Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT Chi nhánh Chương Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.81 KB, 6 trang )

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình chấm điểm tín
dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT Chi nhánh Chương Dương
3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng chấm điểm tín dụng và xếp hạng
doanh nghiệp tại NHCT Chi nhánh Chương Dương
Với định hướng hoạt động tín dụng của NHCT Chi nhánh Chương Dương là tiếp
tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của ngân hàng, tạo
một cơ cấu tín dụng hợp lý, vốn tín dụng được đầu tư hiệu quả. NHCT Chi nhánh
Chương Dương quyết tâm cho vay có chọn lọc và thường xuyên cập nhật thông tin
khách hàng để đầu tư đúng hướng. Đồng thời chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin
nhằm giảm thiểu rủi ro …
Để đáp ứng được những mục tiêu đề ra ở trên thì công tác chấm điểm tín dụng
và xếp hạng doanh nghiệp đòi hỏi độ chính xác cao đảm bảo thẩm định chính xác khách
hàng và các phương án/ dự án xin vay vốn, dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHCT Chi
nhánh Chương Dương:
3.1.1. Thiết lập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau:
Ngân hàng cần sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau, không chỉ bó hẹp một
số thông tin như hiện nay ( theo như trong quy trình thì có rất nhiều nguồn thông tin nên
sử dụng nhưng trên thực tế do gặp nhiều khó khăn trong truy cập thông tin CBCĐTD
vẫn có rất ít nguồn thông tin để tham khảo )
Đồng thời ngân hàng cần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ thông tin,
thiết lập phần mềm quản lý khách hàng.
Mở rộng các kênh thông tin bằng cách hợp tác trao đổi thông tin với các NHTM
khác, thiết lập quan hệ mật thiết với các ban ngành thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm…
CBCĐTD cần tăng cường phỏng vấn trực tiếp khách hàng và cập nhật thông tin
khách hàng một cách thường xuyên.
3.1.2. Tăng cường rà soát chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Hiện nay, bước rà soát chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp chỉ được
thực hiện cuối cùng sau khi đã hoàn thành các bước của quy trình chấm điểm, nên tăng
cường công tác rà soát ngay trong quá trình thực hiện chấm điểm và xếp hạng doanh
nghiệp. Kiểm soát theo từng công đoạn sẽ chặt chẽ và an toàn hơn, tránh được rủi ro


cho ngân hàng.
Tờ trình cũng nên chi tiết hơn, cung cấp thông tin đầy đủ và giải thích vì sao đưa
ra những phán quyết tín dụng đó thì phán quyết tín dụng sẽ đúng đắn và hạn chế được
rủi ro.
3.1.3. Nâng cao trình độ của CBCĐTD
Nâng cao trình độ ở đây bao hàm cả trình độ nghiệp vụ và trình độ đạo đức.
CBCĐTD cần phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác chấm điểm tín
dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, có ý thức tuân thủ quy trình chấm điểm và
có trách nhiệm với kết quả chấm điểm và xếp hạng.
Không những cần nâng cao năng lực chuyên môn mà còn phải bồi dưỡng về kỹ
năng giao tiếp, đánh giá tâm lý khách hàng.
Nên thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật các kiến
thức mới và sự thay đổi của chính sách Nhà Nước, chuẩn mực kế toán…
3.1.4. Đưa ra những tiêu chí mới vào chấm điểm tín dụng
Với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì đánh giá những chỉ tiêu liên quan
đến cổ phiếu rất đáng được quan tâm như thu nhập / 1 cổ phiếu hay cổ tức / 1 cổ
phiếu…mục tiêu quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp chính là tối đa hóa giá trị
vốn chủ sở hữu vì vậy cũng có thể lấy tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu hàng năm để
đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Cần nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu một cách khoa học, phù hợp
với thực tiễn, từ đó đưa ra các trọng số ứng với từng chỉ tiêu một cách hợp lý nhất.
3.1.5. Tự động hóa công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Hiện nay, việc phân tích, chấm điểm, tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
tại NHCT Chi nhánh Chương Dương hoàn toàn do CBCĐTD thực hiện bằng phương
pháp thủ công mà không có sự trợ giúp bằng phần mềm tin học. Phương pháp này có
thể đem lại nhiều rủi ro bởi những yếu tố chủ quan từ phía CBCĐTD. Vì vậy, NHCT
cần xây dựng hệ thống phần mềm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tự động.
Ban đầu có thể chỉ là hỗ trợ phân tích lượng hóa một số bước và chấm điểm, sau đó sẽ
dần hoàn thiện chấm điểm tự động tòan bộ quy trình.
Muốn thực hiện được điều này, cần trang bị hệ thống máy tính hiện đại kết nối

