Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Nghiên cứu sự phát triển hệ thống quản lý cầu của một số nước trên thế giới và kiến nghị các nội dung phù hợp cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 232 trang )

Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------

PHAN VĂN BẢO QUỐC

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CẦU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KIẾN
NGHỊ CÁC NỘI DUNG PHÙ HP CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Xây dựng đường ô tô và đường thành phố

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2007


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến cô giảng viên hướng
dẫn, TS. Lê Thị Bích Thủy, người đã giúp cho tôi lựa chọn và thực hiện ý tưởng đề
tài này. Với những lời khuyên quý báu và sự tận tình hướng dẫn của cô đã giúp tôi
vượt qua những khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện luận văn. Việc hoàn
thành luận văn này đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong sự nghiệp nghiên cứu
khoa học của tôi.
Xin cho tôi gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô chấm phản biện và các thầy cô
trong hội đồng chấm bảo vệ luận văn, những người đã có những nhận xét hết sức
chân thành.
Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể quý thầy cô giảng dạy của Bộ môn Cầu
đường cùng các thầy cô ở các Bộ môn khác đã truyền thụ cho tôi những kiến thức
chuyên sâu hết sức bổ ích trong lónh vực xây dựng cầu đường cũng như các lónh
vực khác trong suốt 2 năm qua.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Bách


Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, phòng quản lý sau đại học, thư viện sau đại học
đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã đồng hành với tôi
trong thời gian qua, đặc biệt là quý lãnh đạo của Công ty quản lý công trình cầu
phà Thành Phố, nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện cho tôi theo học lớp đào
tạo thạc só này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân. Xin
tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ tôi, những người thân sinh ra tôi và luôn sát cánh bên tôi
trên bước đường đời. Họ là nguồn động lực rất lớn và là nguồn hỗ trợ tinh thần
mạnh mẽ nhất cho tôi, luôn chia sẽ và động viên tôi, giúp tôi vượt qua mọi khó
khăn để hoàn tất luận văn này.
Xin kính chúc quý thầy cô, các bạn bè và đồng nghiệp của tôi có thật nhiều
sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Tp HCM, tháng 07 năm 2007
Học viên

Phan Văn Bảo Quốc


CÔNH TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : .............................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ..................................................................................

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ……………tháng ...........naêm……………



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
---o0o--Tp. HCM, ngày ……… tháng ……… năm …………

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : Phan Văn Bảo Quốc. Giới tính : Nam.
Ngày, tháng, năm sinh : 24/08/1977. Nơi sinh : Thành Phố Đà Nẵng.
Chuyên ngành : Xây dựng đường ô tô và đường thành phố.
1-TÊN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KIẾN NGHỊ CÁC NỘI DUNG PHÙ
HP CHO VIỆT NAM.
2-NHIỆM VỤ LUẬN VĂN : nội dung được trình bày trong 5 chương

1/CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CẦU.
2/CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC MODULE TRONG
PHẦN MỀM QUẢN LÝ CẦU.
3/CHƯƠNG 3 : HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU CỦA MỘT SỐ NƯỚC.
4/CHƯƠNG 4 : KIẾN NGHỊ MỘT SỐ NỘI DUNG PHÙ HP CHO

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU CỦA VIỆT NAM.
5/CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3-NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 05/02/2007
4-NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 05/07/2007
5-HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị) :
...........................................................................................................................
Nội dung và đề cương Luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ kyù)


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Do sự gia tăng tải trọng xe cộ và gia tăng số lượng giao thông đều đặn cùng
với việc ngân sách được phân bổ thấp làm cho nhu cầu đối với việc cải tạo và gia
cố các cầu cũ hơn đang tăng lên. Tìm cách cân bằng giữa chi phí và sự an toàn của
cầu một cách tối ưu là một vấn đề quan trọng đối với các cơ quan quản lý cầu và là
một vấn đề thường gặp đối với tất cả các nhà quản lý cầu trên Thế Giới. Chính vì
vậy mà việc bảo tồn và duy trì các công trình đang tồn tại đã trở thành một nhiệm
vụ trọng tâm.
Nhiều cầu có tuổi cao đã dẫn đến nhiều câu hỏi được đặt ra gây khó trả lời
cho các cơ quan quản lý cầu như :
+ Nhu cầu đặt ra đối với các cầu bị hư hỏng là gì?
+ Nên thực hiện loại công việc nào (sữa chữa hay thay thế…)?
+ Tác động của việc trì hoãn những công việc đó ?
+ Nên thực hiện công tác thay thế đối với những cầu nào trước ?

Để các cầu hoạt động hiệu quả, chúng phải được quản lý với một chiến lược
và triết lý rõ ràng. Cần có một phương pháp hệ thống để xác định được tình trạng
thực của cầu, dự đoán trạng thái tương lai của chúng, từ đó thiết lập các chiến lược
duy tu tối ưu và đưa ra quyết định về thực hiện chiến lược duy tu lựa chọn dựa trên
toàn bộ hệ thống hơn là dựa trên nền tảng từng dự án một, cũng như dự đoán nhu
cầu mở rộng hệ thống cầu và tính toán dự trù ngân sách quản lý cầu đối với các cơ
quan quản lý cầu, chính phủ và các cơ quan cấp vốn khác. Hệ thống quản lý cầu có
thể đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu này.
Hệ thống quản lý cầu (BMS) là một hệ thống sử dụng máy vi tính để quản lý
các dữ liệu thống kê cầu. Nhìn chung, nó bao gồm cơ sở dữ liệu cầu và tập hợp các
chương trình vi tính mà thực hiện và phân tích dữ liệu để tạo ra các báo cáo khác
nhau dùng để hỗ trợ trong việc ra quyết định về sữa chữa. Một hệ thống BMS
thường được bổ sung một tập hợp trình tự các bước tiêu chuẩn đối với công tác
kiểm tra cầu, thu thập dữ liệu, lên kế hoạch duy tu sữa chữa và lập chương trình
thực hiện, thiết kế, thi công và duy tu cầu.
Hệ thống quản lý cầu có thể hỗ trợ cho các cơ quan có thẩm quyền về quản
lý cầu quản lý dữ liệu thống kê cầu theo một cơ cấu chính sách chung, theo mục
tiêu và theo các tiêu chuẩn đồng bộ căn cứ trên các nguyên tắc hợp lý và kinh tế .
Việt Nam nên phát triển một hệ thống quản lý cầu để quản lý một hệ thống
cầu lâu năm cần được thay thế hay cải tạo cũng như các cầu mới yêu cầu phải được
kiểm tra và duy tu thường xuyên trong tương lai.


