Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NHÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.16 KB, 9 trang )

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NHÂN SỰ
4.1 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
TẠI TP CẦN THƠ
4.1.1 Về nguồn nhân lực (Cung lao động)
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có 127 cơ sở giao dịch ngân hàng của 35 tổ
chức tín dụng. Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ở Cần Thơ nói riêng đang phát
triển rất mạnh mẽ, đồng nghĩa nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ cao hơn. Hàng năm, các
trường đại học như Đại học Cần Thơ, Đại học Tại chức Cần Thơ,… vẫn tiếp tục mở
rộng quy mô đào tạo theo kế hoạch của ngành giáo dục. Số lượng sinh viên theo học
các khối ngành kinh tế cũng không ngừng gia tăng. Cụ thể: năm 2006 số sinh viên là
5.262 sinh viên; năm 2007 là 5.544 và năm 2008 con số này đã tăng đến 6.097 sinh
viên, tăng 15,87% so với năm 2006.
Bảng 21: TỔNG SỐ SINH VIÊN ĐANG HỌC CÁC KHỐI NGÀNH
KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TPCT
Đơn vị: người
Năm 2006 2007 2008
Tổng số 5.262 5.544 6.097
ĐH Cần Thơ 1.623 1.674 1.710
ĐH Tại chức Cần Thơ 425 459 515
CĐ Kinh tế đối ngoại 920 973 1.047
CĐ Kinh tế kỹ thuật 1.175 1.421 1.642
Trung học chuyên nghiệp 1.119 1.017 1.183
(Nguồn: Sở GD – ĐT TPCT)
Bên cạnh đó, hàng năm, số sinh viên tốt nghiệp các khối ngành này cũng liên tục
tăng. Cụ thể: năm 2005 số sinh viên tốt nghiệp là 1.319 sinh viên; năm 2006 là 1.402 và
năm 2007 là 1.413 sinh viên, tăng 7,13% so với năm 2005.
Bảng 22: TỔNG SỐ SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐH, CĐ VÀ THCN THUỘC
KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TPCT
Đơn vị: người
Năm 2005 2006 2007
Tổng số 1.319 1.402 1.413


ĐH Cần Thơ 393 423 279
ĐH Tại chức Cần Thơ 146 120 130
CĐ Kinh tế đối ngoại 237 221 212
CĐ Kinh tế kỹ thuật 318 424 457
Trung học chuyên nghiệp 225 214 335
(Nguồn: Sở GD – ĐT TPCT)
 Nhìn chung, nguồn cung lao động trong lĩnh vực ngân hàng tại thành phố Cần
Thơ đang có sự gia tăng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế địa phương
nói riêng và nước nhà nói chung. Đó là một cơ hội rất lớn để ngân hàng thực hiện chính
sách thu hút và tuyển dụng nhân tài.
4.1.2 Về nhu cầu việc làm (Cầu lao động)
Thời gian qua, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TPCT nói chung và số lượng
ngân hàng nói riêng liên tục tăng. Điều này cho thấy chính sách thu hút đầu tư của địa
phương đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.
Bảng 23: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TPCT
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
TỔNG SỐ DN 4.324 5.186 6.292
Trong đó:
Ngân hàng
92 118 127
+ Chi nhánh 37 48 49
+ Phòng giao dịch 55 70 78
(Nguồn: VCCI Cần Thơ)
Trong năm 2005, số lượng ngân hàng trên địa bàn là 92; năm 2006 tăng lên 118 và
theo thống kê mới nhất của VCCI Cần Thơ số lượng ngân hàng vào cuối năm 2007 là
127, tăng 38% so với năm 2005. Số lượng ngân hàng tăng kéo theo sự gia tăng của lao
động đang làm việc trong lĩnh vực này, trung bình hàng năm tăng khoảng 50%. Riêng
trong năm 2006, số lao động đã tăng đến 1326 người, tăng 66,77%. Đây là năm “được
mùa” nhất của các sinh viên kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tại thành
phố Cần Thơ.

