Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI CHI NHÁNH NHNT THÀNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.42 KB, 13 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI CHI NHÁNH NHNT
THÀNH CÔNG
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ của Chi nhánh
3.1.1. Sự cần thiết của việc mở rộng hoạt động thanh toán thẻ
Sự phát triển của hoạt động thẻ Ngân hàng tại Việt Nam trong tương lai
gần là rất khả quan do tính tất yếu của việc sử dụng thẻ của khách hàng và
những áp lực đói với các NHTM trong việc hình thành và phát triển các loại
hình dịch vụ Ngân hàng, bao gồm:
Áp lực hiện đại hoá hệ thống công nghệ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch
vụ Ngân hàng trở nên hết sức cấp bách trong hội nhập của hệ thống các
NHTMVN, trong đó nghiệp vụ thẻ yêu cầu các Ngân hàng phải đẩy mạnh công
nghệ ngân hàng ở một trình độ cao.
Áp lực từ bản thân chiến lược kinh doanh dài hạn của các NHTM, trong
đó mục tiêu đề ra là thu từ dịch vụ phải chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu của
Ngân hàng.
Áp lực từ việc chiếm lĩnh thị trường thẻ tại Việt Nam vì hiện nay hoạt
động thanh toán thẻ ngân hàng còn khá mới mẻ tại Việt Nam, do vậy thị trường
này còn bỏ ngỏ và có tiềm năng rất lớn trong tương lai, buộc các NHTM phải
triển khai và phát triển sớm.
Phát triển nghiệp vụ thẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh
toán, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định thương hiệu, uy tín của NHNT trên
thị trường trong nước và quốc tế. Đầu tư phát triẻn thẻ là yêu cầu tất yếu và
hoàn toàn phù hợp vì đa dạng hoá nghiệp vụ là mục tiêu chung của mọi NHTM.
Sản phẩm thẻ càng phong phú, nhiều tiện ích, phạm vi sử dụng và thanh toán
càng lớn thì khả năng hội nhập càng cao. Nghiệp vụ thẻ phát triển sẽ tạo môi
trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn rẻ, mở rộng tín dụng, tăng nguồn thu cho
NHNTVN nói chung cũng như chi nhánh NHNT Thành Công nói riêng.
3.1.2. Kế hoạch trong thời gian tới
Căn cứ vào những kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được trong thời
gian qua, trên cơ sở đánh giá những mục tiêu đã đạt được, những mục tiêu chưa


đạt được, thấy được những tồn tại và nguyên nhân Chi nhánh đã xác định mục
tiêu phấn đấu đến hết năm 2008 tất cả các chỉ tiêu về dịch vụ thanh toán thẻ
phải đạt được tốc độ tăng là 40% so với năm 2007, cụ thể như sau:
Số lượng thẻ phát hành đạt 48.430 thẻ, trong đó thẻ tín dụng quốc tế là
2.167 thẻ, thẻ ghi nợ nội địa: 46.263 thẻ với thẻ ATM đạt : 43.091 thẻ.
Thu phí phát hành dự kiến đạt 1,82 tỷ, doanh số thanh toán dự kiến đạt
gần 9,8 triệu.
Dự kiến lắp đặt thêm 6 máy ATM tại các địa điểm công cộng nâng tổng
số máy ATM của Chi nhánh lên 10 máy. Số lượng ĐVCNT dự kiến mở rộng
thêm 2.
Đảm bảo cho các máy ATM tại Chi nhánh và các địa điẻm đặt máy ngoài
chi nhánh hoạt động liên tục, ổn định. Phối hợp với phòng Vi tính để thực hiện
triển khai dịch vụ mới, bảo dưỡng toàn bộ máy ATM do Chi nhánh quản lý.
Cập nhật, chỉnh sửa các chương trình liên quan đến nghiệp vụ thẻ do
Trung tâm thẻ triển khai.
Lên kế hoạch mở lớp tập huấn cho cán bộ Chi nhánh nắm bắt được các
tiện ích, nghiệp vụ cơ bản về các dịch vụ thẻ.
Hoàn thiện, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cán bộ thẻ để đáp ứng tốt
việc triển khai theo kế hoạch phát triển các nghiệp vụ mới về thẻ của NHNT
Việt Nam.
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ
ngân hàng tại Chi nhánh NHNT Thành Công
Để khắc phục những hạn chế chung đang vướng mắc tại VCB Thành
Công, sau khi nghiên cứu những hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động thanh
toán cùng với kế hoạch trong thời gian tới của Chi nhánh NHNT Thành Công,
em xin mạnh dạn đề ra những giải pháp sau:
3.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ
Hoạt động ngân hàng đòi hỏi đồng thời cả hai yếu tố trình độ công nghệ
và kĩ năng của con người mà trong chừng mực nào đó thì yếu tố con người là
quyết định vì công nghệ chỉ đạt được kết quả thông qua con người. Vì ngân