tất cả các phòng ban trong ngân hàng và kết nối trực tiếp với các Chi nhánh và Hội sở
chính trong toàn hệ thống NHCTVN.
3.2. Một số kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị với NHCT Việt Nam
Sau thời gian thực tập và nghiên cứu về quy trình chấm điểm tín dụng và xếp
hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCTVN chi nhanh Chương Dương, tôi có một số
kiến nghị lên NHCTVN để hoàn thiện hơn nữa nội dung quy trình chấm điểm tín dụng
và xếp hạng doanh nghiệp như sau:
3.2.1.1. Lựa chọn các chỉ số tài chính độc lập với nhau
NHCTVN lựa chọn 11 chỉ tiêu tài chính để chấm điểm tín dụng cho doanh
nghiệp, việc lựa chọn này là sự chọn lựa từ hàng trăm chỉ số tài chính đánh giá hoạt
động của doanh nghiệp, vì vậy lựa chọn cần phải làm trên cơ sở đảm bảo sao cho tổng
số chỉ số được chọn ra sẽ giúp đánh giá tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Số lượng chỉ số được lựa chọn là có hạn nên cần đảm bảo về mặt chất
lượng sao cho các chỉ số không được trùng lặp hay có mối liên hệ tương quan có thể
suy luận từ nhau từ đó mới bảo đảm đánh giá về doanh nghiệp tổng thể nhất và tránh
đánh gía trùng lặp ảnh hưởng.
3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thông tin kinh tế – tài chính
– ngân hàng của NHCTVN
Vì các chỉ tiêu phi tài chính là các chỉ tiêu định tính nên việc chấm điểm các
chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá chủ quan của CBCĐTD vì vậy độ chính
xác có thể không cao.
Cần nâng cao năng lực của phòng thông tin từ đó giúp CBCĐTD có được nguồn
thông tin đầy đủ và chất lượng đảm bảo kết quả đánh giá chính xác hơn.
 Việc thiết lập một hệ thống lưu trữ thông tin trong toàn hệ thống NHCTVN là
rất cần thiết, nó giúp cho việc quản lý thông tin hiệu quả và đồng bộ trong toàn hệ
thống. Mặt khác với kinh phí nhỏ các chi nhánh không thể có đủ khả năng thiết lập hệ
thống quản lý thông tin riêng. Vì vậy, NHCTVN cần chú trọng về việc thiết lập hệ
thống thông tin thông suốt trong toàn hệ thống. Thông tin thu thập không chỉ về quan hệ
tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng mà cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn

khác nhau như các phương tiện truyền thông, các cơ quan phân tích…và đưa thông tin
này lên toàn hệ thống để CBTD dễ dàng truy cập tham khảo và sử dụng.
Trung tâm tín dụng phải áp dụng những phương thức thu thập thông tin tự động,
xếp loại thông tin và từ đó tạo ra nguồn thông tin đáng tin cậy nhất cho CBCĐTD sử
dụng chấm điểm. Công việc này đòi hỏi công nghệ tin học hiện đại.
3.2.1.3. Xây dựng phần mềm chấm điểm tự động và nâng cao trình độ của
CBCĐTD
Hỗ trợ cho các chi nhánh về điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí đào tạo để
CBCĐTD được đào tạo kỹ càng về nghiệp vụ cũng như cách sử dụng các phần mềm
hiện đại.
Hiện nay, NHCTVN vẫn chấm điểm tín dụng theo phương pháp thủ công như
vậy kết quả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trách nhiệm cũng như ý chủ quan
của CBCĐTD. Vì vậy, xây dựng một phần mềm chấm điểm tự động là yêu cầu tất yếu
hiện nay để đảm bảo công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp chính xác
và khách quan hơn. Không những vậy mà còn giúp việc chấm điểm trở nên đơn giản và
nhanh chóng hơn rất nhiều.
3.2.2. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước
Ngân hàng nhà nước cần ban hành thêm các văn bản cụ thể hướng dẫn chi tiết
công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp bên cạnh những quyết định đã
ban hành ( QĐ 57 – NHNN ngày 24/01/2002, QĐ 457 – NHNN ngày 19/04/2005 )
nhằm thống nhất hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng giữa các
NHTM. Sự khác nhau trong nội dung chấm điểm và xếp hạng giữa các NHTM sẽ dẫn
đến sự không đồng nhất về kết quả, các NHTM sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ nhau
đánh giá khách hàng.
Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN ( CIC ) cần hoạt động hiệu quả hơn,
mở rộng thu thập thông tin và phân tích các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thông
tin không những của các tổ chức tín dụng mà còn của các nhà đầu tư, các cơ quan quản
lý và của chính các doanh nghiệp.
CIC cần áp dụng những giải pháp tiên tiến hơn nữa để có thể thu thập thông tin
tự động, trực tuyến, tăng cường tốc độ và tính hiệu quả của việc thu thập thông tin, kể

cả thông tin ban đầu và thông tin cập nhật định kỳ.
Ngoài ra, CIC cần mở rộng các đối tượng được phép truy cập và khai thác thông
tin từ CIC. Khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện cung cấp thông tin để CIC có thể
tiến hành phân tích.
KẾT LUẬN
Hiện nay Việt Nam đã chính thức trở thành thảnh viên của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) đặc biệt năm 2010 Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở cửa thị
trường tài chính, điều này đặt ra cho các ngân hàng thương mai Việt Nam nhiều thách
thức không loại trừ chi nhánh Chương Dương – Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc này đối với chi nhánh Chương Dương nói riêng và
NHCTVN nói chung là không ngừng nâng cao hoạt động kinh doanh về cả chất lượng
lẫn số lượng kết hợp với nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là một phương pháp quản lý
rủi ro hiện đại. Nó mang lại hiệu quả kinh tế, cắt giảm chi phí, định giá các khoản cho
vay theo mức độ rủi ro và giảm thiểu rủi ro tín dụng lơn nhất. Tuy nhiên một hệ thống
chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao cần dựa trên
công nghệ hiện đại với phần mềm chấm điểm tự động. Điểu này không phải ngân hàng
nào cũng có đủ khả năng để thực hiện. Chi nhánh Chương Dương – NHCT với quy
trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp khá chặt chẽ đã đạt được những
thành công nhất định, bên cạnh đó ngân hàng vẫn đang nỗ lực xây dựng một phần mềm
chấm điểm tự động nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

×