Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Xây dựng và quản trị hệ thống mạng LAN dùng cho đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN MẠNH HOÀN

XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG LAN
DÙNG CHO ĐÀI PHÁT THANH
VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Hà Nội – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN MẠNH HOÀN

XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG LAN
DÙNG CHO ĐÀI PHÁT THANH
VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HĨA

Chun ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐINH VIẾT SANG

Hà Nội – Năm 2019


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI ĐÀI PT & TH
THANH HÓA ................................................................................................................2
1.1 Đánh giá ứng dụng CNTT tại TTV trong thời gian qua ............................................2
1.1.1 Hạ tầng kỹ thuật ......................................................................................................2
1.1.2 Ứng dụng CNTT trong điều hành tác nghiệp, quản lý sản xuất .............................2
1.1.3 Ứng dụng CNTT trong hệ thống sản xuất chương trình ........................................3
1.1.4 Ứng dụng CNTT trong sản xuất phân phối nội dung số ........................................7
1.1.5 Ứng dụng CNTT trong truyền dẫn phát sóng.........................................................7
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ............................................................................................8
2.1 Kiến thức cơ sở ..........................................................................................................8
2.1.1 Các cấu trúc liên kết mạng .....................................................................................8
2.1.2. Một số bộ giao thức kết nối mạng .......................................................................13
2.2. Sơ lược về Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa ...........................................17
2.3. Khảo sát ..................................................................................................................18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ..............................................19
3.1 Yêu cầu bài tốn ......................................................................................................19
3.2 Mơ hình mạng ..........................................................................................................19
3.3 Sơ đồ đấu nối mạng của Đài PT& TH Thanh Hóa .................................................23
3.4 Thiết kế ....................................................................................................................25
3. 4. 1 Xây dựng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng .............................25

3. 4. 2 Thiết kế sơ đồ mạng vật lý .................................................................................26
3. 4. 3 Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng mạng .............................33
3. 5 Cài đặt .....................................................................................................................34
3.5.1 Lắp đặt phần cứng ................................................................................................34
3.5.2 Cài đặt và cấu hình phần mềm .............................................................................34
3.5.3 Kiểm thử ...............................................................................................................34
i


3.5.4 Bảo trì ...................................................................................................................35
CHƯƠNG 4: ĐẢM BẢO AN TỒN MẠNG NỘI BỘ ............................................36
4.1 Bảo vệ mạng nội bộ bằng tường lửa (FIREWALL) ................................................36
4.1.1 Mơ hình thiết kế ....................................................................................................36
4.2 Bảo vệ mạng nội bộ bằng router Mikrotik ..............................................................38
KẾT LUẬN ..................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mạng dạng hình sao.........................................................................................8
Hình 2.2. Mạng dạng vịng ............................................................................................10
Hình 2.3: Mạng dạng kết hợp ........................................................................................11
Hình 2.4: Mơ hình mạng 7 tầng OSI .............................................................................13
Hình 2.5: Bộ giao thức TCP/ IP ....................................................................................16
Hình 2.6: Các tầng trong bộ giao thức TCP/ IP ............................................................16
Hình 3.1: Mơ hình DMZ 1 ............................................................................................20
Hình 3.2: Mơ hình DMZ 2 ............................................................................................21
Hình 3.3: Mơ hình DMZ 3 ............................................................................................21

Hình 3.4: Mơ hình mạng Phát sóng của Đài PT & TH Thanh Hóa ..............................22
Hình 3.5: Mơ hình mạng văn phịng của Đài PT & TH Thanh Hóa .............................23
Hình 3.6: Sơ đồ đấu nối mạng sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng ............23
Hình 3.7: Sơ đồ đấu nối mạng khối văn phịng .............................................................24
Hình 3.8: Sơ đồ logic mạng văn phịng .........................................................................26
Hình 3.9: Sơ đồ logic mạng sản xuất.............................................................................26
Hình 3.10: Chức năng của server ..................................................................................27
Hình 3.11: Cấu hình DHCP ...........................................................................................27
Hình 3.12: Chức năng của Core switch .........................................................................28
Hình 3.13: Cấu hình Vlan ..............................................................................................28
Hình 3.14: Cấu hình access-list .....................................................................................29
Hình 3.15: Cấu hình VTP ..............................................................................................29
Hình 3.16: Chức năng của Router .................................................................................30
Hình 3.17: Chức năng của Access switch .....................................................................30
Hình 3.18: Cấu hình Switch ..........................................................................................30
Hình 3.19: Cấu hình thêm cổng vào Vlan .....................................................................31
Hình 3.20: Chức năng Access point wifi.......................................................................31
Hình 3.21: Cấu hình Access point wifi .........................................................................32
Hình 3.22: Cấu hình IP ..................................................................................................32
Hình 3.23: Cấu hình card mạng laptop ..........................................................................33
iii


