Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông tin hỗ trợ xây dựng, quản lý và vận hành chương trình đào tạo trong học chế tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------

PHẠM XUÂN KIÊN

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THÔNG TIN HỖ TRỢ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ
VẬN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG
HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Chun ngành: Hệ thống thơng tin quản lý

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2009


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học :

TS. Nguyễn Thanh Nam
TS. Lê Trung Chơn

Cán bộ chấm nhận xét 1: GS. TS. Hồ Đức Hùng
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. Trần Thành Trai


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM,
ngày 08 tháng 9 năm 2009

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. Trần Thành Trai (Chủ tịch hội đồng)
2. TS. Đặng Trần Khánh (Thư ký hội đồng)
3. GS. TS. Hồ Đức Hùng (phản biện 1)
4. TS. Lê Trung Chơn (ủy viên)
5. TS. Nguyễn Thanh Nam (ủy viên)
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn

Bộ mơn quản lý chuyên ngành


iii
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HCM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày . . . . tháng . . . . năm . . . .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM XUÂN KIÊN

Phái: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 04/7/1975

Nơi sinh: Hà Nội

Chuyên ngành: Hệ thống thơng tin quản lý, Khóa 2007

MSHV: 03207090

I- TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông tin hỗ trợ xây dựng, quản lý và vận hành
chương trình đào tạo trong học chế tín chỉ.

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Tìm hiểu, phân tích các qui trình nghiệp vụ chính trong việc xây dựng, quản lý và vận
hành chương trình đào tạo trong học chế tín chỉ.
 Phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin cho phân hệ xây dựng, quản lý và vận
hành chương trình đào tạo.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS. Nguyễn Thanh Nam
TS. Lê Trung Chơn

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH



iv

LỜI CẢM ƠN
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:

 Hai Thầy hướng dẫn là TS. Nguyễn Thanh Nam và TS. Lê Trung Chơn
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
 ThS. Đỗ Thành Vi Ngân, Cô Phan Thị Mỹ Châu - Phòng Đào tạo, ThS.
Nguyễn Trung Trực , TS. Đặng Trần Khánh - Khoa KH&KT Máy tính
Trường ĐHBK TP.HCM, đã hỗ trợ tơi rất nhiều trong q trình làm luận
văn.
 PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, PGS.TS Đoàn Thị Minh Trinh – Ban Đào
tạo ĐHQG-HCM, đã giúp đỡ tôi một số tài liệu tham khảo cho luận văn.
 Q Thầy cơ trong Khoa Quản Lý Công Nghiệp, Khoa Công Nghệ Thông
Tin, trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy
trong suốt quá trình học, trang bị cho tôi những kiến thức nền tảng và khả
năng nghiên cứu.
 Các bạn đồng nghiệp đã gánh vác một phần công việc.
 Gia đình và bạn bè thân thiết đã ln quan tâm, động viên khích lệ và sẵn
sàng giúp đỡ.

Phạm Xuân Kiên


v

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài "Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông tin hỗ trợ xây dựng, quản lý và vận hành
chương trình đào tạo trong học chế tín chỉ" được trình bày trong 7 chương và được tóm tắt

như sau:
Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM là một trong những trường
đầu tiên trong cả nước được chuyển phương thức đào tạo từ hệ niên chế sang học chế tín
chỉ từ năm 1993. Kể từ đó đến nay, trường đã luôn đi đầu và trở thành mơ hình mẫu về
việc áp dụng thành cơng học chế tín chỉ một cách tồn diện trong đào tạo đại học.
Quá trình tìm hiểu, triển khai thực hiện suốt 15 năm qua gắn liền với việc xây dựng,
cập nhật đổi mới “Hệ thống quản lý học vụ” nhằm đáp ứng các qui định, qui trình nghiệp
vụ thường xuyên thay đổi, các yêu cầu mới luôn phát sinh. Cùng với thời gian, hệ thống
này (cũ) đang trở nên nặng nề, chồng chéo - không thể đáp ứng tốt nhất cho các mục tiêu
phát triển của trường.
Từ đây việc phải thiết kế và xây dựng lại một “Hệ thống quản lý học vụ” mới đang
trở nên cấp thiết đối với nhà trường nói chung và đối với các cán bộ của phịng Đào tạo
nói riêng.
Theo kinh nghiệm vận hành hệ thống tại Phịng Đào tạo, Trường Đại học Bách
Khoa, cơng tác quản lý và vận hành chương trình đào tạo đóng vai trị nịng cốt, xun
suốt trong tồn bộ hệ thống quản lý đào tạo theo tín chỉ. Nghiên cứu này đặt trọng tâm
trước nhất vào việc tìm hiểu các qui trình nghiệp vụ cơ bản trong việc xây dựng, quản lý
và vận hành chương trình đào tạo đại học theo học chế tín chỉ. Đây là cơ sở để thực hiện
tiếp các phân tích và thiết kế ban đầu cho một hệ thống thông tin khả dĩ đáp ứng tốt các
yêu cầu của công tác quản lý và vận hành chương trình đào tạo trong học chế tín chỉ.


vi

ABSTRACT
The thesis “Designning an information system for development, management and
operation of curriculum in academic credit system” is presented in seven chapters.
The HCMC University of Technology – VietNam National University HCMC
(HCMUT) is the first one in VietNam has transferred from academic school-year system
(5 years) to academic credit system (4.5 years). Up to this time, HCMUT has been the

leading university in teaching and research activities, and has applied successfully credit
system in higher education.
However, the applying academic credit system is still in beginning steps. It needs for
improving to meet new requirements and changes in business process.
The subsystem of managing and operating curriculum plays the most important part
in all the academic management system because it supplies information for operation of
other subsystems.
The objectives of this research are modeling all business process of curriculum
development, management and operation. Then, tasks are analyzing and designing a
subsystem of curriculum management.


