Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp định lượng các tiêu chẩun đánh giá hồ sơ dự thầu bằng phương pháp ahp nhằm cải tiến công tác đấu thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 144 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH



LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỊNH
LƯỢNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ
DỰ THẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP, NHẰM
CẢI TIẾN CƠNG TÁC ĐẤU THẦU

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH
Thực hiện: THÁI BÌNH AN



MSHV: 00806160

Lớp: QLXD2006

----- 02/2010 -----


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học :………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


Cán bộ chấm nhận xét 1:……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Cán bộ chấm nhận xét 2:………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . .tháng . . . .năm . . . . .

HVTH: Thái Bình An

Trang: 1



Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn: Tiến sĩ ĐINH
CÔNG TỊNH, Thầy đã tận tâm, tận tình chỉ bảo, động viên, hướng dẫn, truyền đạt kiến
thức và phương pháp nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Bộ môn Thi công đã nhiệt
tình giúp đỡ trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các bạn, các anh chị đồng nghiệp đã trực tiếp
hay gián tiếp giúp đỡ em trong việc hoàn thành luận văn này.
Và cuối cùng, em xin được cảm ơn Thủ trưởng cơ quan em đang công tác (Ban
Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài) đã tạo điều kiện để em được tham gia chương
trình cao học tại Trường Đại học Bách khoa TP.HCM này. Đã giúp cho em tiếp thu
được nhiều kiến thức khoa học mới.

HVTH: Thái Bình An

Trang: 2



Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH

TĨM TẮT

Lựa chọn nhà thầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong việc
thực hiện Hợp đồng xây dựng. Mức độ thành công của các dự án phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng của nhà thầu. Nhân tố chính của quá trình lựa chọn nhà thầu được
chú trọng vào yếu tố chi phí hơn là sự thống nhất của chúng với các nhân tố khác
như chất lượng, an tồn và mơi trường trong nghành xây dựng. Tuy nhiên, chính
những nhân tố này có thể gây ra những ngun nhân trì hỗn tiến độ của dự án, vượt

chi phí, khơng kiểm sốt được chất lượng, thời gian ngừng do bị tai nạn, làm tăng
các mối nguy, các tranh chấp các điều khoản của hợp đồng và thất bại trong việc
tuân theo các quy tắc ở địa phương và các yêu cầu của dự án. Liên quan đến những
vấn đề này, quá trình phân loại và lựa chọn phải được xem xét một cách tổng thể với
nhiều tiêu chuẩn lựa chọn để đạt mục tiêu của dự án dựa trên quá trình ra quyết định
đa tiêu chuẩn.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các tiêu chuẩn và xây dựng mơ hình
dùng cho quá trình lựa chọn nhà thầu mà được lấy ra bởi các dự án xây dựng khác
nhau ở Việt Nam. Nghiên cứu này liên quan đến “ Sự thu nhận kiến thức” để có thể
nắm bắt những kiến thức từ tổng quan đến những tài liệu thực tế, và được tham khảo
ý kiến của các chuyên gia tại các đơn vị có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng.
Những dữ liệu được thu thập để sử dụng và đề xuất cải tiến công tác lựa chọn nhà

thầu dựa trên Analytic Hierarchy Process. Từ đó đưa ra kết luận việc lựa chọn
nhà thầu nên được xem xét dựa trên các quyết định đa tiêu chuẩn. Kết quả của
nghiên cứu này chỉ ra rằng các nhân tố thường được xem trong q trình chọn
thầu là chi phí, hiệu quả hoạt động, tài chính, chuyên nghiệp kỹ thuật, khả năng quản
lý, khối lượng công việc đã thực hiện, kinh nghiệm trước đây và thành tích. Kết quả
cũng cho thấy một hệ thống hổ trợ quyết định hiệu quả như mô hình AHP là quan
trọng để ước lượng có hệ thống quá trình lựa chọn.

HVTH: Thái Bình An

Trang: 3



Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

MỤC LỤC
Trang
Chương 1 : Mở đầu
1.1 Giới thiệu ................................................................................................. 7
1.2 Sự cần thiết của đề tài.............................................................................. 7
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4 Phạm vi nguyên cứu ................................................................................ 2

1.5 Kết quả mong đợi ................................................................................... 3
Chương 2: Tổng quan
2.1 Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng......................................... 4
2.1.1 Các hình thức lựa chọn nhà thầu .......................................................... 4
2.1.2 Phương thức đấu thầu........................................................................... 5
2.1.2.1 Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ...................................................... 5
2.1.2.2 Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ ...................................................... 5
2.1.2.3 Phương thức đấu thầu hai giai đoạn .................................................. 6
2.1.2.4 Một số phương thức đấu thầu đặc biệt .............................................. 8
2.1.2.3.1 Phương thức đấu thầu bằng thi tuyển............................................. 8
2.1.2.3.2 Phương thức đấu thầu qua mạng .................................................. 11
2.1.3 Quy trình tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công................. 12

2.2 Các nghiên cứu trước đây về phương pháp lựa chọn nhà thầu ............. 14
2.2.1 Phương pháp liệt kê và cho điểm ....................................................... 14
2.2.2 Phương pháp lợi ích chung................................................................. 15
2.2.3 Phương pháp ma trận Warkentin........................................................ 18
2.2.4 Phương pháp mạng nơron nhân tạo (Artificail Neural Network –
ANN) ........................................................................................................... 20
2.2.5 Phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn – Multicriteria Decision
Making (MCDM) ........................................................................................ 21
2.2.5.1 Phương pháp Bespoke (Bespoke Approaches - BA) ...................... 22
2.2.5.2 Phương pháp phân tích đa thuộc tính (Multi-Attribute Analysis –
MAA)........................................................................................................... 24
2.2.5.3 Phương pháp lý thuyết lợi ích đa thuộc tính (Multi-Attribute Utility

