Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.52 KB, 9 trang )

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN LẤP VÒ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
3.1.1 Đôi nét về huyện Lấp Vò:
Lấp vò là một huyện phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa Sông Tiền và Sông
Hậu rất thuận lợi cho việc giao thương với các tỉnh lân cận về cả đường sông lẫn đường
bộ. Dân số khoảng 219.464 người, trong đó hơn 78% sống bằng nghề nông được phân
bố trên 12 xã và 1 thị trấn. Là một huyện nông nghiệp, diện tích gieo trồng 34.483 ha,
có khả năng sản xuất được nhiều lương thực, cây ăn quả các loại, nông sản phục vụ cho
tiêu dùng và xuất khẩu.
Tuy cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ sản xuất còn hạn chế nhưng nền kinh tế Lấp
Vò những năm gần đây phát triển không ngừng và đã đạt được một số thành tựu đáng
kể. Đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu phát triển sản xuất ngày một nâng cao,
các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất
định.
3.1.2 Sự ra đời của NHNo & PTNT huyện LấpVò:
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách nói trên, chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò đã ra đời với tên gọi ngân hàng nông nghiệp
huyện Thạnh Hưng – là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp. Thành lập theo quyết định 400/CP ngày 14 tháng
11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ). Ngân Hàng Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò đặt tại trung tâm thị trấn Lấp Vò, dọc
theo Quốc lộ 80 là địa điểm giao thông thuận lợi để người dân đến giao dịch.
Trong thời gian qua ngân hàng vừa là người bạn, vừa là người đồng hành thân
thiết của bà con nông dân. Qua nhiều năm hoạt động tại địa phương, ngân hàng luôn ý
thức được vai trò, trách nhiệm của mình, kịp thời tháo gở những khó khăn, vướng mắc
về nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh, làm giảm đáng kể việc cho vay nặng lãi. Bộ
mặt nông thôn thay đổi từng ngày, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, góp
phần đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở huyện nhà.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
NHNo & PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn


nghiệp vụ của NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Huyện
uỷ, UBND huyện về mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế địa phương.
Với lực lượng cán bộ nhân viên gồm 32 người:
- Ban Giám Đốc gồm 2 người.
- Phòng Tín dụng 10 người.
- Phòng Kế toán – ngân quỹ 11 ngưòi.
- Phòng tổ chức hành chánh 2 người.
Giám đốc
Phòng Tín dụng
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Phó Giám đốc
Phòng Tổ chức hành chánh
Phòng GD
Tân Mỹ
- Phòng giao dịch Tân Mỹ 7 người
Hình 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG
* Giám đốc:
Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng, đề ra các chiến lược phát triển
kinh doanh và xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị. Là người đại diện cho ngân hàng
trong mọi giao dịch với ngân hàng cấp trên cũng như các quan hệ đối ngoại. Có thể nói,
Giám đốc là người quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về
hiệu quả hoạt động của đơn vị.
* Phó giám đốc:
- Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo ủy quyền
của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong công việc thực hiện các nghiệp
vụ và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng
- Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện
đúng quy chế đã đề ra.
* Phòng tổ chức hành chánh:

Thực hiện quản lý đầy đủ lực lượng cán bộ công nhân viên trong biên chế tham
gia các kỳ hoạt động của đơn vị, có trách nhiệm bảo quản tài sản của đơn vị, giám sát
trong ngoài, tiếp nhận các thông tin, tin tức có liên quan trình lên Ban Giám Đốc. Thực
hiện chức năng hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách chế độ của
nhà nước, quy chế về sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo hộ và các quỹ lương
khác. Hỗ trợ cùng Giám Đốc tuyển chọn nhân viên và chỉ đạo tổ chức công tác hành
chính quản trị, tổ chức thi đua, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ.
* Phòng Tín dụng:
- Nắm bắt định hướng phát triển kinh tế khu vực, phương hướng phát triển kinh tế
trên địa bàn huyện để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Có trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, đánh giá khả năng của khách
hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, trình Ban Giám Đốc ký
các hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, nhắc nhở
khách hàng trả nợ đúng hạn.
* Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
- Bộ phận Kế toán:
+ Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản
tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán tài khoản khác.
+ Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay,
thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao các chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp
ngân sách Nhà nước và quyết toán các tiền lương đối với cán bộ ngân hàng.
+ Trực tiếp xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong quá trình công tác.
- Bộ phận ngân quỹ:
+ Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày, kiểm tra lượng tiền
mặt và ngân phiếu trong kho hàng ngày
+ Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi
ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận
kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.
3.3 CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

