Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách và quy định hiện hành đến tài chính của dự án đầu tư theo hình thức bot trong lĩnh vực giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 125 trang )

Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HỒNG LÊ ĐẠI THÀNH

PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA
CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH ĐẾN TÀI
CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BOT
TRONG LĨNH VỰC GIAO THƠNG
Chun ngành : Cơng nghệ và Quản lý Xây dựng

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 02 tháng 07 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: HOÀNG LÊ ĐẠI THÀNH

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: .30-03-1985



Nơi sinh: Quảng Trị

Chuyên ngành: .Công nghệ và Quản lý xây dựng

MSHV: 00808581

1- TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ
QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH ĐẾN TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO
HÌNH THỨC BOT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Xác định luật và các văn bản pháp lý liên quan đến tài chính dự án đầu tư theo hình
thức BOT
- Thực trạng đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực giao thơng
- Phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng chính sách quy định đến tài chính đối với dự
án đầu tư theo hình thức BOT
- Đề xuất giải pháp nhằm thu hút đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :

21/01/2010

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :

02/07/2010

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM HỒNG LUÂN
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. Phạm Hồng Luân

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
(Họ tên và chữ ký)

TS. Lương Đức Long


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình hai năm học tập tại trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ
Chí Minh, luận văn tốt nghiệp là thành quả cuối cùng thể hiện những nỗ lực và cố
gắng của bản thân mỗi học viên cũng như tổng kết lại những kiến thức quý báu có
được từ thầy cơ.
Để có được ngày hơm nay, cho phép em bày tỏ biết ơn sâu sắc đến tồn thể
các thầy cơ giáo trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là
thầy cơ Khoa Xây dựng, bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng. Suốt thời gian
tham gia khóa học, thầy cơ đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho học viên,
tạo điều kiện cho từng học viên bắt kịp những xu hướng phát triển chung của đất
nước trong quá trình hội nhập của thế giới.
Cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Phạm Hồng Luân, người
thầy đã tận tâm hướng dẫn, góp ý rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Những ý kiến đóng góp, những giải quyết vướng mắc của thầy là rất quan trọng
góp phần thành công cho luận văn
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, những người bạn cùng lớp đại học và cao
học, những anh chị của các khóa cao học trước đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập
dữ liệu cũng như những ý kiến đóng góp hữu ích.

Cho con gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, những người thân trong gia đình đã ln
động viên chia sẻ và cổ vũ tinh thần, giúp con vượt qua khó khăn trong suốt quá
trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn.
Xin cảm ơn tất cả mọi người.
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2010

Hồng Lê Đại Thành
Luận văn thạc sĩ

Lời cảm ơn


i

TĨM TẮT
Đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Khai thác – Chuyển giao (BOT)
là một trong những hình thức tư nhân hóa để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông trên cơ sở huy động nguồn vốn tư nhân. Đối với mỗi dự án BOT thì bao
gồm các mục tiêu của ba bên đó là: Chính phủ, nhà đầu tư và người tham gia giao
thơng. Đối với chính phủ thì phải làm sao để mang lại lợi ích kinh tế xã hội cao
nhất, đối với nhà đầu tư thì phải tối đa lợi nhuận và đối với người tham gia giao
thơng thì phải giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại. Phân tích thực trạng đầu tư
theo hình thức BOT trong lĩnh vực giao thơng hiện nay thơng qua một số dự án
điển hình để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các cơng trình
giao thơng theo hình thức BOT. Đề tài đã thể hiện được một cách tồn diện các
chính sách và quy định của chính phủ đối với dự án đầu tư theo hình thức BOT và
cũng nêu lên được những chính sách nhằm ưu đãi thu hút đầu tư trong lĩnh vực
giao thông. Quá trình đánh giá các chính sách và quy định của pháp luật về dự án
đầu tư theo hình thức BOT được thể hiện qua 4 bước: (1) Phân tích tài chính dự
án mà khơng có sự hỗ trợ của chính phủ, (2) Phân tích dự án với sự hỗ trợ của

chính phủ về mức thu phí, (3) Phân tích tài chính dự án với sự hỗ trợ của chính
phủ về mức thu phí cùng với những chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
để đạt được khả thi về mặt tài chính trên quan điểm tổng đầu tư, (4) Phân tích tài
chính của dự án với sự hỗ trợ về mức thu phí, kèm theo ưu đãi thuế và bảo lãnh
của chính phủ trong q trình vay vốn để đạt khả thi về mặt tài chính trên quan
điểm chủ đầu tư. Q trình phân tích được thể hiện qua dự án đầu tư theo hình
thức BOT: cải tạo nâng cấp quốc lộ 51.