vii

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1: Mơ hình hệ thống cơ sở dữ liệu. -------------------------------------------------------------- 12
Hình 2.1: Sơ đồ hoạt động cho nghiệp vụ điều chỉnh chương trình đào tạo. ------------------------ 21
Hình 2.2: Sơ đồ hoạt động cho nghiệp vụ xây dựng chương trình đào tạo mới. -------------------- 22
Hình 2.3: Sơ đồ hoạt động cho nghiệp vụ xây dựng kế hoạch giảng dạy---------------------------- 23
Hình 2.4: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ tổ chức học kì chính. ------------------------------------------ 24
Hình 2.5: Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý cập nhật điểm ----------------------------------------- 25
Hình 2.6: Sơ đồ hoạt động mơ tả nghiệp vụ xét tốt nghiệp-------------------------------------------- 26
Hình 2.7: Sơ đồ hoạt động mô tả nghiệp vụ cảnh cáo học vụ, buộc thôi học ----------------------- 28
Hình 2.8: Sơ đồ hoạt động mơ tả nghiệp vụ tạm dừng học-------------------------------------------- 29
Hình 2.9: Sơ đồ hoạt động mơ tả nghiệp vụ xóa tên vì hết thời gian học---------------------------- 31
Hình 2.10: Sơ đồ qui trình nghiệp vụ Xét học bổng khuyến khích học tập-------------------------- 32
Hình 2.11: Sơ đồ hoạt động mô tả nghiệp vụ xin học bằng 2 ----------------------------------------- 33
Hình 2.12: Sơ đồ hoạt động mơ tả nghiệp vụ xin miễn mơn học ------------------------------------- 34
Hình 3.1: Ví dụ một kiến trúc SOA ---------------------------------------------------------------------- 38
Hình 3.2: mơ hình SOA (tam giác SOA) ---------------------------------------------------------------- 39

Hình 3.3: Mối quan hệ giữa Web Services với SOA--------------------------------------------------- 41
Hình 3.4: Từ các Application chuyển sang Web Services--------------------------------------------- 45
Hình 3.5: Từ Web Services chuyển sang SOA --------------------------------------------------------- 46
Hình 3.6: Mơ hình giải thích cho SOA ------------------------------------------------------------------ 47
Hình 3.7: Kiến trúc 3 cấp tiêu biểu của OOA----------------------------------------------------------- 48
Hình 3.8: Mơ hình SOA được phát triển từ mơ hình hướng đối tượng ------------------------------ 49
Hình 3.9: Sơ đồ qui trình nghiệp vụ Xét học bổng khuyến khích học tập --------------------------- 54
Hình 3.10: Phân tách từ qui trình nghiệp vụ thành các dịch vụ -------------------------------------- 55
Hình 3.11: Mơ hình SOA cho qui trình xét học bổng khuyến khích học tập------------------------ 56
Hình 3.12: Các trường hợp trong nghiệp vụ giải quyết đơn từ---------------------------------------- 62
Hình 3.13: Qui trình nghiệp vụ giao tiếp - xử lý đơn từ của sinh viên ------------------------------- 62
Hình 3.14: Phân tách từ qui trình nghiệp vụ thành các dịch vụ -------------------------------------- 63
Hình 3.15: Mơ hình SOA cho qui trình xử lý đơn từ cho sinh viên ---------------------------------- 63
Hình 4.1: Qui trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo mới ------------------------------- 67
Hình 4.2: Cấu trúc khung chương trình của chương trình đào tạo------------------------------------ 70
Hình 4.3: Bảng phân phối chương trình đào tạo theo các cấp giáo dục------------------------------ 87
Hình 6.1: Form danh mục Khoa ------------------------------------------------------------------------ 102
Hình 6.2: Form danh mục bộ mơn --------------------------------------------------------------------- 103
Hình 6.3: Form danh mục nhóm ngành---------------------------------------------------------------- 104
Hình 6.4: Form danh mục nhóm ngành---------------------------------------------------------------- 104
Hình 6.5: Form danh mục chuyên ngành -------------------------------------------------------------- 105
Hình 6.6: Form danh mục mơn học -------------------------------------------------------------------- 106
Hình 6.7: Form danh mục nhóm mơn học------------------------------------------------------------- 107
Hình 6.8: Form quan hệ trước/ tiên quyết ------------------------------------------------------------- 108
Hình 6.9: Thêm mơn học trước/ tiên quyết------------------------------------------------------------ 109
Hình 6.10: Form quan hệ song hành ------------------------------------------------------------------- 109
Hình 6.11: Form quan hệ thay thế 11 --------------------------------------------------------------- 110
Hình 6.12: Form quan hệ thay thế 1n --------------------------------------------------------------- 111
Hình 6.13: Form chương trình đào tạo nhóm ngành ------------------------------------------------- 112
Hình 6.14: Form chương trình đào tạo ngành--------------------------------------------------------- 113

Hình 6.15: Form chương trình đào tạo chuyên ngành ----------------------------------------------- 114


viii

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ .......................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................................. v
ABSTRACT.............................................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA ............................................................................................. vii
MỤC LỤC............................................................................................................................... viii
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HTTT QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

1

1.1. Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ.................................................................................. 1
1.1.1. Giới thiệu về học chế tín chỉ ....................................................................................... 1
1.1.2. Giáo dục đại học ở Việt Nam trước khi áp dụng học chế tín chỉ.................................. 3
1.1.3. Triển khai học chế tín chỉ ở một số trường Đại học tại Việt Nam................................ 5
1.1.4. So sánh học chế học phần Việt Nam với học chế tín chỉ ở Mỹ:................................... 8
1.2. Về một hệ thống thông tin quản lý học vụ hiện hành: ...................................................... 11
1.2.1. Hệ thống quản lý đào tạo đại học tại P.Đào tạo, ĐH. BK ĐHQG TP.HCM............... 11
1.2.2. Các vấn đề của hệ thống hiện có:.............................................................................. 12
1.3. Giới hạn, mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tế của đề tài. .......... 15
1.3.1. Mục tiêu ................................................................................................................... 15
1.3.2. Phạm vi .................................................................................................................... 15
1.3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................................. 16
1.3.4. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................... 16
Chương 2. PHÂN TÍCH QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ TẠI PĐT ĐH. BK – ĐHQG TP.HCM ..... 18

2.1. Nhận diện các nghiệp vụ khác nhau tại Phòng Đào Tạo ĐHBK:...................................... 18
2.2. Các quy trình nghiệp vụ có liên quan chung đến chương trình đào tạo:............................ 20
2.2.1. NV04-Quản lý cập nhật các chương trình đào tạo..................................................... 20
2.2.2. NV05-Xây dựng biểu đồ kế hoạch giảng dạy............................................................ 23
2.2.3. NV06-Tổ chức học kì chính Đại học chính qui......................................................... 24
2.2.4. NV13-Quản lý cập nhật điểm . ................................................................................. 25
2.2.5. NV14-Xét tốt nghiệp - hồ sơ và lễ tốt nghiệp............................................................ 26
2.3. Một số nghiệp vụ xử lý liên quan tới cá thể sinh viên: ..................................................... 27
2.3.1. NV15-Xử lý học vụ: kỷ luật, cảnh cáo, tạm dừng học, buộc thơi học, xố tên........... 27
2.3.2. NV16-Xét học bổng khuyến khích học tập. .............................................................. 32
2.3.3. NV23-Xin học bằng 2 .............................................................................................. 33
2.3.4. NV24-Xin miễn môn học ......................................................................................... 34
Chương 3. KIẾN TRÚC SOA CHO VIỆC XÂY DỰNG HTTT QUẢN LÝ CỦA P.ĐT........... 36
3.1. Kiến trúc hướng dịch vụ.................................................................................................. 36
3.1.1. Các khái niệm về kiến trúc hướng dịch vụ ................................................................ 36
3.1.2. Các thành phần cơ bản trong SOA............................................................................ 39
3.1.3. So sánh kiến trúc hướng đối tượng và kiến trúc hướng dịch vụ: ................................ 48