Bảng 24: LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TẠI CÁC NH Ở TPCT
Đơn vị: người
Năm Số lao động trong ngành ngân hàng
2005 1.986
2006 3.312
2007 4.757
(Nguồn: Cục Thống Kê TPCT)
4.1.3 Mối quan hệ cung cầu và vấn đề cạnh tranh nhân lực
Cục Thống Kê thành phố dự báo trong thời gian tới, cụ thể là đến năm 2012, số nhu
cầu việc làm trong ngành này không ngừng gia tăng và nó có thể lên đến 3.000 người,
trong khi tốc độ cung lại tăng chậm hơn, nên dự báo chỉ đáp ứng số lượng là 2.000
người.
Bảng 25: CUNG CẦU NHÂN SỰ NGÂN HÀNG TẠI TPCT
Đơn vị: người
2006 2007 2012 (dự báo)
Cầu Cung Cầu Cung Cầu Cung
1.326
CQ TC CĐ+THCN
1.445
CQ TC CĐ+THCN
3.000 2.000
423 120 859 279 130 1.004
1.402 1.413
(Nguồn: Cục Thống Kê TPCT)
Xét riêng về ngành Tài chính – ngân hàng, trên địa bàn hiện chỉ có 2 trường Đại
học, đó là: Đại học Cần Thơ và Đại học Tại chức có đào tạo về chuyên ngành này. Mỗi
năm các ngân hàng cần khoảng 500 nhân viên tốt nghiệp đại học, nhưng theo số liệu
thống kê gần đây cho thấy, các cơ sở đào tạo này chỉ đáp ứng được khoảng 200 sinh
viên. Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng đều rất cần nhân sự cho bộ phận tín dụng –
bộ phận “dẫn đầu” của tình trạng “chảy máu nhân lực” ngành ngân hàng hiện nay. Vì

thế, nếu tất cả các sinh viên ngành này ra trường đáp ứng ngay được yêu cầu công việc
thì cũng không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại. Sinh viên ngành Tài chính –
ngân hàng lại thêm một mùa nữa bội thu!
Mặt khác, nhân lực ngành tài chính - ngân hàng xét về góc độ chất lượng vẫn không
đáp ứng được yêu cầu, đó là do việc đào tạo tại các trường chưa gắn với thị trường lao
động, vẫn còn khoảng cách tương đối lớn giữa kiến thức sinh viên được học ở trường
với công việc thực tế khi đi làm. Một nhược điểm lớn nữa là do sinh viên hiện nay thiếu
khả năng tư duy, sáng tạo và tính tự chủ trong công việc Có thể nói, nhân lực ngành tài
chính - ngân hàng ở Cần Thơ đang ở trạng thái không những thiếu số lượng sinh viên ra
trường hàng năm mà còn thiếu cả những người đáp ứng được yêu cầu công việc từ vị trí
cán bộ quản lý điều hành, đến nhân viên giao dịch và cán bộ tín dụng.
• Nguyên nhân
- Chất lượng đào tạo đang có một khoảng cách so với nhu cầu sử dụng. Thời gian
thực tập của sinh viên ngắn và không có nhiều cơ hội để cọ xát với thực tế. Hiện nay,
hầu hết sinh viên ra trường đều chưa thể đáp ứng được công việc ngay mà phải qua một
vài khóa đào tạo ngắn hạn của NH và sau đó cần một thời gian "cầm tay chỉ việc" mới
có thể làm được.
- Sự lạc hậu của chương trình đào tạo: Nội dung chương trình giảng dạy về chuyên
môn nghiệp vụ chưa được chuyên sâu và chuẩn hóa; chưa được cập nhật thường xuyên,
đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
Thậm chí, chuyên ngành thẩm định giá còn chưa được đưa vào chương trình giảng dạy
chính thức trong nhiều trường đại học kinh tế, tài chính...
Một vấn đề cấp thiết nữa đó là hiện nay nhìn chung, ngân hàng nào cũng đang trong
tình trạng bị mất người tài, nhất là ở các vị trí quản lý cao cấp. Trên thị trường lao động
hiện nay nhân lực ở các vị trí này rất hiếm. Mất một người quản lý giỏi là một tổn thất
không nhỏ của các công ty. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chỉ mất một hoặc hai
người thì ngày nay, tình trạng mất cả nhóm lao động cao cấp đang diễn ra khá phổ biến.
Để đối phó lại tình trạng này, hiện các ngân hàng đang có chiến lược “trải thảm đỏ”
thu hút và giữ nhân tài. Trong một vài năm trở lại đây, mức lương trong ngành NH cũng
đã tăng gấp 3 lần. Một số NH còn đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn như được mua cổ