HVTH: Thái Bình An

Trang: 4


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Theory - MAUT) ......................................................................................... 25
2.2.5.4 Phương pháp hồi quy đa bội ( Multiple Regression – MR) ............ 28
2.2.5.5 Phương pháp phân tích bầy cừu (Cluster Analysis – CA) .............. 30

2.2.5.6 Phương pháp lý thuyết mờ (Fuzzy Set Theory – FST) ................... 30
2.3. Giới thiệu chung về phương pháp định lượng (Analytic Hierarchy Process
-AHP)........................................................................................................... 31
2.3.1 Nguồn gốc phương pháp định lượng AHP......................................... 31
2.3.2 Phương pháp định lượng và hướng nghiên cứu ................................. 32
2.3.3 Ưu điểm của phương pháp AHP ........................................................ 32
2.4 Các tiêu chuẩn phân loại, lựa chọn nhà thầu phụ .................................. 35
Chương 3: Phương pháp thi công cọc khoan nhồi trong điều kiện Việt Nam
3.1 Quy trình thi cơng cọc khoan nhồi ........................................................ 42
3.2 Các biện pháp quản lý chất lượng ......................................................... 48
3.3 Biện pháp xử lý và phòng ngừa sự cố ................................................... 50
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp định lượng Analytic Hierarchy Process (AHP)............... 53
4.1.1 Các tiên đề của phương pháp AHP .................................................... 53
4.1.2 Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng mơ hình theo phương pháp
AHP ............................................................................................................. 54
4.1.2.1 Phân tích và thiết lập cấu trúc thứ bậc............................................. 54
4.1.2.2 Thiết lập độ ưu tiên.......................................................................... 56
4.1.2.3 Tổng hợp.......................................................................................... 58
4.1.2.4 Đo lường sự không nhất quán ......................................................... 59
4.1.4 Ứng dụng phương pháp định lượng vào việc lựa chọn nhà thầu phụ 61
4.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 63
4.2.1 Quá trình thực hiện nghiên cứu .......................................................... 63
4.2.2 Qui trình thiết kế bảng câu hỏi ........................................................... 63

4.3 Lý thuyết thống kê................................................................................. 66
4.3.1 Tập hợp chính và mẫu ........................................................................ 66
4.3.2 Bảng kê và biểu đồ ............................................................................. 67
4.3.3 Tần số ................................................................................................. 69
4.3.4 Số định tâm(Measure of Central Tendency) ...................................... 71
HVTH: Thái Bình An

Trang: 5


Luận văn cao học


GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Chương 5 : Phân tích dữ liệu
5.1 Kỹ thuật phỏng vấn sâu ...................................................................................73

5.1.1 Câu hỏi phỏng vấn............................................................................. 73
5.1.2 Tổng hợp kết quả và phân tích ........................................................... 73
5.2 Khảo sát bằng bảng câu hỏi................................................................... 75
5.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi ......................................................................... 75
5.2.2. Tổng hợp kết quả và phân tích dữ liệu .............................................. 75
5.2.2.1 Kết quả thống kê và phân tích thơng tin chung............................... 75
5.2.2. Kết quả thống kê và phân tích thơng tin về q trình đánh giá và

lựa chọn nhà thầu thi cơng cọc khoan nhồi trong điều kiện Việt Nam ....... 82
5.3 Áp dụng phương pháp Analytic Hierarchy Process – AHP vào bài toán thực tế 99
Chương 6: Kết luận và Kiến nghị
6.1 Kết quả nghiên cứu.............................................................................. 112
6.1.1 Kết quả nghiên cứu........................................................................... 112
6.1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 114
6.2 Kết luận................................................................................................ 115
6.3 Kiến nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 117
PHỤ LỤC 1: GIÁ DỰ TOÁN................................................................... 119
PHỤ LỤC 2: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ECHOICE ........................ 123
BẢNG CÂU HỎI ...................................................................................... 128


HVTH: Thái Bình An

Trang: 6


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu :

Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, trong những năm qua Chính phủ đã đầu tư
cho phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong
GDP.
Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên họp lần thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc
hội cho biết, trong năm 2009, nguồn vốn đầu tư phát triển tồn xã hội ước thực hiện
715 nghìn tỷ đồng, bằng 42,6% GDP (kế hoạch là 39,5% GDP), tăng 17% so với năm
2008.
Trong đó vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước thực hiện cả năm 2009 là
161 nghìn tỷ đồng, tăng gần 63% so với thực hiện năm 2008, tăng 42,7% so với kế
hoạch năm, và chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và khả năng
cân đối tích lũy tiêu dùng…, Chính phủ dự báo, khả năng huy động nguồn vốn đầu tư

phát triển toàn xã hội năm 2010 sẽ vào khoảng 800 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP
và tăng 12% so với ước thực hiện năm 2009. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước là 125,5 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 15,7% tổng nguồn vốn đầu tư tồn xã
hội. Vốn trái phiếu Chính phủ khoảng 66 nghìn tỷ đồng (gồm 56 nghìn tỷ đồng trong
kế hoạch 2010 và 10 nghìn tỷ đồng từ năm 2009 chuyển sang), chiếm 8,2% tổng
nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng 22,2% so với ước thực hiện năm 2009.
Với số liệu trên có thể thấy được việc đầu tư phát triển tồn xã hội nói chung và
đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nói riêng đang ngày càng chiếm ở mức cao trong tỷ
trọng GDP để đạt mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đẩy mạnh thực hiện cơng nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước. Đồng thời từ đó cho thấy, việc đầu tư phát triển ngành
xây dựng là tất yếu để đạt được mục tiêu này.
Các dự án đầu tư ngày càng lớn, có kỹ thuật phức tạp, yêu cầu chất lượng, tiến

độ … Tuy nhiên, hiện tại những quy định pháp lý trong quá trình lựa chọn nhà thầu
chưa đáp ứng yêu cầu chọn được nhà thầu thích hợp nhất để thực hiện dự án. Từ đó
dẫn đến chất lượng cơng trình khơng đảm bảo, tiến độ khơng đáp ứng, gây thất thốt
tiền của Nhà nước, và các khiếm khuyết khác.

