Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu giải pháp sử dụng tuyến cáp ngầm trung áp liên thông giữa các trạm biến áp 110KV nâng cao độ tin cậy cung cấp điện tại thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TUYẾN CÁP
NGẦM TRUNG ÁP LIÊN THÔNG GIỮA CÁC TRẠM
BIẾN ÁP 110 KV NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP
ĐIỆN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH : MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN
MÃ SỐ :
NGUYỄN HOÀNG DƯƠNG

Người hướng dẫn khoa học : TS. ĐẶNG QUỐC THỐNG

HÀ NỘI 2006


LN V¡N TèT NGHIƯP

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi. Các số liệu, kết
quả được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

NGUYỄN HỒNG DƯƠNG

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương


Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LN V¡N TèT NGHIƯP

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn, ngồi sự nỗ lực nghiên cứu tìm tịi và học
hỏi của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ bên
ngoài.
Trước tiên, tác giả vô cùng biết ơn sự hướng dẫn, chỉ đạo và giúp đỡ tận
tình của TS ĐẶNG QUỐC THỐNG trong suốt q trình làm luận văn. Nếu
khơng có sự hướng dẫn và giúp đỡ đó thì chắc chắn tác giả khơng hồn thành
luận văn của mình.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc sự nhiệt tình giúp đỡ của tập thể
các thầy cô giáo trong Bộ môn Hệ Thống Điện - Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và đào tạo, chỉ bảo cho tác giả trong q trình
học tập và đóng góp nhiều ý kiến giá trị cho luận văn của tác giả.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm đào tạo sau Đại học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm Điều độ Thông tin _Công ty
Điện lực thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả có điều kiện được
nghiên cứu và học tập.
Cuối cùng, tác giả vô cùng biết ơn sự quan tâm, động viên của gia đình
và bạn bè trong thời gian qua. Nhờ đó, tác giả có thêm thời gian và nghị lực
để hồn thành luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Dương

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006



LUËN V¡N TèT NGHIÖP

MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu, chữ cái viết tắt

1

CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU

2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

2

1.2 Mục đích của đề tài

4

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

4

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4


CHƯƠNG II - HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

6

2.1 Giới thiệu chung.

6

2.2 Nguồn điện 220kV cấp điện cho thành phố Hà Nội

6

2.3 Lưới điện 110kV khu vực Hà Nội

6

2.4 Lưới điện phân phối trung áp.

12

2.5 Tình hình cung cấp điện khu vực Hà Nội

16

2.6 Hiện trạng độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện thành phố Hà

21

Nội.
CHƯƠNG III - KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐỘ TIN CẬY CUNG


24

CẤP ĐIỆN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG
CẤP ĐIỆN.
3.1 Khái niệm chung

24

3.2 Những chỉ tiêu đặc trưng cho q trình hỏng hóc trong hệ thống

24

điện
3.3 Những chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sửa chữa

30

3.4 Xác suất hỏng hóc của phần tử lưới điện.

33

3.5 Phương pháp đẳng trị hoá lưới điện.

34

3.6 Biện pháp nâng cao độ tin cậy hệ thống cung cấp điện

36


3.7 Độ tin cậy cung cấp điện lưới truyền tải và phân phối

43

CHƯƠNG IV - DỰ BÁO PHỤ TẢI ĐIỆN

49

4.1 Đặt vấn đề.

49

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LUËN V¡N TèT NGHIÖP

4.2 Giới thiệu sơ lược một số phương pháp dự báo phụ tải điện.

49

4.3 Dự báo tăng trưởng của phụ tải điện giai đoạn 2006÷2015.

54

4.4 Dự báo nhu cầu công suất tại các trạm 110kV dự kiến xây dựng

56


tuyến cáp ngầm trung áp liên thông.
CHƯƠNG V - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TUYẾN CÁP

63

NGẦM TRUNG ÁP LIÊN THÔNG GIỮA CÁC TRẠM BIẾN ÁP
110KV NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN.
5.1 Đặt vấn đề.

63

5.2 Lựa chọn giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện tại thành

63

phố Hà Nội.
5.3 Đánh giá độ tin cậy của lưới điện thành phố Hà Nội trước khi có

66

cáp liên thông trung áp giữa các trạm biến áp 110kV.
5.4 Các phương án xây dựng các tuyến cáp liên thông trung áp.

77

5.5 Đánh giá độ tin cậy của lưới điện thành phố Hà Nội khi có cáp liên

83


thơng trung áp giữa các trạm biến áp 110kV.
CHƯƠNG VI - PHÂN TÍCH KINH TẾ

92

6.1 Đặt vấn đề

92

6.2 Giá trị thời gian của tiền tệ

93

6.3 Biểu đồ dịng tiền tệ (Cash-Flows: CF)

93

6.4 Các cơng thức tính giá trị tương đương cho các dịng tiền tệ đơn và

94

phân bố đều
6.5 Các phương pháp phân tích so sánh phương án

97

6.6 Hệ thống bảng giá thiệt hại về kinh tế do ngừng cung cấp điện ở

103


một số nước trên thế giới.
6.7 Phân tích kinh tế lựa chọn phương án tối ưu.

105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

112

PHỤ LỤC

113

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LUËN V¡N TèT NGHIÖP

1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TRONG LUẬN VĂN

TÊN VIẾT ĐẦY ĐỦ


STT

Ký hiệu
viết tắt

1.

Ngân hàng Phát triển Châu Á

ADB

2.