ix
3.1.4. Những lợi ích của SOA: ........................................................................................... 49
3.3. Ví dụ áp dụng mơ hình SOA trong một số nghiệp vụ cụ thể: ........................................... 52
3.3.1. Nghiệp vụ Xét học bổng khuyến khích: .................................................................... 52
3.3.2. Nghiệp vụ giao tiếp - xử lý đơn từ, giải quyết quyền lợi và hỗ .................................. 57
3.4. Tóm lược ........................................................................................................................ 64
Chương 4. PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CTĐT ...... 65
4.1. Phân tích chi tiết nghiệp vụ xây dựng và phát triển chương trình đào tạo......................... 65
4.1.1. Xác định luận cứ ...................................................................................................... 65
4.1.2. Các nguyên tắc cơ bản.............................................................................................. 66
4.1.3. Qui trình xây dựng (mới) và phát triển chương trình đào tạo: ................................... 67

4.1.4. Mơ tả qui trình xây dựng (mới) và phát triển chương trình đào tạo từ cấp Khoa........ 67
4.1.5. Các vấn đề liên quan ................................................................................................ 68
4.1.6. Qui định về hiệu chỉnh chương trình đào tạo: ........................................................... 71
4.2. Mơ tả các dữ liệu của hệ quản lý chương trình đào tạo .................................................... 71
4.2.1. Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.................................... 71
4.2.2. Bậc - hệ đào tạo:....................................................................................................... 73
4.2.3. Khoa – Trung tâm đào tạo: ....................................................................................... 73
4.2.4. Bộ mơn – Phịng thí nghiệm: .................................................................................... 73
4.2.5. Ngành đào tạo: ......................................................................................................... 74
4.2.5. Nhóm ngành:............................................................................................................ 74
4.2.6. Chuyên ngành: ......................................................................................................... 75
4.2.7. Mơn học (học phần): ................................................................................................ 76
4.2.8. Nhóm mơn học (mảng kiến thức): ............................................................................ 78
4.2.9. Quan hệ môn học tiên quyết: .................................................................................... 79
4.2.10. Quan hệ môn học trước: ......................................................................................... 79
4.2.11. Quan hệ môn học song hành:.................................................................................. 80
4.2.12. Quan hệ môn học tương đương:.............................................................................. 80
4.2.13. Quan hệ môn học thay thế: ..................................................................................... 81
4.2.14. Khối kiến thức rộng:............................................................................................... 81
4.2.15. Đề cương chi tiết mơn học:..................................................................................... 82
4.2.16. Giảng viên:............................................................................................................. 83
4.2.17. Chương trình đào tạo:............................................................................................. 83
4.2.18. Về điều kiện nhận luận văn tốt nghiệp: ................................................................... 90
4.2.19. Về điều kiện để tốt nghiệp: ..................................................................................... 91
Chương 5. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU.................................................................................. 92
5.1. Mơ hình dữ liệu mức ý niệm (conceptual data model): .................................................... 92
5.2. Mô hình dữ liệu mức luận lý (logical data model): ........................................................ 100
Chương 6. THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀ XỬ LÝ .................................................................... 102
6.1. Thiết kế mẫu biểu nhập dữ liệu (input form) ................................................................. 102
6.1.1. Form danh mục Khoa ............................................................................................. 102

6.1.2. Form danh mục Bộ mơn ......................................................................................... 103
6.1.3. Form danh mục Nhóm ngành ................................................................................. 103
6.1.4. Form danh mục Ngành ........................................................................................... 104
6.1.5. Form danh mục Chuyên ngành ............................................................................... 105
6.1.6. Form danh mục Môn học........................................................................................ 105
6.1.7. Form danh mục Nhóm mơn học ............................................................................. 107
6.1.8. Form quan hệ môn học trước/ tiên quyết................................................................. 108


x
6.1.9. Form quan hệ môn học song hành .......................................................................... 109
6.1.10. Form quan hệ thay thế .......................................................................................... 110
6.1.11. Form chương trình đào tạo nhóm ngành ............................................................... 111
6.1.12. Form chương trình đào tạo ngành ......................................................................... 112
6.1.13. Form chương trình đào tạo chuyên ngành ............................................................. 113
6.2. Chương trình Demo: ..................................................................................................... 114
Chương 7. KẾT LUẬN

115

7.1. Đánh giá chung ............................................................................................................. 115
7.1.1. Về phần nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu hiện trạng hệ thống thơng tin ................. 115
7.1.2. Về một hướng phân tích, thiết kế hệ thống mới ...................................................... 115
7.1.3. Những hạn chế tồn tại của luận văn ........................................................................ 116
7.2. Dự kiến về các hướng phát triển-ứng dụng của đề tài .................................................... 116
THUẬT NGỮ ANH-VIỆT ..................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 120
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG..................................................................................................... 123



1

Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ĐÀO
TẠO VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
1.1.1. Giới thiệu về học chế tín chỉ
 Học chế tín chỉ được khai sinh vào năm 1872, tại Viện Đại học Harvard với mục
tiêu là thay thế chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng chương trình
mềm dẻo cấu thành bởi các mơ đun mà mỗi sinh viên có thể lựa chọn một cách
rộng rãi. Nhờ những ưu điểm, hệ thống tín chỉ được áp dụng trong mọi trường đại
học Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20, lan nhanh sang nhiều nước Châu Âu, Nhật Bản,
Philippine, …
 Tại Miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, một số trường đại học đã áp dụng học
chế tín chỉ như Viện Đại học Thủ Đức, Viện Đại học Cần Thơ, …. Năm 1993, Bộ
GD&ĐT chủ trương thực hiện học chế theo mơ hình học chế tín chỉ của Mỹ.
Trường ĐH. Bách Khoa TP.HCM là nơi đầu tiên áp dụng học chế tín chỉ từ năm
1993, rồi một số trường khác lần lượt áp dụng từ năm 1994 về sau như Đại học Đà
Lạt, Đại học Cần Thơ, Đại học Thủy sản Nha Trang, …Hiện nay có gần 10 trường
đại học trong cả nước áp dụng học chế tín chỉ với các sắc thái và mức độ khác
nhau.
 Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng đại học qua việc tích lũy các
loại tri thức giáo dục khác nhau được đo lường bằng một đơn vị xác định gọi là tín
chỉ (credit).