HVTH: Thái Bình An

Trang: 7


Luận văn cao học


GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

1.2. Sự cần thiết của đề tài:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu
để thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp trên cơ sở
đảm bảo tính cạnh tranh, cơng bằng, bình đẳng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Khoản
2 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2005). Chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng
các yêu cầu của mình. Trong nền kinh tế thị trường, người mua, tổ chức đấu thầu để
người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng
hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp
nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với
giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.

Q trình thực hiện cơng tác đấu thầu ở nước ta những năm qua đã có được
những tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định. Thông qua việc tổ chức đấu thầu
thực hiện các gói thầu ở nhiều dự án, cơng trình xây dựng. Đã cho phép chủ đầu tư lựa
chọn được nhà thầu có đủ kinh nghiệm năng lực để đảm nhận công việc và tiết kiệm
được chi phí thực hiện. Tuy nhiên, thực tiễn cơng tác quản lý đấu thầu cũng cho thấy
cịn có những hạn chế, bất cập trong các quy định về đánh giá hồ sơ dự thầu, đặc biệt
là đối với việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp.
Những tồn tại, hạn chế trong quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp
hiện nay:
Theo quy định về đấu thầu, việc đánh giá HSDT xây lắp phải căn cứ vào:
- Tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ dự thầu (HSDT) được nêu trong Hồ sơ mời thầu
(HSMT) xây lắp bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà

thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật của gói thầu và nội dung xác định giá đánh
giá.
- Phương pháp đánh giá và quy trình xét thầu bao gồm: đánh giá sơ bộ, đánh
giá chi tiết với các bước đánh giá về mặt kỹ thuật và xác định giá đánh giá và xếp hạng
các nhà thầu.
Trong quá trình xét thầu, bên mời thầu và tổ chuyên gia xét thầu phải tuân thủ
đúng quy định này mà không cần phải xem xét thêm các yếu tố liên quan đến quy mơ,
tính chất, điều kiện thực hiện và các u cầu cụ thể khác đối với từng gói thầu. Q
trình xét thầu ở nhiều dự án, gói thầu xây dựng cho thấy cịn có những mặt tồn tại, hạn

HVTH: Thái Bình An


Trang: 8


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Thứ nhất: Trong quy định đánh giá HSDT xây lắp chưa đưa ra được các tiêu
chuẩn và phương pháp phù hợp để đánh giá năng lực, kinh nghịêm của nhà thầu dự
thầu.
Khi đánh giá HSDT xây lắp, việc xem xét, đánh giá về năng lực và kinh
nghiệm của nhà thầu là yêu cầu rất quan trọng do đặc thù sản phẩm được tạo ra bởi

nhà thầu xây dựng là cơng trình xây dựng chưa có sẵn. Do vậy, Chủ đầu tư là người
muốn có cơng trình chỉ có thể kì vọng vào chất lựơng của sản phẩm đạt được trong
tương lai thông qua việc xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
được chọn. Tuy nhiên, khi đưa ra quy định về tiêu chuẩn đánh giá năng lực, kinh
nghiệm của nhà thầu thì các tiêu chí đánh giá về năng lực, kinh nghiệm lại thường
được gắn với pháp nhân dự thầu mà khơng xuất phát từ tính chất, u cầu của gói thầu
để đưa ra các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm mà nhà thầu cần phải có để thực hiện
gói thầu. Điều này dẫn đến kết quả là tình trạng kê khai Hồ sơ đẹp theo yêu cầu của
HSMT của nhà thầu chỉ mang tính chất hình thức mà không phản ánh dược năng lực
thật sự mà nhà thầu có thể huy động được để thực hiện gói thầu. Mặt khác đối với Bên
mời thầu là tình trạng kiểm tra mang tính chất hành chính đối với các yêu cầu về năng
lực kinh nghiệm khi đánh giá sơ bộ.

Thứ hai: Việc quy định bước đánh giá về mặt kỹ thuật của gói thầu xây lắp
chưa đáp ứng được yêu cầu của việc lựa chọn nhà thầu xây dựng.
Để đánh giá chi tiết HSDT xây lắp, Bên mời thầu phải tiến hành đánh giá mặt
kỹ thuật của gói thầu bằng phương pháp chấm điểm và chỉ những nhà thầu có điểm
đánh giá về kỹ thuật vượt ngưỡng điểm tối thiểu về kỹ thuật nêu trong HSMT (thường
là trên 70%) mới được xét tiếp về giá đánh giá. Phương pháp đánh giá này có những
hạn chế nhất định như: Xem xét, đánh giá tách rời giữa mặt kỹ thuật của gói thầu với
các nội dung hết sức quan trọng như tiến độ thực hiện, giá dự thầu…; Sử dụng thang
điểm để đánh giá trong đó chứa đựng những yếu tố chủ quan phụ thuộc vào năng lực
và nhận thức của người ra đề bài (lập và phê duyệt HSMT) và của người chấm bài (xét
thầu). Như vậy, với phương pháp đánh giá này, có thể dẫn đến khơng có sự khác biệt
giữa nhà thầu đạt được 100% mức điểm về kỹ thuật với nhà thầu chỉ đạt được 70%

mức điểm yêu cầu về kỹ thuật. Vì tất cả đều được xét tiếp ở bước tiếp theo.
HVTH: Thái Bình An