Thiết bị tự động chuyển đổi nguồn (Automatic Transfer
Switch)
Quản lý nhu cầu sử dụng điện năng (Demand side

ATS

3.

DSM

management)
4.

Đường dây điện trên không

ĐDK


5.

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam

EVN

6.

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product)

GDP

7.

Máy biến áp

MBA

8.

Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ Điển

SIDA

9.

Trạm biến áp

TBA


10. Ngân hàng thế giới

WB

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LN V¡N TèT NGHIƯP

2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, trên thế giới vấn đề đảm bảo chất lượng điện năng ngày càng
trở nên quan trọng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Do nhu cầu sử dụng
điện ngày càng cao nên những thiệt hại của nền kinh tế khi ngừng cung cấp
điện sẽ rất lớn. Ở những nước đã hình thành thị trường điện, việc mua bán
điện được thực hiện theo hợp đồng giữa bên mua và bên bán khi đó tiêu
chuẩn về chất lượng điện năng sẽ là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh
giá quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu bên bán điện không đảm bảo tiêu
chuẩn điện áp, tần số, công suất và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng gây
thiệt hại đến bên mua điện thì bên bán điện phải bồi thường cho bên mua điện
theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên mua điện phải có trách nhiệm
đảm bảo các trang thiết bị sử dụng điện của mình hoạt động an tồn để khơng
gây ra sự cố cho hệ thống điện, không làm ảnh hưởng đến chất lượng điện áp
của lưới điện. Vì vậy, các tiêu chuẩn về chất lượng điện năng luôn được
những người làm công tác quản lý vận hành và kinh doanh điện năng hết sức

coi trọng.
Ở nước ta trong những vừa năm qua, hệ thống lưới điện từng bước
được phát triển vững chắc, chất lượng điện năng và độ tin cậy ngày càng được
nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành
điện đã có nhiều nỗ lực hồn thành vượt thời gian hơn một năm mục tiêu phát
triển của ngành đã được Đại hội lần thứ IX của Đảng xác định. Tốc độ tăng
trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 15%/năm, cao
hơn 4% so với mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 đã đề ra. Ngành điện
cũng phấn đấu giảm tổn thất điện năng từ 14,03% năm 2000 xuống còn 12%
năm 2005, tiết kiệm hơn 500 tỷ đồng cho Nhà nước. Năm 2006, trong tháng

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LUËN V¡N TèT NGHIÖP

3

01/2006, sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế đạt 3,734 tỷ kWh, đến
tháng 8/2006, sản lượng điện sản xuất ước đạt 5,1 tỷ kWh, tăng 10,1% so với
cùng kỳ năm trước. Đây là nỗ lực lớn của ngành điện.
Cùng với sự phát triển của đất nước, thành phố Hà Nội là một trong
những thành phố có sản lượng điện thương phẩm lớn đạt 4,09 tỷ kWh chiếm
gần 10% sản lượng điện thương phẩm cả nước. Hiện nay, do tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố có nhiều biến động và phát triển mạnh mẽ,
q trình đơ thị diễn ra nhanh chóng, thành phố thành lập thêm hai quận mới
là Long Biên và Hồng Mai, nhiều cơng trình trọng điểm mới xuất hiện như
Trung tâm Hội nghị Quốc tế, nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp sẽ xuất

hiện ở khu vực phía Tây và phía Bắc thành phố như khu cơng nghiệp Bắc
Thăng Long (198ha), khu công nghiệp Đông Anh (300ha), khu cơng nghiệp
Sóc Sơn (300ha), khu cơng nghiệp Đài Tư (40ha),… Mặt khác trong mục tiêu
nhiệm vụ phát triển của thành phố trong giai đoạn 2006 ÷ 2010, Hà Nội sẽ tập
trung ưu tiên nhiều hơn cho mục tiêu hiện đại hoá, nâng cao chất lượng phát
triển và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, phấn đấu tăng trưởng GDP
chung của thành phố đạt 10,5 ÷ 11,5% năm địi hỏi kết cấu mạng lưới điện
cũng phải có nhiều thay đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển
thực tế.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo an tồn cung cấp điện và đảm bảo mỹ quan
đô thị trong thành phố là một trong những mục tiêu chất lượng của Công ty
Điện lực thành phố Hà Nội. Tại Nghị định 92/2005/NĐ-CP cũng quy định chi
tiết một số điều về Pháp lệnh Thủ đơ trong đó đã đề ra mục tiêu thực hiện hạ
ngầm hệ thống đường dây nổi trước năm 2015 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng cung cấp điện, giảm thời gian ngừng điện của
khách hàng, giảm sản lượng điện năng mất của Công ty Điện lực thành phố
Hà Nội, đồng thời thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước, việc nghiên cứu
đưa ra các giải pháp nâng cao độ ổn định và liên tục trong quá trình cung ứng
Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LN V¡N TèT NGHIƯP

4

điện, đồng thời đảm bảo an tồn cung cấp điện và mỹ quan đô thị trở nên hết
sức cần thiết.
1.2. Mục đích của đề tài