Hình 4.1: Cửa sổ chính của winbox ..............................................................................38
Hình 4.2: Giới hạn băng thơng cho các dãy địa chỉ ......................................................39
Hình 4.3: 2 lớp mạng được giới hạn băng thông là 10Mbs ...........................................40
Hình 4.4: Lọc địa chỉ .....................................................................................................41
Hình 4.5: Giao diện cài đặt giao thức RADIUS trên winbox ........................................42
Hình 4.6: Cài đặt RADIUS ............................................................................................43


iv


LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành đề tài luận
văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình
của q Thầy, Cơ, cũng như sự động viên, hỗ trợ của gia đình và đồng nghiệp
trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy, Cô của Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội đã trang bị kiến thức, tạo môi trường điều kiện thuận
lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn, tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
đến TS. Đinh Viết Sang, giảng viên Viện Công nghệ thông tin và Truyền
thông - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn tận tình
cho tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các đồng nghiệp, bạn
bè trong tập thể lớp Công nghệ thông tin 2016A đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều
trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.
Xin trân trọng cám ơn!

v


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo quy định. Các kết quả nghiên cứu thử nghiệm trong luận án là do
tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực khách quan, phù hợp với công
việc tôi đang làm. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ

nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hoàn

vi


MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng phát triển khoa học công nghệ nói chung và cơng nghệ
truyền hình nói riêng, trong thời gian qua, Đài phát thanh và truyền hình Thanh
Hóa (TTV) đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ và ứng dụng
CNTT trên các lĩnh vực sản xuất, lưu trữ, truyền dẫn, phát sóng và điều hành
quản lý.
Trong sản xuất chương trình, là sự ứng dụng CNTT trong việc chuyển đổi
cơng nghệ sản xuất từ quy trình làm việc dựa trên băng từ truyền thống
(analoge) trước đây sang quy trình làm việc dựa trên file trong tất cả các công
đoạn từ Tiền kỳ - Hậu kỳ - Playout và Lưu trữ. Trong lĩnh vực truyền dẫn phát
sóng, là ứng dụng trong truyền dẫn phát sóng và điều hành kiểm sốt các
chương trình cùng với sự chuyển đổi từ phát sóng tương tự sang phát sóng số
trên các hệ thống truyền hình mặt đất, cáp, vệ tinh.
Ngồi ra, sự bùng nổ của kỷ nguyên CNTT và Internet đã dẫn tới sự hội tụ
sâu rộng và ứng dụng của CNTT vào cơng nghệ truyền hình với sự xuất hiện các
phương thức truyền hình mới dựa trên mạng Internet (web, IPTV, OTT...). Ứng
dụng CNTT trong các hệ thống của TTV đã góp phần quan trọng vào việc điều
hành tác nghiệp, quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng chương trình, nâng cao
chất lượng tín hiệu phát sóng, đơn giản hóa các quy trình sản xuất, tăng năng
suất lao động, rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho sản xuất, phân phối và phát
sóng các chương trình của Đài PT & TH Thanh Hóa trên đa nền tảng.
Vì vậy tơi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và quản trị hệ thống mạng

LAN dùng cho Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa” làm đề tài luận
văn của mình.