Trang: 9


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH

Thứ ba: Cịn thiếu các hướng dẫn cụ thể trong việc xác định giá đánh giá của
HSDT xây lắp

- Việc quy định xác định giá đánh giá trong xét thầu xây lắp đã có từ Quy chế
đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/CP của Chính phủ, theo đó nhà
thầu sau khi đã đạt được điểm tối thiểu về kỹ thụât trở lên và có giá đánh giá thấp nhất
sẽ được kiến nghị trúng thầu. Tuy nhiên cho tới nay, việc xác định giá đánh giá gói
thầu xây lắp mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc đưa các chi phí để thực hiện gói thầu của
các nhà thầu khác nhau về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá. Ví dụ như quy
đổi các điều kiện về mặt kỹ thuật, điều kiện tài chính, thương mại, ưu đãi trong đấu
thầu quốc tế và các yếu tố khác…
- Thực tiễn xét thầu cho thấy, do không đủ điều kiện hoặc khả năng để xác định
giá đánh giá nên trong nhiều trường hợp, giá đánh giá của HSDT chỉ được xem là giá
dự thầu sau khi được sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch. Trong một số trường hợp khác,
các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu rất khó thống nhất được ý kiến, quan điểm trong

việc xác định giá đánh giá của gói thầu xây lắp. Điều này làm giảm ý nghĩa, tính thực
tiễn của chỉ tiêu này.
Thứ tư: Quy trình tổ chức đánh giá HSDT xây lắp mất nhiều thời gian, trực tiếp
làm tăng thời gian tổ chức đấu thầu và thực hịên gói thầu xây lắp
Mặc dù trong các quy định hiện hành về đấu thầu không đưa ra quy định về thời
gian thực hịên việc xét thầu nhưng trên thực tế, thời gian cho công việc này thường bị
kéo dài do phải trải qua nhiều bước công việc như: Thành lập Tổ chuyển gia đấu thầu phê duyệt danh sách các thành viên tham gia Tổ chuyên gia - Đánh giá về mặt kỹ thuật
- phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật - Xác định giá đánh gía Xếp hạng các nhà thầu - Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu, và lập Báo cáo kết quả
đấu thầu - Trình thẩm định và duyệt kết quả đấu thầu. Ngồi ra, trong trường hợp có tổ
chức sơ tuyển thì cịn có thêm một số cơng việc ở bước sơ tuyển lựa chọn nhà thầu.
Các quy định này thường rất nặng về các thủ tục hành chính như lập báo cáo,
phê duyệt… dẫn đến việc kéo dài thời gian tổ chức đấu thầu và thực hiện.

Như vậy, với một số hạn chế, bất cập trong việc đánh giá HSDT xây lắp như đã
nêu ở trên, có thể thấy cần thiết phải có những nghiên cứu, đề xuất, để cải tiến cơng tác
đấu thầu ở Việt Nam ta hiện nay, mà đặc biệt là các gói thầu có nguồn vốn ngân sách
Nhà nước.
HVTH: Thái Bình An

Trang: 10


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH


Mơ hình lựa chọn nhà thầu là một quy trình đưa ra quyết định hết sức cần thiết
để lựa chọn các nhà thầu tiềm năng, đủ khả năng và đảm bảo sự thành cơng của các dự
án xây dựng. Mục đích của quy trình lựa chọn nhà thầu là đảm bảo nhà thầu có đủ đặc
tính đáp ứng các u cầu của dự án. Tuy nhiên những phương pháp hiện tại thì khơng
đủ và khơng chính xác bởi vì người chủ (chủ đầu tư) rất là khó đưa ra quyết định về
khả năng của nhà thầu xây dựng dựa trên những tiêu chí khơng chính xác và định
lượng như vậy. Mục tiêu của nghiên cứu này là đưa ra phương pháp phân tích định
lượng Analytic Hierarchy Process (AHP) để giải quyết các vấn đề phân loại và tìm
ra nhà thầu có đủ năng lực và trình độ thi cơng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích các hạn chế trong cơng tác lựa chọn nhà thầu ở Việt Nam.

- Phân tích các nhân tố liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu ở Việt Nam.
- Đề xuất mơ hình lựa chọn nhà thầu cải tiến hơn.
- Mục tiêu cuối cùng là giúp chủ đầu tư có thể dễ dàng tìm hiểu và vận dụng kết
quả này vào cơng trình cụ thể.
1.4. Phạm vi ngun cứu:
Do thời gian nghiên cứu và khả năng thu thập số liệu có hạn, đồng thời để tập
trung vào vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đề xuất phạm vi nghiên cứu như sau:
- Đối tượng khảo sát :
+ Chủ đầu tư, các thành viên trong ban quản lý dự án.
+ Tư vấn giám sát.
+ Các nhà thầu xây dựng.
+ Và các đối tượng liên quan.