SUMMARY
There is a rising demand for increased load carrying capacity combined with
low budgets for rehabilitation and strengthening of older bridges. Finding the
optimum balance between cost and bridge safety is an important issue for the bridge
management companies and a common problem throughout the world for all bridge
managers. So, the preservation and maintenance of the existing building substance is
a central task.

As the bridge network becomes older, the questions become more difficult :
+ What are the needs?
+ What type of work should be performed?
+ What is the impact of deferring work?
+ Which bridges should be replaced first?
In order to function effectively, they must be managed with a clear strategy
and philosophy, a systematic approach is required to know actual conditions of
bridges and to predict their future state, then to define optimal maintenance
strategies. It is likely to make dicision based on the entire network rather on a
project – by – project basis, to focast network-wide needs and to provide
substantiated estimates of a budget requirement for bridge management agencies,
government and funding agencies such as the World Bank, etc. A bridge management
system can satisfy all of these requirements well.
A bridge management system (BMS) is a computerized system for managing
an authority’s bridge inventory, and generally consist of a bridge database and a set
of computer programs which manipulate and analyse the data to produce various
reports which are used to assist decision- making. A BMS is usually complemented
by a set of standard procedures for bridge inspection, data recording, planning and
programming, design, construction and maintenance.
A BMS utilising computerized methods enables a bridge authority to manage
its bridges inventory according to an overall policy framework and to objective and
uniform standards, based on sound, economic principles.
Vietnam should develop a BMS to aid in managing its stock of ageing bridges
which require replacement or rehabilitation, and its new bridges which require
regular inspection and maintenance in the future.



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TẬP 1 :
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CẦU ......................................................................................................... Trang
1.1/PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 01
1.1.1/Đặt vấn đề .................................................................................................. 01
1.1.2/Sự cần thiết áp dụng phần mềm quản lý cầu ............................................ 05
1.2/TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU ........... 06
1.2.1/Khái niệm chung về hệ thống quản lý cầu ................................................ 06
1.2.2/Tổng quan về sự phát triển hệ thống quản lý cầu trên Thế Giới ............... 07
1.2.3/Sự phát triển hệ thống quản lý cầu ở Việt Nam ......................................... 13
1.3/KẾT LUẬN .................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC MODULE TRONG PHẦN
MỀM QUẢN LÝ CẦU ......................................................................................... 18
2.1/KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẦU ........................................... 18
2.2/CÁC CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẦU ............................. 18
2.2.1/Công tác kiểm tra cầu ................................................................................ 18
2.2.1.1/Công tác kiểm tra, thu thập dữ liệu kiểm kê cầu..................................... 18
2.2.1.2/Công tác kiểm tra hư hỏng cầu ............................................................... 19
2.2.1.3/Kết luận ................................................................................................... 20
2.2.2/Công tác đánh giá tình trạng cầu ............................................................... 21
2.2.2.1/Một số định nghóa về đánh giá cầu ......................................................... 21
2.2.2.2/Mục đích .................................................................................................. 21
2.2.2.3/Nội dung báo cáo của công tác đánh giá ................................................ 24
2.2.2.4/ Các phương pháp đánh giá trạng thái của kết cấu ................................. 24
2.2.2.5/ Đánh giá trạng thái của bộ phận cầu bằng các thí nghiệm đo lường vật
lý/ hóa học ........................................................................................................... 25
2.2.2.6/Các phương pháp đánh giá trạng thái của cầu bằng các thí nghiệm đo
lường vật lý/ hóa học ........................................................................................... 26
2.2.2.7/Kết luận ................................................................................................... 28

2.2.3/Công tác dự đoán mức độ hư hỏng ............................................................. 29
2.2.3.1/Sự cần thiết của việc dự đoán mức độ hư hoûng ...................................... 29


2.2.3.2/Các phương pháp dự đoán mức độ hư hỏng ............................................ 30
2.2.3.3/Phương pháp dự đoán hư hỏng theo mô hình xác suất ............................ 31
2.2.3.4/Những lợi ích của việc dự đoán mức độ hư hỏng .................................... 35
2.2.3.5/Kết luận ................................................................................................... 36
2.2.4/Phương pháp ra quyết định sữa chữa hay thay thế ..................................... 37
2.2.4.1/ Giới thiệu phương pháp .......................................................................... 37
2.2.4.2/ Nội dung phương pháp ........................................................................... 39
2.2.4.3/Kết luận ................................................................................................... 47
2.2.5/Thiết lập các ưu tiên về phân bổ nguồn vốn và tối ưu hóa công tác
duy tu ................................................................................................................... 48
2.3/CĂN CỨ ĐỂ THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU ........................... 49
2.4/CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU ........................................ 50
2.5/KẾT LUẬN ................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3 : HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU CỦA MỘT SỐ NƯỚC ............... 53
3.1/ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU CỦA ĐỨC ................................................... 53
3.1.1/Sự cần thiết áp dụng phần mềm quản lý cầu ............................................. 53
3.1.2/Tổng quan về hệ thống quản lý cầu của Đức ............................................ 54
3.1.3/ Phần mềm quản lý cầu SIB-Bauwerke ..................................................... 56
3.1.3.1/Module 1 .................................................................................................. 56
3.1.3.2/Module 2 .................................................................................................. 57
3.1.3.3/Module 3 .................................................................................................. 57
3.1.3.4/Module 4 .................................................................................................. 57
3.1.3.5/Module 5 .................................................................................................. 58
3.1.3.6/Module 6 .................................................................................................. 58
3.1.3.7/Module 7 .................................................................................................. 59
3.2/HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU CỦA ĐAN MẠCH ........................................ 59