Để lựa chọn được giải pháp hợp lý nhằm hạn chế thời gian ngừng cung
cấp điện cho khách hàng, đảm bảo cho lưới điện vận hành liên tục, ổn định
hơn và giảm doanh thu bán điện bị mất do ngừng cung cấp điện. Trong đề tài
này sẽ nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng các tuyến cáp ngầm trung áp nối
liên thông giữa các trạm biến áp 110kV khu vực Hà Nội. Từ đó, đánh giá sơ
bộ về những hiệu quả đạt được trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh
điện năng của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong phạm vi đề tài là các trạm biến áp 110kV
khu vực Hà Nội.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của các trạm 110kV trước và sau khi
sử dụng cáp ngầm trung áp liên thông giữa các trạm 110kV theo xác suất
ngừng cung cấp điện.
Căn cứ vào tình trạng tải hiện nay của các trạm biến áp 110kV, cùng
với việc sử dụng các phương pháp dự báo nhu cầu phụ tải để đưa ra những dự
báo phụ tải điện đến năm 2015 cho khu vực Hà Nội.
Xây dựng các phương án kỹ thuật hợp lý và tiến hành phân tích kinh tế
để lựa chọn ra phương án tốt nhất.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Sau khi nghiên cứu xây dựng thành công các tuyến cáp ngầm trung áp
nối liên thông giữa các trạm biến áp 110kV sẽ giúp cho công tác điều độ,
quản lý vận hành lưới điện trở nên thuận lợi nhiều hơn trong quá trình xử lý
khắc phục sự cố, bất thường xảy ra trên lưới điện khu vực. Đồng thời tạo
Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006



LUËN V¡N TèT NGHIÖP

5

được sự linh hoạt trong việc san tải, chuyển tải. Từ đó, hạn chế được hiện
tượng quá tải trên đường dây và tại các trạm biến áp dẫn đến giảm tổn thất và
giảm các nguy cơ gây ra sự cố. Nhờ có sự linh hoạt trong cơng tác điều độ
vận hành lưới điện sẽ làm giảm thời gian ngừng cung cấp điện khi thực hiện
kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện hay khi có sự cố xảy
ra trên lưới điện. Về mặt sản xuất kinh doanh, khi thời gian ngừng cung cấp
điện giảm, sản lượng điện mất do ngừng cung cấp điện cũng sẽ giảm, giúp
cho doanh thu bán điện của công ty tăng lên, phấn đấu hoàn thành các mục
tiêu, nhiệm vụ của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đề ra.

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LUËN V¡N TèT NGHIÖP

6

CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung.
Hà Nội là một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hố lớn của cả nước, là
một trong những thành phố đông dân và có sản lượng tiêu thụ điện năng cao.
Năm 2005, sản lượng điện khu vực Hà Nội đạt trên 4,09 tỷ kWh tăng 8,08 %
so với năm 2004, sản lượng ngày cao nhất đạt 15,597 triệu kWh với công suất

đỉnh đạt 798,6 MW.
2.2. Nguồn điện 220kV cấp điện cho thành phố Hà Nội
Nguồn cấp 220kV hiện nay có các trạm :
- Trạm 220kV E3_Mai Động 2 x 250 MVA
- Trạm 220kV E19_Sóc Sơn 125 MVA
- Trạm 220kV E4_Ba La 2 x 250 MVA
- Trạm 220kV E6_Chèm 2 x 40 MVA ; 25 MVA ; 63MVA
Dự kiến xây dựng đến năm 2010
- Trạm 220kV Yên Phụ 1x250 MVA
- Trạm 220kV Vân Trì 1x125 MVA
Sẽ đáp ứng được nhu cầu về nguồn cho lưới điện Hà Nội.
2.3. Lưới điện 110kV khu vực Hà Nội
2.3.1. Đường dây 110kV
Các lộ đường dây 110kV cấp điện cho thành phố Hà Nội chủ yếu là các
đường dây trên không với tổng chiều dài 299,053 km, chủ yếu dùng dây dẫn
loại AC và ACSR có thiết diện từ 120mm2 đến 400mm2. Số lượng thống kê
cho trong bảng 2.1. (tính đến tháng 08/2006).

Học viên: Nguyễn Hồng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LUËN V¡N TèT NGHIÖP

7

Bảng 2.1. Các lộ đường dây 110kV cấp cho khu vực Hà Nội
Nguồn : Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
Tên đường dây


TT

Loại dây
1.
AC185
ACSR400

ACSR240
2.
AC120
AC185

3.

AC120

AC185

4.
AC185

5.
AC185

ĐDK 171E1÷178E6; 172E1÷177E6
Chiều
Icp
Khoảng
dài

Ghi chú
(A)
cột
(km)
- Hai ĐDK đi song song
1÷20;
510 chung cột.
23÷70
- Tại cột 24 nhánh rẽ vào
13,558
TBA 110kV E17.
20÷23
832 - Tại cột 29 nhánh rẽ vào
TBA 110kV E24
ĐDK 174E1÷171E19
Tại cột 102 nhánh rẽ vào
26,560
1÷168
579
TBA 110kV E16
ĐDK 175E1÷173E19
380 Tại cột 63 nhánh rẽ vào TBA
1÷90
110kV E16
16,364
510
90÷97
ĐDK 180E1÷173E28; ĐDK 181E1÷174E28
- Hai ĐDK đi song song
13,890

380 chung cột
1÷70
- Tại cột 75 nhánh rẽ vào
TBA 110kV E2.
5,049
510 - Tại cột 98 nhánh rẽ vào
70÷98
TBA 110kV E15
ĐDK 171E3÷E18; ĐDK 172E3÷E18
- Hai ĐDK đi song song
chung cột
- Tại cột 23 nhánh rẽ vào
6,106
510
1÷32
TBA 110kV E12.
- Tại cột 32 nhánh rẽ vào
TBA 110kV E18
ĐDK 173E3÷171E13; ĐDK 174E3÷172E13
5,166
510
1÷27

Học viên: Nguyễn Hồng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LN V¡N TèT NGHIƯP


