Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.58 KB, 24 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở
CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
2.1. PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI
2.1.1. Mục tiêu chung.
- Tập trung công tác chỉ đạo tìm kiếm việc làm, mở rộng mối quan hệ
trong ngoài ngành, trên dưới để tìm kiếm việc làm và tranh thủ sự giúp đỡ các
mặt của Tổng công ty, Bộ Giao thông vận tải, và các Ban Quản lý dự án, kiên
quyết chỉ nhận những công trình có vốn và giá hợp lý.
- Hoàn thành tốt những công trình được Tổng công ty giúp đỡ giao nhiệm
vụ, đảm bảo thi công đạt chất lượng và quản lý kinh doanh phải có hiệu quả
kinh tế.
- Thực hiện đúng quy trình, cơ chế quản lý trong điều hành sản xuất kinh
doanh, phối hợp ăn khớp đúng nguyên tắc giữa phòng ban với các đội sản xuất
và các đối tác của Công ty.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chú trọng đào tạo về quản lý kinh
tế nhất là đối với đội ngũ cán bộ cấp đội.
- Triệt để áp dụng qui chế quản lý mới, khoán quản chặt chẽ các công
trình, nâng cao trách nhiệm cá nhân. Quan tâm hơn nữa đến việc chỉ đạo, giám
sát kỹ thuật trên tất cả các dự án, các công trình. Đôn đốc kiểm tra chỉ đạo sát
đúng để các công trình, các dự án hoàn thành đúng chất lượng, đúng tiến độ.
- Quản lý chặt chẽ đầu vào trên các công trình và các xí nghiệp nhằm
phản ánh đúng giá thành và tăn hiệu quả kinh doanh.
- Đầu tư mua sắm thiết bị chuyên ngành có ảnh hưởng ngay vào quá trình
tham gia sản xuất, sửa chữa phương tiện thiết bị đúng kỳ để tạo ra thế chủ động.
- Đẩy mạnh công tác thị trường, tìm thêm việc làm bổ xung ngayc ho kế
hoạch năm 2007 và gối đầu cho các năm sau: nhất là các công trình đủ lớn có
giá trị đảm bảo kinh doanh và có vốn đầu tư.
-Thanh lý nhượng bán các tài sản không tham gia vào quá trình sản xuất,
có phương án liên doanh liên kết khai thác tài sản cố định, nhằm tăng hiệu quả
sử dụng tài sản, khắc phục khó khăn về tài chính do các năm trước để lại.
- Công tác quản lý tài chính, vật tư theo đúng nguyên tắc, quy trình, đúng


quy chế sản xuất kinh doanh.
- Cùng với việc tổ chức thi công phải coi trọng khâu nghiệm thu thanh
toán. Phòng kỹ thuật thi công, phòng quản lý dự án, phòng tài chính kế toán, các
đơn vị thi công và các ban điều hành cần chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên, kết
hợp cùng giải quyết vướng mắc. Đẩy nhanh công tác thu hồi vốn để quay vòng
nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt chú trọng việc thu hồi công nợ
tồn đọng, công nợ mới phát sinh.
- Bổ sung và sửa đổi quy chế sản xuất kinh doanh để phù hợp với tình
hình cơ chế thị trường, thực hiện giao khoán nội bộ công khai, rõ ràng, dân chủ;
xây dựng quy chế khoán cấp đội gắn trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng đối với
lãnh đạo các đơn vị khi điều hành các công trình lãi hoặc lỗ. Phát huy tính chủ
động trong sản xuất, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao đời
sống người lao động. Đồng thời Công ty cần tăng cường kiểm tra mọi mặt hoạt
động của đội sản xuất: Quản lý mua, tiếp nhận vật tư vật liệu, thiết bị tự có, thiết
bị phải thuê ngoài, giám sát mọi hoạt động tài chính của các đơn vị.
- Vận dụng tốt chế độ khuyến khích người lao động, đảm bảo quyền lợi
vật chất, tinh thần cho người lao động, đồng thời cũng kiên quyết xử lý nghiêm
túc những cá nhân, tập thể vi phạm quy chế điều hành sản xuất kinh doanh, kỷ
luật lao động. Thường xuyên đào tạo, gửi đi học đội ngũ công nhân kỹ thuật
lành nghề kế cận đáp ứng đầy đủ trên tất cả các công trình thi công, bổ sung đội
ngũ công nhân lành nghề cho các đơn vị đáp ứng các nhiệm vụ thi công trước
mắt cũng như lâu dài.
- Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, đổi mới công nghệ, chất lượng ở các công trình.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ đối với người lao động, thực
hiện và tham gia đầy đủ các chế độ, loại hình bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế. Đảm bảo phân phối tiền lương, tiền thưởng và thu nhập theo kết
quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu Công ty đặt ra cần phải đạt được năm 2007 là:

- Tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt: 320 tỷ đồng.
- Doanh thu đạt: 90% giá trị sản lượng (tương đương 288 tỷ đồng).
- Thu nhập bình quân người lao động đạt từ: 1.750.000 đồng/người/tháng.
- Tích cực, chủ động tìm kiếm nhiều việc làm, thắng thầu nhiều công
trình có giá trị lớn với giá cao, lỗ con, giảm lỗ chính từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng,
chuẩn bị cổ phần hoá.
- Tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, để hoàn thành và hoàn thành
vượt mức kế hoạch năm 2007, cụ thể hoá các mục tiêu nêu trên, trước hết Công
ty phải thực hiện thành công mục tiêu then chốt là sản lượng và doanh thu:
Bảng 1.22: Các dự án Công ty công trình Đường Thủy đang và sẽ thi công
trong thời gian tới
STT TÊN DỰ ÁN
GIÁ TRỊ
THỰC
HIỆN
(1000Đ)
THỜI GIAN
THỰC HIỆN
CHỦ ĐẦU TƯ
BẮT
ĐẦU
HOÀN
THÀN
H
1 Triền tàu Sông Thu 6.543.000 2006 2007 Công ty Sông Thu -
Tổng cục Công nghiệp
Quốc phòng
2 Cầu chính Đình Vũ 13.749.000 2006 2007 BQLDA DAP Đình Vũ
- Hải Phòng
3 Đê vây Nha Trang 12.200.000 2006 2007 Công ty Lâm Viên -

BQP
4 Xây dựng hệ thống GTVT
ngoài nhà máy bao gồm bến
nhập và xuất đá vôi Dự án xi
măng Yên bình
71.045.205 2006 2007 Công ty cổ phần
xi măng Yên Bình
5 Cầu chính + phân đoạn 18 cầu
dẫn gói thầu số 7 Dự án Đầu
Tư xây dựng Nhà máy sản
xuất phân bón DAP tại khu
kinh tế Đình Vũ TP Hải
Phòng
14.570.551 2006 2007 Công ty CDCT56 -
Tổng công ty Thành
An -BQP
6 Thi công xây dựng phàn thủy 39.584.253 2006 2007 Công ty 189 - Tổng
công sàn nâng tàu 1000T + kè
bờ khu vực sàn nâng
cục CNQP
7 Bến cập tàu chở hàng Thiệp
Phước và các công việc kèm
theo
10.502.830 2006 2007 Công ty Dầu Thực Vật
Cái Lân tại Hiệp
Phước.
8 Gói thầu số 1 “xây dựng bến
cập tầu 1000DWT, kè bảo về
bờ, tôn tạo bãi” thuộc công
trình Trung tâm quốc gia ứng

phó sự cố tràn dầu khu vực
Miền Trung
9.838.753 2006 2007 Công ty Sông Thu -
Tổng cục công nghiệp
Quốc Phòng
9 Gói thầu 16: Xây dựng Bến
Xuất + kè bờ tràm nghiền Phú
Hữu - Dự án Nhà máy xi
măng bình Phước
16.169.930 2007 2007 Công ty Xi Măng
Hà Tiên
10 Xây dựng triền tàu 2000DWT-
Dự án Xây dựng nhà máy
đóng tầu Sông Hồng
21.078.593 2006 2007 Công ty CNTT và Xây
Dựng Sông Hồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường
2.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
2.2.1. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển phải gắn với việc đổi mới cơ cấu
đầu tư theo định hướng chiến lược của công ty
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư là một trong những biện pháp để
thực hiện thắng lợi mục tiêu của công ty, và việc thực hiện thắng lợi mục tiêu
của công ty lại là động lực để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động đầu tư phát
triển. Hoạt động trong cơ chế thị trường, cũng như nhiều doanh nghiệp khác,
mục tiêu của công ty là hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận. Chính mục tiêu này là
động lực để công ty tiết kiệm chi phí đầu tư, chống lãng phí, đầu tư trọng tâm
trọng điểm, nhanh chóng đưa dự án vào vận hành, khai thác, do đó, nâng cao
hiệu quả hoạt động đầu tư.
Chỉ có thể thực sự nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển khi