3.2.1/Sự cần thiết áp dụng phần mềm quản lý cầu ............................................. 59
3.2.2/Tổng quan về hệ thống quản lý cầu Danbro .............................................. 59
3.2.3/Hệ thống quản lý cầu DANBRO ................................................................ 60
3.2.3.1/Mục đích .................................................................................................. 60
3.2.3.2/Các module trong Danbro ....................................................................... 61
3.3/HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU PONTIS ........................................................ 64
3.3.1/Sự cần thiết áp dụng phần mềm quản lý cầu ............................................. 64
3.3.2/ Các yêu cầu đặt ra đối với hệ thống quản lý cầu ..................................... 65
3.3.3/Tổng quan về hệ thống quản lý cầu ở Mỹ ................................................. 65


3.3.3.1/Lịch sử tóm tắt về sự phát triển hệ thống quản lý cầu ở Mỹ .................. 65
3.3.3.2/Tổng quan về hệ thống quản lý cầu ở Mỹ .............................................. 68
3.3.3.3/Các đặc điểm mới trong các mô hình Pontis ........................................... 71
3.3.4/Hệ thống quản lý cầu Pontis ...................................................................... 78
3.3.4.1/Mục đích chính của Pontis ....................................................................... 78
3.3.4.2/Một số ý tưởng cơ bản để xây dựng phương pháp phát triển phần
mềm Pontis .......................................................................................................... 79
3.3.4.3/Phương thức nhận dạng kết cấu của phần mềm quản lý cầu Pontis ....... 80
3.3.4.4/Sự tổ chức trong phần mềm quản lý cầu Pontis ...................................... 84
3.3.4.5/Các mô hình và các chương trình trong hệ thống quản lý cầu Pontis ..... 87
3.3.5/Sự cần thiết của tài liệu tóm tắt hướng dẫn sử dụng phần mềm Pontis.... 105
3.4/NHẬN XÉT ................................................................................................. 105
3.5/KẾT LUẬN ................................................................................................. 107
CHƯƠNG 4 : KIẾN NGHỊ MỘT SỐ NỘI DUNG PHÙ HP CHO HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CẦU CỦA VIỆT NAM…………………………………………………………… 109
4.1/TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CẦU CỦA VIỆT NAM .............................. 109
4.2/TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ................................................. 113
4.2.1/Các tiêu chuẩn .......................................................................................... 113
4.2.2/Vật liệu và hệ thống kết cấu .................................................................... 114

4.2.3/Nền móng và trụ cầu ................................................................................ 114
4.2.4/Các vấn đề kỹ thuật khác ......................................................................... 114
4.3/TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU Ở
VIỆT NAM ........................................................................................................ 114
4.3.1/Hệ thống tổ chức, vai trò của mỗi tổ chức về mặt pháp lý ...................... 114
4.3.2/Hệ thống kỹ thuật cho công tác quản lý và duy tu cầu ............................ 117
4.3.2.1/Các tiêu chuẩn và các hướng dẫn ......................................................... 117
4.3.2.2/Các phương tiện kiểm tra và duy tu cầu .............................................. 118
4.3.3/Đăng ký và lưu giữ hồ sơ cầu ................................................................... 118
4.3.3.1/Các Khu quản lý đường bộ trực thuộc Cục quản lý đường bộ .............. 118
4.3.3.2/Các Phân khu-công ty con ..................................................................... 118
4.3.3.3/Phân khu quản lý cầu Thăng Long ....................................................... 119
4.3.3.4/Phân khu quản lý đường bộ Vinh .......................................................... 119
4.3.3.5/Nhận xét ................................................................................................ 120
4.3.4/Công tác kiểm tra cầu .............................................................................. 121
4.3.4.1/Công tác kiểm tra cầu thông thường ..................................................... 121


4.3.4.2/Công tác kiểm tra đặc biệt .................................................................... 122
4.3.4.3/Các thiết bị cần thiết để thực hiện các công tác kiểm tra thông thường
(kiểm tra chung và kiểm tra chính) ................................................................... 123
4.3.4.4/Một số thiết bị cần thiết cho việc thu thập thông tin để phục vụ
công tác kiểm tra đặc biệt và thí nghiệm vật liệu ............................................ 124
4.3.5/Công tác đánh giá cầu .............................................................................. 125
4.3.6/Hiện trạng về chiến lược duy tu, sữa chữa cầu ........................................ 125
4.3.7/Phân bổ nguồn vốn ................................................................................... 127
4.4/SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CẦU 127
4.5/MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN THIẾT CHO HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU
CỦA VIỆT NAM .............................................................................................. 128
4.5.1/Công tác đăng ký và lưu giữ hồ sơ cầu (cơ sở dữ liệu) ............................ 128