hàng là lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở các mối quan hệ nên công chúng chỉ tìm
đến ngân hàng nào mà ở đó người ta tin tưởng và mong muốn nhận được sự chỉ
dẫn với thái độ nhã nhặn và lịch sự. Vì vậy cần tuyển lựa những nhân viên có
không chỉ có năng lực trình độ trong chuyên môn mà cần có kĩ năng giao tiếp
tốt, chất lượng đầu vào rất quan trọng.
Trước mắt ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, nhân
viên quản lý điều hành, tác nghiệp đổi mới tư duy nhận thức của cán bộ ngân
hàng đặc biệt là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhân viên ngân hàng
cần biết lắng nghe đánh giá nhu cầu khơi dậy thêm các nhu cầu đang còn tiềm
ẩn của khách hàng. Chi nhánh nên thường xuyên phát động phong trào thi đua
trong toàn chi nhánh là biện pháp tốt để tạo bầu không khí thi đua hăng say làm
việc. Thêm vào đó, thẻ là sản phẩm của công nghệ hiện đại muốn phát triển
nghiệp vụ thẻ ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ kĩ thuật cao về lĩnh vực công
nghệ thông tin.
Về dài hạn chi nhánh cần phối hợp với các ngân hàng đã phát triển
nghiệp vụ để học hỏi kinh nghiệm, gửi cán bộ tham dự các khoá đào tạo chuyên
sâu ở nước ngoài. Do nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ là một dịch vụ mới
phức tạp nhiều rủi ro đòi hỏi cán bộ giao dịch phải liên tục học hỏi để nâng cao
trình độ, đảm bảo an toàn cho giao dịch thẻ.
Ngân hàng cần thực hiện chính sách lương, chế độ khen thưởng hợp lí
cho cán bộ ngân hàng có sáng kiến mở rộng hoạt động và đóng góp tích cực.
3.2.2. Tiếp tục phát triển mạng lưới ĐVCNT
Số lượng cũng như chất lượng ĐVCNT có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của nghiệp vụ thanh toán thẻ. Đó là cầu nối giữa ngân hàng với chủ
thẻ và có tác động đến cầu của khách hàng về dịch vụ này. Sự đa dạng về loại
hình kinh doanh, về địa bàn hoạt động của các cơ sở này tạo điều kiện cho thẻ
phát huy được tính ưu việt trong thanh toán, tăng khả năng khuếch trương mở
rộng thị trường. Do vậy việc xây dựng mạng lưới hợp lý có ý nghĩa to lớn trong
vấn đề làm cầu nối giữa việc cung sản phẩm của ngân hàng và cầu dịch vụ của
khách hàng.