TT

8

Tên đường dây

ĐDK 175E3÷177E4; ĐDK 176E3÷178E4
- Hai ĐDK đi song song
chung cột
6.
AC185
16,404
510 - Tại cột 57 nhánh rẽ vào
1÷89
TBA 110kV E10.
- Tại cột 66 nhánh đi Hà Tây
ĐDK 177E3÷171E22; ĐDK 178E3÷172E22
7.
Hai ĐDK đi song song
ACSR240 1÷20
2,915
579
chung cột
ĐDK 174E4÷172E6
AC185
16,640
510
1÷91
ĐDK 175E4÷172E14 - Tại cột 55_171E6
20,317

510 (36_175E4) hai đường dây đi
8. AC185
1÷111
ĐDK 171E6÷171E14 song song chung cột
- Tại cột 81_171E6
AC185
24,129
510 (52_175E4) nhánh rẽ vào
1÷129
TBA 110kV E25.
ĐDK 172E4÷172E5
8,504
510
1÷49
9. AC185
ĐDK 176E4÷171E5
AC150
8,087
445
1÷37
ĐDK 175E6÷E18; ĐDK 176E6÷E18
- Hai ĐDK đi song song
1÷20;
AC185
510 chung cột
70÷83; 8,320
10.
- Tại cột 42 nhánh rẽ vào
84÷90
ACSR185 20÷70

9,750
510 TBA 110kV E21.
- Tại cột 70 nhánh rẽ vào
XLPE1x400 83÷84
0,650
470 TBA 110kV E8.
ĐDK 173E6÷172E9; ĐDK 174E6÷171E9
11.
Hai ĐDK đi song song
AC185
6,01
510
1÷30
chung cột
ĐDK 172E19÷Gị Đầm
Tại cột 7 là điểm ranh giới
1,855
579
12. ACSR240 1÷11
ĐDK 174E19÷Thái Nguyên
AC185
1,075
510 Tại cột 11 là điểm ranh giới
1÷7

Học viên: Nguyễn Hồng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006



LUËN V¡N TèT NGHIÖP

9

2.3.2. Các trạm biến áp 110kV cấp điện cho khu vực Hà Nội
Hiện nay, lưới điện trung áp trên toàn thành phố Hà Nội được cấp nguồn từ
20 trạm biến áp 110kV với tổng công suất 1780 MVA. Các trạm biến áp này
có nhiệm vụ chuyển đổi điện áp từ 110kV xuống các cấp điện áp 6, 10, 22,
35KV. Số lượng thống kê cho trong bảng 2.2. (tính đến tháng 08/2006).
Bảng 2.2. Thống kê các trạm biến áp 110kV khu vực Hà Nội
Nguồn: Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
T
T

MBA

T1
1.
T2
T3

T1
2.

T2
T3

T1
3.


T2
T3
T4

4.

T1

Sđm
(MVA)

Uđm
(kV)

Un%
(C-T,C-H,T-H)

Tổ đấu dây

Trạm biến áp 110kV E1_Đông Anh

115+9x1,78/
10,5/17,6/6,03 Yo/Yo/∆-12-11
38,5+2x2,5/6,6
115+9x1,78/
40/40/16
19,0/29,8/8,15 Yo/Yo/∆-12-11
23+2x2,5/6,6
115+9x1,78/
40/40/40

11,07/21,6/8,5 Yo/Yo/∆-12-11
38,5/23+2x2,5
Trạm biến áp 110kV E2_Gia Lâm
25/25/25

115+9x1,78/
11,06/13,8/7,8 Yo/Yo/∆-12-11
38,5+2x2,5/11
115+9x1,78/
18,4/18,12/6.1 Yo/Yo/∆-12-11
40/40/30
38,5+2x2,5/11
115+9x1,78/
10,5/17,6/6,6 Yo/Yo/∆-12-11
25/25/25
38,5+2x2,5/11
Trạm biến áp 110kV E3_Mai Động
63/40/63

115+9x1,78/
11,4/19,65/8,6
38,5+2x2,5/11
115+9x1,78/
10,5/17,6/6,6
25/25/25
38,5+2x2,5/11
115+9x1,78/
19,1/30,6/7,82
40/40/16
38,5+2x2,5/11

115+9x1,78/
10,5/17,6/6,6
25/25/25
38,5+2x2,5/11
Trạm biến áp 110kV E5_Thượng Đình
40/40/16

40/40/30

115+9x1,78/
23+2x2,5/6,3

Học viên: Nguyễn Hồng Dương

10,5/17,6/4,11

Yo/Yo/∆-12-11
Yo/Yo/∆-12-11
Yo/Yo/∆-12-11
Yo/Yo/∆-12-11

Yo/Yo/∆-0-11

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LN V¡N TèT NGHIƯP

5.


6.

T2

63/63/40

T3

25/25/25

T1

25/25/25

T2

T1

40/40/30

T2

115+9x1,78/
10,6/17,4/4,04
23+2x2,5/6,3
115+9x1,78/
10,1/14,85/3,4
40/40/40
23+2x2,5/6,3
Trạm biến áp 110kV E9_Nghĩa Đơ


T1

63/40/63

T2
T3

T1
T2

9.

10.

115+9x1,78/
16/32/10,85 Yo/Yo/∆-12-11
38,5+2x2,5/6,3
115+9x1,78/
10,5/17,6/6,03 Yo/Yo/∆-12-11
38,5+2x2,5/6,3
Trạm biến áp 110kV E6_Chèm

115+9x1,78/
10,37/17,6/6,6 Yo/Yo/∆-12-11
38,5+2x2,5/6,3
115+9x1,78/
11,5/19,06/6,5 Yo/Yo/∆-12-11
63/63/63
23+2x2,5/6,3

Trạm biến áp 110kV E8_Yên Phụ

7.