Luận văn thạc sĩ


ii

ABSTRACT
The Build – Operate – Transfer (BOT) approach is one of the privatization
mechanisms for promoting transportation infrastructure developments by using
private funds to construct new infrastructure facilities. In this scheme, it often
involves three parties: the government, whose objective is to maximize the benefit
of social economic; the private investors, whose objective is to maximize the
profit generated from the investment; and the road users, whose objective is to
minimize the Vehicle Operating Costs and Value of Time. Through some typical
projects, we evaluate the current transport infrastructure and propose some
solutions to improve and attract the private investments. In this paper, we present
completely the current policies and regulations about the BOT scheme, and the
policies of government for attracting transport investments. Additionally, an
evaluation framework is developed for assessing the effects of government
policies and regulations on the BOT scheme. Four steps of the BOT road pricing
problem are analyzed: (1) BOT without policies and regulations, (2) BOT with
assistant regulations about toll charge, (3) BOT with assistant regulations about
toll charge and concessionary tax, (4) BOT with assistant regulation about toll

charge and concessionary tax and loan guarantee. Numerical results using a real
case study of the Improve and expand the highway No 51 project are provided to
examine the four steps.

Luận văn thạc sĩ


iii

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................1
1.2. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3
1.5. Nội dung nghiên cứu. ......................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................4
CHƯƠNG 2. HỢP ĐỒNG BOT TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC NHÀ
NƯỚC – TƯ NHÂN....................................................................................................7
2.1. Định nghĩa về mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân. .........................7
2.2. Các hình thức của mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân ..................8
2.2.1. Hợp đồng cung cấp hoặc dịch vụ (Outsourcing or Service contract)
................................................................................................................................8
2.2.2. Hợp đồng quản lý (Management contract) ...........................................8
2.2.3. Hợp đồng cho thuê (Leasing contract) ....................................................9
2.2.4. Hợp đồng BOT (Build – Operate – Transfer contract)........................10
2.2.5. Hợp đồng BTO (Build– Transfer – Operate contract).........................11
2.2.6. Hợp đồng BOOT (Build – Own – Operate – Transfer contract) ........11
2.2.7. Hợp đồng BOO (Build – Own – Operate contract) .............................12
2.2.8. Hợp đồng DBO (Design Build Operate contract) .............................12

2.2.9. Hợp đồng DBFO (Design Build Financial Operate contract) ......12
2.2.10. Hợp đồng BLT (Build – Lease – Transfer contract) .....................12
2.3. Đặc điểm của quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân ................................13
2.3.1. Mức độ rủi ro mà khu vực tư nhân phải chịu trong hình thức mối
quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân. .............................................................13
2.3.2. Quy trình của dự án PPP ........................................................................14
2.3.3. Lợi ích các bên liên quan trong mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư
Nhân. ...................................................................................................................14
2.4. Một số tồn tại đối với Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ đối tác Nhà
nước – Tư nhân .....................................................................................................15
CHƯƠNG 3. ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BOT TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG ......................................................................................................18
3.1. Dự án đầu tư. ..................................................................................................18
3.1.1. Các khái niệm...........................................................................................18
2.1.2. Đặc điểm của hợp đồng BOT .................................................................22
3.2. So sánh dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT với các hình thức
đầu tư khác ở Việt Nam. ......................................................................................26
3.3. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. ..........................29
3.4. Dự án đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực giao thơng ................32
3.4.1. Tính vượt trội của hình thức đầu tư BOT trong điều kiện hiện nay .32

Luận văn thạc sĩ


iv

3.4.2 Tính hai mặt của đầu tư dự án theo hình thức BOT ............................34
3.4.2.1. Lợi ích :...............................................................................................34
3.4.2.2 Những rủi ro ........................................................................................35
3.5. Kinh nghiệm đầu tư BOT ở một số quốc gia trên thế giới. .....................36

