Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LIÊN CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.45 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
LIÊN CHÍNH
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Liên Chính
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Siêu thị chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống bán lẻ hàng hoá của các
quốc gia. Khi điều kiện kinh tế càng phát triển, tốc độ công nghiệp hoá, đô thị
hoá và thu nhập theo đầu người càng cao thì hệ thống siêu thị càng có điều kiện
để phát triển mạnh mẽ hơn và vai trò của siêu thị càng được tăng cường. Nắm
bắt được xu hướng kinh doanh cùng với việc xác định nhu cầu làm đẹp của con
người là cần thiết, công ty TNHH Liên Chính ra đời trong hoàn cảnh hệ thống
siêu thị phát triển và thị trường mỹ phẩm trong nước đang ngày càng sôi động,
đời sống người dân ngày càng được nâng cao, người Việt Nam đã có mức sống
cao hơn ngoài những nhu cầu cơ bản người dân ngày càng hướng tới nhu cầu
làm đẹp cho bản thân và gia đình để con người ngày càng đẹp hơn và hoàn thiện
hơn.
Thực tế cho thấy, những công ty nước ngoài đang phát triển với một tốc
độ mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường Việt
Nam nhanh chóng, nhất là khi Việt Nam đã và đang trong quá trình gia nhập
vào WTO. Tuy nhiên, những nhà phân phối mỹ phẩm trong nước còn rất hạn
chế, do đó công ty Liên Chính đã ra đời đáp ứng nhu cầu phân phối mỹ phẩm
của các nhà sản xuất tới người tiêu dùng thông qua một hệ thống siêu thị mỹ
phẩm đang được hình thành trên khắp đất nước mà bắt đầu là ở Hà Nội.
Năm 1997 thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt
Nam là Debon của LG. Gần 10 năm sau trên thị trường đã có trên 200 thương
hiệu mỹ phẩm ngoại và con số này còn có xu hướng tăng cao. Thị trường mỹ
phẩm đang ngày càng sôi động với sự góp phần của các gương mặt nhiều đẳng
cấp, từ bình dân đến siêu cao cấp : Pond , Hezaline, essence, Rohto, Debon,
Amore, Maybeline, Nivea, Avon, Shiseido, Carita, L’’oreol, Kanebo, Clarins,
Pupu, Christian Breton, Feraud, fendi, lower, wigleys, clinique, estee lauder,
lancome, tất cả đã có mặt tại Việt Nam. Thị trường mỹ phẩm hiện nay được
phân cấp một cách rõ rệt thành 4 mức độ:


Cấp 1: Dòng hàng quý tộc ( Lady) với các sản phẩm của wigleys,
Clinique, Estee lauder, lancome, …
Cấp 2: Dòng mỹ phẩm cao cấp( High class) : Shiseido, Carita, L’’oreol,
Kanebo, Clarins, Pupu,…
Cấp 3: Dòng mỹ phẩm hàng hiệu(Grand name) hiện đang chiếm lượng
lớn ở Việt Nam : Debon, Amore, Maybeline, Nivea, Avon,…
Cấp 4: Dòng hàng phổ thông : Pond , Hezaline, essence, Rohto,… và các
nhãn hiệu Việt Nam như Lan Hảo, Lana, mỹ phẩm SàiGòn…
Theo nghiên cứu thị trường tiêu thụ mỹ phẩm hiện nay:
Doanh thu thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay đạt khoảng 3000 tỷ
đồng, với mức tăng trưởng bình quân đạt khoảng 15%-20%/năm. Nhu cầu làm
đẹp của người Việt Nam ngày càng tăng, đi cùng với đó là quan niệm và xu
hướng mới trong tiêu dùng mỹ phẩm một sản phẩm mỹ phẩm tốt, gắn kèm với
một dịch vụ làm đẹp hoàn hảo.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng
nhanh chóng và ổn định. Mức chi tiêu của người Việt Nam cho mặt hàng mỹ
phẩm đang ở mức thấp 4-5USD/người/năm nhưng con số này hứa hẹn sẽ tăng
tịnh tiến theo sự phát triển của đời sống xã hội. Đây được coi là cơ hội để phát
triển mạnh thị trường mỹ phẩm Việt Nam. Các nhà phân phối mỹ phẩm ra đời
trong thời gian này đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường thì sẽ có khả năng
thu được lợi nhuận cao.
Các kênh phân phối và dịch vụ mỹ phẩm ngày càng gia tăng là những yếu
tố phản ánh mức độ đẳng cấp của các nhãn hiệu mỹ phẩm. Dòng sản phẩm quý
tộc rất hiếm khi có mặt trên thị trường mà chỉ có ở các Beuty salon, Spa. Dòng
sản phẩm cao cấp đa số được phân phối tại những cửa hàng uỷ quyền tại các
thành phố lớn. Dòng sản phẩm hàng hiệu thông thường được phân phối qua hệ
thống đại lý và dòng sản phẩm phổ thông được phân phối qua các kênh bán lẻ
truyền thống như chợ, tạp hoá, siêu thị, cửa hàng tự chọn...
Trên thị trường mỹ phẩm hiện nay, các dòng sản phẩm khác nhau có giá
thành khác nhau. Giá của các sản phẩm dòng quý tộc có thể lên đến 20 triệu