2

 Ưu điểm: Học chế tín chỉ được truyền bá nhanh chóng, rộng rãi nhờ ưu điểm sau:

+ Có hiệu quả đào tạo cao:
Sinh viên được chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho riêng mình, được lựa
chọn tiến độ học tập thích hợp với khả năng. Điều này đảm bảo quá trình đào
tạo đại học mềm dẻo hơn, đồng thời tăng khả năng thiết kế chương trình liên
thơng giữa các cấp và ngành đào tạo khác nhau. Ngoài ra, khuyến khích sinh
viên tích lũy kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí từ ngồi trường lớp,
để nhận được văn bằng.
+ Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao:
Sinh viên có thể chủ động ghi danh học các học phần khác nhau dựa theo qui
định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức. Sinh viên dễ
dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập mà khơng phải học lại
từ đầu. Các trường đại học có thể mở thêm ngành học mới dễ dàng từ tình hình
lựa chọn ngành nghề của sinh viên hay từ nhu cầu của thị trường lao động. Sinh
viên gặp thuận lợi khi chuyển trường do các trường đại học có được ngơn ngữ
chung.
+ Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá theo từng học phần chứ không
phải theo năm học, do đó sinh viên khơng bị buộc quay lại học từ đầu khi chỉ
hỏng một học phần nào đó. Điều này làm giảm giá thành đào tạo. Ngoài ra, các
trường đại học lớn đa ngành có thể tổ chức những môn học chung cho sinh viên
từ nhiều trường, nhiều ngành để tránh các môn học trùng lặp tại nhiều nơi khác
nhau. Cách tổ chức này cho phép sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên giỏi nhất
và phương tiện tốt nhất cho từng môn học.


3

 Nhược điểm: Các vấn đề tồn tại của học chế tín chỉ và hướng khắc phục
+ Cắt vụn kiến thức:
Phần lớn các mơ đun trong học chế tín chỉ, trong thực tại, được qui định tương

đối nhỏ (3-4 tín chỉ), do đó khơng đủ thời gian để trình bày kiến thức theo một
trình tự diễn tiến liên tục, gây cảm giác là kiến thức bị cắt vụn. Nhược điểm này
thường được khắc phục bằng cách không thiết các mô đun quá nhỏ (dưới 3 tín
chỉ) và trong những năm học cuối, người ta thường thiết kế các môn học hoặc
tổ chức các kỳ thi có tính tổng hợp để sinh viên có cơ hội liên kết, tổng hợp các
kiến thức đã học được.
+ Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên:
Vì các lớp học theo mơ đun khơng ổn định nên khó xây dựng được các tập thể
lớp gắn bó chặt chẽ như các lớp học theo khóa học. Từ đó, việc tổ chức sinh
hoạt đồn thể của sinh viên sẽ gặp khó khăn. Vì nhược điểm này mà người ta
nói “học chế tín chỉ khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, khơng coi trọng tính cộng
đồng”. Người ta thường khắc phục nhược điểm này bằng cách xây dựng các tập
thể tương đối ổn định qua các lớp khóa học trong năm thứ nhất, khi sinh viên
phải học chung phần lớn các mô đun kiến thức đại cương bắt buộc. Ngồi ra,
khi sắp xếp thời khóa biểu, người ta đảm bảo dành ra một số buổi cố định
không giờ học (thường là thứ bảy) để sinh viên có thể tham gia sinh hoạt đoàn
thể chung.

1.1.2. Giáo dục đại học ở Việt Nam trước khi áp dụng học chế tín chỉ
a. Hệ thống niên chế (đã và đang tồn tại): Sau năm 1975, hệ thống giáo dục Đại
học thống nhất của nước ta được xây dựng theo mơ hình chung của Miền Bắc,
tức là theo mơ hình Liên Xơ cũ. Đó là hệ thống áp dụng qui trình đào tạo theo
niên chế với các đặc điểm sau:
 Các lớp học được xếp theo khóa tuyển sinh, chương trình học được thiết kế
chung cho mọi sinh viên cùng một khóa ngành.


4

 Đơn vị học vụ được tính theo năm học. Cuối mỗi năm học, sinh viên đạt kết

quả theo qui định thì được lên lớp, sinh viên khơng đạt thì bị lưu ban học
cùng sinh viên khóa sau, nghĩa là phải học lại thêm một năm học.
 Tùy mức độ quan trọng của môn học, việc đánh giá kết quả mơn học theo
một trong hai cách: thi có cho điểm số (từ 0 đến 10) hoặc kiểm tra xác định
đạt hay không đạt. Nếu điểm số nhỏ hơn 5 hoặc khơng đạt phải thi hoặc
kiểm tra lại. Cuối khóa học, khơng tính điểm trung bình chung, trong học bạ
chỉ liệt kê điểm các môn thi (được cho theo 5 bậc).
b. Học chế theo học phần (tồn diện và khơng tồn diện): Từ năm 1986, hệ
thống giáo dục đại học bắt đầu triển khai nhiều đổi mới. Một trong những đổi
mới là đưa học chế “học phần” vào toàn bộ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
từ năm 1988 đến nay. Học chế học phần có những đặc điểm sau:
 Bản chất của học chế này là sự tích lũy dần kiến thức.
 Kiến thức được mơ đun hóa thành các học phần. Học phần là một mô đun
kiến thức tương đối trọn vẹn và không quá lớn (thực chất học phần là một
môn học nhỏ, tương đương với thuật ngữ subject của Mỹ) có thể lắp ghép
với nhau để tạo nên một chương trình đào tạo. Người học có thể tích lũy dần
tất cả các học phần trong quá trình học tập để nhận được một văn bằng.
 Để làm cho các chương trình đào tạo mềm dẻo, có 3 loại học phần được qui
định: học phần bắt buộc phải học, học phần lựa chọn theo hướng dẫn của
nhà trường và học phần tự chọn tùy ý. Ngoài ra cũng có qui định về việc
được học thêm ngành đào tạo phụ bên cạnh ngành đào tạo chính hoặc học
thêm văn bằng thứ hai.
 Để đo lường kiến thức các học phần dựa theo khối lượng lao động học tập
của người học, khái niệm đơn vị học trình đã được đưa vào. Đơn vị này về
bản chất đồng nhất với khái niệm tín chỉ của hệ thống giáo dục đào tạo Mỹ.
 Với tinh thần tích lũy kiến thức, mỗi học phần được đánh giá bằng một điểm
số (thang 10) là kết quả tổng hợp của các đánh giá thành phần trong quá