- Dữ liệu lấy tại Tp. HCM và các tỉnh lân cận.
- Các nghiên cứu trong đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi các gói thầu xây lắp,
phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, và đấu thầu một giai đoạn.
1.5. Kết quả mong đợi :
Kết quả thu được từ mơ hình sẽ giải quyết được những vấn đề sau:
- Giúp cho chủ đầu tư nhìn thấy được các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn
nhà thầu.
- Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được các nhà thầu đủ năng lực và trình độ thi
cơng cơng trình.
HVTH: Thái Bình An

Trang: 11



Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Chương 2: TỔNG QUAN
2.1. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
2.1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
a. Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu khơng hạn chế số lượng nhà thầu tham
gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên

các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu
rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có
ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu,
kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại
hiệu quả cao cho dự án.
b. Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu
(tối thiểu là 5 nhà thầu) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải
được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Đấu thầu hạn chế là
đấu thầu công khai, minh bạch.
c. Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu

để thương thảo hợp đồng.
d. Chào hàng cạnh tranh
Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị
dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên
cơ sở yêu cầu chào hàng của Bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện
bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện
khác. Gói thầu áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu
thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá.
e. Mua sắm trực tiếp
Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới
một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng
thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng cơng việc mà trước đó đã được tiến hành đấu

thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã

HVTH: Thái Bình An

Trang: 12


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

f. Tự thực hiện

Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng
lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. Đối
với các dự án có nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm trên 30%, khi áp dụng hình
thức tự thực hiện, dự tốn cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định, đơn vị
giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.
g. Mua sắm đặc biệt
Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu khơng
có những quy định riêng thì khơng thể đấu thầu được.
2.1.2. Phương thức đấu thầu
Có ba phương thức đấu thầu: Đấu thầu 1 túi hồ sơ, đấu thầu 2 túi hồ sơ và đấu
thầu hai giai đoạn.
a) Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ

Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu
hạn chế, cho gói thầu mua sắm hàng hố, xây lắp, gói thầu EPC.
Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu bao gồm:
-

Đề xuất về kỹ thuật.

-

Đề xuất về tài chính

Việc mở thầu được tiến hành một lần

GÓI THẦU
XÂY LẮP
GÓI THẦU MUA
SẮM HÀNG HOÁ

ĐẤU THẦU
MỘT TÚI HỒ SƠ
- Đề xuất kỹ thuật
- Đề xuất tài chính

MỞ
THẦU


_

NHÀ THẦU
BỊ LOẠI

+

GĨI THẦU EPC

NHÀ THẦU
TRÚNG THẦU


Hình 2.1: Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ cho hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu
hạn chế.

b) Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ

HVTH: Thái Bình An

Trang: 13


Luận văn cao học


GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Phương thức này có thể được áp dụng cho đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn
chế đối với gói thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn. Nhà thầu nộp 2 túi hồ sơ:
Túi 1: Đề xuất về kỹ thuật.
Túi 2: Đề xuất về tài chính.
Việc mở thầu được tiến hành hai lần:
+ Lần một: Mở túi 1 để đánh giá về kỹ thuật. Nếu đạt (thường là trên 70%) số
điểm kỹ thuật theo yêu cầu của chủ đầu tư, thì được lọt vào vòng hai.
+ Lần hai: Mở túi 2 để đánh giá tổng hợp hai yêu cầu kỹ thuật và tài chính để
lựa chọn trúng thầu. Trường hợp gói thầu có u cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu nào có

số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở túi 2 về tài chính để xem xét thương thảo hợp
đồng.
Ghi chú: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật thường thì khơng nhỏ hơn 70% tổng số điểm
tổng hợp.

TÚI 1
HỒ SƠ ĐẤU THẦU
ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT

MỞ THẦU
LẦN MỘT


DỊCH VỤ
TƯ VẤN

_
NHÀ THẦU
BỊ LOẠI

+
TÚI 2
HỒ SƠ ĐẤU THẦU
ĐỀ XUẤT TÀI CHÍNH


MỞ THẦU
LẦN HAI

NHÀ THẦU LỌT
VÀO VỊNG HAI

_

NHÀ THẦU
BỊ LOẠI

+

NHÀ THẦU
TRÚNG THẦU

Hình 2.2: Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ cho đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế lựa
chọn nhà thầu tư vấn

c) Phương thức đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu
hạn chế cho các gói thầu: mua sắp hàng hố, xây lắp và gói thầu EPC có kỹ thuật mới,
công nghệ mới, phức tạp, đa dạng được thực hiện theo trình tự sau đây:
Giai đoạn 1: Theo sơ đồ mời thầu giai đoạn 1, các nhà thầu sẽ nộp hồ sơ dự thầu
trong đó:

HVTH: Thái Bình An

Trang: 14


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

-

Đề xuất về kỹ thuật.


-

Phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu.

Bên mời thầu sẽ làm việc với từng nhà thầu để lựa chọn, bằng một trong hai
phương pháp sau:
i. Phương pháp chấm điểm theo thang điểm kỹ thuật. Luật đấu thầu không quy định
rõ tỷ trọng điểm kỹ thuật chiếm bao nhiêu % số điểm tổng hợp (như đã quy định cho
gói thầu dịch vụ tư vấn là khơng < 70%).
Khi đã xây dựng được thang điểm kỹ thuật rồi:
-


Những nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật thường thì ≥ 70% thang điểm kỹ thuật
(tổng số điểm kỹ thuật) sẽ được lọt vào giai đoạn 2.

-

Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức điểm sẽ cao hơn mức trên
mới lọt vào giai đoạn 2.

ii. Phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt” hay “khơng đạt”. Khi này yêu cầu về
kỹ thuật sẽ phải được chia ra nhiều tiêu chuẩn cụ thể, chi tiết, với mỗi một tiêu chuẩn
sẽ có hai phương án đánh giá là “đạt” và “khơng đạt”.