phiếu với giá ưu đãi, áp dụng các chương trình bảo hiểm phúc lợi dành riêng cho cán bộ
nhân viên.
 Có thể nói, giữ, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tài giỏi cho ngành ngân
hàng – đây là một công việc khó đối với các NHVN, nhất là việc giữ và thu hút nguồn
cán bộ ngân hàng có năng lực làm việc dưới 35 tuổi nếu không có chính sách tốt về thu
nhập của họ. Vì vậy, đồng thời với việc nâng cao thu nhập cho người lao động, các
NHVN cần xây dựng văn hóa DN phù hợp với ngân hàng hiện đại mang bản sắc VN.
Ngoài cơ chế ràng buộc người lao động về vật chất, rất cần giáo dục cho đội ngũ
CBNV tinh thần dân tộc và lợi ích chung của cộng đồng.
4.2 DÂN SỐ - VĂN HÓA – GIÁO DỤC
- Dân số
Dân số ĐBSCL hiện nay khoảng 17.892.000 người chiếm 22% dân số cả nước.
584.562 người, chiếm 51,20% và dân cư nông thôn là 557.127 người, chiếm 48,80%.
Mật độ dân số 811 người/km
2
. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.122 USD tăng
14,5% so với năm 2006. Dân số đông cộng thêm thu nhập người dân gia tăng nên Cần
Thơ được xem là một thị trường tiềm năng để các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt
động, qua đó tăng cường công tác nhân sự trong tương lai.
- Văn hóa – giáo dục
+ Văn hóa, lối sống: Người dân ĐBSCL vốn bộc trực, thẳng thắn. Họ sống với
buồn, thương, giận, ghét rất rõ ràng. Có gì không hài lòng cứ nói thẳng ra. Cư dân
Nam Bộ có xu hướng hướng ngoại, họ không co cụm trong cái vỏ
làng xã, gia đình như Bắc Bộ. Họ chỉ giữ lại thóc gạo đủ ăn, còn đem
bán kiếm lãi, nếu thiếu gạo thì mua, theo kiểu “gạo chợ nước sông”.
Họ năng động, cởi mở, nhạy bén với thị trường, có thể thay đổi
hướng, đối tượng kinh doanh, miễn sao đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, họ lại không quan tâm đến vấn đề thu lợi ít hay nhiều,
phó mặt cho tự nhiên với quan niệm “thuận thiên thì sống”. Chính
thói quen “được bữa nào xào bữa ấy” của người dân Nam Bộ đã làm

hạn chế khả năng làm việc trong môi tường hội nhập, đa văn hóa như hiện nay.
+ Giáo dục: Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi để phát
triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, hệ thống giáo dục của nước ta đã và đang cố gắng hoàn
thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ đầu tư nhân lực cho sự phát triển của nước nhà.
Thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL, đặc biệt vấn đề đào tạo càng được
chú trọng. Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn đang ngày càng được cải thiện.
Cần Thơ được xem là nơi có hệ thống giáo dục tốt nhất trong vùng với trường Đại học
Cần Thơ làm trung tâm, bên cạnh đó là hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, trường trung học phổ thông có uy tín, chất lượng và đang không ngừng gia
tăng. Hệ thống giáo dục phát triển, trình độ của người dân được cải thiện sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng nhân sự cho ngân hàng.
4.3 KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT

×