1


CHƯƠNG 1: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI ĐÀI PT & TH
THANH HÓA
1.1 Đánh giá ứng dụng CNTT tại TTV trong thời gian qua
1.1.1 Hạ tầng kỹ thuật
Từ năm 2012, với việc đưa vào vận hành, sử dụng hệ thống hạ tầng mạng
CNTT mới được đầu tư đã mang lại hiệu quả rất tốt trong công tác quản lý, điều
hành và sản xuất qua mạng. Băng thông của hệ thống trục backbone từ 1 Gbps
trước đây được nâng lên thành 10 Gbps hoặc cao hơn tùy theo yêu cầu. Song
song với đó, băng thơng mạng WAN kết nối các phịng ban và với các Đài
truyền hình Huyện tại các khu vực cũng được mở rộng và thiết kế các tuyến dự
phịng để đảm bảo nhu cầu khai thác thơng tin, trao đổi chương trình giữa các
đơn vị.
Cùng với việc phát triển của hạ tầng và các ứng dụng CNTT, nhiều giải
pháp an ninh bảo mật mạng cũng được triển khai như hệ thống Firewall, hệ
thống cảnh báo và phát hiện malware, hệ thống quản lý truy cập, các phần mềm
diệt virus quản lý tập trung… Các chính sách về an ninh bảo mật cũng được quy
hoạch và ứng dụng dần xuống các hệ thống từ quản lý điều hành đến quản lý tác
nghiệp sản xuất.
1.1.2 Ứng dụng CNTT trong điều hành tác nghiệp, quản lý sản xuất
Năm 2012, cổng thông tin điện tử nội bộ được xây dựng tạo lập một cổng
giao tiếp điện tử hiện đại, qua đó cung cấp các thông tin phục vụ và nâng cao
hiệu quả xử lý công việc, chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo, các hoạt động
tác nghiệp của cán bộ cơng nhân viên trong tồn Đài thơng qua các ứng dụng tác
nghiệp như: quản lý lịch sản xuất chương trình; đăng ký lịch làm việc, giao việc;

quản lý cơng việc; đăng ký, sắp xếp, thông báo lịch sử dụng phương tiện làm
việc (phòng họp, trường quay, phòng dựng, phòng thu, xe lưu động, xe ô tô…).
2


Áp dụng Hệ thống quản lý văn bản, xử lý công việc qua mạng phục vụ
công tác quản lý, điều hành tác nghiệp, trao đổi thông tin và chia sẻ dữ liệu giữa
các đơn vị thuộc Đài. Với những chức năng: gửi nhận, xử lý văn bản đến, văn
bản đi, xử lý công việc đã đạt kết quả rất tốt. Hơn 90% các văn bản đi/đến đã
được luân chuyển, xử lý qua mạng, góp phần giảm chi phí giấy tờ, mực in cũng
như tăng hiệu quả, giảm thời gian xử lý công việc.
Hệ thống đăng ký và quản lý tin, bài: Đã nâng cao hiệu quả tổ chức sản
xuất tin bài phục vụ công tác đăng ký đề tài, quản lý đề tài, tránh thực hiện trùng
lặp đề tài, tiết kiệm chi phí trên phạm vi tồn Đài, giúp Lãnh đạo Đài và Lãnh
đạo đơn vị có thể nắm bắt kịp thời kế hoạch sản xuất giữa các đơn vị từ khâu ý
tưởng, đăng ký, phê duyệt đến quyết định sản xuất.
Hệ thống quản lý nhân sự: Phục vụ hiệu quả cho công tác tổ chức, quản lý
và phát triển nguồn nhân lực của TTV nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác nhân sự, giảm thiểu thời gian, công sức cho việc tra cứu, tìm kiếm thơng tin,
hỗ trợ tích cực cho cán bộ khi tác nghiệp; tạo cơ sở để đánh giá chính xác tình
hình nguồn nhân lực và năng lực của từng cá nhân; tạo kho dữ liệu và quản lý
nhân sự tập trung của Đài PT & TH Thanh Hóa.
1.1.3 Ứng dụng CNTT trong hệ thống sản xuất chương trình
a) Hệ thống sản xuất tin tức
Năm 2013, hệ thống sản xuất tin tức Thời sự chính luận được triển khai,
thay đổi gần như toàn bộ hệ thống sản xuất tin tức. Đây là một hệ thống lớn với
nhiều thiết bị chuyên dụng phục vụ cho việc sản xuất tin tức thời sự. Tất cả các
bản tin đều phát sóng bằng server, tác nghiệp điện tử và hệ thống lưu trữ dữ liệu
đã hoàn thiện đảm bảo tất cả các khâu trong quy trình sản xuất tin tức hoàn toàn
dựa trên file-base qua mạng.