5


trình học với một kỳ thi hết học phần. Có qui định điểm tối thiểu cần đạt
được (thường là điểm 5) để xem như học phần được tích lũy. Kết quả học
tập chung của học kỳ, năm học hoặc khóa học được đánh giá bằng điểm
trung bình chung. Đó là điểm trung bình của các học phần đã tích lũy với
trọng số của mỗi học phần là số đơn vị học trình của học phần đó.
c. Việc áp dụng học chế học phần trong giáo dục đại học Việt Nam :
 Bộ GD&ĐT đã ra quyết định 2677/GD-ĐT ngày 3/12/1993 ban hành khung
chương trình đào tạo, trong đó qui định khối lượng kiến thức tối thiểu và
phân bố các thành phần kiến thức cho các văn bằng đại học theo học chế
học phần. Văn bản trên đưa ra định lượng cho 1 đơn vị học trình cơ bản =
15 tiết giảng lý thuyết hoặc thảo luận = 30 đến 45 giờ thực hành thí nghiệm
= 45 đến 90 giờ thực tập tại cơ sở = 45 đến 80 giờ chuẩn bị tiểu luận hoặc
luận văn. Theo qui định này, một chương trình dẫn đến bằng cử nhân 4 năm
phải có khối lượng 210 đơn vị học trình.
 Để đảm bảo sự thống nhất chung của qui trình đào tạo trong toàn bộ hệ
thống giáo dục đại học, Bộ DG&ĐT ban hành các qui chế khung về đánh
giá kết quả học tập, xét lên lớp, tốt nghiệp, để căn cứ vào đó từng trường
Đại học, Cao đẳng xây dựng qui chế đánh giá kết quả học tập riêng cho
mình. Do sự vận dụng khác nhau tùy theo điều kiện và trình độ của từng
trường, học chế học phần được thực hiện ở từng trường có những sắc thái
khác nhau về: mức độ cung cấp thông tin trước cho sinh viên về chương
trình đào tạo, mức độ đa dạng các học phần cho sinh viên lựa chọn, …

1.1.3. Triển khai học chế tín chỉ ở một số trường Đại học tại Việt Nam
 Qua các nội dung trình bày trên, có thể thấy học chế học phần ở nước ta chưa
đạt được độ mềm dẻo cao vì nó chưa thể hiện được ý tưởng của học chế tín chỉ
một cách triệt để. Do vậy, học chế học phần chỉ có thể được xem là một bước
đệm trong quá trình chuyển từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ thực sự.
Bước đệm này là cần thiết khi điều kiện vật chất và trình độ đội ngũ giáo chức

chưa hội đủ để thực hiện học chế tín chỉ thực sự.


6

 Từ niên khóa 1993-1994, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường Đại học cải tiến
mạnh học chế học phần, tiến tới áp dụng học chế tín chỉ kiểu Mỹ cho qui trình
đào tạo đại học ở Việt Nam. Nơi đầu tiên thực hiện quá trình chuyển đổi này là
trường Đại học Bách Khoa TP.HCM (niên khóa 1993-1994), sau đó là các
trường Đại học Đà Lạt, Cần Thơ, Thủy Sản Nha Trang (niên khóa 1994-1995),
một khoa của trường Đại học Xây dựng Hà Nội, trường Đại học Dân lập Thăng
Long, … Lưu ý là việc chuyển đổi học chế học phần sang học chế tín chỉ thực
chất là cải tiến, tăng tính mềm dẻo cho học chế học phần hiện có nên đây là một
q trình liên tục, khơng phải đột biến. Từ đây, ta có thể qui ước những trường
Đại học nào cải tiến học chế học phần theo hướng làm cho nó mềm dẻo gần với
học chế tín chỉ ở Mỹ là đã áp dụng học chế tín chỉ. Theo tinh thần đó, đến nay
có khoảng 10 trường Đại học công lập và dân lập ở Việt Nam đang áp dụng học
chế tín chỉ.
 Hiện trạng áp dụng học chế tín chỉ ở Việt Nam qua khảo sát một số trường Đại
học được xem là đã áp dụng học chế tín chỉ:
+ Về đơn vị đo lường:
Tuy các trường đều gọi đơn vị đo lường khối lượng lao động học tập của sinh
viên là tín chỉ, nhưng định mức các đơn vị không thống nhất.
+ Về thông tin cho sinh viên:
Các trường đều có Sổ tay sinh viên để giới thiệu qui trình đào tạo, thi kiểm tra
và các qui định về thủ tục đăng ký học phần … Tuy nhiên chỉ có trường Đại
học Bách Khoa TP.HCM có công bố Niêm giám cho sinh viên năm 1 để giới
thiệu tóm tắt lịch trình các mơn học, gần tương tự với Niên lịch giảng dạy ở các
trường Đại học ở Mỹ.
+ Về cách thiết kế cho các học phần:

Cách định nghĩa tín chỉ và cách thiết kế mơn học khơng giống nhau. Ở ĐH.
KHTN TP.HCM mỗi học phần có từ 1 đến 6 tín chỉ, trong khi ở ĐH. Bách
Khoa TP.HCM mỗi học phần có từ 1 đến 4 tín chỉ.


7

+ Về điều kiện dạy và học, phương pháp dạy và học:
ĐH. Bách Khoa TP.HCM là nơi đảm bảo tài liệu học tập tương đối tốt với mỗi
môn học được qui định phải có ít nhất 1 tài liệu tiếng Việt, 1 tài liệu tiếng Anh
và 1 tài liệu tham khảo khác. Ở các trường khác, việc đảm bảo này yếu hơn.
Điều kiện giảng dạy ở ĐH. Bách Khoa TP.HCM cũng khá tốt khi đảm bảo có
projector cho mọi phịng học. Tuy nhiên phương pháp dạy và học theo tinh thần
học chế tín chỉ cịn hạn chế do chưa đảm bảo tính chủ động của sinh viên.
+ Về tổ chức đăng ký học phần:
Các trường đều tổ chức đăng ký học phần vào đầu học kỳ, xử lý sơ bộ kết quả
đăng ký và cho đăng ký lại nếu không thỏa một số điều kiện như môn học
không đủ chỗ hoặc ít hơn số sinh viên tối thiểu theo qui định. Sinh viên năm
nhất không được đăng ký môn học do hầu hết các môn là bắt buộc và khá giống
nhau. Về kỹ thuật đăng ký học phần, một số trường sử dụng máy quét chuyên
dùng để nạp dữ liệu đăng ký, trong khi một số ít trường đang thử nghiệm đăng
ký trực tuyến.
+ Về tổ chức thu học phí:
Học phí được thu theo số lượng học phần mà sinh viên đăng ký. ĐH. Bách
Khoa TP.HCM qui đổi ra tín chỉ học phí để định giá cho mỗi học phần. Sinh
viên có thể đóng học phí thơng qua ngân hàng.
+ Về các tổ chức sinh hoạt tập thể trong sinh viên:
Đây là nhược điểm của học chế tín chỉ nên dành được nhiều quan tâm. Các
trường đều tổ chức 2 loại lớp học là lớp khóa học và lớp học phần. Lớp khóa
học giữ cố định trong cả khóa học, là nơi hình thành các tổ chức đồn thể của

