Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH - NHĐT&PT KHU VỰC GIA LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.91 KB, 17 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH -
NHĐT&PT KHU VỰC GIA LÂM
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hướng đầu tư phát triển kinh tế huyện Gia Lâm
+ Phát triển công nghiệp
Công nghiệp huyện sẽ tập trung vào các ngành chủ yếu sau:
- Công nghiệp gốm sứ: Quy hoạch các trung tâm gốm sứ Bát Tràng, kết hợp phát
triển một làng nghề truyền thống với công nghệ hiện đại, phát triển ra các xã... tạo ra
sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, đồng thời đảm bảo
vệ sinh môi trường.
- Công nghiệp chế biến nông sản đổi mới công nghệ để sơ chế nguyên liệu cho
công nghiệp hiện đại và chế biến nông sản thực phẩm dược liệu, sản phẩm tiêu dùng
với chất lượng ngày càng cao.
- Công nghệ giày da, maymặc: dự tính đến năm 2003 sẽ có giá trị sản xuất và
GDP tăng gấp đôi hiện nay.
- Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng: hiện tại ngành công nghiệp này của huyện
còn nhiều hạn chế chưa thích ứng với tốc độ phát triển xây dựng hiện nay trên địa bàn
huyện. Từ nay đến 2005 và 2010 ngành sản xuất vật liệu xây dựng của huyện đẩy
nhanh tốc độ phát triển cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao cho xây dựng, nâng
cấp, củng cố các xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân về xây dựng bằng cách đầu tư mua
sắm trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao tay nghề người thựo, phấn đấu đưa giá trị của
ngành xây dựng tăng gấp 2 lần so với năm 2000 và 2001 và gấp ba lần vào năm 2010.
* Phát triển dịch vụ
Trung tâm dịch vụ chính sẽ phát triển ở các thị trấn và các khu công nghiệp, khu
dân cư mới, tại đây sẽ xây dựng siêu thị, khách sạn, khu văn hoá thể thao... khuôn viên
giải trí cho người lao động. Huyện sẽ tập trung quy hoạch phát triển dịch vụ thương
mại, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia, khai thác nguồn hàng, mở
rộng thị trường từng bước khai thông thị trường nước ngoài.
Trên phạm vi huyện ngành dịch vụ sẽ tập trung phát triển ở các DNNN với hoạt
động dịch vụ quan trọng như: xăng dầu, vận tải, thương mại, khách sạn, ngân hàng, bưu
chính viễn thông...


* Phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh đảm bảo an toàn lương thực, đồng
thời tăng sản phẩm hàng hoá.
Để đảm bảo thực hiện được các nội dung trên, nguồn vốn được cân đối như sau:
- Ngành sản xuất công nghiệp vốn tự có 70% - vốn đi vay 30%
- Ngành dịch vụ vốn tự có 65% - vốn đi vay 35%
- Ngành nông nghiệp vốn tự có 85% - vốn đi vay 15%
2. Định hướng và phát triển tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHĐT và PT
khu vực Gia Lâm
Để đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai, chi nhánh NHĐT và PT khu vực
Gia Lâm có một số định hướng sau:
+ Tăng cường cho vay và tạo quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống. Bên
cạnh đó tăng danh mục các khách hàng truyền thống các chi nhánh lên. Hiện nay các
khách hàng truyền thống của ngân hàng là các công ty xây lắp. Trong tương lai chi
nhánh muốn kết nạp một số công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ vào
danh mục các khách hàng truyền thống của chi nhánh.
+ Tăng cường cho vay vốn với các DNNN không phải là các công ty xây lắp.
+ Tăng cường cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa
bàn khu vực Gia Lâm cũng như các khu vực lân cận.
+ Tăng cường công tác huy động vốn trong những thời gian tới phải đạt 60→70%
tổng số vốn sử dụng vào kinh doanh.
+ Đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động.
II. GIẢIPHÁP
1. Giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn huy động để cho vay doanh
nghiệp nhà nước
- Không ngừng nâng cao uy tín và vị trí của mình
- Đưa ra chính sách lãi suất hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và ngân
hàng. Bên cạnh đó phải thường xuyên theo dõi lãi suất huy động của các tổ chức tín
dụng khác để có mức lãi suất phù hợp với từng thời kỳ nhằm ổn định nguồn vốn, kinh
doanh có lãi.