3


Hiện nay hệ thống sản xuất tin tức cho toàn Đài (gồm các phòng: Thời sự,
Khai Thác, Chuyên đề chuyên mục, Bạn nghe đài) trên nền tảng file-base đang
được hoàn thiện, có khả năng mở rộng và tích hợp quy trình tác nghiệp điện tử;
quản lý tồn bộ hoạt động sản xuất từ khâu đăng ký lịch sản xuất tới phát sóng
tại trường quay; có thể lưu trữ và quản lý tư liệu, khai thác tài nguyên một cách
linh hoạt và hiệu quả; tích hợp với các hệ thống khác như hệ thống trường quay
ảo, hệ thống thời tiết… đáp ứng được nhu cầu phát triển nội dung cho hệ thống
truyền thống, trên mạng Internet và các phương tiện truyền thông mới như Web,
MobileTV, IPTV, OTT...
b) Trong sản xuất tiền kỳ, hậu kỳ (Production)
Tại các trường quay, sử dụng các video server ghi phát file đồng thời kết
nối hệ thống hậu kỳ để trao đổi, giao tiếp file qua mạng. Studio được thiết kế kết
hợp giữa các set decor thật và ứng dụng cơng nghệ màn hình Chromakey ảo và
set quay ảo giúp tận dụng được ưu điểm về khả năng thay đổi đồ họa mạnh mẽ
của công nghệ ảo, kết hợp ứng dụng đồ họa trên không gian decor thật trong
trường quay. Trong đó, cơng nghệ tracking mới kết hợp với Camera có sẵn cho
trường quay cho phép ứng dụng tối đa đồ họa tương tác cho set quay ảo và thật;
ứng dụng công nghệ robotic tự động của hệ thống trường quay ảo cho phép đạo
diễn lập trình sẵn các góc quay của Camera một cách tự động và có thể gọi ra
bất kỳ lúc nào để phục vụ sản xuất thông qua phần mềm điều khiển hoặc control
panel.
Các thiết bị dựng hình lưu động (được kết nối nhiều camera), xử lý hình
ảnh bằng các kỹ xảo đơn giản như cắt, chuyển tiếp, chồng mờ theo tốc độ được
định dạng trước và xử lý tín hiệu âm thanh rồi ghi tín hiệu lên ổ đĩa cứng của hệ
thống hoặc streaming tín hiệu để truyền qua Internet về phục vụ sản xuất, phát
sóng trực tiếp trên các hệ thống quảng bá hoặc trên các hệ thống online.


4


Hệ thống lưu trữ và sản xuất hậu kỳ: Toàn bộ hệ thống dựng phục vụ cho
các Ban Biên tập được quản lý tài nguyên tập trung trên các hệ thống lưu trữ sản
xuất phục vụ công tác quản lý sản xuất theo dây chuyền khép kín, chun mơn
hóa cho các vị trí làm việc. Hệ thống phần mềm quản lý quy trình sản xuất hậu
kỳ Production MAM cung cấp đầy đủ các công cụ phần mềm cho các vị trí làm
việc: phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên dựng, cán bộ phụ trách công tác
lập kế hoạch sản xuất, phát sóng, duyệt nội dung, duyệt chất lượng file, quản lý
phân phối trao đổi media và metadata đến các hệ thống khác: Quản lý phát sóng,
lưu trữ, hệ thống phát sóng kênh trên MCS-2 và phát sóng tại trường quay và đa
nền tảng (MultiPlatform).Việc tích hợp với hệ thống truyền, nhận file tốc độ cao
sẽ trang bị cho người sử dụng khả năng khai thác không giới hạn việc nhận tư
liệu, thành phẩm từ các đơn vị khu vực, cơ quan thường trú. Đây là ứng dụng
CNTT mạnh mẽ, chuyển hồn tồn mơ hình sản xuất hậu kỳ sang môi trường
file trên mạng CNTT, giảm thiểu và tiến tới loại bỏ việc sử dụng vật mang trong
sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình.
c) Trong quản lý phát sóng (QLPS)
Hệ thống quản lý phát sóng là sự tích hợp giữa 3 hệ thống gồm: Hệ thống
lập lịch, đăng ký sản xuất (Traffic); Hệ thống quản lý chương trình phát sóng
(MAM) và Hệ thống phát sóng MCS2 (Automation).Việc đưa hệ thống QLPS
vào sử dụng sẽ giúp chuyển đổi việc quản lý và duyệt chương trình thủ cơng
sang quy trình số hóa trên nền tảng filebased, tạo ra quy trình và mơi trường làm
việc cộng tác trên hạ tầng IT giữa các đơn vị.
d) Trong quản lý tư liệu, lưu trữ
Năm 2012, TTV hoàn thành và đưa hệ thống Quản lý tư liệu bằng kỹ thuật
số vào hoạt động, đã số hoá khối lượng lớn băng Betacam và hàng năm bổ sung
thêm hơn 6.000 giờ tư liệu mới. Việc triển khai kết nối với hệ thống mạng

