ưu, nhược điểm của phương pháp đào tạo này. Từ đó tìm hiểu sâu sắc về thực
trạng đào tạo nghề theo mô đun tại việt nam. Nắm được các vấn đề còn tồn tại và
nguyên nhân cần phải khắc phục điều chỉnh để có thể áp dụng phương pháp giảng
dạy theo mô đun một cách chuẩn xác và khoa học.
2. Cần thiết phải đổi mới phương pháp sư phạm dạy nghề
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần giải quyết nhứng khó

khăn trước mắt và lâu dài về “ cung, cầu” mất cân đối trong tìm kiếm cơng ăn việc
làm và tuyển dụng người lao động, khắc phục những tồn tại của phương pháp giảng
dạy truyền thống. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đổi mới: Biên soạn
giáo trình, phương pháp dạy học và tổ chức dạy học. Để nâng cao chất lượng dạyhọc, tiến tới thực hiện “ cần gì học nấy”, học sinh có thể tự học, tự kiểm tra đánh giá
“ năng lực thực hiện” của mình.

15


CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VỀ DẠY HỌC THEO CÁCH TIẾP CẬN MƠĐUN
2.1. Khái niệm về mơ đun.
2.1.1. Định nghĩa và đặc tính của mơđun.
Thuật ngữ mơ đun( module) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật
khác nhau: xây dựng, kiến thức, kỹ thuật vũ khí, kỹ thuật điện tử..... trong các ngành
kỹ thuật khác nhau, thuật ngữ mơ đun có nội hàm khác nhau.
Đặc tính của mơ đun trong kỹ thuật:
-

Mô đun là một đơn vị, một khâu, một bộ phận có tính độc lập tương đối của
một hệ thống phức tạp có cấu trúc tổng thể.

-

Mơ đun được thiết kế, xây dựng theo thể thức tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa
với hệ thống các thơng số xác định.

-

Do đó, trong cơng nghệ, mơ đun được chế tạo hàng loạt để dùng chung, lắp
lẫn trong các tổ hợp kỹ thuật khác nhau, đây chính là ưu thế nổi trội của mơ

đun. Do có thể chế tạo hàng loạt các mô đun với chất lượng cao để dùng
chung, lắp lẫn trong nhiều hệ thống kỹ thuật khác nhau nên công nghệ mô
đun đã tạo ra được bước phát triển nhảy vọt về năng suất, chất lượng, hiệu
quả trong nền sản xuất vật chất xã hội.

2.1.2. Ví dụ về mơđun.
Trong ngành xây dựng có các mơ đun: Thiết kế, xây, trát, lát nền, quét vôi,...
học sinh sau khi học xong một mơ đun nào thì có thể ra làm cơng việc ứng với mơ
đun đó, như chỉ chun xây, chuyên lát nền, chuyên quét vôi,...
Trong nghề công nghệ ô tơ có các gói mơ đun: Mơ đun nhiên liệu trên động cơ
xăng, nhiên liệu trên động cơ diezel, hệ thống đánh lửa, bôi trơn và làm mát, khởi
động và đánh lửa, điện..... Một học sinh sau khi học xong gói mơ đun nào thì có thể
làm cơng việc tương ứng với mơ đun đó như chỉ chun về khởi động và đánh lửa,
chỉ động cơ xăng, động cơ diezel, điện..

2.2. Mô đun dạy học.
2.2.1. Đặt vấn đề

16


Trong thời đại ngày nay, khoa học phát triển như vũ bão, đang hàng ngày hàng
giờ thay đổi bộ mặt của nhà sản xuất. Sản xuất đòi hỏi chất lượng cao đi đơi với
việc chun mơn hóa từng cơng đoạn sản xuất địi hỏi một lượng lớn cơng nhân
được đào tạo có trình độ cao trong thời gian ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp. Điều này chỉ có thể đáp ứng được khi áp dụng phương pháp đào tạo nghề
theo mơ đun, qua đó mỗi người cơng nhân chỉ phải học một số mơ đun nhất định để
có thể nhanh chóng đạt được tay nghề. Do đó đào tạo nghề theo mô đun là một
phương pháp cần được áp dụng phổ biến một cách rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh
vực dạy nghề.