Nhà thầu nào có tổng số lần “đạt” trên 50% tổng các tiêu chuẩn cần phải đạt sẽ
được xếp loại “đạt” và được lọt vào giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: Theo hồ sơ mời thầu giai đoạn 2, các nhà thầu được vào giai đoạn 2 sẽ
làm hồ sơ dự thầu trong đó làm rõ:
-

Đề xuất về kỹ thuật.

-

Đề xuất tài chính có giá dự thầu.


-

Biện pháp bảo đảm dự thầu.
Bên mời thầu sẽ mở thầu và chấm thầu trên cơ sở xác định chi phí trên cùng

một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại, để so sánh xếp hạng các hồ sơ dự
thầu. Nhà thầu nào có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng và có giá đề nghị trúng
thầu khơng vượt giá gói thầu được duyệt sẽ trúng thầu và được chủ đầu tư mời thương
thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. Trường hợp việc thương thảo, hoàn
thiện hợp đồng khơng thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét
việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo
cũng khơng đáp ứng u cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Có thể sẽ lựa chọn phương án đấu thầu lại, hoặc phương thức khác như chỉ định
thầu. Quy trình đấu thầu hai giai đoạn xem trên hình 2.3
HVTH: Thái Bình An

Trang: 15


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

DỰ ÁN

- Kỹ thuật mới
- Cơng nghệ mới
- Cơng trình phức tạp đa dạng

GÓI THẦU
XÂY LẮP

GÓI THẦU
XÂY LẮP

GÓI THẦU
XÂY LẮP


HỒ SƠ ĐẤU THẦU GIAI ĐOẠN 1
- Đề xuất kỹ thuật
- Phương án tài chính chưa có giá dự thầu

ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ
THẦU

_

NHÀ THẦU
BỊ LOẠI


+
NHÀ THẦU CHỌN
VÀO GIAI ĐOẠN 2
HỒ SƠ ĐẤU THẦU GIAI ĐOẠN 2
- Đề xuất kỹ thuật
- Đề xuất tài chính có giá dự thầu
- Biện pháp bảo đảm dự thầu

MỞ THẦU
XẾP HẠNG HỒ SƠ


_

NHÀ THẦU
BỊ LOẠI

+
NHÀ THẦU TRÚNG THẦU
THƯƠNG THẢO – KÝ HỢP ĐỒNG

Hình 2.3: Phương thức đấu thầu hai giai đoạn

d) Một số phương thức đấu thầu đặc biệt

d.1. Phương thức đấu thầu bằng thi tuyển
Phương thức này chỉ áp dụng cho thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây
dựng.
Sau khi có chủ trương đầu tư (báo cáo đầu tư được phê duyệt) chủ đầu tư các
cơng trình sau đây phải tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc.
HVTH: Thái Bình An

Trang: 16


Luận văn cao học


GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

- Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên.
- Các cơng trình văn hố, thể thao và các cơng trình cơng cộng khác có quy mơ
cấp I và cấp đặc biệt.
- Các cơng trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị từ loại 2 trở lên như tượng đài,
cầu vượt sơng, cầu cạn có quy mơ lớn, trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà ga
đường sắt trung tâm, nhà ga, cảng hàng khơng quốc tế, các cơng trình là biểu tượng về
truyền thống văn hoá, lịch sử của địa phương.
- Các cơng trình khác, Nhà nước khuyến khích việc tổ chức thi tuyển thiết kế
kiến trúc cơng trình.
Tuỳ theo quy mơ của cơng trình, điều kiện thời gian, khả năng tài chính và các

điều kiện khác, chủ đầu tư có thể tổ chức thi tuyển trong nước hoặc quốc tế. Phương
thức chọn thầu có thể thơng qua hội đồng thi tuyển hoặc trưng cầu ý kiến của nhân dân
bằng các phiếu thăm dò theo mẫu in sẵn.
Việc thi tuyển kiến trúc được thực hiện theo hồ sơ mời thi tuyển của chủ đầu tư.
Nội dung hồ sơ mời thi tuyển kiến trúc phải nêu rõ:
i. Mục đích, yêu cầu của công việc thi tuyển, địa điểm xây dựng công trình,
nhiệm vụ thiết kế, yêu cầu kiến trúc đối với cơng trình xây dựng và hướng dẫn việc thi
tuyển.
ii. Giải thưởng, trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng tham gia thi tuyển.
iii. Các quy định khác có liên quan.
Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn, được đảm bảo quyền
tác giả, được thực hiện lập dự án và các bước thiết kế tiếp theo nếu có đủ điều kiện

năng lực. Nếu khơng đủ điều kiện năng lực thì có thể liên danh với các tổ chức tư vấn
thiết kế có đủ năng lực để thực hiện.
Trường hợp tác giả của phương án kiến trúc được lựa chọn từ chối thực hiện
các bước thiết kế tiếp theo, thì chủ đầu tư sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu thiết kế phù
hợp để thực hiện.
Việc lựa chọn nhà thầu thiết kế các bước tiếp theo có thể theo hình thức chỉ
định thầu hoặc đấu thầu.
Trường hợp khơng thi tuyển kiến trúc chủ đầu tư có thể lựa chọn hình thức đấu
thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế để lựa chọn được tổng thầu thiết kế. Trình tự đấu
thầu được giới thiệu trên hình 2.4.
HVTH: Thái Bình An


Trang: 17


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH
CHỦ ĐẦU TƯ
THÔNG BÁO THI TUYỂN KIẾN TRÚC