8.

10

T1

115+9x1,78/
18,6/30,5/8,57
23+2x2,5/6,6
115+9x1,78/
25/25/25
10,37/17,6/6,6
11/6,6
115+9x1,78/
40/40/16
18,69/30,5/8,4
23+2x2,5/10,5
Trạm biến áp 110kV E10_Văn Điển

Yo/Yo/∆-0-11
Yo/Yo/∆-0-11

Yo/Yo/∆-0-11
Yo/∆/∆-11-11
Yo/Yo/∆-0-11


115+9x1,78/
10,5/17,6/6,03 Yo/Yo/∆-12-11
38,5+2x2,5/6,6
115+9x1,78/
25/25/25
10,5/17,6/6,03 Yo/Yo/∆-12-11
38,5+2x2,5/6,6
Trạm biến áp 110kV E11_Thành Công
25/25/25

25/25/25

T2

115+9x1,78/11/6,6 10,5/17,6/6,03 Yo/∆/∆-0-11
115+9x1,78/
25/25/25
10,5/17,6/6,03 Yo/∆/∆-0-11
11/6,6
Trạm biến áp 110kV E12_Trần Hưng Đạo

T1

63/63/63

T2

63/63/63

115+9x1,78/

23+2x2,5/10,5
115+9x1,78/
23+2x2,5/10,5

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

10,6/21,63/7,6

Yo/Yo/∆-0-11

10,1/20,2/7,1

Yo/Yo/∆-0-11

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LUËN V¡N TèT NGHIÖP

11

Trạm biến áp 110kV E13_Phương Liệt
11.

12.

T1

25/25/25


T2

63/63/63

T1

63/63/20

T2

13.

14.

15.

Yo/∆/∆-0-11
Yo/Yo/∆-0-11

115+9x1,78/
10,6/19,6/8,46 Yo/Yo/∆-12-11
23+2x2,5/6,3
115+9x1,78/
63/63/20
10,83/20,5/8,2 Yo/Yo/∆-0-11
23+2x2,5/6,3
Trạm biến áp 110kV E15_Sài Đồng
115+9x1,78/
10,9/9,9/9,2
22/6,6

115+9x1,78/21
12/11,5
Trạm biến áp 110kV E16_Nội Bài

T1

40/40/13

T2

16/16

T1
T2

20/20
115+9x1,78/23
10/11
20/20
115+9x1,78/23
10/11
Trạm biến áp 110kV E17_Bắc Thăng Long

T1
T2

16.

115+9x1,78/
10,5/17,6/6,6

10,5/10,5
115+9x1,78/
10,1/20,2/7,1
23+2x2,5/10,5
Trạm biến áp 110kV E14_Giám

T1
T2

115+9x1,78/ 23/
12,5/21,5/8,2
6,3
115+9x1,78/ 23/
50/50/ 16,7
12,5/21,5/8,2
6,3
Trạm biến áp 110kV E18_Bờ Hồ
50/50/ 16,7

115+9x1,78/
11/23,3/8,3
23+2x2,5/6,3
115+9x1,78/
63/63/27
10,8/20,53/8,2
23+2x2,5/6,3
Trạm biến áp 110kV E19_Sóc Sơn
63/63/32

17.


115+9x1,78/
10,5/17,6
23+2x2,5
Trạm biến áp 110kV E21_Nhật Tân

T1

25/25

T1

40/40/13

T1

40/40

18.

Yo/Yo/∆-0-11
Yo/∆-11
Yo/∆-11
Yo/∆-11

Yo/Yo/∆-0-11
Yo/Yo/∆-0-11

Yo/Yo/∆-0-11
Yo/Yo/∆-0-11


Yo/∆-11

115+9x1,78/
10,6/17,4/4,01 Yo/Yo/∆-0-11
23+2x2,5/63
Trạm biến áp 110kV E22_Thanh Nhàn

19.

115+9x1,78/
23+2x2,5

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

10,6/17,4

Yo/Yo/∆-0-11

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LN V¡N TèT NGHIƯP

12

Trạm biến áp 110kV E25_Mĩ Đình
20.

T1


63/63/21

T2

63/63/25

115+9x1,78/
23+2x2,5/6,3
115+9x1,78/
23+2x2,5/6,3

11/23,3/8,3

Yo/Yo/∆-0-11

10,8/20,53/8,2

Yo/Yo/∆-0-11

2.4. Lưới điện phân phối trung áp.
2.4.1. Đặc điểm lưới phân phối:
• Lượng điện năng bị mất chủ yếu do sự cố và ngừng cấp điện theo kế
hoạch của các công ty Điện lực.
• Lượng vốn đầu tư cho lưới phân phối khá lớn.
• Lưới phân phối gần với người dùng điện nên vấn đề về an tồn điện hết
sức quan trọng.
• Thiết bị được cung cấp không đồng bộ, trong một TBA có thể dùng thiết
bị của nhiều nước khác nhau, có độ tin cậy khác nhau gây khó khăn trong
việc đánh giá độ tin cậy của TBA

• Mức dự phịng của MBA và khả năng phát nóng của dây dẫn chưa được
thống nhất
• Vận hành cịn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, sự cố lưới phân
phối do ảnh hưởng của thời tiết cịn chiếm tỷ trọng lớn.
• Tình trạng tồn tại nhiều cấp điện áp phân phối khác nhau làm giảm khả
năng liên kết giữa các tuyến đường dây, gây ra nhiều khó khăn trong cơng
tác quản lý vận hành, quy hoạch thiết kế cũng như tiêu chuẩn hoá và sản
xuất cung cấp thiết bị.
Một số tiêu chuẩn đánh giá lưới điện phân phối như sau:


Chất lượng điện năng.