công ty luôn đổi mới cơ cấu đầu tư và xây dựng được một cơ cấu đầu tư hợp lý
trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu
quả đầu tư từng yếu tố; kết quả là, nâng cao hiệu quả tổng hợp của hoạt động
đầu tư phát triển của toàn công ty.
Đổi mới cơ cấu đầu tư, về thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu vốn, nguồn
vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu huy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn,
nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định của công ty trong từng thời kỳ
phát triển. Một cơ cấu đầu tư được xem là hợp lý nếu nó phù hợp và phục vụ
cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của công ty, phù
hợp với các quy luật khách quan,đảm bảo quan hệ tỷ lệ hợp lý giữa các yếu tố
về vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, giữa yêu cầu đầu tư và khả năng của công ty,
tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong công ty…
Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của công ty phải trên cơ sở tạo lập một cơ
cấu đầu tư hợp lý giữa việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị với đầu tư phát
triển nguồn nhân lực, đầu tư vào tài sản vô hình… đảm bảo một cơ cấu đầu tư
hợp lý giữa đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu, giữa khả năng về vốn và nhu
cầu đầu tư.
2.2.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển phải kết hợp chặt chẽ với việc
huy động hợp lý, tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài công ty cho đầu tư
phát triển.
Huy động vốn và sử dụng vốn có quan hệ mật thiết với nhau. Huy động
đủ vốn để đầu tư, đầu tư đúng trọng tâm trọng điểm, đúng tiến độ, nhanh chóng
đưa dự án vào vận hành… sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
cuat công ty. Ngược lại, sử dụng vốn có hiệu quả lại là tiền đề cho việc huy
động vốn. Ở đâu sử dụng vốn có hiệu quả, đồng vốn sinh sôi nảy nở thì ở đó tất
yếu dòng vốn sẽ chảy đến.
Thực tế cho thấy, trong điều kiện một nước đang phát triển như nước ta,
nguồn vốn ngân sách cũng như bản thân công ty có hạn và luôn chịu áp lực
trước nhiều nhu cầu về vốn. Áp lực này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dàn
trải các khoản đầu tư trong công ty. Thiếu vốn, nên không cho phép công ty đổi

mới công nghệ hiện đại, đầu tư tập trung, phát triển sản phẩm mới và giảm chi
phí sản xuất, dẫn đến hiệu quả hoạt động đầu tư giảm. Chính tình trạng đầu tư
dàn trải dẫn dến sự thiếu đồng bộ, không đầu tư trọng tâm trọng điểm, kéo dài
thời gian đầu tư, làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty.
2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trên cơ sở coi trọng
quy luật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của công ty đồng thời phải tuân thủ sự quản lý của Nhà nước.
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nói chung và của công ty nói riêng
phải coi trọng các yếu tố thị trường. Hoạt động đầu tư của công ty cần đổi mới
theo hướng hạn chế những quyết định đầu tư dựa trên những quyết định hành
chính. Quyết định đầu tư của công ty phải do công ty định đoạt, trên cơ sở định
hướng của Nhà nước và thực tiễn vận động của thị trường. Công ty cần xác định
khả năng cung - cầu của thị trường nhằm tránh trường hợp mất cân đối cungc
ầu, làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và sản xuất, dẫn đến tác động tiêu cực
đối với tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty.
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty phải dựa trên cơ sở nâng
cao hiệu quả hoạt động đầu tư theo dự án. Đây là đảm bảo quan trọng để công
ty thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Thông qua hoạt động đầu tư theo
dự án, những vấn đề về kỹ thuật, tài chính, tổ chức quản lý, khía cạnh kinh tế -
xã hội của đầu tư và đặc biệt là yếu tố thị trường cần được nghiên cứu, xem xét
kỹ trước khi ra quyết định đầu tư.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
đầu tư là đòi hỏi khách quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công
ty. Các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư cần giảm thiểu việc can
thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư cụ thể của công ty mà tập trung sức làm tốt
công tác dự báo cung - cầu, cung cấp các thông tin kinh tế, thông tin thị trường,
định hướng cho hoạt động đầu tư của công ty, đồng thời thực hiện kiểm tra công
tác quản lý đầu tư ở các đơn vị.
2.2.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư.

Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển là cơ sở, tiền đề quan trọng để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là mối
quan hệ giữa hiệu quả của đồng vốn trong kỳ đầu tư xây dựng với đồng vốn
trong thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát
triển của công ty, trên cơ sở sử dụng tiết kiệm, hợp lý và quản lý tốt vốn đầu tư.
Cùng với việc phân kỳ đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công, đầu tư trọng tâm
trọng điểm... là những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu
tư thời kỳ này. Ngoài ra, nếu trong thời kỳ đầu tư, công ty có chủ trương đầu tư
đúng, cơ cấu đầu tư hợp lý giữa vốn xây lắp và vốn thiết bị, giữa đầu tư thiết bị
với đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giữa đầu tư mới và đầu tư cải tạo, mở rộng
qui mô… sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh
doanh trong thời kỳ vận hành.
Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển cần gắn với việc nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội. Không xem xét hiệu quả đầu tư phát triển của công ty đơn
thuần chỉ ở khía cạnh sinh lời của vốn đầu tư trong công ty mà cần đánh giá
tổng hợp hiệu quả về các mặt tài chính, kinh tế, xã hội, quốc phòng. Tính phù
hợp của hoạt động đầu tư phát triển với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, với định hướng kế hoạch là những đảm bảo quan trọng cho việc nâng
cao hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát triển của công ty.
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở
CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
2.3.1. Đổi mới và tăng cường công tác kế hoạch hóa đầu tư của công ty
Kế hoạch đầu tư là một công cụ quản lý hoạt động đầu tư, là quá trình xác
định mục tiêu và đề xuất những giải pháp tốt nhất để đạt mục tiêu hoạt động đầu
tư với hiệu quả cao. Kế hoạch đầu tư phản ánh khả năng huy động vốn, tình
hình bố trí sử dụng vốn của công ty theo thời gian và chương trình dự án. Thông
qua kế hoạch đầu tư cho phép phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của công ty.
Thực tế những năm gần đây, công tác kế hoạch hóa đầu tư của các DNNN nói
chung và của Công ty công trình Đường Thủy nói riêng còn bị xem nhẹ. Hậu
quả là đầu tư không đồng bộ, thất thoát lớn, nhiều dự án phải tạm ngưng giữa

chừng do thiếu vốn…, hiệu quả đầu tư thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên
bắt nguồn từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu tổ chức thực hiện.
Một là, về công tác lập kế hoạch. Cần hoàn thiện và đổi mới công tác lập
kế hoạch đầu tư của công ty:
• Kế hoạch đầu tư của Công ty phải dựa vào qui hoạch, chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và của công ty. Các
chiến lược, qui hoạch là cơ sở khoa học để lập kế hoạch đầu tư của công ty.
• Kế hoạch đầu tư của công ty phải xuất phát từ tình hình cung cầu
của thị trường. Tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư vào cái gì, bao nhiêu vốn,
đầu tư khi nào… Trên cơ sở nghiên cứu thị trường để quyết định phương hướng
đầu tư , mới nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư.
• Công ty cần coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư
trong cơ chế thị trường. Dự báo là một công cụ để lập kế hoạch. Trong cơ chế
thị trường, kế hoạch định hướng giữ vị trí rất quan trọng nên cần phải phát huy
hiệu quả công tác dự báo cả trong ngắn hạn và dài hạn, dự báo vốn và nguồn
vốn đầu tư… Thực tế, đây là điểm yếu của hệ thống DNNN hiện nay.
• Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình, dự
án. Điểm mới của công tác kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường là việc lập
kế hoạch theo chương trình và dự án. Chương trình phát triển là công cụ thực
hiện kế hoạch, là tập hợp các mục tiêu, biện pháp nhằm phối hợp thực hiện một
cách có hiệu quả nhất mục tiêu đề ra trong điều kiện thời gian và nguồn lực nhất
định. Thực hiện tốt các chương trình phát triển và dự án là cơ sở thực hiện thành
công kế hoạch đầu tư của công ty.
• Kế hoạch đầu tư phải đồng bộ giữa các nội dung đầu tư, giữa mục
tiêu và biện pháp, đảm bảo tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý, đồng thời có tính
linh hoạt cao.
• Nguồn vốn đầu tư của công ty cần được bố trí và sử dụng có hiệu
quả thông qua các kế hoạch năm và dự án. Tuy nhiên, do kế hoạch hàng năm
chịu nhiều áp lực của các yếu tố phi kinh tế, dẫn đến bố trí dàn trải mang tính
bình quân chủ nghĩa, mà chưa xuất phát từ hiệu quả của từng dự án cụ thể. Vì

vậy, luôn tồn tại tình trạng có những dự án không dùng hết vốn, trong khi có
những dự án số vốn bố trí không đủ đáp ứng nhu cầu, khiến cho trong quá trình
thực hiện, công ty lại phải điều chỉnh lại. Do thiếu gắn kết giữa dự án và kế
hoạch đầu tư hàng năm, đã kéo theo nhiều vấn đề phat sinh như nợ đọng khối
lượng, kéo dài thời hạn thanh tóan, gay khó khăn cho công tác quản lý và làm
lãng phí các nguồn lực xã hội, hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp kém.
Do đó, việc chuyển dần từ kế hoạch hóa đầu tư hằng năm sang kế hoạch hóa
theo dự án trước tiên sẽ đảm bảo được tính hiệu quả của đồng vốn bỏ ra và dần
khắc phục được những mặt tiêu cực.
Hai là, đối với khâu tổ chức thực hiện kế hoạch. Công tác tổ chức thực
hiện kế hoạch đầu tư của công ty cần được đổi mới theo hướng:
• Tập trung đầu tư có trọng điểm đối với những dự án quan trọng, có
hiệu quả cao (bao gồm cả hiệu quả đầu tư phát triển và hiệu quả kinh tế - xã
hội).

×