2.2.2. Khái niệm và đặc trưng của mô đun dạy học.
1. Khái niệm.
Từ xa xưa, mô đun có xuất xứ từ thuật ngữ la tinh “ modulus”, với nghĩa là
“ thước đo” chủ yếu được dùng trong xây dựng.
Khái niệm về mô đun dạy học được chuyển hóa từ khái niệm mơ đun trong kỹ
thuật vào lĩnh vực giáo dục ( giáo dục đại học, dạy nghề, giáo dục thường xuyên).
Trong các lĩnh vực giáo dục kể trên, mô đun cũng được định nghĩa khác nhau.
Trong trường hợp tổng quát, người ta coi mô đun dạy học là một đơn vị, một bộ
phận của nội dung, chương trình dạy học được tổ chức theo một nhiệm vụ hoặc một
chủ đề học tập nhất định. Trong dạy nghề, mô đun đào tạo nghề là: “ một bộ phận
cơng việc được phân chia hợp lý trong tồn bộ kiến thức và kỹ năng của một nghề”.
Nó có tính độc lập tương đối về nội dung đào tạo.
Theo chúng tôi, định nghĩa đầy đủ, cụ thể mô đun dạy học là định nghĩa do L.D
Hainaut và Nguyễn Ngọc Quang đưa ra: “ Mô đun dạy học là một đơn vị chương
trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho
người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung, phương pháp dạy học và
hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể
hoàn chỉnh”.

17


2. Đặc trưng của mơ đun dạy học.
Ngồi một số đặc trưng của mô đun trong kỹ thuật, mô đun dạy học cịn có một
số đặc trưng khác. Theo L.D Hainaut, mơ đun dạy học có các đặc trưng cơ bản sau:
-

Hàm chứa một tập hợp những tình huống dạy học, được tổ chức xung quanh
một chủ đề, nội dung dạy học được xác định một cách tường minh.


-

Có một hệ thống mục tiêu dạy học được xác định một cách xác đáng, cụ thể,
rõ ràng, có tính khả thi, có thể quan sát được, đo lường được. Hệ thống mục
tiêu này ( mục tiêu chuyên biệt ) sẽ định hướng q trình dạy học.

-

Có một thống những test điều khiển quá trình dạy học nhằm đảm bảo thống
nhất hoạt động dạy, hoạt động học và kiểm tra, đánh giá để phân hóa con
đường lĩnh hội tiếp theo.

-

Chứa đựng nhiều con đường lĩnh hội, theo những cách thức khác nhau để
chiếm lĩnh cùng một nội dung, đảm bảo cho người học tiến lên theo những
nhịp điệu riêng để đi tới mục tiêu.

-

Có tính độc lập tương đối xét về nội dung dạy học, vì vậy, để học một mơ
đun, người ta phải có điều kiện tiên quyết về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Học
xong mơ đun, người học có khả năng ứng dụng những điều đã học vào môi
trường hoạt động.

-

Mơ đun dạy học có nhiều cấp độ: Mơ đun lớn ( mô đun kỹ năng hành nghề),
mô đun thứ cấp, mô đun nhỏ ( tiểu mô đun). Mô đun lớn chứa đựng một số
lượng mô đun nhỏ...


2.2.3. Cấu trúc của một mô đun dạy học.
Tiếp cận hệ thống đối với đào tạo nói chung đều cho thấy quá trình phát triển
và thực hiện chương trình đào tạo có mối quan hệ khăng khít với q trình phân tích
thế giới lao động và công việc ( đầu vào) và với quá trình đánh giá và xác nhận kết
quả đào tạo đối với người tốt nghiệp ( đầu ra). Những thông tin phản hồi về sự phù
hợp của lực lượng lao động ( người tốt nghiệp), về sự đáp ứng với các mục tiêu kinh
tế, xã hội..sẽ giúp cho các nhà đào tạo có những điều chỉnh kịp thời trong việc phát

18


triển và thực hiện chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào
tạo. Điều đó được sơ đồ hóa đơn giản bằng hình 2.1:
Thế giới lao động
và cơng việc

Phát triển và thực
hiện chương trình

Người tốt nghiệp
thành thạo

Hình 2.1. Mơ hình phát triển chương trình
Mơ hình phát triển chương trình này đã ảnh hưởng đến mơ hình cấu trúc của mơ
hình đào tạo. Mỗi một mơ hình bao gồm nhiều thành phần từ mục tiêu, nội dung
đến cách thực hiện trong quá trình đào tạo. Các thành phần trong cấu trúc có quan
hệ chặt chẽ và cũng được điều khiển bằng các thông tin phản hồi.
Theo L.D Hainaut, một mô đun dạy học bao gồm ba bộ phận chủ yếu:
-


Hệ vào ( Entrance systemz)

-

Thân mô đun ( Core of the module )

-

Hệ ra ( Exit system )

Ba bộ phận này là một chỉnh thể thống nhất, đó là sự văn bản hóa nội dung và
phương pháp dạy học.
Có thể tóm tắt cấu trúc của mơ đun bằng sơ đồ: hình 2.2