sinh viên. Lớp học phần thường là tạm thời, gồm các sinh viên cùng học một
học phần. Mọi sinh hoạt của các lớp khóa học và các đồn thể đều tổ chức vào
thứ bảy hoặc chủ nhật để không vướng giờ học ở lớp học phần của sinh viên vì
thời khóa biểu không sắp xếp vào những ngày này.


8

+ Về hệ thống cố vấn học tập:
Hệ thống cố vấn học tập gắn với các lớp khóa học. Đơi khi cố vấn học tập được
gọi là chủ nhiệm lớp khóa học. Tuy nhiên hoạt động của giáo chức nói chung
đều quá tải nên việc hỗ trợ của cố vấn học tập cho sinh viên còn khá hạn chế.
Các trường phải theo phương châm là cố vấn học tập tập trung chú ý các đối
tượng sinh viên đặc biệt ở hai đầu (sinh viên xuất sắc cần bồi dưỡng và sinh
viên nhiều khó khăn cần giúp đỡ).
+ Về việc chuyển tiếp tín chỉ:
Một trong những ưu điểm lớn của học chế tín chỉ là việc chuyển tiếp tín chỉ
giữa các trường Đại học vẫn chưa được triển khai. Lý do là phạm vi áp dụng tín
chỉ cịn hẹp và quan trọng nhất là chưa có các định mức thống nhất, thiết kế
thống nhất trong cả nước hay trong một Đại học vùng. Hệ thống Cao đẳng cộng
đồng được thành lập, nhưng không tạo được mối liên thông với các trường Đại
học để đào tạo chuyển tiếp.

1.1.4. So sánh học chế học phần Việt Nam với học chế tín chỉ ở Mỹ:
a. Giống nhau:
 Bản chất của hai học chế là sự tích lũy dần các mơ đun kiến thức để đạt được
văn bằng.
 Sinh viên được lựa chọn một số mơ đun cho chương trình học của mình.
 Việc đánh giá kết quả học tập dựa vào điểm trung bình chung với trọng số của
một mô đun là số lượng tín chỉ/ đơn vị học trình của mơ đun đó.

b. Khác nhau:
 Các mơ đun kiến thức (3-4 tính chỉ) trong học chế tín chỉ của Mỹ được thiết kế
theo trình độ năm học của sinh viên, tạo thuận lợi cho lựa chọn và lắp ghép;
trong khi các học phần trong các trường đại học ở Việt Nam đôi khi được thiết
kế theo kiểu chia cắt chủ quan dẫn tới có học phần q dài (trên 4 đơn vị học
trình) hoặc quá ngắn (1-2 đơn vị học trình).


9

 Chương trình đào tạo của Mỹ có mức độ tự do lựa chọn cao hơn do đưa ra
nhiều mô đun khác nhau cho sinh viên lựa chọn; trong khi chương trình đào tạo
của các trường đại học Việt Nam thường có rất ít mơ đun để lựa chọn.
 Lớp học theo học chế tín chỉ ở Mỹ thường sắp xếp theo mơ đun, cịn lớp học
theo học chế học phần ở Việt Nam vẫn sắp xếp theo khóa học.
 Các trường đại học Mỹ có hệ thống cố vấn học tập đầy đủ để tư vấn cho sinh
viên lựa chọn mơ đun và thiết kế qui trình học tập, mỗi sinh viên vào trường
được gắn với một cố vấn học tập; học chế học phần ở Viêt Nam chưa có hệ
thống cố vấn học tập như vậy.
 Tín chỉ ở Mỹ được qui định theo số giờ học mỗi tuần kéo dài trong một học kỳ.
Tùy theo học kỳ ngắn hay dài mà tín chỉ lớn hay nhỏ, ví dụ 1 semester kéo dài
15 tuần, quarter kéo dài 10 tuần nên 1 semester credit bằng 1.5 quarter credit;
1 đơn vị học trình ở Việt Nam qui định bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc 30 tiết
thực hành mà không nói rõ số tiết học trong tuần.
 Học chế tín chỉ ở Mỹ qui định số giờ lao động học tập ngoài lớp tối thiểu cần
thiết của sinh viên cho một giờ lên lớp (thường là 2/1). Để qui định này thực sự
được thực hiện, các trường đại học áp dụng rộng rãi phương pháp dạy và học
đảm bảo tính chủ động, tích cực của sinh viên. Việc qui định khối lượng tài liệu
học tập, tham khảo mà sinh viên phải đọc và cách ra đề thi đối với một mô đun
dựa vào yêu cầu môn học và khối lượng tài liệu qui định chứ không phải dựa

vào những điều giảng viên trình bày ở lớp. Học chế học phần ở Việt Nam chưa
có và chưa đủ điều kiện để thực hiện các qui định như trên. Ở Việt Nam, vì khối
lượng giờ lên lớp quá lớn (thường trên 30 tiết/tuần) nên thực chất thời gian
chuẩn bị của sinh viên cho mỗi tiết học ở lớp thường không quá 1/1. Như vậy,
tính theo khối lượng lao động học tập của sinh viên, 1 tín chỉ của Mỹ bằng
khoảng 1.5 đơn vị học trình của Việt Nam.
 Ở Mỹ, việc cung cấp thơng tin về chương trình, lịch trình giảng dạy, lịch thi và
kiểm tra cho sinh viên rất đầy đủ thơng qua niên lịch giảng dạy được cơng bố
chính thức trước mỗi năm học. Những thời gian biểu đã công bố trên được thực