đồng/ 1bộ sản phẩm dưỡng hoặc trang điểm. Dòng cao cấp bình quân khoảng 5
triệu đồng/ 1 bộ và dòng hàng hiệu cũng khoảng trên 1 triệu đồng. Các nhãn
hàng phổ thông hiện nay ngoài các sản phẩm chủ yếu thiên về làm sạch thì cũng
bắt đầu thâm nhập vào lĩnh vực sản phẩm dưỡng và trang điểm với giá cả vài
trăm nghìn/ 1 bộ sản phẩm. Các sản phẩm chuyên dụng làm trắng, chống nhăn,
chống nám… hay các dòng sản phẩm chuyên biệt dành cho đàn ông; các sản
phẩm mỹ phẩm có thành phần đặc biệt chiết xuất từ tự nhiên đều có giá cả rất
cao đặc biệt những sản phẩm khi bán tại Việt Nam có giá cao hơn ở chính quốc
tới 10 lần.
Trong điều kiện thị trường mỹ phẩm diễn ra sôi động với nhiều chủng
loại đẳng cấp, nhiều giá cả thì Liên Chính đã thành lập siêu thị mỹ phẩm để
phân phối mỹ phẩm có chất lượng tốt tới người tiêu dùng với một mức gía hợp
lý nhất phù hợp với mức thu nhập của người Việt Nam. Đồng thời cũng đáp ứng
được nhu cầu mỹ phẩm ngày càng tăng của mọi người.
Từ năm 2001-2005, công ty TNHH Liên Chính là hệ thống đại lý bán lẻ
đặt tại 313 Giảng Võ hoạt động trong lĩnh vực buôn bán mỹ phẩm và chăm sóc
sắc đẹp. Đây là giai đoạn tiền tiếp thị. Trong thời gian này công ty đã hoạt động
hiệu quả và có lãi nên muốn mở rộng sản xuất và tham vọng của nhưng người
chủ công ty là thành lập ra một hệ thống siêu thị mỹ phẩm lớn, sau đó là hoạt
động sang các lĩnh vực khác.
Ngày 26-5-2005 công ty TNHH Liên Chính chính thức thành lập dựa trên
sự hợp tác của ba sáng lập viên theo số ĐKKD: 0102020564 do Sở kế hoạch
đầu tư Hà Nội cấp.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp:
Bộ phận bảo vệ
Bộ phận thu ngân
Ban lãnh đạo
Bộ phận kế toán
Bộ phận kinh doanh
-Mua bán hoá mỹ phẩm

-Mua bán đồ điện, đồ điện tử, điện gia dụng và máy móc, thiết bị
trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ lợi.
-Mua bán hàng hoá nông lâm thuỷ hải sản
-Sản xuất mua bán tư vấn và thiết kế đồ dùng nội thất gia đình văn phòng
-Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá
-Xuất nhập khẩu các loại hàng hoá mà công ty kinh doanh.
Từ năm 2006, công ty chính thức đi vào hoạt động. Chuỗi siêu thị mỹ
phẩm Liên Chính là siêu thị chuyên nghiệp và hiện đại đầu tiên của Việt Nam,
nơi cung cấp hàng mỹ phẩm chất lượng tốt, phong phú về chủng loại, dịch vụ
khách hàng hoàn hảo với giá cả phải chăng.
Hơn 6 năm qua, công ty Liên Chính đã trụ vững và ngày một phát triển
hơn trong cơ chế mới về mọi mặt. Thành công của công ty không chỉ dừng lại ở
đó mà còn tiến xa hơn nữa bởi cán bộ nhân viên cong ty luôn vượt qua mọi thử
thách khó khăn với một khí thế và quyết tâm cao. Uy tín và hình ảnh của công
ty ngày càng lớn mạnh và được nhiều người tiêu dùng biết đến với sự tin cậy
cao.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban
Công ty hoạt động với một cơ cấu tổ chức gồm có ban lãnh đạo và các
phòng ban: phòng kế toán, phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng và thu ngân, bộ
phận bảo vệ.
Theo cơ cấu tổ chức này đứng đầu công ty là ban lãnh đạo quản lý và
điều hành mọi hoạt động của công ty, quản lý các phòng ban khác thực hiện
đúng chức năng nhiệm vụ của mình, phân công nhiệm vụ công việc cho từng
phòng. Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm đại diện công ty kí kết các hợp đồng kinh
doanh, định hướng chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của công ty.
Phòng kinh doanh có chức năng, nhiệm vụ thưc hiện những công việc
liên quan tới tuyển dụng đào tạo nhân sự, xây dựng chiến lược marketing, phân
công thực hiện marketing cho doanh nghiệp, đàm phán thu hút các nhà đầu tư
đầu tư vào doanh nghiệp, thu hút các đối tác kinh doanh…