Độ tin cậy cung cấp điện.



Hiệu quả kinh tế (giá thành tải điện nhỏ nhất).

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LN V¡N TèT NGHIƯP




Độ an tồn cho người và thiết bị.



Đặc điểm kết cấu lưới.



Ảnh hưởng đến mơi trường.

13

Các phần tử chính của lưới phân phối như: Các máy biến áp trung gian, máy
biến áp phân phối, đường dây điện (dây dẫn và phụ kiện), các thiết bị đóng
cắt và bảo vệ ( máy cắt, dao cách ly, áptômát, cầu chì, hệ thống bảo vệ rơ
le,..), các thiết bị điều chỉnh điện áp (điều áp dưới tải, tụ bù, thiết bị lọc sóng
hài bậc cao,…), các thiết bị đo lường, điều khiển từ xa hoặc tự động nâng cao
độ tin cậy cung cấp điện (tự động đóng lại, ATS tự động chuyển nguồn dự
phòng,…)
2.4.2. Lưới điện phân phối khu vực Hà Nội
Sơ đồ lưới điện phân phối hiện nay trên địa bàn thành phố phần lớn sử
dụng lưới điện mạch vịng kín vận hành hở, chỉ riêng một số khu vực ngoại
thành vẫn cịn tồn tại lưới điện hình tia. Ngồi ra một số phụ tải quan trọng
thường có thêm lộ cấp dự phịng.
Lưới phân phối hình tia khơng phân đoạn: Xuất hiện trong giai đoạn
mới hình thành và phát triển. Lưới phân phối hình tia khơng phân đoạn có độ
tin cậy thấp, không đáp ứng được nhu cầu của phụ tải điện.
Lưới phân phối hình tia phân đoạn: Để nâng cao độ tin cậy, lưới phân
phối hình tia được được chia ra thành từng phân đoạn riêng bởi các thiết bị
đóng cắt (dao cách ly, Recloser,..). Khi xảy ra sự cố máy cắt đầu nguồn cắt ra,

sau khi đã xác định được điểm sự cố, phân đoạn lưới điện bị sự cố được tách
ra khỏi vận hành. Máy cắt đầu nguồn đóng cấp điện trở lại cho phần lưới
khơng bị sự cố. Tuy nhiên nếu sự cố xảy ra ở đầu xuất tuyến sẽ khiến cho
toàn bộ phụ tải bị ngừng cung cấp điện trong thời gian sửa chữa.
Lưới phân phối kín vận hành hở: Có độ tin cậy và chỉ tiêu kinh tế cao
hơn so với lưới phân phối hình tia. Ở lưới phân phối kín vận hành hở việc

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LUËN V¡N TèT NGHIÖP

14

quản lý, vận hành lưới điện hết sức linh hoạt, rất thuận tiện trong quá trình xử
lý và khoanh vùng sự cố cũng như chuyển giảm tải.
Lưới điện trung áp Hà Nội cho đến nay vẫn còn tồn tại bốn cấp điện áp
35; 22; 10; 6kV vận hành đan xen với nhau. Trong đó bao gồm:
- Các trạm biến áp trung gian có cấp 35/6 kV
- Các trạm biến áp phân phối : 35/0,4; 22/0,4; 10/0,4; 6/0,4 kV.
- Các đường dây trung áp bao gồm cả đường dây dẫn điện trên khơng và
cáp ngầm , có chất lượng không đều.
Lưới điện 22kV khu vực Hà Nội được hình thành cho đến nay chủ yếu
nhờ các dự án nước ngoài như SIDA, ADB, WB …Các dự án nước ngoài đã
tạo ra các nguồn cấp 22kV tại các trạm 110kV: Đông Anh E1 (WB), Giám
E14 (SIDA), dự án ADB gồm: Thượng Đình E5, Yên Phụ E8, Bờ Hồ E18,
Nhật Tân E21, Thanh Nhàn E22 ngoài ra các dự án đầu tư nước ngồi cũng
đã xây dựng các trạm có cấp điện áp 22kV: Nội Bài E16, Sài Đồng E15, Khu

công nghiệp Bắc Thăng Long E17, với vốn của EVN các trạm có cấp điện áp
22kV: Mai Động E3, Chèm E6, Nghĩa Đô E9, Trần Hưng Đạo E12.
Hiện nay lưới trung áp thiết kế ở cấp điện áp 22kV phần lớn sử dụng
cáp ngầm XLPE 240 với có tổng chiều dài đường dây là 1145 km, chiếm tỷ
trọng 42,08 % tổng chiều dài đường dây trung áp tại Hà Nội; tổng dung lượng
TBA phân phối 22kV là 1249 MVA, chiếm tỷ trọng 42,95 % tổng dung lượng
các TBA phân phối tại Hà Nội.
Mạng lưới điện 35 kV được thiết kế, sử dụng các thiết bị theo tiêu
chuẩn của Liên Xô cũ. Cấp điện áp 35kV vừa làm nhiệm vụ truyền tải điện
thơng qua các trạm trung gian 35/10-6kV vừa đóng vai trò phân phối cho các
phụ tải các trạm 35/ 0,4 kV. Từ năm 1994, Bộ Năng Lượng ra quyết định
khơng xây dựng mới các trạm trung gian 35/10-6kV thì lưới điện 35kV chủ
yếu thực hiện nhiệm vụ phân phối. Hiện nay, lưới điện 35kV vận hành chủ
yếu ở các quận, huyện như Long Biên, Gia Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn, Từ
Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LN V¡N TèT NGHIƯP