3.5.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ. ........................................................................36
2.5.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ....................................................................38
3.5.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc. ..............................................................39
3.6. Bài học cho Việt Nam. ...................................................................................40
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG
BOT HIỆN NAY .......................................................................................................42
4.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư BOT hiện nay ...............42
4.2. Tình hình đầu tư vào dự án cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức
BOT hiện nay. ........................................................................................................43
4.2.1. BOT vốn nước ngồi: ..............................................................................43
4.3.2. Dự án BOT vốn trong nước ....................................................................44
4.4 . Phân tích thực trạng đầu tư BOT thông qua một số dự án điển hình .46
4.5 Nhận xét về thực hiện đầu tư giao thơng theo hình thức BOT hiện nay53
4.5.1 Thành cơng của hình thức đầu tư BOT .................................................54
4.5.2 Những tồn tại cần khắc phục ..................................................................56
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ QUY
ĐỊNH ĐẾN TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BOT .........59
5.1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................59
5.2. Chu trình đầu tư Dự án xây dựng giao thơng theo hình thức BOT: .....60
5.3. Phương pháp đánh giá dự án đầu tư BOT ................................................61
5.3.1 Suất chiết khấu và các chỉ tiêu đánh giá tài chính Dự án đầu tư .......61
5.3.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án..................................................66
5.4. Các quy quy định và chính sách liên quan đến tài chính dự án đầu tư
theo hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông. ...............................................66
5.4.1. Tổng mức đầu tư xây dựng cơng trình..................................................66
5.4.2. Nguồn vốn thực hiện dự án ....................................................................67
5.4.3. Bảo lãnh vay vốn......................................................................................68
5.4.4. Mức thu phí và trạm thu phí...................................................................69
5.4.5. Khấu hao tài sản cố định ........................................................................70
5.4.6. Thuế suất nhập doanh nghiệp ...............................................................72

5.4.7. Về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với dự án BOT .........................................72
5.5. Phân tích ảnh hưởng của chính sách và quy định đến tài chính dự án
đầu tư theo hình thức BOT qua dự án cải tạo mở rộng Quốc lộ 51 .............76
5.5.1. Tổng quan về dự án .................................................................................76
5.5.1.1.Dự báo luồng xe trên quốc lộ 51 .......................................................77
5.5.1.2. Tổng mức đầu tư của dự án ..............................................................78
5.5.2. Phân tích kinh tế xã hội của dự án........................................................79
5.5.2.1. Chi phí khai thác của phương tiện ....................................................79
5.5.2.2. Chi phí về thời gian đi lại..................................................................80
Luận văn thạc sĩ


v

5.5.2.3. Kết quả tiết kiệm chi phí khai thác phương tiện và thời gian đi lại.
..........................................................................................................................81
5.5.3. Phân tích tài chính ..................................................................................85
5.5.3.1. Mức thu phí của dự án.......................................................................85
5.5.3.2. Doanh thu từ phí sử dụng. .................................................................86
5.5.3.3 Nguồn chi của dự án...........................................................................86
5.5.3.4. Kết quả phân tích các phương án theo quan điểm tổng đầu tư ......89
5.5.4. Nhận xét....................................................................................................95
CHƯƠNG 6. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................96
6.1. Hồn thiện cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thơng theo hình thức BOT. .........................................................................96
6.1.1. Mức thu phí giao thơng đối với dự án BOT..........................................96
6.1.2. Ưu đãi đầu tư. ..........................................................................................97
6.2 Giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng giao thông theo hình thức BOT
..................................................................................................................................97
6.2.1. Huy động vốn trong nước:......................................................................97

6.2.2. Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài...................................................98
6.3. Giải pháp tăng hiệu quả đầu tư theo hình thức BOT ..............................99
6.3.1. Xác định tỷ suất chiết khấu ....................................................................99
6.3.2. Lợi ích từ dự án. ................................................................................... 100
6.4. Giải pháp để hạn chế rủi ro trong đầu tư BOT về mặt tài chính........ 100
6.5. Những trở ngại trong quá trình làm luận văn. ...................................... 103
6.6. Hướng phát triển đề tài. ............................................................................ 104