CNTT của Đài, các quy trình quản lý khai thác sử dụng tư liệu đã được chuẩn
5


hóa và lập trình trên trang web tác nghiệp cho phép các đơn vị trong và ngồi
Đài truy nhập, tìm kiếm, khai thác tư liệu thông qua trang web đáp ứng tốt nhu
cầu khai thác, trao đổi tư liệu giữa các đơn vị, phục vụ đầy đủ, nhanh chóng tất
cả yêu cầu về tư liệu cho phóng viên, từ đó giúp việc khai thác tư liệu trở nên dễ
dàng, linh hoạt và chủ động hơn, đồng thời tạo điều kiện phát triển nhiều loại
dịch vụ truyền hình (MobileTV, VOD, iTV, IPTV, HbbTV...).
e) Hệ thống truyền tin, truyền dữ liệu
Hệ thống truyền tin qua 3G, 4G, Internet: Cùng với sự phát triển của hạ
tầng viễn thông việc thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp sử dụng
mạng 3G/4G, Internet đã giảm chi phí đường truyền cũng như thiết bị máy móc,
xe màu, kỹ thuật viên, góp phần đưa các thơng tin nhanh chóng, chính xác, kịp
thời tới khán giả, làm tăng vị thế của Đài PT & TH trong việc cập nhật thơng tin
từ các điểm nóng cả trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Hệ thống truyền dẫn cũng dần được đa dạng hóa các loại hình, mơ hình
triển khai nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khai thác sử dụng của biên tập viên,
phóng viên tác nghiệp tại hiện trường. Hệ thống truyền dẫn vệ tinh qua giao thức
IP (Satellite over IP) đã được ứng dụng để kịp thời cập nhật các diễn biến mới
nhất từ bất kỳ hiện trường nào.
Năm 2014, hệ thống trao đổi file tốc độ cao được đưa vào khai thác sử
dụng tạo công cụ thuận tiện cho các phóng viên, biên tập viên và các đơn vị trao
đổi dữ liệu một cách nhanh chóng, giảm dần việc gửi file video và dữ liệu qua
phương tiện ổ cứng, USB.

6



1.1.4 Ứng dụng CNTT trong sản xuất phân phối nội dung số
Với xu hướng cơng nghệ truyền hình, xu thế truyền thơng hội tụ số và các
thay đổi về thói quen của người dùng đã hình thành các yêu cầu kỹ thuật cho
việc xuất bản thông tin đa phương tiện trên đa dạng hạ tầng trong cùng một ngữ
cảnh truyền hình, với các nội dung tương tác và cá thể hố và theo thời gian
thực, các thay đổi về mơ hình kinh doanh quảng cáo online. Đài PT & TH
Thanh Hóa đã và đang xây dựng hệ thống sản xuất nội dung, cung cấp dịch vụ
trên đa nền tảng (quảng bá, web, OTT, IPTV, 3G, 4G...).
1.1.5 Ứng dụng CNTT trong truyền dẫn phát sóng
Các hệ thống truyền dẫn tín hiệu trường quay, truyền dẫn chương trình,
truyền dẫn vệ tinh... được triển khai áp dụng công nghệ truyền dẫn dựa trên nền
tảng IP. Cơng tác điều hành kiểm sốt chương trình truyền hình quốc gia áp
dụng triệt để cơng nghệ thơng tin vào quản lý hệ thống, đáp ứng được yêu cầu
giám sát điều khiển số lượng máy phát sóng số ngày càng tăng của Đài. Việc
ứng dụng CNTT cho phép quản lý hiệu quả cao toàn bộ hệ thống phân phối tín
hiệu các chương trình, hệ thống các máy phát hình quốc gia một cách an tồn,
nhanh chóng, chính xác và tiện lợi; phục vụ đắc lực cho việc sửa chữa, bảo
dưỡng và quản lý hệ thống các máy phát hình trên tồn quốc, đảm bảo an ninh,
an tồn phát sóng. Vì vậy, chất lượng và nội dung các chương trình truyền hình
tỉnh trên tồn mạng ln được đảm bảo và phản ánh về Đài PT & TH Thanh
Hóa một cách kịp thời.