15

Liêm, Hồng Mai và Thanh Trì, xen kẽ cùng với lưới điện 10, 6kV với tổng
chiều dài 547,5 km đường dây chiếm tỷ trọng 20,12 % tổng chiều dài đường
dây trung áp tại thành phố Hà Nội; tổng dung lượng TBA phân phối 35 kV là
506 MVA, chiếm tỷ trọng 17,37 % tổng dung lượng các TBA phân phối tại
Hà Nội. Lưới điện 35 kV chủ yếu dùng dây dẫn điện trên khơng loại AC có
thiết diện từ AC-50 đến AC-150 với đặc điểm là bán kính cấp điện tương đối
dài.

Mạng lưới điện 10 kV xuất hiện ở Hà Nội sau năm 1954. Hiện nay lưới
điện 10kV vẫn đang được sử dụng tại các quận, huyện như Đống Đa, Hai Bà
Trưng, Cầu Giấy, Từ Liêm, Long Biên và Gia Lâm với tổng chiều dài 453,3
km đường dây chiếm tỷ trọng 16,66 % tổng chiều dài đường dây trung áp tại
Hà Nội; tổng dung lượng TBA phân phối 10 kV là 475 MVA, chiếm tỷ trọng
16,31% tổng dung lượng các TBA phân phối tại Hà Nội.
Mạng lưới 6 kV tồn tại từ thời Pháp thuộc và phát triển trong những
ngày đầu hình thành lưới điện Việt Nam và được sử dụng trước tiên ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Nam Định (cách đây 30÷ 40 năm). Tại
Hà Nội lưới điện 6kV có tổng chiều dài 575,6 km đường dây chiếm tỷ trọng
21,15 % tổng chiều dài đường dây trung áp; tổng dung lượng TBA phân phối
6 kV là 680 MVA, chiếm tỷ trọng 23,6 % tổng dung lượng các TBA phân
phối ( số liệu tính đến 8/2006).
Hiện nay ở một số khu vực lưới điện 10, 6kV phát triển xen kẽ nhau
theo sự gia tăng phụ tải, đường dây đã trở nên cũ nát, chắp vá khả năng truyền
tải công suất tới các hộ phụ tải bị hạn chế, tỷ lệ tổn thất trên lưới cao, mức an
toàn thấp. Mặt khác vận hành ở cấp điện áp 22kV đảm bảo chỉ tiêu tổn thất kỹ
thuật nhỏ hơn ở cấp điện áp 6, 10kV đồng thời khả năng truyền tải công suất
của các lộ đường dây cũng lớn hơn khi vận hành ở cấp điện áp 6, 10kV nên số
lộ xuất tuyến từ các trạm biến áp 110kV cũng được giảm thiểu, kết cấu các
trạm 110kV vì thế cũng gọn nhẹ và xác suất sự cố giảm hơn. Do vậy trong
Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LUËN V¡N TèT NGHIÖP

16


tương lai, lưới điện 10kV và 6kV sẽ dần được xoá bỏ, cải tạo sang cấp điện áp
22kV.
Bảng 2.3. Hệ thống điện phân phối theo phạm vi quản lý của các Điện lực
Nguồn: Công ty Điện lực thành phố Hà Nội

Điện Lực
Hoàn Kiếm

Đường dây
trung thế
(km)
139,32

Đường dây và trạm biến áp
Đường dây Trạm trung
hạ thế
gian
(km)
(KVA)
382,81
0

Trạm phân
phối
(kVA)
248565

Hai Bà Trưng

137,72


718,48

269000

275325

Ba Đình

173,62

655,93

0

297945

Đống Đa

176,56

326,00

0

269732

Từ Liêm

257,18


357,47

24800

238465

Thanh Trì

153,66

104,23

0

105689

Gia Lâm

154,83

159,50

10300

137346

Đơng Anh

318,45


669,74

18700

254770

Sóc Sơn

317,61

216,18

37300

136325

Tây Hồ

98,06

597,96

0

104213

Thanh Xn

163,38


526,82

0

182655

Cầu Giấy

139,87

515,85

0

193461

Hồng Mai

261,92

324,28

20000

240228

Long Biên

229,55


438,79

49500

223505

2.5. Tình hình cung cấp điện khu vực Hà Nội
Trong những năm gần đây nhu cầu điện cho sinh hoạt và sản xuất
không ngừng phát triển. Sản lượng điện năm 2005 tăng gấp 2,4 lần so với
năm 1995.