THI TUYỂN QUỐC TẾ

THI TUYỂN QUỐC TẾ

HỒ SƠ DỰ TUYỂN

CHỦ ĐẦU TƯ XÉT TUYỂN
+
PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC ĐƯỢC CHỌN
(TRAO GIẢI THƯỞNG NẾU CÓ)

CHỌN NHÀ THẦU THIẾT KẾ TIẾP
_

+
TÁC GIẢ KIẾN TRÚC

- Có đủ năng lực
- Liên doanh để có đủ năng lực

TÁC GIẢ KIẾN TRÚC
- Từ chối thiết kế tiếp
- Hoặc không đủ năng lực

THIẾT KẾ CÁC BƯỚC
TIẾP THEO

CHỦ ĐẦU TƯ LỰA CHỌN NHÀ
THẦU THIẾT KẾ,THIẾT KẾ

CÁC BƯỚC TIẾP THEO

KẾT THÚC

Hình 2.4: Sơ đồ thi tuyển thiết kế kiến trúc

HVTH: Thái Bình An

Trang: 18


Luận văn cao học


GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH
CHỦ ĐẦU TƯ

THÔNG BÁO MỜI THẦU LỰA
CHỌN TỔNG THẦU THIẾT KẾ
HỒ SƠ MỜI ĐẤU THẦU
1. Các câu hỏi về năng lực,kinh nghiệm
2. Danh sách các chuyên gia
3. Bảng chào giá, tiến độ thực hiện công việc
4.Cung cấp danh sách các nhà thầu phụ và các công
việc do nhà thầu phụ thực hiện

5. Nếu là liên danh thì phải có thoả thuận nói rõ –
Người đứng đầu liên doanh
6. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
7. Các đề xuất của các nhà thầu nếu có

ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

ĐẤU THẦU TRONG NƯỚC

HỒ SƠ ĐẤU THẦU
CHẤM THẦU CHO ĐIỂM THEO NĂNG LỰC
XẾP HẠNG NHÀ THẦU THEO THỨ TỰ 1,2,3


THƯƠNG THẢO
(NHÀ THẦU SỐ 1)

_

+
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
TỔNG THẦU THIẾT KẾ
Hình 2.5: Đấu thầu để lựa chọn tổng thầu thiết kế

d.2. Phương thức đấu thầu qua mạng

Đây là một phương thức mới lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam. Phương
thức này cho phép các nhà thầu thực hiện trực tuyến đấu thầu qua hệ thống mạng.
Mạng đấu thầu qua hệ thống Internet hoặc qua mạng nội bộ Internet.

HVTH: Thái Bình An

Trang: 19


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH


Việc đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên hệ
thống mạng đấu thầu Quốc gia, do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng
thống nhất quản lý.
Đây là phương thức hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin trong thời kỳ kỹ
thuật số, điều đó phù hợp với thơng lệ quốc tế. Các nhà thầu cần phải chuẩn bị sẵn để
không bị bỡ ngỡ khi chúng ta tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Phương thức này tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho các nhà thầu khi muốn công
nghiệp hố, hiện đại hố ngành xây dựng
2.1.3. Quy trình tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công
Quy trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi cơng xây lắp theo Luật Đấu thầu số

61/2005/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư
xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 được mơ tả ở sơ đồ (hình 2.6).
Nhìn vào sơ đồ có thể nhận thấy quy trình đấu thầu đã thể hiện được tính khách
quan và khoa học, phù hợp với quy trình đấu thầu quốc tế theo thể thức của “Hiệp hội
các kỹ sư tư vấn thế giới”, viết tắt theo tiếng Pháp là FIDIC (Federation Internation
Des Ingenieurs Consiels). Tuy nhiên vấn đề là ở chổ, việc đánh giá xếp hạng theo tiêu
chuẩn nào, để lựa chọn nhà thầu hợp lý về giá thành nhưng phải đảm bảo chất lượng
xây dựng cơng trình là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách.

HVTH: Thái Bình An

Trang: 20



Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

BẮT ĐẦU

Chủ
đầu



Tổ chuyên
gia/ Đơn
vị tư vấn
đấu thầu

1.

Lập hồ sơ mời thầu

2.

Gửi thư mời hoặc

thông báo mời thầu

3.

Tiếp nhận và bảo quản
hồ sơ dự thầu

4.

Mở thầu

5.


Đánh giá xếp hạng
Hồ sơ thầu

6.

Trình duyệt kết quả
Đấu thầu

7.

Công bố trúng thầu,

Thương thảo hợp đồng

Ký kết hợp đồng,
kết thúc đấu thầu

Hình 2.6: Quy trình tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp

HVTH: Thái Bình An

Trang: 21



Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

2.2. Các nghiên cứu trước đây về phương pháp lựa chọn nhà thầu
2.2.1. Phương pháp liệt kê và cho điểm
Đây là phương pháp đánh giá và lựa chọn đơn giản, thường được áp dụng cho
các trường hợp như sau:
+ Các tiêu chuẩn so sánh, đánh giá thường là định tính và thường khơng có đơn
vị đo.
+ Mức đáp ứng của các phương án so sánh theo các tiêu chuẩn và mức độ quan
trọng của các tiêu chuẩn (trọng số), được xác định theo phương pháp cho điểm (còn

gọi là phương pháp chuyên gia).
Như vậy, phương pháp liệt kê và cho điểm mang nặng tính chủ quan của người
đánh giá và chỉ nên áp dụng trong trường hợp khơng có hoặc khơng thể tính toán các
tiêu chuẩn so sánh bằng định lượng.
Các bước tiến hành phương pháp liệt kê và cho điểm:
+ Đầu tiên ta cho điểm tất cả các phương án theo từng tiêu chuẩn (mục tiêu) và
chọn phương án nào có tổng số điểm là lớn nhất;
+Nếu tiêu chuẩn có gán trọng số thì phương án được chọn là phương án có
điểm trung bình có trọng số cao nhất.
Tình huống 1: Giả sử ta cần lựa chọn 1 trong 3 nhà thầu A,B,C với bốn tiêu
chuẩn: TC1 - năng lực tài chính, TC2 - năng lực kỹ thuật, TC3 - tiến độ thi công, và
TC4 - giá thành