7


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT

2.1 Kiến thức cơ sở
2.1.1 Các cấu trúc liên kết mạng
Cấu trúc liên kết của mạng là cấu trúc hình học khơng gian mà thực chất

là cách bố trí phần tử của mạng cũng nh cách nối giữa chúng với nhau. Thơng
thường mạng có 3 dạng cấu trúc là: Mạng dạng hình sao (Star Topology), mạng
dạng vịng (Ring Topology) và mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology). Ngoài
3 dạng cấu hình kể trên cịn có một số dạng khác biến từ 3 dạng này thành mạng
dạng cây, mạng dạng hình sao – vịng, mạng hỗn hợp...
Mạng dạng hình sao (Star topology)

Hình 2.1. Mạng dạng hình sao
Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin. Các nút
thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng.

8


Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các chức năng cơ
bản là:
- Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên
lạc với nhau;
- Cho phép theo dõi và xử lý sai trong q trình trao đổi thơng tin;
- Thông báo các trạng thái của mạng…
– Ưu điểm:
- Khi cable mạng bị đứt thì làm mất kết nối của một máy, cịn những máy
khác vẫn hoạt động bình thường;
- Khi có lỗi xảy ra, ta dễ dàng kiểm tra và sửa chữa;
- Mạng có thể được mở rộng tuỳ theo nhu cầu sử dụng của người dùng.
– Nhược điểm:
- Khả năng mở rộng mạng đều phụ thuộc vào khả năng của trung tâm. Khi
trung tâm gặp sự cố thì toàn mạng đều ngưng hoạt động;
- Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến
trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m);

Nhìn chung, mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập
trung (HUB) bằng cáp xoắn, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với
HUB khơng cần thơng qua trục BUS, tránh được các yếu tố gây trệ mạng. Gần
đây, cùng với sự phát triển switching hub, mơ hình này ngày càng trở nên phổ
biến và chiếm đa số các mạng mới lắp.

9


Mạng dạng vịng (Ring Topology)

Hình 2.2. Mạng dạng vịng
Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vịng, đường dây cáp được thiết kế
làm thành một vịng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các
nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ đợc một nút mà thơi. Dữ liệu
truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.
– Ưu điểm:
Mạng dạng vịng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần
thiết ít hơn nên tiết kiệm được dây cable, tốc độ nhanh hơn kiểu BUS.
10


– Nhược điểm:
- Nhược điểm của mạng này là tốc độ vẫn bị chậm;
- Khi trên đường cable có sự cố thì tồn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động;
- Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện lỗi.
Do mạng này có nhiều nhược điểm nên trong thực tế ít được sử dụng.
Mạng dạng kết hợp

Hình 2.3: Mạng dạng kết hợp

Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology)
Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết
bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc
Linear Bus Topology.