Các
mục
tiêu

Hệ ra

Thân

Hệ vào

Test
vào

Các
mục

tiêu

Kiến
thức,
KN

Con
đường
l.hội

Tổng
kết
Test
kết
thúc

Đơn vị
Test
trung
học
Các hướng dẫn
Hình
2.2.
Cấu
trúc
của

đun
đào
tạo

gian
tập(1)
và khuyến cáo

19

Đơn vị
học
tâp(2)

Khuyến
cáo, chỉ
dẫn


Theo tác giả, mơ hình cấu trúc của mơ đun dùng trong nghiên cứu luận này có
thể được thực hiện đơn giản qua sơ đồ 2.3:

Trình độ đầu vào

Mơ đun bao gồm:
• Kiểm tra kết thúc
• Thực tập xưởng
• Học
- Lý thuyết
- Thí nghiệm
- Thực hành

Trình độ đầu ra


Hình 2.3.Mơ hình cấu trúc mơ đun đào tạo
Mơ đun giống như những viên gạch xây dựng chương trình, có thể thay đổi
dễ dàng để thích ứng với sự phát triển của kỹ thuật. Có thể thay đổi về nội dung
trong một mô đun mà không bắt buộc đối với các mô đun khác, đơn giản là có thể
chỉ cải tiến những phần riêng biệt.
2.2.4. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo cách tiếp cận mô đun.
1. Ưu điểm.
- Nhanh chóng và kịp thời bổ sung được những kiến thức và kỹ năng nghề phù hợp
với sự phát triển nhanh chóng của sự tiến bộ kỹ thuật và cơng nghệ, có điều kiện để
đào tạo bám sát được yêu cầu của sản xuất. Vì đây là hệ thống mở nên có thể bổ
sung hoặc thay đổi các đơn nguyên học tập một cách dễ dàng.
- Mục tiêu đào tạo và cấu trúc nội dung đa dạng, thời gian đào tạo ngắn, phù hợp
với nhu cầu của người học cũng như nhu cầu của người sử dụng lao động.
- Nội dung đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực hiện tốt nguyên lý
“ học đi đôi với hành” để nâng cao chất lượng và hệ quả đào tạo.
- Đào tạo ban đầu và nâng cao trình độ là một qui trình được thực hiện kế tục và
thường xuyên, tạo điều kiện cho người lao động có thể nhanh chóng đi vào nghề
nghiệp tới đỉnh cao khi có điều kiện.

20


- Nâng cao tính mềm dẻo, linh hoạt của quá trình đào tạo nghề, tạo điều kiện liên
thơng giữa các nghề, đặc biệt đối với những nghề cùng lĩnh vực kỹ thuật nhờ việc
sử dụng chung một số mô đun đơn vị.
- Học sinh có thể tự học, tự đánh giá nhờ có hướng dẫn, các bài tập kiểm tra, trắc
nghiệm sau khi học xong mỗi mô đun.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình hướng dẫn giảng dạy nhờ
những qui định và hướng dẫn cụ thể đối với giáo viên.
- Hiệu quả kinh tế cao vì hầu hết các kiến thức và kỹ năng đều có thể sử dụng ngay

sau khi học xong mỗi mơ đun nghề.
- Có điều kiện thực hiện “ cá nhân hóa trong đào tạo” nhờ việc đánh giá khả năng,
trình độ của từng học viên trước khi vào học và việc hướng dẫn lựa chọn các mơ
đun thích hợp để đạt được yêu cầu học tập của người học cũng như mục tiêu đào tạo
của trường.
2. Nhược điểm.
- Cấu trúc nội dung đào tạo hồn chỉnh theo tồn khóa của một nghề kém phần logic
- Thiếu tính hệ thống, chặt chẽ của từng bộ môn khoa học kỹ thuật.
- Đào tạo theo mơ đun có thể kém hiệu quả đối với những nghề, những môn học mà
phần thực hành chiếm q ít, hoặc khi các chuẩn đánh giá khơng được qui định rõ
ràng.
- Việc trang bị kiến thức kỹ thuật cơ bản cho một nghề diện rộng để tạo khả năng
phát triển lâu dài cũng như đào tạo nên tính thích ứng cao của người học với sự biến
đổi của khoa học và công nghệ bị hạn chế bởi thời gian đào tạo và cấu trúc logic của
quá trình đào tạo. Mặt khác, những kiến thức này thường được coi là “ chưa cần
thiết” đối với đào tạo ngắn hạn.
- Giáo viên cần có trình độ cao và phải được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy
theo mô đun.
- Đào tạo theo mơ đun chi phí ban đầu có tốn kém hơn theo truyền thống vì biên
soạn tài liệu giảng dạy phức tạp, thiết bị, phương tiện giảng dạy cần phù hợp, hoàn
chỉnh theo qui định.