4.5.2/ Công tác kiểm tra cầu ............................................................................. 129
4.5.2.1/ Những vấn đề chung ............................................................................. 129
4.5.2.2/ Công tác kiểm tra chung ...................................................................... 133
4.5.2.3/ Công tác kiểm tra chính ....................................................................... 133
4.5.2.4/ Công tác kiểm tra đặc biệt ................................................................... 134
4.5.2.5/ Các thiết bị thực hiện công tác kiểm tra .............................................. 134
4.5.3/Công tác đánh giá cầu .............................................................................. 135
4.5.4/Công tác duy tu cầu .................................................................................. 136
4.6/CÁC ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CẦN THIẾT ĐỐI VỚI PHẦN MỀM
QUẢN LÝ CẦU ĐỂ SỬ DỤNG PHÙ HP Ở VIỆT NAM ............................. 137
4.6.1/ Dữ liệu thống kê cầu ............................................................................... 137
4.6.2/Lập chương trình kiểm tra và ghi chép các kiểm tra ............................... 138
4.6.3/Lập kế hoạch thực hiện công tác duy tu và ghi chép các công việc duy
tu đã thực hiện ................................................................................................... 139
4.6.4/Các tiện ích về thiết lập trình tự ưu tiên của các công việc sữa chữa ..... 140
4.6.5/Tiện ích về báo cáo .................................................................................. 140
4.6.6/Một số yêu cầu về quản lý hệ thống ........................................................ 140
4.6.7/Yêu cầu về sử dụng hệ thống .................................................................. 141
4.7/PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN PHẦN MỀM .................. 141
4.8/KẾT LUẬN .................................................................................................. 142
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………
5.1/KẾT LUẬN ................................................................................................. 143
5.1.1/Hệ thống quản lý cầu của các nước trên Thế Giới .................................. 143


5.1.2/Hệ thống quản lý cầu của Việt Nam ........................................................ 145
5.2/KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TẬP 2 : PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1

: THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
PHỤ LỤC 2
: VÍ DỤ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH.
PHỤ LỤC 3
: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU
PONTIS.
PHỤ LỤC 4
: PHIẾU KIỂM TRA THỐNG KÊ CẦU
PHỤ LỤC 5A : BIỂU MẪU KIỂM TRA CHUNG
PHỤ LỤC 5B : BIỂU MẪU KIỂM TRA CHI TIẾT HAY KIỂM TRA ĐẶC BIỆT
PHỤ LỤC 6
: CÁC THIẾT BỊ KIỂM TRA CẦU
PHỤ LỤC 7
: GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THIẾT BỊ KIỂM TRA
CẦU


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 : Một số trường hợp về tải trọng nặng và các cầu bị kẹt xe nhiều........ 01
Hình 1.2 : Các cầu trong các môi trường khác nhau (khu đô thị, khu công nghiệp,
vùng nông thôn, vùng núi đồi) ............................................................................ 02
Hình 1.3 : Một số trường hợp về sự lão hóa của vật liệu .................................... 03
Hình 1.4 : Một số dạng kết cấu cầu cũ ................................................................ 05
Hình 1.5 : Màn hình giao diện phần mềm qủan lý cầu của một số nước trên
Thế Giới .............................................................................................................. 12
Hình 1.6 : Màn hình giao diện phần mềm qủan lý cầu Bridgeman của Liên Hiệp
Vương Quốc Anh ................................................................................................. 15
Hình 2.1 : Sơ đồ thể hiện sự sử dụng dữ liệu để đánh giá trạng thái .................. 23

Hình 2.2 : Xếp hạng ưu tiên sữa chữa kết cấu cầu căn cứ vào sự đánh giá giá trạng
thái ....................................................................................................................... 26
Hình 2.3 ............................................................................................................... 28
Hình 2.4 : Sơ đồ chuỗi MarKov ........................................................................... 34
Hình 2.5 : Chi phí trì hoãn giao thông do thiếu vốn ............................................ 35
Hình 2.6 : Trạng thái của hệ thống cầu được biểu hiện bằng diện tích bên dưới
đường biểu diễn trạng thái trung bình theo tuổi cầu ........................................... 51
Hình 3.1 : Biểu đồ thể hiện sự gia tăng của các loại chuyên chở nặng trên đường bộ
ước tính cho năm 2015 ......................................................................................... 53
Hình 3.2 : Biểu đồ thể hiện tổng tải trọng và tải trọng trục được chấp nhận ở các
năm khác nhau ...................................................................................................... 54
Hình 3.3 ............................................................................................................... 56
Hình 3.4 ............................................................................................................... 58
Hình 3.5 ............................................................................................................... 71
Hình 3.6 :Màn hình để thực hiện chính sách bảo tồn cầu .................................... 72
Hình 3.7 : Giao diện để lên các chương trình về duy tu, nâng cấp cầu ............... 73
Hình 3.8 ................................................................................................................ 73
Hình 3.9 : Biểu đồ quan hệ giữa chỉ số HI trung bình và chi phí bảo tồn
hằng năm ............................................................................................................. 77
Hình 3.10 : Minh họa một ngân sách dựa trên đồ thị biểu diễn sự biến thiến của chỉ
số sức khỏe theo thời gian để mà so sánh 2 chiến lược đầu tư khác nhau .......... 78
Hình 3.11 : Các thành phần chính của hệ thống Pontis ....................................... 85
Hình 3.12 : Cấu trúc module của hệ thống Pontis ............................................... 86
Hình 3.13 : Cấu trúc bên trong của cơ sở dữ liệu .............................................. 104


Hình 4.1 : Một số dạng cầu ở Việt Nam ........................................................... 110
Hình 4.2 ............................................................................................................. 111
Hình 4.3 .............................................................................................................. 111
Hình 4.4 .............................................................................................................. 112

Hình 4.5 : Hệ thống tổ chức của Bộ giao thông vận tải .................................... 115
Hình 4.6 : Sơ đồ tổ chức của Cục quản lý đường bộ Việt Nam ........................ 116
Hình 4.7 ............................................................................................................. 120