Chi nhánh cần chủ động tìm đến dối tác để gặp gỡ, tiếp thị để đối tác
nhận thấy rõ những ích lợi khi tham gia làm ĐVCNT cho Ngân hàng. Nhưng
ngược lại chi nhánh cũng nên lựa chọn các đối tác có tiềm năng. Ngân hàng nên
trích thưởng hay giảm phí nhằm khuyến khích các đại lý đạt doanh số thanh
toán thẻ lớn; tổ chức hội nghị các đơn vị chấp nhận thẻ qua đó giúp họ lĩnh hội
những kiến thức cơ bản về thanh toán thẻ để họ hiểu rõ hơn quyền và trách
nhiệm của mình. Chi nhánh cũng nên giới thiệu với chủ thẻ những ĐVCNT hay
đăng danh sách các đại lý lên bản tin của Vietcombank.
Trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị cho các ĐVCNT nhằm tránh tạo ra
những khoảng trống cho các Ngân hàng khác xâm nhập, đồng thời phân phát tài
liệu hoặc cử cán bộ Ngân hàng xuống tận nơi giúp đại lý hiểu về công dụng,
cách sử dụng các máy móc được lắp đặt. Cùng với việc phát triển mạng lưới
ĐVCNT, Ngân hàng nên có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống máy ATM, phổ
cập hoạt động thanh toán, rút tiền mặt qua máy ATM dần từng bước ra công
chúng.
Thông qua các ĐVCNT cũ để tạo hậu thuẫn cho việc phát triển các
ĐVCNT mới trên nguyên tắc phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, tức là mở
rộng theo cả lãnh thổ địa lý và theo cả lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề
kinh doanh của ĐVCNT. Tăng cường liên kết hợp tác với các NHTM tại những
nơi không có phòng giao dịch của Chi nhánh, nhưng lại có tiềm năng sử dụng
thẻ để thiết lập các cơ sở tiếp nhận thẻ.
Có các chính sách đãi ngộ tốt hơn nữa khi nhân viên kí kết được hợp
đồng thanh toán thẻ với đại lý nhằm khuyến khích các nhân viên phát triển
mạng lưới ĐVCNT.
3.2.3. Tăng cường hoạt động Marketing
Thanh toán thẻ mang lại rất nhiều tiện ích không chỉ đối với các chủ thẻ,
các NHTM, các ĐVCNT mà còn cho cả nền kinh tế. Tuy vậy, việc phát triển
nghiệp vụ này ở Việt Nam còn bị cản trở nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ bản là
tâm lý e ngại, thói quen tiêu dùng tiền mặt và hạn chế về trình độ cũng như thu
nhập của công chúng. Trong điều kiện dó, chính sách Marketing cần được đặc

biệt quan tâm.
Trước hết, Chi nhánh nên thành lập một bộ phận, thậm chí một phòng
chuyên môn làm công tác Marketing. Hiện nay tại Chi nhánh VCB Thành Công
chưa có phòng Marketing riêng và hoạt động Marketing vẫn chưa được chú
trọng thoả đáng. Trong điều kiện môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
thì điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho Chi nhánh. Trong thời gian tới, Chi
nhánh cần thu thập những thông tin về khách hàng mà ngân hàng có dự đoán là
có nhu cầu sử dụng thẻ. Việc thu thập các thông tin về nghề nghiệp, độ tuổi, địa
vị xã hội, mức thu nhập bình quân của khách hàng, ngân hàng có thể dánh giá
khả năng tài chính và phân đoạn thị trường khác nhau để cung ứng sản phẩm
phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Không chỉ thu thập các thông tin về khách hàng của mình, Ngân hàng còn
phải cập nhật các thông tin về các Ngân hàng đang tham gia thị trường thẻ bởi
đó chính là đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của
Ngân hàng.
Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa các hình thức tuyên truyền quảng cáo
trên các phương tiện thông tin thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh
truyền hình địa phương, trên các pano quảng cáo,…về các sản phẩm thẻ mà
Ngân hàng cung cấp. Đồng thời phát hành các tờ rơi giới thiệu những tiện ích
mà khách hàng có được khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ của VCB
cũng như những thông tin liên quan như điều kiện sử dụng thẻ, địa điểm lắp đặt
máy ATM, các ĐVCNT,…giúp cho khách hàng thêm hiểu biết về sản phẩm thẻ
của Ngân hàng. Ngân hàng cũng nên hữu hình hoá các lợi ích từ thẻ để khách
hàng dễ nhận biết hơn như: chương trình quà tặng cho khách hàng, miễn phí
phát hành thẻ,…
Ngân hàng cũng có thể kết hợp với ĐVCNT trong việc thanh toán, quảng
bá sản phẩm, tiến hành các đợt giảm giá, miễn phí cho các đối tượng sử dụng
thẻ thanh toán.

×