Tiêu chuẩn
TC1
NT

1

A

X

2


3

1

2

TC3
3

1

2


X

B
C

TC2

X
X

X

X

TC4
3

1

X

X

X

X

2

3

Tổng
6

X

10

X

9

Bảng 2.1 Bảng liệt kê cho điểm các tiêu chuẩn TH1

Như vậy, từ bảng 2.1 trên ta sẽ chọn nhà thầu B, vì nhà thầu B có tổng điểm lớn
nhất, mặc dù khơng phải mọi tiêu chuẩn của nhà thầu B đều tốt nhất.
Tuống huống 2: Cũng như TH1, nhưng ở đây có xét đến mức độ quan trọng của
các tiêu chuẩn (có xét trọng số các tiêu chuẩn)

HVTH: Thái Bình An


Trang: 22


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Các tiêu chuẩn so sánh

Mức độ đáp ứng của phương án


Trọng số

A

B

C

1. Năng lực tài chính

3


1

3

2

2. Năng lực kỹ thuật

3

1


2

2

3.Tiến độ thi cơng

4

3

3


2

4. Giá thành

8

1

2

3


Bảng 2.2 Bảng liệt kê cho điểm các tiêu chuẩn TH2

Từ bảng 2.2, ta có bảng tổng hợp điểm cho từng phương án theo bảng 2.3 như
sau:
Các tiêu chuẩn so sánh

Mức độ đáp ứng của phương án
A

B

C


1. Năng lực tài chính

3

9

6

2. Năng lực kỹ thuật

3


6

6

3.Tiến độ thi cơng

12

12

8


4. Giá thành

8

16

24

26

43


44

Tổng cộng

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp điểm cho từng tiêu chuẩn TH2

Như vậy, theo kết quả tính tốn ở bảng 2.3, ta sẽ chọn nhà thầu C thay vì nhà
thầu B như TH1. Ở đây vì yêu cầu của chủ đầu tư cần giá thành hợp lý và tiến độ thi
công nhanh (nên trọng số các tiêu chuẩn 3, 4 cao) và nhà thầu C đáp ứng gần như tốt
các yêu cầu quan trọng của chủ đầu tư nên được chọn.
2.2.2. Phương pháp lợi ích chung:

Phương pháp lợi ích chung (Collective Utility) được tiến hành trên bảng đánh
giá (cho điểm theo thang đo giống hoặc khác nhau) cho các lời giải với các tiêu chí
xem xét khác nhau. Đây là phương pháp áp dụng phổ biến trong trường hợp đánh giá
và lựa chọn nhà thầu, lựa chọn đơn vị tư vấn.
Giả sử có m phương án Ai, n mục tiêu Zj. Nếu mục tiêu là Zj với phương án là
Ai thì Zij là giá trị đánh giá về mặt chất lượng hoặc số lượng của phương án i đối với
mục tiêu j.
Trong đó:
+ Các giá trị Zij trong cùng 1 hàng phải có cùng đơn vị.

HVTH: Thái Bình An


Trang: 23


Luận văn cao học

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

+ Các đơn vị sử dụng trong các hàm mục tiêu (khác nhau) có thể khác nhau,
nghĩa là các giá trị Zij trong cùng 1 cột có thể khác đơn vị.
+ Thang đánh giá cho các mục tiêu khác nhau có thể khác nhau về độ lớn.
Trọng số
αi


Phương án Ai
Mục tiêu Zj

A1

A2

....

Ai


....

Am

α1

Z1

Z11

Z21


....

Zi1

....

Zm1

α2

Z2


Z12

Z22

....

Zi2

....

Zm2


….

....

....

....

....

....


....

....

αj

Zj

Z1j

Z2j


....

Zij

....

Zmj

….

....


....

....

....

....

....

....


αn

Zn

Z1n

Z2n

....

Zin


....

Zmn

Tổng

S1

S2

....


Sn

....

Sm

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các thơng số tính tốn của phương pháp lợi ích chung

Phương pháp lợi ích chung thơng thường được chia thành 2 dạng bài toán như
sau: Bài toán Max và bài toán Min.
Trường hợp bài toán Max: Đây là trường hợp lời giải bài tốn là tìm phương án
cho cực đại (Max) giá trị đại biểu từ các phương án xem xét so sánh như cực đại lợi

nhuận, kinh nghiệm, vốn lưu động … Còn đối với trường hợp bài tốn Min, ta tìm
phương án cho cực tiểu giá trị đại biểu từ các phương án xem xét so sánh như cực tiểu
chi phí, cực tiểu thời gian thực hiện dự án.
Trình tự tính tốn theo phương pháp lợi ích chung:
Bước 1:biến đổi Zij trong mỗi hàng i thành số bij (không thứ nguyên) theo công
thức sau:
Z ij − Z

Bài toán max: bij =
Z

ij


(max)
i

Z

Bài toán min: bij =
Z

HVTH: Thái Bình An

ij


ij

(min)
i

−Z

(max)
i

(max)

i

ij

ij

(min)
i

− Z ij

−Z


ij

(min)
i

Trang: 24


×