Luận Văn Thạc só

Trang 1

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thủy

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU

Mục đích : trình bày khái quát những nguyên do dẫn đến nhu cầu về sự phát
triển hệ thống quản lý cầu và tình hình phát triển của nó ở một số nước trên thế
giới và ở Việt Nam.
1.1/PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.1/Đặt vấn đề :
Hệ thống giao thông đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế và xã hội cũng như đối với đời sống hằng ngày của người dân, trong đó cầu là
một bộ phận quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và được đầu tư
với kinh phí rất lớn.
Trong hơn 50 năm qua, hệ thống đường bộ được phát triển trên khắp Thế
Giới và nhiều cầu đã được xây dựng trong thời gian này. Sự gia tăng này đã đạt
đến đỉnh điểm vào khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ 20 ở nhiều nước. Tuy nhiên,
nhiều trong số các cầu đã được xây dựng đang cho thấy những dấu hiệu của sự
suy thoái chỉ sau một vài thập niên đưa vào khai thác vì sự gia tăng số lượng
giao thông và gia tăng trọng lượng của các xe cơ giới cá nhân(xem hình 1.1).


Một loại tải trọng khác thường ở Anh

Giao thông bị tắt nghẽn ở Anh

Xe tải nặng chở hàng ở Đức

Giao thông nặng trên cầu Aquitaine
của Pháp

Hình 1.1 : Một số trường hợp về tải trọng nặng và các cầu bị kẹt xe nhiều
Thực hiện : Phan Văn Bảo Quốc

Chương 1


Luận Văn Thạc só

Trang 2

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thủy

Ngoài ra vì các cầu chịu tác động của môi trường khí hậu khắc nghiệt nên
vật liệu xây dựng cầu của nhiều công trình hiện đại đang có chiều hướng thoái
biến về mặt hoá học nằm ngoài dự đoán của họ làm cho sự suy thoái trở nên
nghiêm trọng hơn, có thể làm giảm khả năng chịu tải của cầu (xem hình 1.2 và
hình 1.3). Các công trình cầu đang có khuynh hướng “già đi” nhiều hơn, chúng
đang bị bỏ quên và đang có nhu cầu được cải tạo lớn.

Hình 1.2 : Các cầu trong các môi trường khác nhau (khu đô thị, khu công nghiệp,
vùng nông thôn, vùng núi đồi)


Thực hiện : Phan Văn Bảo Quốc

Chương 1


Luận Văn Thạc só

Trang 3

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thủy

Gối cầu bằng thép, dạng con lăn bị lệch khỏi vị trí và bị ăn mịn

Hiện tượng cốt thép dự ứng lực bị rỉ

Bêâ tông cốt thép bị ăn mòn

Ăn mòn bê tông do phản ứng silic
đioxit với kiềm trong xi măng

Sự ăn mòn của dầm thép

Hình 1.3 : Một số trường hợp về sự lão hóa của vật liệu
Thực hiện : Phan Văn Bảo Quốc

Chương 1


Luận Văn Thạc só


Trang 4

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thủy

Sự đầu tư vốn trong hệ thống đường bộ là rất lớn, chi phí trực tiếp của các
hạng mục kỹ thuật cần thiết để duy trì một hệ thống đường bộ thoả đáng là
không thấp. Ngoài ra, sự tắc nghẽn giao thông do việc thực hiện công tác sữa
chữa đưa đến những tình thế bất lợi nghiêm trọng về kinh tế, cụ thể trên một số
đường nơi mà lưu lượng giao thông đang đạt đến độ bão hoà. Nhưng nguồn vốn
sẵn có được phân bổ cho việc duy tu và quản lý cầu là hạn chế với mục đích là
để kéo dài tuổi thọ của kết cấu với một chi phí thấp nhất có thể nên cần phải
phân tích kỹ lưỡng tình trạng của các cầu đang tồn tại để dự báo các hư hỏng và
lên kế hoạch sữa chữa không chỉ đối với các cầu đang tồn tại mà còn đối với các
cầu được xây dựng mới.
Hiện nay, hầu hết các nước đều đang ít chú trọng đến đầu tư xây dựng các
công trình mới mà chuyển qua quan tâm đến công tác duy tu các cầu đang tồn
tại nhằm đảm bảo sự đầu tư và hiệu quả đầu tư. Mặc dù chi phí duy tu cho các
cầu cũ hơn (đặc biệt nếu nó được xây dựng vào thập kỷ 50 và 60 của thế kỷ 20)
đang tăng dần nhưng các yêu cầu đối với việc xây dựng mới vẫn bị hạn chế.
Ở Việt Nam sẽ có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng xe cộ và một sự
gia tăng tương ứng về tốc độ xe, tạo ra các tải trọng lớn hơn nhiều so với các tải
trọng thiết kế của nhiều cầu cũ. Hiện nay, hệ thống cầu của Việt Nam có hơn
8000 cầu chiếm xấp xỉ tổng cộng trên 168km chiều dài công trình trong hệ thống
đường, trong đó có khoảng 2700 cầu trên các đường Quốc Lộ. Nhiều trong số
các cầu đó sẽ có yêu cầu về đánh giá và sữa chữa hay nâng cấp theo sự gia tăng
số lượng xe chạy và tải trọng xe [1]
Việc duy trì các cầu trong một tình trạng đảm bảo yêu cầu khai thác được
với chi phí thấp nhất có thể là không đơn giản bởi sự đa dạng của các loại kết
cấu khác nhau (xem hình 1.4). Mỗi loại kết cấu ứng xử khác nhau, chịu những cơ

chế và mức độ suy thoái khác nhau vì chúng được đặt trong điều kiện khí hậu
khác nhau. Ngoài ra các cầu được thi công tương tự nhau có thể khác nhau về
tuổi thọ, bố cục kết cấu, các vật liệu xây dựng cầu, thành phần giao thông, sự
hiện diện của các khuyết tật tiềm ẩn. Tất cả các yếu tố đó có thể ảnh hưởng
đáng kể đến tỷ lệ suy thoái và do đó các cầu cũng có nhu cầu duy tu khác nhau.
Tất cả các vấn đề này làm tăng thêm những khó khăn trong việc đảm bảo rằng
các cầu được duy tu hợp lý.