11


Ưu điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách
xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology. Cấu hình dạng này
đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương thích dễ dàng đối với
bất cứ tồ nhà nào.
Kết hợp hình sao và vịng (Star/Ring Topology)
Cấu hình dạng kết hợp Star/Ring Topology, có một "thẻ bài" liên lạc (Token)
được chuyển vòng quanh một cái HUB trung tâm. Mỗi trạm làm việc
(workstation) được nối với HUB - là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tǎng
khoảng cách cần thiết.
Mạng dạng phân cấp (Hierarchical)
Mơ hình này cho phép quản lý thiết bị tập chung, các máy trạm được đặt
theo từng lớp tùy thuộc vào chức năng của từng lớp, ưu điểm rõ ràng nhất của
cấu trúc dạng này là khả năng quản lý, bảo mật hệ thống, nhưng nhược điểm của
nó là việc phải dùng nhiều bộ tập trung dẫn đến chi phí nhiều.
Một số dạng mạng khác
Mạng dạng lưới – Mesh topology: Cấu hình mạng dạng này kết hợp các
mạng hình sao lại với nhau bằng cách kết nối các HUB hay Switch Lợi điểm của
cấu hình mạng dạng này là có thể mở rộng được khoảng cách cũng như độ lớn
của mạng hình sao.
Mạng có cấu trúc cây – Hierachical topology: Mạng dạng này tươnng tự
như mạng hình sao mở rộng nhưng thay vì liên kết các switch/hub lại với nhau
thì hệ thống kết nối với một máy tính làm nhiệm vụ kiểm tra lưu thơng trên

mạng.

12


2.1.2. Một số bộ giao thức kết nối mạng
Mơ hình mạng OSI
Mơ hình OSI (Open Systems Interconnetion) là mơ hình 7 tầng

Hình 2.4: Mơ hình mạng 7 tầng OSI
Tại nút gửi, mỗi tầng nhận một đơn vị dữ liệu giao thức (PDU: Protocol
Data Unit) từ tầng ngay trên và gói PDU này với thông tin điều khiển header cho
tầng ngang hàng với nó ở điểm nhận. TĐ kết hợp này (TĐ và header) được coi
là PDU cho tầng dưới. Trong nhiều trường hợp, PDU cần được phân đoạn do
giới hạn kích thước PDU của tầng dưới. Việc phân đoạn và ghép nối lại cần
trong suốt ở tầng trên.
Tại nút nhận, thông tin header được tháo ra tương ứng theo từng tầng.
Cổng vào ra hoặc nút trung gian chỉ thực hiện việc lưu tạm thời và chuyển tiếp
tại ba tầng phụ thuộc mạng thấp nhất. Dưới đây trình bày nội dung các tầng theo
thứ tự "từ thấp lên cao".

13


Mơ hình mạng TCP/IP
TCP/IP là một hệ thống giao thức - một tập hợp các giao thức hỗ trợ việc
lưu truyền trên mạng.
Mạng và giao thức
Một hệ thống mạng là tập hợp của nhiều máy tính hoặc các thiết bị tương
tự, chúng có thể liên lạc với nhau thơng qua một trung gian truyền tải. Trong

phạm vi một hệ thống mạng, các yêu cầu và dữ liệu từ một máy tính được
chuyển qua bộ phận trung gian (có thể là dây cáp mạng hoặc đường điện thoại)
tới một máy tính khác. Máy tính A phải có khả năng gửi thơng tin hoặc yêu cầu
tới máy tính B. Máy tính B phải hiểu được thơng điệp của máy tính A và đáp lại
bằng cách gửi hồi âm cho máy tính A.
Một máy tính tương tác với thế giới thơng qua một hoặc nhiều ứng dụng.
Những ứng dụng này thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và quản lý dữ liệu ra và vào.
Nếu máy tính đó là một phần của hệ thống mạng, thì một trong số các ứng dụng
trên sẽ có thể giao tiếp với các ứng dụng trên các máy tính khác thuộc cùng hệ
thống mạng. Bộ giao thức mạng là một hệ thống các quy định chung giúp xác
định quá trình truyền dữ liệu phức tạp. Dữ liệu đi từ ứng dụng trên máy này, qua
phần cứng về mạng của máy, tới bộ phận trung gian và đến nơi nhận, thơng qua
phần cứng của máy tính đích rồi tới ứng dụng
Các giao thức TCP/IP có vai trị xác định quá trình liên lạc trong mạng và
quan trọng hơn cả là định nghĩa “hình dáng” của một đơn vị dữ liệu và những
thơng tin chứa trong nó để máy tính đích có thể dịch thơng tin một cách chính
xác. TCP/IP và các giao thức liên quan tạo ra một hệ thống hồn chỉnh quản lý
q trình dữ liệu được xử lý, chuyển và nhận trên một mạng sử dụng TCP/IP.
Một hệ thống các giao thức liên quan, chẳng hạn như TCP/IP, được gọi là bộ
giao thức.
14