10

hiện nghiêm chỉnh. Ở Việt Nam, những điều trên chưa được nhiều trường thực
hiện cùng với học chế học phần.
 Ở Mỹ, việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với mỗi mô đun được
thực hiện liên tục trong cả q trình giảng dạy mơ đun đó, do đó thời gian dành
để thi hết mơn học thường chỉ là 1 tuần; ở Việt Nam, việc đánh giá liên tục từng
phần mơn học trong suốt q trình giảng dạy ít diễn ra mà chủ yếu thực hiện
sau khi kết thúc việc dạy một mơ đun, do đó thời gian dành cho thi hết các học
phần thường chiếm khoảng 4 tuần cuối học kỳ.
c. Kết luận:
Qua các so sánh trên, có thể thấy rằng học chế học phần của Việt Nam có cùng
bản chất như học chế tính chỉ của Mỹ, đó là tích lũy dần kiến thức được mơ đun
hóa. Nói cách khác, học chế học phần của Việt Nam đã chứa một số yếu tố của
học chế tín chỉ của Mỹ. Tuy nhiên, tính mềm dẻo của học chế học phần của
Việt Nam chưa cao như học chế tín chỉ của Mỹ. Nói cách khác, Việt Nam chưa
tận dụng triệt để các ý tưởng làm mềm dẻo qui trình đào tạo của học chế tín chỉ
của Mỹ.
Việc triển khai học chế tín chỉ ở một số trường Đại học Việt Nam, có thể thấy

một số lợi ích và khó khăn sau
 Lợi ích:
Làm cho sinh viên chủ động hơn trong hoạt động học tập, tạo tác phong công
nghiệp đối với mọi hoạt động của nhà trường; thuận lợi hơn trong việc hỗ trợ
sinh viên diện chính sách và trong việc kéo dài thời gian học tập cho sinh viên
học yếu.
 Khó khăn:
Đối với sinh viên, học chế tín chỉ là một bước chuyển quá đột ngột so với khi
học ở phổ thông nên cần mất một thời gian để làm quen. Đối với giáo chức, sự
quá tải cơng việc kìm hãm việc cải tiến phương pháp giảng dạy và các hoạt
động sư phạm khác mà học chế tín chỉ địi hỏi.


11

1.2. Về một hệ thống thông tin quản lý học vụ hiện hành:
1.2.1. Hệ thống quản lý đào tạo đại học (theo học chế tín chỉ) đang vận hành
tại Phịng Đào tạo, trường ĐH. Bách Khoa ĐHQG TP.HCM
Hệ thống thông tin quản lý đào tạo đại học hiện nay tại Phòng Đào tạo trường
ĐH. Bách Khoa TP. HCM là một hệ thống đa chức năng với 9 phân hệ con như sau:
1. Phân hệ quản lý chương trình đào tạo
2. Phân hệ đăng ký môn học
3. Phân hệ quản lý điểm
4. Phân hệ quản lý sinh viên
5. Phân hệ quản lý nhân sự
6. Phân hệ quản lý khối lượng giảng dạy
7. Phân hệ lập thời khóa biểu
8. Phân hệ xếp lịch thi
9. Phân hệ quản lý việc đóng học phí
Trong đó, phân hệ quản lý chương trình đào tạo hiện đóng vai trị then chốt, được

xây dựng nhằm thực hiện các chức năng sau:
(1) Quản lý danh mục/ tự điển tất cả các môn học của trường Đại học Bách Khoa,
và các mối liên hệ giữa chúng gồm: môn học trước, môn học tiên quyết, môn
học song hành, môn học tương đương và môn học thay thế.
(2) Quản lý các chương trình đào tạo khác nhau theo từng khóa ngành (một
chương trình đào tạo củ thể được áp dụng cho một khóa ngành cụ thể).
(3) Quản lý tiêu chuẩn xét nhận luận văn tốt nghiệp, tiêu chuẩn xét tốt nghiệp
theo từng chương trình đào tạo.
(4) Tạo và in ấn các biểu mẫu liên quan đến chương trình đào tạo như: nội dung
chi tiết trong mỗi học kỳ của một chương trình đào tạo, tiêu chuẩn nhận luận
văn tốt nghiệp và tiêu chuẩn xét tốt nghiệp theo một chương trình đào tạo.


12

Thơng tin của phân hệ quản lý chương trình đào tạo này được sử dụng cho các
phân hệ khác như hệ đăng kí mơn học, lập kế hoạch giảng dạy, lập thời khóa biểu,
quản lý điểm, xét điều kiện nhận luận văn tốt nghiệp, xét tốt nghiệp, …

1.2.2. Các vấn đề của hệ thống hiện có:
a. Các vấn đề về cơ sở dữ liệu:
Hệ thống hiện tại được xây dựng dựa trên nền tảng Fox Pro for Dos đã có từ lâu
nên gặp phải một số khó khăn được trình bày dưới đây.
Việc nhận diện ra các vấn đề về cơ sở dữ liệu của hệ thống hiện tại được thực
hiện dựa trên cơ sở là mơ hình hệ thống cơ sở dữ liệu (Database system model) và 12
tiêu chuẩn của Codd về một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
DataBase Applications

DataBase Management System
(DBMS)


Database

Hình 1.1: Mơ hình hệ thống cơ sở dữ liệu.
-

Vấn đề 1: Vấn đề về dữ liệu (data):
Do hệ thống hiện tại dựa trên công nghệ cũ là Fox Pro For Dos nên toàn bộ dữ
liệu hiện tại chỉ được lưu trữ trên các file .DBF. Như vậy, dữ liệu chưa phải
được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu thực sự. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng
một cơ sở dữ liệu theo mơ hình dữ liệu quan hệ (là thành phần DataBase trong
mơ hình trên) để lưu trữ toàn bộ dữ liệu của hệ thống quản lý chương trình đào
tạo.


13

-

Vấn đề 2: Vấn đề về toàn vẹn dữ liệu (data integrity):
Do dữ liệu hiện tại chỉ tồn tại dưới dạng tập các file .DBF rời rạc mà không
được quản lý bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (thành phần trung gian trong mơ
hình trên) nên tất cả những kiểm tra tính tồn vẹn dữ liệu bắt buộc phải được
viết trong chương trình ứng dụng (thành phần cao nhất trong mơ hình trên).
Điều này dẫn đến giao hồn toàn trách nhiệm đảm bảo việc toàn vẹn dữ liệu dữ
liệu cho người phát triển ứng dụng (application developper). Như vậy, trong số
nhiều ứng dụng khai thác cơ sở dữ liệu, những ứng dụng nào được cài đặt kiểm
tra toàn vẹn tốt thì hoạt động tốt, những ứng dụng nào khơng hoặc thiếu kiểm
tra tồn vẹn dữ liệu chắc chắn sẽ làm cho cơ sở dữ liệu đến trạng thái khơng
tồn vẹn. u cầu đặt ra cũng là phải xây dựng cho hệ thống một cơ sở dữ liệu

mới mà hầu hết các kiểm tra toàn vẹn dữ liệu sẽ được thực hiện bởi hệ quản trị
cơ sở dữ liệu. Một số ít kiểm tra tồn vẹn dữ liệu sẽ được chuyển lên thực hiện
tại chương trình ứng dụng vì lý do đó là các ràng buộc quá phức tạp hoặc để
thuận lợi hơn trong thực hiện kiểm tra. Người thiết kế cơ sở dữ liệu sẽ có nhiệm
vụ nhận diện tất cả các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu của hệ thống.