Thực hiện : Phan Văn Bảo Quốc

Chương 1


Luận Văn Thạc só

Trang 5

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thủy

Hình 1.4 : Một số dạng kết cấu cầu cũ
1.1.2/Sự cần thiết áp dụng phần mềm quản lý cầu :
Việc quản lý cầu không tốt có thể dẫn đến các hậu quả không mong
muốn sau :
• Tổn hại khả năng khai thác
• Tổn hại khả năng mang tải
• Giảm độ an toàn
• Gia tăng sự nghiêm cấm giao thông
• Mất giá trị mỹ quan
Vì vậy việc quản lý các cầu một cách thích hợp trở nên rất quan trọng để
đảm bảo rằng tất cả các cầu được duy trì trong tình trạng an toàn cùng với việc

sử dụng các tài nguyên hiệu quả nhất.
Thực hiện : Phan Văn Bảo Quốc

Chương 1


Luận Văn Thạc só

Trang 6

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thủy

Ngoài ra việc quản lý hợp lý sẽ góp phần đem lại nhiều lợi ích thiết thực
như :
• Việc đảm bảo công việc duy tu được thực hiện ở thời điểm tốt nhất sẽ giữ
cho chi phí không tăng lên, mặt khác sẽ tránh được sự ùn tắc giao thông
do thực hiện duy tu.
• Khuyến khích thương mại giữa các nước.
• Hỗ trợ thông tin liên lạc giữa tất cả các vùng khác nhau của đất nước và
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các vùng nghèo hơn.
• Lập kế hoạch duy tu cầu để giảm tối đa sự tắt nghẽn giao thông, kết quả
là tình trạng ô nhiễm do kẹt xe cũng được giải quyết phần nào.
• Việc lưu trữ các thông tin giao thông có thể được dùng để cung cấp những
thông tin phản hồi cho bên thiết kế, hỗ trợ họ đưa vào các phương pháp
thiết kế mới để có thể tối ưu hóa loại kết cấu và sự lựa chọn vật liệu để
giảm tối đa tổng chi phí kết cấu.
Để các cầu hoạt động hiệu quả, chúng phải được quản lý với một chiến
lược và triết lý rõ ràng, cần có một phương pháp hệ thống để xác định được tình
trạng thực của cầu, dự đoán trạng thái tương lai của chúng từ đó thiết lập các
chiến lược duy tu và đưa ra quyết định thực hiện chiến lược duy tu nào dựa trên

toàn bộ hệ thống hơn là dựa trên nền tảng từng dự án một, cũng như dự đoán
nhu cầu mở rộng hệ thống cầu và tính toán dự trù ngân sách quản lý cầu ở hiện
tại và trong tương lai.
Để làm điều này ta phải xem xét các yếu tố như tình trạng kết cấu, khả
năng mang tải, mức độ suy thoái, ảnh hưởng giao thông, tuổi sữa chữa, tuổi thọ
còn lại của công trình…Ngoài ra còn phải quan tâm xem xét các tác động về mặt
kinh tế xã hội.
Hệ thống quản lý cầu sẽ đáp ứng tốt các nhiệm vụ quản lý cầu nói trên.
Nó bao gồm một tập hợp trình tự các bước được dự định để đảm bảo công tác
duy tu của tất cả các công trình được thực hiện đầy đủ nhằm đạt được các mục
đích chính yếu sau đây :
• Bảo đảm sự an toàn cho người sử dụng;
• Bảo đảm mức độ khai thác đã định;
• Bảo đảm dài lâu cho việc bảo tồn di sản.
1.2/TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CẦU
1.2.1/Khái niệm chung về hệ thống quản lý cầu : [11], [12]
Hệ thống quản lý cầu là một hệ thống được sử dụng dưới dạng phần mềm
để hỗ trợ thực hiện các chức năng quản lý cầu. Phần mềm này bao gồm các
module, mỗi module là một chức năng riêng về quản lý cầu như module kiểm
tra cầu, module duy tu cầu… hay có thể là module con để hỗ trợ thực hiện một
Thực hiện : Phan Văn Bảo Quốc