- Cho vay các thành phần kinh tế
- Huy động vốn và cung cấp các dịch vụ:
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu
+ Thực hiện mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân.
+ Mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ
+ Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM TỪ 2005 ĐẾN
2007
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, áp lực cạnh tranh
từ những ngân hàng trong và ngoài địa bàn ngày càng gay gắt. Song với định hướng
chiến lược của Ban Giám Đốc, và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên, chi
nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan góp phần tích cực vào thành quả chung của
toàn hệ thống và sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nhà. Cụ thể, được thể hiện qua
bảng kết quả kinh doanh trong 3 năm của ngân hàng dưới đây:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh chênh lệch
2005 2006 2007
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 32.294 31.229 43.448 -1.065 - 3,29 12.219 39,13
Chi phí 23.419 25.192 35.505 1.773 7,57 10.313 40,94
Lợi nhuận 8.875 6.037 7.943 -2.838 - 31,98 1.906 31,57
(Nguồn Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005 đến 2007)
Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn sự thay đổi trong kết quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng trong 3 năm 2005 đến 2007:

Hình 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
3.4.1 Doanh thu:
Năm 2005 doanh thu của ngân hàng là 32.294 triệu đồng, năm 2006 là 32.119
triệu đồng, giảm 1.065 triệu đồng tương ứng giảm 3,29%. Nguyên nhân là do nông dân
bị thất mùa, dịch bệnh cúm gia cầm và lở mồm long móng trên đàn gia súc làm thiệt hại
đến năng suất của các hộ chăn nuôi, đặc biệt là vụ kiện bán giá phá giá cá da trơn của
Mỹ làm ảnh hưởng đến giá cả trong nước, người nuôi không bán được cá thậm chí gần
như phá sản. Tình hình trên đã tác động xấu đến công tác thu nợ, thu lãi làm cho doanh
thu của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò nói riêng và các ngân hàng trên cùng địa bàn nói
chung giảm đáng kể.
Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm của UBND huyện đến việc khắc phục hậu quả của
dịch bệnh, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó, có những chỉ đạo kịp thời
của Ban lãnh đạo cùng sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, doanh thu
của ngân hàng năm 2007 đã có bước khởi sắc. Cụ thể, doanh thu năm 2007 là 43.448
triệu đồng, tăng 12.219 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 39,13%.
3.4.2 Chi phí:
Năm 2005 chi phí của ngân hàng là 23.419 triệu đồng, năm 2006 là 25.192 triệu
đồng tăng 1.773 triệu đồng, tương ứng tăng 7,57%. Chi phí tăng một phần là do tổng dư
nợ cho vay tăng, mặt khác là do tình hình thiên tai, dịch bệnh nên hộ vay không trả
được nợ, nợ quá hạn tăng, trích quỹ dự phòng rủi ro tăng, chi phí xử lý nợ quá hạn cũng
góp phần làm tăng chi phí. Năm 2007 chi phí là 35.505 triệu đồng, tăng 10.313 triệu
đồng, tương ứng tăng 40,94%. Để đảm bảo một môi trường làm việc hiệu quả, ngân
hàng đã mua sắm thêm một số trang thiết bị, sữa chữa tài sản cố định, mở rộng mặt
bằng và một số chi phí khác.
3.4.3 Lợi nhuận chưa phân phối:

×