Luận văn thạc sĩ


vi

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1 : So sánh hình thức đầu tư BOT với một số hình thức đầu tư khác .........26
Bảng 3.2. Dự báo phát triểnh kinh tế cả nước...........................................................30
Bảng 4.1 Tình hình đầu tư của một số dự án BOT ...................................................47
Bảng 5.1. Lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường Biên Hòa – Long Thành ......77
Bảng 5.2. Lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường Long Thành – Vũng Tàu .....77
Bảng 5.3. Chi phí thực hiện dự án .............................................................................78
Bảng 5.4. Kết quả chi phí khai thác phương tiện và thời gian đi lại khi chưa có dự
án ..................................................................................................................................81
Bảng 5.5. Kết quả chi phí khai thác phương tiện và thời gian đi lại khi có dự án ..82
Bảng 5.5. Kết quả phân tích lợi ích kinh tế xã hội khi có dự án ..............................83
Bảng 5.6. Chi phí duy tu bảo dưỡng ..........................................................................87
Bảng 5.7. Kế hoạch trả nợ USD.................................................................................88
Bảng 5.8. Dự báo lạm phát.........................................................................................89
Bảng 6.1. Đề xuất và kiến nghị ............................................................................... 102

Luận văn thạc sĩ



vii

MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ thể hiện q trình phân tích ảnh hưởng chính sách và quy định
đến tài chính dự án ........................................................................................................5
Hình 2.1 Cấu trúc của một hợp đồng quản lý. ............................................................9
Hình 2.2 Cấu trúc của hợp đồng cho thuê .................................................................10
Hình 2.3 Cấu trúc của hợp đồng BOT. ......................................................................11
Hình 2.4 Thể hiện mức độ rủi ro mà khu vự tư nhân phải chịu ...............................13
Hình 2.5 Chuỗi quy trình của dự án PPP...................................................................14
Hình 2.6 Lợi ích các bên liên quan trong mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân.
......................................................................................................................................15
Hình 5.2. Biểu đồ thể hiện dịng tiền theo thời gian khi chưa có sự hỗ trợ của chính
phủ ...............................................................................................................................90
Hình 5.3. Biểu đồ thể hiện dịng tiền theo thời gian khi chưa có sự hỗ trợ về mức
thu phí ..........................................................................................................................90
Hình 5.4. Biểu đồ thể hiện dịng tiền theo thời gian khi chưa có sự hỗ trợ về mức
thu phí và ưu đãi về thuế ............................................................................................91
Hình 5.5. Biểu đồ thể hiện dịng tiền theo thời gian khi chưa có sự hỗ trợ về mức
thu ph , ưu đãi về thuế và vốn vay thương mại .........................................................92
Hình 5.6. Biểu đồ thể hiện dịng tiền theo thời gian khi chưa có sự hỗ trợ của chính
phủ ...............................................................................................................................93
Hình 5.7. Biểu đồ thể hiện dịng tiền theo thời gian khi chưa có sự hỗ trợ về mức
thu phí ..........................................................................................................................93
Hình 5.8. Biểu đồ thể hiện dịng tiền theo thời gian khi chưa có sự hỗ trợ về mức
thu phí và ưu đãi về thuế ............................................................................................94
Hình 5.9. Biểu đồ thể hiện dòng tiền theo thời gian khi chưa có sự hỗ trợ về mức
thu phí và ưu đãi về thuế và vốn vay thương mại .....................................................94


Luận văn thạc sĩ


1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cơ sở hạ tầng giao thơng ở Việt Nam đang trong tình trạng thiếu và yếu cản trở quá
trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và phát triển của doanh nghiệp
nói riêng. Mạng lưới giao thơng của chúng ta, sau hơn 10 năm tập trung đầu tư đã từng
bước đi vào hoàn chỉnh, chất lượng phục vụ cũng được tăng cường. Tuy nhiên, để thỏa
mãn yêu cầu vận tải không ngừng gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta hiện nay là phải nhanh chóng đầu tư xây dựng
hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng cao với hệ thống đường cao tốc, đường
vành đai tại các đơ thị lớn... và các cơng trình dịch vụ tổng hợp phục vụ mạng lưới giao
thông vận tải.
Để giải quyết bài tốn phát triển hạ tầng giao thơng trong tương lai, Chính phủ đã
đưa ra nhiều giải pháp trong đó tập trung vào giải quyết các yếu kém hạ tầng hiện tại
và qui hoạch, xây dựng các điều kiện đáp ứng nhu cầu hạ tầng trong tương lai.
Yêu cầu vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) là rất lớn, trong khi nguồn
vốn ngân sách nhà nước có giới hạn, khơng đủ khả năng đáp ứng u cầu; bên cạnh đó
GDP/ đầu người tăng, nguồn tài trợ theo hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
cho hạ tầng GTVT sẽ giảm dần, vì vậy cần thiết phải phát triển nhiều loại hình đầu tư
mới bổ sung. Đầu tư theo hình thức BOT (trong và ngồi nước) là một giải pháp quan
trọng để phát triển CSHT giao thông Việt Nam.
Việc thu hút, kêu gọi vốn đầu tư theo hình thức BOT trong thời gian qua cịn rất
hạn chế và nhiều bất cập. Thực tế cho thấy nhiều dự án do Nhà nước đầu tư khi đánh
giá hiệu quả đầu tư ở bước lập dự án thì hiệu quả nhưng thực tế sau khi triển khai thì
thua lỗ. Nhiều dự án Nhà nước kêu gọi đầu tư BOT nhưng khơng có cơ chế rõ ràng,