- Tạo sự thuận lợi khi rút tiền; gửi tiền nơi này có thể rút tiền nơi khác.
Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền, nhưng không thể trực tiếp đến ngân hàng,
khách hàng có thể gọi điện thoại trực tiếp cho nhân viên ngân hàng mang tiền đến giao
trả cho khách hàng hoặc có thể hợp đồng trước khi đến hạn, nhân viên ngân hàng sẽ
đem tiền đến tận địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.
- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, trước hết là hiện đại hoá công nghệ thanh
toán.
Trong lĩnh vực thanh toán, nếu tốc độ thanh toán nhanh sẽ góp phần thúc đẩy tốc
độ chu chuyển vốn, vật tư, hàng hoá, dịch vụ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đầu
tư cho lĩnh vực thanh toán thường đem lại hiệu quả rất lớn.
Công tác thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng làm tốt, sẽ thu hút các
thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư mở tài khoản, gửi tiền và thanh toán qua ngân
hàng. Do đó khối lượng tiền mặt sử dụng trong lưu thông sẽ giảm, ngân hàng thương
mại có được nguồn vốn to lớn.
Như vậy, nếu ngân hàng làm tốt công tác thanh toán sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
công tác tín dụng. Một mặt thu hút được nguồn vốn ngày càng nhiều để tiến hành cho
vay phục vụ phát triển kinh tế, mặt khác nếu thanh toán nhanh chóng thì vòng quay sử
dụng tín dụng ngày càng tăng và có hiệu quả.
Muốn làm tốt trong lĩnh vực thanh toán, ngân hàng cần:
+ Ứng dụng các thành tựu kỹ thuật tiên tiến để thanh toán nhanh chóng, chính xác,
an toàn và tiện lợi.
+ Phải cung ứng đủ phương tiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.
+ Mở rộng tín dụng dịch vụ thanh toán đối với các đơn vị tổ chức kinh tế và dân
cư.
2. Thực hiện quy trình cho vay, thẩm định một cách nhanh chóng nhất
nhưng vẫn đảm bảo an toàn đúng pháp luật
- Thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay từ cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng thẩm
định, đến giám đốc là người quyết định cho vay.
- Để đạt được hiệu quả cao khi cho vay cần làm tốt công tác thẩm định khách
hàng và phương án vay vốn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro cho ngân

hàng, thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc thẩm định tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
+ Khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể đối với
từng loại cho vay đó để bảo đảm thu hồi gốc lãi đúng hạn.
+ Dự án, phương án vay vốn phải có hiệu quả, có tính khả thi.
+ Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ hợp pháp theo chế độ quy định, nếu xảy ra tố
tụng tranh chấp thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho ngân hàng.
+ Năng lực pháp lý của khách hàng như quyết định thành lập hợp pháp, đăng ký
kinh doanh, quyết định bổ nhiệm người đại diện hợp pháp trước pháp luật v.v..
+ Thẩm định về tính cách, uy tín của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp
nhất: Rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như thiếu năng lực, trình độ kinh
nghiệm, khả năng thích ứng thị trường, đạo đức..., uy tín của khách hàng thể hiện ở chất
lượng hàng hoá, giá cả, mức độ chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, quan
hệ tài chính vay vốn trả nợ với bạn hàng và ngân hàng.
+ Thẩm định về năng lực tài chính của khách hàng, xác định sức mạnh tài chính,
khả năng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng hoàn
trả nợ vay vốn của chủ sở hữu tham gia vào phương án vay vốn. Muốn phân tích được
năng lực tài chính của khách hàng thì phải dựa vào các báo cáo tài chính: Bản tổng kết
tài sản, bảng quyết toán lỗ lãi (ở thời điểm quyết toán gần nhất).
Các báo cáo tài chính chỉ cho thấy điều gì xảy ra trong quá khứ, vì vậy dựa trên
kết quả phân tích, thẩm định, cán bộ tín dụng phải biết sử dụng chúng để nhận định,
đánh giá, dự báo, tìm các định hướng phát triển, để chuẩn bị đối phó với các vấn đề
phát sinh trong quá trình thực hiện phương án.
Tuy nhiên, việc phân tích tình hình tài chính củadn chỉ hữu ích khi các số liệu báo
cáo tài chính đảm bảo tính chính xác. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi mà việc
thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chưa được chấp hành nghiêm chỉnh thì đòi hỏi
cán bộ tín dụng phải thẩm định tính chính xác của các số liệu báo cáo và cần phải kết
hợp chặt chẽ giữa phân tích tình hình tài chính với các thông số phi tài chính để đưa ra
những kết luận xác đáng về doanh nghiệp mà ngân hàng đã và sẽ quan hệ làm ăn với
họ.
Trong quá trình thẩm định dứan, phương án, khách hàng vay vốn có vấn đề đặt ra