21


Kết luận chương 2
Trong chương 2 chủ yếu đi sâu nghiên cứu và phân tích về:
1. Khái niệm và các ví dụ về mơ đun cụ thể
2. Tìm hiểu về mơ đun dạy học
Q trình tìm hiểu đã làm sáng tỏ và nổi bật những khái niệm, đặc trưng, cấu

trúc của mơ đun dạy học, từ đó biết được những ưu điểm, lợi thế về chương trình
đào tạo nghề theo Mơ đun. Đây là q trình đào tạo linh hoạt, mềm dẻo, tạo điều
kiện cho người học có kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện, thời gian, chi phí,
trình độ của từng cá nhân, đồng thời có tính liên thơng chặt chẽ đảm bảo cho người
học có khả năng nâng cao, hồn thiện trình độ lao động. Mặt khác, q trình này
cịn rất phù hợp với xu thế thời đại “ học tập suốt đời” và “ xã hội hóa học tâp” đang
dần ảnh hưởng sâu sắc và chi phối vào giáo dục – đào tạo ở Việt Nam. Qua phân
tích, tác giả lựa chọn dạy học theo cách tiếp cận mô đun, cách dạy này phù hợp với
đào tạo nghề, thích hợp với thực tiễn của trường mà tác giả đang công tác ( Trường
Cao đẳng nghề Cơ Điện Tây Bắc – Hịa Bình ).

22


CHƯƠNG 3: SƯ PHẠM DẠY NGHỀ THEO CÁCH TIẾP CẬN MƠ ĐUN
3.1. Đặt vấn đề.
Để đáp ứng “ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” khoa học và cơng
nghệ đang trên đường phát triển như vũ bão. Hịa nhịp với sự phát triển đó, đào tạo
nghề phải thực sự đổi mới cả về nội dung lẫn phương thức đào tạo. Thực hiện dạy
nghề ngắn hạn để thay đổi việc làm một cách linh hoạt, đào tạo mở rộng diện nghề,
nâng cao trình độ nghề, liên thơng giữa các nghề,... Để xóa bỏ những bất cập hiện
tại trong đào tạo và tuyển dụng lao động, đào tạo nghề phải mềm hóa, linh hoạt,
nhanh nhạy. Day-học theo “ năng lực thực hiện” bằng mơ đun hóa là một trong
những vấn đề cần coi trọng. Người học chỉ cần học qua một vài mô đun với thời
gian đào tạo ngắn và kinh phí ít là có thể hành nghề được. Nhờ có ngân hàng các
mơ đun hoặc đơn ngun đã được thiết kế sẵn của các ngành, nghề mà người ta có
thể “ mềm hóa” trong đào tạo bằng cách “ tháo gỡ” và “ lắp ráp” các mô đun
hoặc đơn nguyên để tạo ra một chương trình dạy học đa dạng, phong phú, đáp ứng
yêu cầu dạy-học theo kiểu phân hóa, cá thể hóa – theo nhịp độ cá nhân. Nhờ khả
năng “ lắp ghép ” các mô đun, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học có thể

tự thiết kế chương trình học tập riêng và học tập theo nhịp độ cá nhân để đạt tới
mục tiêu. Khi cần chuyển sang lĩnh vực công việc hoặc nghề nghiệp khác họ lại
“ tháo gỡ” những mơ đun đã tích lũy được, sử dụng những mô đun phù hợp và “ lắp
ghép” những mô đun để đạt tới mục tiêu dạy học mới ( có thể là một chứng chỉ
mới) mà không phải học lại từ đầu như theo kiểu dạy học truyền thống. Các mơ đun
dạy học có tính chất “ tháo gỡ” và “ lắp ráp” sẽ tránh được tình trạng bỏ trống
hoặc trùng lặp nội dung dạy học như trong tổ chức dạy học theo kiểu truyền thống.
Do các mô đun được biên soạn theo một chuẩn mực nên có thể dùng chung,
lắp lẫn trong nhiều ngành học. Đây là thuận lợi rất cơ bản trong việc tổ chức đào
tạo, cải cách nội dung, phương pháp dạy học, tổ chức biên soạn và cung cấp sách
giáo khoa, tài liệu học tập, các phương tiện kỹ thuật dạy học các dụng cụ, vật tư,
thiết bị cho người học.

23


×