Luận văn thạc sĩ


2

khơng tìm được điểm chung về lợi ích với nhà đầu tư nên trong quá trình lập, phê duyệt
DA và đàm phán thường thất bại. Các tồn tại trên làm lãng phí thời gian và cơ hội phát
triển CSHT của Nhà nước; làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết
vấn đề tăng trưởng và xố đói giảm nghèo.
Ngày 27-11-2009, chính phủ vừa mới ban hành nghị định 108/2009/ND-CP về
“Đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, hợp
đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao”
thay thế cho nghị định 78/2007/ND-CP, nắm vững những quy định và chính sách của
nhà nước về dự án thực hiện theo hình thức BOT cũng là một trong những nhân tố ảnh
hưởng đến thành công của dự án BOT. Rất nhiều tiêu chuẩn và các chỉ số được quy
định tại các văn bản đấu thầu và hợp đồng xây dựng thiết kế các dự án BOT cho việc
đánh giá khả năng tài chính của một cơng ty đầu tư (hoặc người khai thác). Tuy nhiên,
mặc dù các biện pháp tài chính được đề xuất và đánh giá trong việc lựa chọn người
khai thác giai đoạn, nhưng ảnh hưởng của những chính sách và qui định tác động đến
tài chính của dự án vẫn chưa được xem xét.
Vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu của luận văn này là: “Phân tích – đánh giá
mức độ ảnh hưởng của chính sách và quy định hiện hành đến tài chính của dự án
đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông”
1.2. Ý nghĩa của đề tài
Đây là một vấn đề rất quan trọng, mang ý nghĩa quyết định cho việc đầu tư CSHT
và xã hội hóa nguồn vốn đầu tư Dự án, đảm bảo sự thành công của Dự án trong suốt
thời gian xây dựng và khai thác dự án cũng như thấy được các chủ trương chính sách
ưu đãi của nhà nước ta trong qúa trình kêu gọi đầu tư, huy động nguồn vốn.


Luận văn thạc sĩ


3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đầu tư theo hình thức BOT ở Việt Nam trong lĩnh vực giao thông ở Việt
Nam hiện nay.
Xác định các quy định và chính sách của chính phủ đối với các dự án đầu tư theo
hình thức BOT.
Thiết lập mơ hình phân tích các chính sách và quy định tác động đến tài chính của
dự án BOT
So sánh kết quả phân tích số liệu với thuyết minh mơ hình từ đó rút ra kết luận kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư dự án BOT
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mơ hình đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực xây
dựng hạ tầng giao thông của các nước trên thế giới và Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là các dự án đầu tư theo hình thức BOT trong xây dựng hạ tầng
giao thông trên thế giới và Việt Nam, tập trung nghiên cứu xem xét mục tiêu của các
bên tham gia dự án BOT, ảnh hưởng các chính sách và quy định tác động đến đến tài
chính của dự án BOT
1.5. Nội dung nghiên cứu.
- Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án đầu tư theo hình thức BOT, các quy
định và chính sách
- Thực trạng đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông

Luận văn thạc sĩ


4


- Phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng chính sách quy định đến tài chính đối với
dự án đầu tư theo hình thức BOT. ( áp dụng đối với dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 51)
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp từ một số dự án BOT đã có. Thiết lập
mơ hình thể hiện sự tác động của chính sách và quy định đối với tài chính dự án đầu tư
theo hình thức BOT