Một chuẩn TCP/IP là một hệ thống các quy định quản lý việc trao đổi trên
các mạng TCP/IP. Bộ lọc TCP/IP là một phần mềm có chức năng cho phép một
máy tính hồ vào mạng TCP/IP.
Mục đích của các chuẩn TCP/IP là nhằm đảm bảo tính tương thích của tất
cả bộ lọc TCP/IP thuộc bất kỳ phiên bản nào hoặc của bất kỳ hãng sản xuất nào.
Tầm quan trọng của việc phân biệt giữa chuẩn TCP/IP và bộ lọc TCP/IP
thường không được để ý đến trong các thảo luận thông thường về TCP/IP, và

điều này đơi lúc gây khó khăn cho người đọc.
Đặc tả OSI cung cấp một diện mạo bề ngồi của truyền thơng mạng. Khi
đã cho một mạng vật lý hạ tầng, tồn tại hai kiểu tương tác hệ thống: truyền thông
liên QT và truyền thông liên nút. Đặt ra hai câu hỏi đối với người thiết kế hệ
thống: Làm thế nào để duy trì được truyền thơng giữa cặp hai QT và việc dẫn
đường TĐ theo các nút của mạng như thế nào? Nói khác đi, tầng giao vận và
tầng mạng là cốt yếu trong thiết kế hệ thống. TCP/IP là bộ giao thức tập trung
vào hai vấn đề này trong môi trường liên mạng. TCP là giao thức tầng giao vận
tương đương với TP4 trong bộ OSI. Đích cơ bản của bộ TCP/IP là mạng liên kết
nối trong khi OSI là máy tính liên kết nối.
Hình 2.5 mô tả bộ giao thức TCP/IP cho hai mạng được kết nối qua một số
cổng, cịn hình 2.6 thể hiện các giao thức tương ứng với các tầng. Giao thức thực
sự trong hình chỉ có hai tầng; các tầng khác được chỉ ra chỉ mang tính tồn vẹn.
Tầng ứng dụng là khơng cần định rõ, thậm chí ngay cả tương tác giữa TCP và
ứng dụng là không xác định để linh hoạt. Tầng kết nối dữ liệu và vật lý được chú
ý như là một giao diện mạng mà hiện có rất nhiều chuẩn cho nó.

15


Hình 2.5: Bộ giao thức TCP/ IP
Trách nhiệm duy trì truyền thông tin cậy từ mức mạng được chuyển tới
mức HĐH, nơi cho phép điều khiển nhiều hơn so với tại mạng. Dữ liệu khác và
TĐ điều khiển chỉ đòi hỏi dịch vụ khơng tin cậy, và điều đó được đáp ứng nhờ
dịch vụ gói tin người dùng tại mức giao vận.

Hình 2.6: Các tầng trong bộ giao thức TCP/ IP

16



2.2. Sơ lược về Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa
Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa (tên giao dịch tiếng Anh: Thanh
Hoa Radio and Television Station, có tên viết tắt là TTV). Là cơ quan trực thuộc
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Trụ sở của đài hiện tại ở số 8, đường Hạc
Thành, Phường Tân Sơn, Thành phố Thanh Hóa
Website: truyenhinhthanhhoa.vn
Chức năng của Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa:
Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa được thành lập ngày 26/09/1956
là cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, có chức năng thông tin,
tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản tỉnh Thanh Hóa, pháp
luật chế độ chính sách của Nhà nước; quản lý thống nhất sự nghiệp phát thanh
và truyền hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa chịu sự chỉ đạo và quản lý trực
tiếp, toàn diện của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm
tra về chun mơn nghiệp vụ của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình
Việt Nam.
Thời lượng phát sóng của Đài PT & TH:
Phát sóng cả phát thanh và truyền hình vào từ 5h00 đến 24h00 đối với truyền
hình và từ 5h00 đến 19h00 đối với phát thanh hằng ngày.
Các kênh sóng của Đài:
Kênh phát thanh:
Chương trình phát thanh tổng hợp, trên sóng FM tần số 92.3 KHz.
Kênh truyền hình:
- Thanh Hóa TV (Logo TTV): Kênh Thời sự - Chính trị - Tổng hợp, phát
trên kênh 62 UHF;
17



×