-

Vấn đề 3: Vấn đề về sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu (database backup &
recovery):
Đối với hệ thống hiện tại, việc sao lưu và khôi phục dữ liệu chẳng qua là việc
sao chép các tập tin hệ thống (system file) có chứa dữ liệu. Rõ ràng, cách thực
hiện như vậy sẽ gây nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Trong khi đó, với
các hệ quản trị cơ sở dữ liệu mới hiện nay đều có cơng cụ hỗ trợ việc sao lưu và
khơi phục dữ liệu rất hiệu quả. Không những vậy, công việc sao lưu dữ liệu cịn
có thể được kích hoạt định thời một cách tự động hoặc được kích hoạt khi cơ sở
dữ liệu đạt đến một trạng thái định trước nào đó.

-

Vấn đề 4: Vấn đề về bảo mật dữ liệu (data security):
Hệ thống hiện tại không hỗ trợ tốt việc bảo mật dữ liệu. Cần xây dựng cơ sở dữ
liệu trên nền các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiện đại để nhận được hỗ trợ cơ chế
bảo mật hữu ích.


14

-


Vấn đề 5: Vấn đề về phân tán cơ sở dữ liệu (database distribution):
Để tránh hiện tượng nghẽn cổ chai (bottle neck), cơ sở dữ liệu có thể có nhu cầu
phân tán thành nhiều điểm (site) khác nhau. Với hệ thống hiện tại, nơi mà dữ
liệu được lưu trong các file dữ liệu (.DBF), việc phân tán cơ sở dữ liệu là không
khả thi.

b. Vấn đề về yêu cầu chức năng:
Hệ thống hiện tại đã được thiết kế từ trước đây khá lâu (từ năm 1993) và đã đáp
ứng tốt các yêu cầu thông tin của người quản lý tại thời điểm đó. Hiện tại, so
với lúc trước, các yêu cầu về thông tin đã thay đổi khá nhiều nên hệ thống hiện
tại khơng cịn đáp ứng đầy đủ và tốt các nghiệp vụ mới phát sinh trong quản lý
chương trình đào tạo và xử lý kết quả học tập cho sinh viên. Đặc biệt, có những
nghiệp vụ rất khó hoặc không thể thực hiện được bằng hệ thống hiện tại.
c. Vấn đề về tài liệu phân tích-thiết kế:
Hệ thống hiện tại được xây dựng từ lâu. Hơn nữa, trong quá trình vận hành hệ
thống đã được điều hành bởi nhiều người khác nhau và hệ thống cũng được
chỉnh sửa nhiều lần nhưng thiếu tài liệu lưu lại. Hiện giờ, khơng cịn đầy đủ các
hồ sơ phân tích-thiết kế cho hệ thống hiện tại nữa. Rõ ràng, việc khôi phục lại
các hồ sơ phân tích-thiết kế cho hệ thống hiện tại là khơng cần thiết nữa. Thay
vào đó, cần phải xây dựng bộ tài liệu phân tích-thiết kế mới hồn toàn hướng
đến việc xây dựng hệ thống mới thay thế ưu việt hơn. Định hướng nội dung cho
tài liệu phân tích-thiết kế mới như sau:
 Phân tích: Lập hồ sơ mơ tả một cách đầy đủ, chính xác qui trình hoạt động
của các nghiệp vụ cơ bản trong xây dựng, quản lý và vận hành chương trình
đào tạo.
 Thiết kế: Gồm những cơng việc sau:
+ Mơ hình hóa dữ liệu để thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống.
+ Đặc tả các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu cho cơ sở dữ liệu.
+ Đặc tả các qui trình xử lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.



15

1.3. Giới hạn mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
và ý nghĩa thực tế của đề tài.
1.3.1. Mục tiêu
a. Tìm hiểu một số nghiệp vụ cơ bản trong qui trình từ xây dựng chương trình đào
tạo đến quản lý và vận hành chương trình đào tạo (bao gồm xử lý bằng tay và
xử lý bằng máy tính). Lưu ý rằng, hiện tại chưa có sự gắn kết, thừa kế giữa các
khâu xây dựng, quản lý và vận hành chương trình đào tạo.
b. Đánh giá qui trình nghiệp vụ nhằm tìm ra những điểm hạn chế trong qui trình
và trong từng nghiệp vụ cụ thể. Sau đó, đề xuất mơ hình tổng thể để gắn kết và
hỗ trợ cho việc xây dựng chương trình đào tạo (tập trung nhiều vào việc tăng
cường tính mềm dẻo, thiết kế trong mơi trường dùng chung các đơn vị), nâng
cao hiệu quả vận hành chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu mới
trong xây dựng chương trình đào tạo (AUN, ABET)
c. Thiết kế cơ sở dữ liệu để kết nối và đảm bảo thực hiện việc xây dựng, quản lý
và vận hành chương trình đào tạo.
d. Thiết kế một số giao diện (form) và đặc tả một số qui trình xử lý (business
process) cho phân hệ xây dựng, quản lý và vận hành chương trình đào tạo.

1.3.2. Phạm vi
a. Khảo sát nghiệp vụ xây dựng chương trình đào tạo tại các Khoa chun ngành:
Hiện nay Phịng Đào tạo có cơng văn hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo
đến từng Khoa chuyên ngành, nhưng cách thực hiện thực tế tại mỗi Khoa có thể
khác nhau. Trong điều kiện giới hạn, nghiên cứu này chỉ tiến hành khảo sát qui
trình xây dựng chương trình đào tạo tại Khoa Quản lý cơng nghiệp, ĐH Bách
Khoa TP.HCM.
b. Khảo sát nghiệp vụ quản lý và vận hành chương trình đào tạo tại Phịng Đào
tạo, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM:

 Các nghiệp vụ trong xây dựng chương trình đào tạo.
 Các nghiệp vụ trong quản lý chương trình đào tạo.


×