Luận văn thạc sĩ


5

Hình 1.1. Sơ đồ thể hiện q trình phân tích ảnh hưởng chính sách và quy định đến tài
chính dự án
CHI PHÍ: XÂY DỰNG,
VẬN HÀNH BẢO
DƯỠNG
ĐẶC ĐIỂM GIAO
THƠNG

QUY ĐỊNH VỀ MỨC
THU PHÍ

PHÂN TÍCH
KINH TẾ XÃ HỘI
PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH


DỊNG TIỀN

ƯU ĐÃI VỀ THUẾ
TNDN

CHỈ SỐ TÀI
CHÍNH THEO
QUAN ĐIỂM
TỔNG ĐẦU TƯ

KHƠNG
ĐẠT

HỖ TRỢ VỀ
MỨC THU PHÍ

ĐẠT

CHỈ SỐ TÀI
CHÍNH THEO
QUAN ĐIỂM
CHỦ ĐẦU TƯ

CƠ CẤU VỐN

Ghi chú:
Chính sách và quy định

Luận văn thạc sĩ


ĐẠT
DỰ ÁN KHẢ THI VỀ
KINH TẾ VÀ TÀI
CHÍNH

KHƠNG
ĐẠT
HỖ TRỢ VỀ
VỐN, VAY



6

Các bước phân tích mức độ tác động của chính sách và quy định đối với tài chính
dự án BOT.
Bước 1: Từ chi phí đầu tư cơ bản ban đầu, với đặc điêm giao thông, xác định các
chỉ số tài chính mà khơng có sự hỗ trợ của chính phủ
Bước 2: Phân tích bước 1 cùng với sự hỗ trợ của chính phủ về mức thu phí
Bước 3: Tiếp tục bước 2 với các chính sách ưu đãi thuế
Bước 4: Tiếp tục bước 3 cùng với chính sách vay vốn và bảo lãnh vay vốn.
So sánh kết quả phân tích các trường hợp trên

Luận văn thạc sĩ


7

CHƯƠNG 2. HỢP ĐỒNG BOT TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC
NHÀ NƯỚC – TƯ NHÂN

Cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay đang trong tình trạng thiếu và yếu, cản trở
đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng là rất lớn
trong khi ngân sách nhà nước có hạn, cần phải có nhiều hình thức đầu tư để chia sẻ
gánh nặng về vốn với nhà nước, quan hệ đối tác Nhà nước và tư nhân một phần
giải quyết vấn đề cấp thiết này. Toàn bộ chương này được tham khảo từ nguồn
Asian Development Bank, Public-Private Partnership Handbook

2.1. Định nghĩa về mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân.
“Mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân (PPP - Public Private Partnerships)
miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức
tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác”
(Nguồn Asian Development Bank, Public-Private Partnership Handbook )
Trong hình thức PPP chính phủ có vai trị thiết lập các vấn đề vĩ mô tạo điều
kiện cho khu vực tư nhân tham gia nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu phát
triển xã hội cũng như sự công bằng giữa các bên tham gia.
Quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân quy định rõ ràng các quyền, nghĩa vụ, rủi
ro cũng như các lợi ích cho các bên tham gia dự án. Các bên tham gia trong quan
hệ đối tác nhà nước – tư nhân bao gồm:
-

Đối tác nhà nước: các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các doanh
nghiệp nhà nước

Luận văn thạc sĩ


8

-


Đối tác tư nhân: các doanh nghiệp trong và ngoài nước có khả năng về tài
chính và kỹ thuật liên quan.

2.2. Các hình thức của mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân
2.2.1. Hợp đồng cung cấp hoặc dịch vụ (Outsourcing or Service contract)
Đối với hợp đồng dịch vụ “chính phủ (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thuê
một công ty tư nhân hoặc một thực thể tư nhân tiến hành một hoặc nhiều công việc
hoặc dịch vụ cụ thể trong một khoảng thời gian, thường là từ 1 đến 3 năm”.
(Nguồn Asian Development Bank , Public-Private Partnership Handbook )
Đặc điểm hợp đồng dịch vụ:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp chính dịch vụ cơ sở hạ tầng và chỉ
thuê đối tác tư nhân điều hành một phần hoạt động với một mức phí được thoả
thuận đáp ứng được một số tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước đề ra.
- Chính phủ trả đối tác tư nhân một khoản phí định trước cho dịch vụ, có thể
dựa trên cơ sở phí một lần, trên cơ sở chi phí đơn vị dịch vụ hoặc dựa trên các cơ
sở khác.
- Chính phủ chịu trách nhiệm tài trợ bất kỳ khoản đầu tư vốn cần thiết nào để
mở rộng hay cải thiện hệ thống.
- Tổ chức tư nhân có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ như đã thoả thuận cho
nhà nước.
2.2.2. Hợp đồng quản lý (Management contract)
Hợp đồng quản lý được thoả thuận giữa đối tác nhà nước và đối tác tư nhân để
đối tác tư nhân điều hành một phần hoặc tồn bộ dịch vụ cơng do nhà nước cung