Chương 1


Luận Văn Thạc só

Trang 7

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thủy


phần nội dung của một chức năng quản lý cầu như mô hình con về chi phí duy tu
sữa chữa và đại tu, module về xếp hạng cầu… Các module này chứa đựng các
phương pháp, các mô hình phân tích, các công cụ xử lý dữ liệu, cách thức tổ
chức và các cơ sở dữ liệu cần thiết để áp dụng phần mềm quản lý cầu.
Các cơ quan quản lý cầu sử dụng phần mềm quản lý cầu để hỗ trợ thực
hiện các công việc như :
+ Ra quyết định lựa chọn các giải pháp tối ưu đối với hệ thống cầu
phù hợp với chính sách của các cơ quan, các mục tiêu dài hạn và các giới
hạn về ngân sách;
+ Thu thập dữ liệu kiểm kê cầu, các dữ liệu kiểm tra, đánh giá các
công trình bị hư hỏng, xác định cơ chế suy thoái và mức độ suy thoái,
quản lý giao thông nặng, phân định nguồn vốn cho công tác sữa chữa và
duy tu, lên kế hoạch duy tu v.v… để đảm bảo sự an toàn, chức năng của
cầu cũng như giảm thiểu sự tắt nghẽn giao thông, đảm bảo tính hiệu quả
và chất lượng khai thác của cầu.
Một hệ thống quản lý cầu hoàn chỉnh không chỉ là một chương trình vi
tính mà nó còn là :
một tập hợp các hoạt động có quan hệ với nhau để quản lý cầu;
một tập hợp các tiêu chuẩn và các hướng dẫn cho các hoạt động
này;
một tổ chức để quản lý và thực hiện các hoạt động này.
1.2.2/Tổng quan về sự phát triển hệ thống quản lý cầu trên Thế Giới :
Một số các hệ thống quản lý đã được phát triển khắp Châu Âu (xem bảng
1, 2 – phụ lục 1) đễ hỗ trợ các kỹ sư trong việc quyết định công việc duy tu nào
là cần thiết thực hiện và nên được thực hiện khi nào. Các hệ thống đơn giản nhất
bao gồm một cơ sở dữ liệu mà lưu giữ toàn bộ các thông tin liên quan đến từng
công trình, ví dụ thông tin về các chi tiết kết cấu, các ghi nhận về kiểm tra cầu,
lịch sử duy tu trước đây… giúp cho người kỹ sư đi đến quyết định cuối cùng. Các
hệ thống phức tạp hơn chứa đựng các giải thuật xử lý dữ liệu để tạo ra các chiến

lược duy tu tối ưu ở cả cấp độ dự án và cấp độ hệ thống trong đó có xem xét đến
các giới hạn như nguồn vốn không đủ.
Nói chung thì hệ thống quản lý có thể hoạt động trên 2 cấp độ là dự án và
hệ thống cầu. Cấp độ dự án chủ yếu liên quan đến việc quản lý kỹ thuật của các
công trình riêng lẻ còn cấp độ hệ thống chủ yếu liên quan đến việc quản lý một
tập hợp nhiều cầu và có tầm quan trọng cao hơn về mặt quản lý kinh tế và quản
lý chính trị. Giữa 2 cấp độ quản lý này tồn tại một mối liên hệ tác động qua lại
mạnh mẽ.
Thực hiện : Phan Văn Bảo Quốc

Chương 1


Luận Văn Thạc só

Trang 8

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thủy

Các loại thông tin cấp độ dự án được xuất ra bao gồm :
• Các số liệu về tình trạng của từng bộ phận cầu và của toàn cầu
• Khả năng mang tải của cầu và các bộ phận bị hư hại nhiều nhất
• Quy mô và mức độä hư hỏng hiện tại của các bộ phận cầu giúp cho việc dự
đoán tình trạng tương lai của cầu
• Các dự đoán chẳng hạn như khi nào một cầu sẽ trở nên không đạt yêu cầu
về khả năng mang tải
• Xác định các yêu cầu về duy tu cầu
• Những hướng dẫn về các chiến lược và các phương pháp duy tu hiệu quả
• Các chương trình về công việc duy tu cho biết thời điểm thực hiện các
phương pháp duy tu được lựa chọn để giảm tối đa tổng chi phí của cầu.

Các loại thông tin cấp độ hệ thống được xuất ra bao gồm :
• Các chương trình thiết lập mức độ ưu tiên của công tác duy tu khi sự tối ưu
hóa của chương trình bị giới hạn bởi các yếu tố như ngân sách duy tu
không đủ để cho phép tất cả các công việc trong chương trình tối ưu được
thực hiện.
• Các giá trị của các thông số theo chỉ tiêu chính sách như số lượng các cầu
mà có sự giới hạn về tải trọng ở một mốc thời gian đã định, số lượng thay
thế cầu mỗi năm và tình trạng trung bình của các cầu trong hệ thống cầu
ở mốc thời gian đã định.
• Mức độ thích hợp của các thông số theo chỉ tiêu chính sách được đo lường
bằng một tập hợp các giá trị làm chuẩn.
• Quy mô ngân sách cần thiết để đạt được mức độ thích hợp đã định.
Hầu hết các hệ thống đều được phát triển cho một số các các cầu cụ thể
nào đó hay để đáp ứng các yêu cầu của một cơ quan chủ quản cầu nào đó và
được phát triển thêm nữa để đáp ứng yêu cầu của thị trường rộng lớn hơn. Hiện
Châu Âu đang phát triển một phần mềm quản lý cầu mà có thể áp dụng chung
cho các nước thuộc thành viên Châu Âu.
- Tài liệu :
Ở hầu hết các nước, trình tự sử dụng hệ thống quản lý cầu được trình bày
trong các tài liệu khác nhau như các hướng dẫn duy tu, các chỉ dẫn quản lý và
các sách hướng dẫn cho người sử dụng…
- Thông tin ngôn ngữ của cơ sở dữ liệu :
Tất cả các nước đều sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu thương mại ngoại
trừ Liên Hiệp Vương Quốc Anh và Slovenia, phổ biến nhất là ORACLE, ngoài
ra còn có ACCESS, DELPHI, POWER BUILDER và SQL. Hầu hết các nước
đều sử dụng hệ thống dựa trên nền Window.
Thực hiện : Phan Văn Bảo Quốc