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006


LUËN V¡N TèT NGHIÖP

17

Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm từ năm 1995 ÷ 2005
Nguồn: Cơng ty Điện lực thành phố Hà Nội
Năm

Điện thương phẩm (MWh)

1995

1686865,75


1996

1829098,95

1997

2012383,7

1998

2287130,15

1999

2438298,55

2000

2665065,75

2001

2901793,8

2002

3204513,85

2003


3473190,35

2004

3786666,95

2005

4092763,25

MWh
5000000
4000000
3000000
2000000
1000000

Năm

0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Hình 2.1. Biểu đồ sản lượng điện thương phẩm từ năm 1995 ÷ 2005

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006



LN V¡N TèT NGHIƯP

18

Cơng ty Điện lực thành phố Hà Nội luôn chủ động tiến hành xây dựng và
thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm tổn thất theo đúng chương trình giảm
tổn thất điện năng đặt ra, từ năm 1995 đến năm 2005 tỷ lệ tổn thất điện năng
trên lưới điện Hà Nội đã giảm đáng kể. Tỷ lệ giảm tổn thất điện năng giữa các
năm từ 1995 ÷ 2005 cho trên đồ thị hình 2.2.
Tỷ lệ tổn thất (%)
12
10
8
6
4
2

Năm

0

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Hình 2.2. Tỷ lệ tổn thất điện năng từ năm 1995 ÷ 2005
800

P (MW)
714

700


671.14
635.44

642.7

622.54

600
500

702.3

679.6
609.24
601.94
574.24 578.24 589.54

602.14
563.74

542.14

526.94
473.54

470.64
423.24
396.04
368.1 365.4 376.54


400

422.04

300
200
100
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

Hình 2.3. Đồ thị phụ tải của lưới điện Hà Nội (thông số trong bảng2.4 )

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học HTĐ 2004-2006

23


24

t (h)


luận văn tốt nghiệp

20

- Nhu cu in cho cụng nghip, xây dựng.
Ngành cơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế thành phố Hà
nội, năm 2005 công nghiệp góp 31,54% vào tăng trưởng chung của nền kinh
tế, tốc độ tăng bình qn chung của GDP cơng nghiệp đạt gần 10% năm.
- Nhu cầu điện cho nông - lâm - thuỷ sản.
Nhu cầu điện nông - lâm - thuỷ sản khu vực Hà Nội chỉ chiếm 0,67% năm
2005 chủ yếu là các trạm bơm tiêu, bơm tưới, và các hoạt động liên quan tới
nông nghiệp như cấp điện cho các trang trại, các khu chăn nuôi gia súc, trạm
giống, tập trung chủ yếu ở các điểm ngoại thành như Từ Liêm, Thanh Trì, Gia
Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn.
- Nhu cầu điện cho thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng.
Các loại hình kinh doanh du lịch, dịch vụ chất lượng cao ở thành phố Hà Nội
đang ngày càng phát triển. Năm 2005 nhu cầu điện cho thương nghiệp, khách
sạn, trung tâm thương mại, tài chính và dịch vụ cao cấp đạt 14,04%.
- Nhu cầu điện cho quản lý và tiêu dùng.
Nhu cầu điện cho mảng phụ tải này bao gồm điện cấp cho các cơ quan Đảng,
Nhà nước, các văn phòng làm việc, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và
cấp điện cho sinh hoạt dân cư gia đình. Năm 2005 nhu cầu điện cho quản lý
và tiêu dùng đạt 44,20%.
- Nhu cầu điện cho các hoạt động khác.

Nhu cầu điện cho các hoạt động khác chiếm 9,58% trong năm 2005.
Nông nghiệp_0,67%
Hoạt động khác_0,67%
Cơng nghiệp_31,54%

Thương nghiệp
14,04%

Quản lý
và tiêu dùng_0,67%
Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học 2004-2006


luận văn tốt nghiệp

21

2.6. Hin trng tin cy cung cấp điện của lưới điện thành phố Hà Nội.
2.6.1. Một số nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới diện thành phố Hà Nội.
Hiện nay, nguồn điện cấp cho lưới phân phối khu vực Hà nội phụ thuộc
vào nguồn cấp của Hệ thống điện Quốc gia. Vì vậy, khi sự cố xảy ra tại lưới
truyền tải 220 ÷ 500kV hoặc do thiếu công suất giờ cao điểm sẽ gây ảnh
hưởng đến lưới điện Hà Nội.
Bên cạnh đó, việc cải tạo nâng cấp lưới điện chưa đáp ứng được với
nhu cầu thực tế, đặc biệt là các vùng ngoại thành và ven nội, một số khu vực
vẫn tồn tại lưới điện cũ, tiết diện dây nhỏ, một số thiết bị cũ đã quá niên hạn

sử dụng, các tiếp xúc mối nối lâu ngày giảm chất lượng. Đường dây và trạm
biến áp thuộc tài sản của khách hàng hoặc mới tiếp nhận của lưới điện trung
áp nông thôn tồn tại nhiều thiết bị cũ chưa được thay thế cũng là những
nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới điện Hà Nội.
Rất nhiều sự cố xảy ra do nguyên nhân khách quan, do các đơn vị thi
cơng ngồi ngành vi phạm khoảng cách an tồn đường dây điện trên khơng.
Việc tồn tại một số tuyến dùng các loại cáp dầu đến nay chất lượng đã xuống
cấp cũng là một trong những nguyên nhân gây sự cố.
Bảng 2.5. Số vụ sự cố xảy ra trong các năm 2000 ÷ 2005
Nguồn : Cơng ty Điện lực thành phố Hà Nội

Năm

2005
2004
2003
2002
2001
2000

Đường dây
110kV
TQ
VC
12
5
11
4
13
7

15
6
21
15
38
19

Số vụ sự cố trong năm
Đường dây
Ngăn lộ
MBA
Đường
6-35kV
110kV
6-35kV trục hạ thế
TQ
VC
5
157
51
22
2546
7
151
59
23
2833
9
132
96

55
2957
5
157
121
62
2549
12
498
281
77
3285
11
524
473
68
3176

Học viên: Nguyễn Hoàng Dương

Lớp Cao học 2004-2006


×