Luận văn thạc sĩ


9

cấp. Trong trường hợp này, đối tác tư nhân chỉ cung cấp vốn cho hoạt động quản

lý điều hành nhưng khơng cung cấp vốn đầu tư
Hình 2.1 Cấu trúc của một hợp đồng quản lý.

(Nguồn Asian Development Bank, Public-Private Partnership Handbook )
2.2.3. Hợp đồng cho thuê (Leasing contract)
Hợp đồng cho thuê được thoả thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
đối tác tư nhân để đối tác tư nhân có thể điều hành cơ sở hạ tầng của nhà nước.
Đối tác tư nhân khai thác cơ sở hạ tầng của nhà nước thông qua các dịch vụ với
một mức phí phù hợp với quy định của chính phủ.
Đối tác tư nhân thực hiện và chịu trách nhiệm về toàn bộ dịch vụ và thực hiện
các nghĩa vụ liên quan đến chất lượng và tiêu chuẩn của dịch vụ. Hầu hết các rủi
ro về tài chính trong q trình hoạt động thuộc về nhà điều hành tư nhân. Cụ thể,
nhà điều hành tư nhân chịu trách nhiệm đối với các khoản lỗ và khoản nợ mà

Luận văn thạc sĩ


10

người tiêu dùng chưa trả, lợi nhuận trong quá trình hoạt động phụ thuộc vào việc
giảm chi phí trong quá trình hoạt động. Thời hạn của hợp đồng cho thuê thường là
10 năm và có thể được gia hạn kéo dài đến 20 năm. Cụ thể, nhà điều hành tư nhân
chịu trách nhiệm đối với các khoản lỗ và khoản nợ mà người tiêu dùng chưa trả.
Việc cho thuê không bao gồm việc bán bất cứ tài sản nào cho khu vực tư nhân.
Hình 2.2 Cấu trúc của hợp đồng cho thuê

((Nguồn Asian Development Bank, Public-Private Partnership Handbook )
2.2.4. Hợp đồng BOT (Build – Operate – Transfer contract)
BOT là một hình thức hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để nhà đầu tư cung cấp vốn và xây dựng một dự án cơ sở hạ

tầng mới hoặc một hợp phần chính của dự án cơ sở hạ tầng căn cứ trên các tiêu
chuẩn thực hiện do chính phủ quy định.

Luận văn thạc sĩ


11

Hình 2.3 Cấu trúc của hợp đồng BOT.

Nhà đầu tư

(Nguồn Asian Development Bank, Public-Private Partnership Handbook )
Trong hợp đồng BOT nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng để cung
cấp dịch vụ và thu hồi vốn thông qua việc khai thác dịch vụ. Cơ quan nhà nước sẽ
tạo điều kiện cho nhà đầu tư khai thác dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất
định đảm bảo cho nhà đầu tư có thể thu hồi vốn.
2.2.5. Hợp đồng BTO (Build– Transfer – Operate contract)
Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO) là hình thức biến thể của
hợp đồng BOT trong đó việc chuyển giao về sở hữu nhà nước được tiến hành khi
việc xây dựng kết thúc mà không phải khi hợp đồng kết thúc. Điểm khác biệt giữa
BTO và BOT là việc chuyển giao cho nhà nước ngay khi việc xây dựng kết thúc.
2.2.6. Hợp đồng BOOT (Build – Own – Operate – Transfer contract)