Chương 1



Luận Văn Thạc só

Trang 9

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thủy

Mỗi nước có một dung lượng cơ sở dữ liệu khác nhau và đa số các nước
đều sử dụng cơ sở dữ liệu của chương trình để quản lý cả các công trình riêng lẻ
và toàn bộ hệ thống cầu. Riêng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì cơ sở dữ liệu
chủ yếu được dùng để quản lý toàn bộ hệ thống cầu.
Hệ thống quản lý cầu được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau : cấp Quốc
Gia, cấp Khu vực, cấp Tỉnh và các cơ quan duy tu…chúng cũng được các bên tư
vấn sử dụng.
Thông tin của cơ sở dữ liệu được cập nhật ở các khoảng thời gian định kỳ
khác nhau phụ thuộc vào loại dữ liệu và hệ thống quản lý cầu. Một số thông tin
được cập nhật hằng ngày, một số thông tin thì thỉnh thoảng mới được cập nhật,
một số khác được cập nhật hằng năm hay 2 năm 1 lần.
- Tình trạng cầu :
Có 3 hay 4 cấp độ kiểm tra :
- Kiểm tra thường xuyên;
- Kiểm tra chung;
- Kiểm tra chi tiết;
- Kiểm tra đặc biệt.
Nói chung thì hệ thống quản lý cầu lưu trữ tình trạng của các bộ phận cầu
và cho cả cầu. Nhưng một số nước như Đức, Ailen thì hệ thống quản lý cầu chỉ
lưu trữ tình trạng của cả cầu và ở Liên Hiệp Vương Quốc Anh thì hệ thống quản
lý cầu chỉ lưu trữ tình trạng của các bộ phận cầu.
Tình trạng cầu hầu như được căn cứ trên tỷ lệ xếp loại theo điểm từ 3 đến
5

- Thông tin khác được lưu trữ trên phần mềm :
• Ngày thực hiện duy tu;
• Loại công việc duy tu;
• Chi phí duy tu;
• Địa điểm thực hiện duy tu;
- Dự đoán tình trạng cầu :
Hầu hết các nước không sử dụng dữ liệu tình trạng quá khứ hay mô hình
suy thoái để dự đoán tình trạng tương lai.
- Chi phí :
Hầu hết các nước đều lưu trữ chi phí duy tu sữa chữa và trong một vài
trường hợp thì lưu trữ cả chi phí kiểm tra cầu trên phần mềm ngoại trừ Bỉ, Đức,
Ailen và Slovenia.
Các hệ thống quản lý cầu được sử dụng ở các nước đều không tính toán
các hậu quả về tài chính gây ra do sự đứt quãng giao thông khi thực hiện công
tác duy tu và quản lý giao thông liên quan trừ Liên Hiệp Vương Quốc Anh và
Thực hiện : Phan Văn Bảo Quốc

Chương 1


Luận Văn Thạc só

Trang 10

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thủy

Thụy Điển. Ở Liên Hiệp Vương Quốc Anh, các chi phí trì hoãn được tính toán
bằng cách sử dụng chương trình vi tính QUADRO hay các bảng tra của chương
trình. Ailen cũng sử dụng chương trình QUADRO.
- Các quyết định về duy tu và sữa chữa :

Hầu hết các nước đều không sử dụng công cụ BMS(hệ thống quản lý cầu)
để quyết định công tác duy tu và sữa chữa cầu ngoại trừ Đan Mạch, Mỹ, Phần
Lan. Đan mạch sử dụng chương trình định độ ưu tiên, còn Phần Lan sử dụng chỉ
số sữa chữa. Đối với Pháp, các quyết định đều do con người đưa ra với một số
cấp độ kiểm soát về mặt tài chính và kỹ thuật. Tương tự như vậy, đối với Đức và
Tây Ban Nha cũng sử dụng các đánh giá kỹ thuật của con người để đưa ra quyết
định về duy tu và sữa chữa. Liên Hiệp Vương Quốc Anh sử dụng sự phân tích lợi
ích về chi phí, các nhu cầu tương lai và các đánh giá kỹ thuật để đưa ra quyết
định về sữa chữa và duy tu. Na Uy thì căn cứ trên sự mô tả hư hỏng và đánh giá
tình trạng cầu (thông qua công tác kiểm tra cầu). Thông qua các mô tả công việc
hay quy trình thực hiện, người ta đưa ra các đề xuất sữa chữa hư hỏng, ước lượng
các chi phí để thực hiện các công tác được đề xuất và cho biết các công tác này
sẽ được thực hiện vào năm nào.
Hầu hết các nước đều dựa trên công tác kiểm tra cầu và sự đánh giá kỹ
thuật để quyết định công tác duy tu nào là cần thiết và thời điểm tốt nhất để thực
hiện. Ở Pháp, quyết định này dựa trên kết quả định mức độ ưu tiên. Ở Slovenia,
họ quyết định dựa trên nền tảng của sự đánh giá tình trạng cầu trong lúc kiểm
tra và phân loại cầu; các giới hạn về tải trọng, số lượng giao thông gia tăng và
tầm quan trọng của cầu đối với vùng. Mỹ ra quyết định dựa trên nền tảng các
nhu cầu về an toàn và lợi ích kinh tế. Đan Mạch ra quyết định trong lúc kiểm tra
thường xuyên, còn Phần Lan thì quyết định thông qua các báo cáo hư hỏng từ cơ
sở dữ liệu.
Hầu hết các nước đều dựa trên nền tảng đánh giá kỹ thuật để quyết định
lựa chọn duy tu nào là tốt nhất. Liên Hiệp Vương Quốc Anh quyết định vấn đề
này tuỳ thuộc vào giải pháp đã có, chi phí của chúng, quản lý giao thông và sự
tắc nghẽn giao thông; toàn bộ chi phí tuổi thọ cũng được sử dụng cho các kế
hoạch lớn và sẽ sử dụng cho các kế hoạch trong tương lai. Họ cũng có một
chương trình máy tính gọi là QUADRO, chương trình này cung cấp một phương
pháp đánh giá tổng chi phí của các công việc duy tu đường bộ lớn.
- Xếp hạng ưu tiên các cầu cần sữa chữa (xem bảng 3 - phụ lục 1) :

Trong hệ thống quản lý cầu (BMS) của hầu hết các nước đều không có
module để tạo ra một chiến lược duy tu tối ưu và chiến lược duy tu được ưu tiên
thực hiện.
Thực hiện : Phan Văn Bảo Quốc

Chương 1


×