là nếu cán bộ tín dụng chưa đủ điều kiện cũng như khả năng để thu thập, kiểm tra thông
tin, số liệu, khẳng định kết quả tính toán của mình thì phải phối hợp với các cơ quan
chức năng có thẩm quyền và điều kiện giúp đỡ; tham gia vào trung tâm thông tin tín
dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước để thẩm định đạt chất lượng cao.
3. Thực hiện chiến lược khách hàng
Chiến lược khách hàng luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.
Nhất là khi NHNN quy định áp dụng cơ chế cho vay với lãi suất thoả thuận. Nó càng
làm cho sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt. Do vậy để tồn tại và phát
triển các NHTM luôn quan tâm đến chiến lược khách hàng mà mình đang áp dụng, để
làm sao thu hút được lượng khách hàng lớn nhất đến với ngân hàng chỉ có như vậy thì
mới đảm bảo cho sự tồn tại của ngân hàng.
3.1. Thực hiện chiến lược khách hàng
Bất cứ trong lĩnh vực kinh doanh nào, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất.
Trong tiến trình phát triển của mộtnn thương mại thì chiến lược khách hàng phải đồng
hành và như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của một ngân hàng.
Nhận thức thì như vậy, nhưng thực tế thì rất khó, làm thế nào để có được
kháchhàng đủ điều kiện vay vốn theo cơ chế tín dụng hiện hành, có tình hình tài chính
mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng... Trong điều kiện
các n hoạt động đan xen, cạnh tranh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng sôi động.
Khách hàng của ngân hàng chi nhánh NHĐT và PT khu vực Gia Lâm những năm
2000-2001 chủ yếu là các khách hàng là những doanh nghiệp nhà nước, nhưng
chủ yếu là các công ty xây lắp trên địa bàn và các khu lân cận. Ngày càng có
nhiều DNNN đến đặt quan hệ vay vốn với ngân hàng. Không chỉ các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng mà còn có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thương mại và dịch vụ. Còn đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ngân
hàng đã bắt đầu xâm nhập và cho vay đối với thành phần kinh tế này.
Vậy thì yếu tố nào để chi nhánh NHĐT và PT khu vực Gia Lâm phát triển khách
hàng nhanh như vậy, chính là do chi nhánh NHĐT và PT khu vực Gia Lâm có một đội
ngũ cán bộ rất tận tuỵ và tâm huyết với nghề nghiệp, đã biết phối hợp chặt chẽ giữa các
phòng ban. Đặcbiệt trong năm vừa qua đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại để

hỗ trợ cho kinh doanh đối nội.
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước luôn luôn giữ vai
trò chủ đạo, làm đòn bảy cho sự phát triển nền kinh tế, mở đường và hướng dẫn các
thành phần kinh tế cùng phát triển, làm tốt các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao
chất lượng tín dụng một cách đồng bộ và sáng tạo để có được những khách hàng là
doanh nghiệp nhà nước mạnh, có đủ sức tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường. Những khách hàng này sẽ là bạn đồng hành tin cậy trong quá trình phát triển
của một ngân hàng.
3.2. Mở rộng chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng

×