Luận văn thạc sĩ


12

Đối với hợp đồng BOOT thì nhà đầu tư cung cấp vốn đầu tư để xây dựng và sở

hữu, khai thác và chuyển giao cho chính phủ sau 1 thời gian quy định trong hợp
đồng. Sự khác biệt giữa hợp đồng BOT và BOOT đó là vấn đề sở hữu, nhưng
thông thường sự khác biệt này không rõ ràng lắm.
2.2.7. Hợp đồng BOO (Build – Own – Operate contract)
Là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư để xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng để xây dựng sở hữu kinh doanh
mà không phải chuyển giao lại cho nhà nước.
2.2.8. Hợp đồng DBO (Design Build Operate contract)
Hợp đồng thiết kế-xây dựng-kinh doanh (DBO), sở hữu không khi nào nằm
trong tay của tư nhân. Thay vào đó, một hợp đồng được lập ra cho việc thiết kế,
xây dựng và điều hành dự án cơ sở hạ tầng.
2.2.9. Hợp đồng DBFO (Design Build Financial Operate contract)
Hợp đồng DBFO (thiết kế-xây dựng-cấp vốn-kinh doanh) là hình thức được ký
kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tư nhân trong đó nhà đầu
tư tư phân có trách nhiệm thiết kế, xây dựng, cấp vốn. Nhà đầu tư được quyền điều
hành và khai thác trong một thời gian nhất định rồi chuyển giao cho nhà nước.
Trách nhiệm tài chính thuộc về nhà đầu tư tư nhân, nhà nước không phải bảo lãnh
vay vốn cho nhà đầu tư.
Các khoản phí trực tiếp thu từ người sử dụng (như phí sử dụng đường) thường
là nguồn thu chủ yếu. Bên cạnh đó, cịn có thêm các khoản khác như phí dịch vụ
và khai thác không gian xung quanh dự án như cung cấp dịch vụ sửa chữa, xăng
dầu, quảng cáo…
2.2.10. Hợp đồng BLT (Build – Lease – Transfer contract)
Luận văn thạc sĩ


13
Hợp đồng Xây dựng - Cho thuê - Chuyển giao BLT là sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư
và nhà nước, theo đó nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng và sử dựng thông qua hợp đồng cho
thuê trong một thời gian quy định, hết thời hạn thì cơng trình chuyển giao lại cho nhà

nước.

2.3. Đặc điểm của quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân
2.3.1. Mức độ rủi ro mà khu vực tư nhân phải chịu trong hình thức mối quan
hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân.
Hình 2.4 Thể hiện mức độ rủi ro mà khu vự tư nhân phải chịu

Các dạng
hợp đồng
Cung cấp
dịch vụ

Các dạng
hợp đồng
Thiết kế
Xây dựng

Mức Độ rủi ro tư nhân thấp

Các dạng
hợp đồng
Thiết kế xây
dựng khai thác

Các dạng
hợp đồng Thiết kế
Xây dựng Kinh
doanh và Tài chính

Mức độ rủi ro tư nhân cao


(Nguồn Asian Development Bank, Public-Private Partnership Handbook )

Luận văn thạc sĩ


14

2.3.2. Quy trình của dự án PPP
Hình 2.5 Chuỗi quy trình của dự án PPP

(Nguồn Asian Development Bank, Public-Private Partnership Handbook )
2.3.3. Lợi ích các bên liên quan trong mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư
Nhân.

Luận văn thạc sĩ


15

Hình 2.6 Lợi ích các bên liên quan trong mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư
nhân.

(Nguồn Asian Development Bank, Public-Private Partnership Handbook )
2.4. Một số tồn tại đối với Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ đối tác Nhà
nước – Tư nhân
Hình thức PPP ở Việt Nam đang chờ một hành lang pháp lý rõ ràng. Hiện nay,
Chính phủ chỉ mới ban hành nghị định 108/2009- NĐ/CP về Đầu tư theo hình
thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, hợp đồng Xây dựng Chuyển giao - Kinh doanh, hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao, tuy nhiên, tồn tại
một số lĩnh vực mà thực tế khác xa so với nghị định này.

- Chính phủ là trao hợp đồng BOT cho các DN quốc doanh doanh nghiệp quốc
doanh trên cơ sở đàm phán, không phải đấu thầu cạnh tranh. Các doanh nghiệp
quốc doanh này trong nhiều trường hợp chưa thiết lập nghiên cứu khả thi cụ thể và
đang nỗ lực để huy động nguồn vốn cần thiết.
Luận văn thạc sĩ


×