Phòng kế toán có chức năng nhiệm vụ ghi chép những nghiệp vụ trong
hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp, tính toán những vấn đề về thuế, cân
đối thu chi của doanh nghiêp, tính lương và trả lương cho nhân viên theo chi
đạo của ban lãnh đạo..
Phòng bán hàng và thu ngân là cầu nối quan trọng giữa công ty với khách
hàng, có chức năng bán hàng và thu ngân taị các địa điểm của công ty. Tư vấn
về sản phẩm cho khách hàng, theo dõi, tổng kết công việc trong ngày. Thực
hiện theo đúng hướng dẫn của ban lãnh đạo và phòng kinh doanh.
Phòng bảo vệ đảm bảo an toàn cho hàng hoá của công ty không bị mất
mát hư hỏng, giám sát không để xẩy ra tình trang trộm cắp trong mua bán.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh và năng lực của công ty
Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh, công ty kinh doanh các loại mặt
hàng sau:
-Mua bán hoá mỹ phẩm
-Mua bán đồ điện, đồ điện tử, điện gia dụng và máy móc, thiết bị trong
lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ lợi.
-Mua bán hàng hoá nông lâm thuỷ hải sản
-Sản xuất mua bán tư vấn và thiết kế đồ dùng nội thất gia đình văn phòng
-Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá
-Xuất nhập khẩu các loại hàng hoá mà công ty kinh doanh.
Nhưng hiện tại công ty chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm và
được chia thành 7 nhóm sau:
-Nhóm làm sạch
-Nhóm chăm sóc da
-Nhóm trang điểm
-Nhóm trị mụn
-Nhóm chăm sóc thân thể
-Nhóm chống nắng
-Nhóm dành cho tóc
Công ty có tổng vốn điều lệ là: 1.8 tỷ. Trong đó,vốn cố định là:

953.360.000 đồng, vốn lưu động: 846.640.000 đồng.
Phòng giao dịch và trưng bày sản phẩm của công ty đặt tại số 29 Đê La
Thành-Hà Nội. Đây là một vị trí có tính chiến lược. Cần phải nói thêm rằng, để
đạt được mục tiêu kinh doanh thì ngoài khả năng kinh doanh, khả năng về tài
chính, thị trường tiêu thụ còn phải tìm được vị trí đặt đại lý thích hợp là một yêu
cầu hết sức quan trọng mà công ty cần phải đáp ứng.
Về yếu tố con người, trong nền kinh tế thị trường đây là nhân tố sống còn
đối với mọi doanh nghiệp, trực tiếp quyết định hiệu quả của công tác tiêu thụ.
Tiềm năng con người bao gồm: Trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức, tay
nghề, kinh nghiệm…của cán bộ công nhân viên. Nhận thức được vai trò quan
trọng của nhân tố này, doanh nghiệp đã hết sức quan tâm đến công tác đào tạo,
tuyển chọn những nhân viên có trình độ trung cấp trở lên, đề bạt đội ngũ nhân
lực của doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và
hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Và trong những năm qua, công ty đã tạo
nên một sức mạnh vô hình của doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm,
thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết
định mua của khách hàng. Tiềm lực vô hình được tạo dựng một cách có ý thức
qua hoạt động kinh doanh và qua các mối quan hệ của doanh nghiệp với các chủ
thể có liên quan như đối với khách hàng, nhà cung cấp, cás đối tác làm ăn…
Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp bao gồm: hình ảnh và uy tín của
doanh nghiệp trên thương trường; mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa; uy
tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp.
1.2. Vai trò của đầu tư phát triển và tính tất yếu khách quan phải tăng
cường đầu tư phát triển tại công ty TNHH Liên Chính
1.2.1. Vai trò của đầu tư phát triển :
Đầu tư phát triển có vai trò vô cùng quan trọng.
Đối với nền kinh tế xã hội
Thứ nhất, đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Đầu tư là một
yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế, thường vào
khoảng 24-28%. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng

cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm tổng cầu tăng. Khi thành quả
của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung,
đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép
tăng tiêu dùng. Tiêu dùng tăng lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất
phát triển là nguồn gốc để tăng tích luỹ, phát triển xã hội…
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu
và tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay
giảm đều cùng một lúc vùa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự
ổn định của nền kinh tế mọi quốc gia.
Khi tăng đầu tư, cầu về các yếu tố đầu vào của đầu tư tăng làm cho giá cả
của các hàng hoá có liên quan tăng( giá chi phí vốn, giá công nghệ, giá lao
động, vật tư )đến một mức nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Lạm phát sẽ làm
cho sản xuất đình trệ, đời sống người lao động gặp khó khăn, thâm hụt ngân
sách và kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu các yếu
tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao
động, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này
tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Thứ hai, đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vốn đầu tư là một trong
những yếu tố có ý nghĩa quyết đinh đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội thưòng được coi là đầu vào, là một trong những yếu tố
cùng với lao động- kỹ thuật- công nghệ tạo nên sự tăng trưởng. Đầu tư đồng
nghĩa với sự cung cấp nhiên liệu, động lực và các yếu tố cần thiét khác cho nền
kinh tế vận hành.
Thứ ba, đầu tư tác động đến tăng cường khả năng công nghệ và khoa học
của đất nước. Trung tâm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển công
nghệ. Đặc điểm quan trọng, cơ bản mang tính quyết định nhất của công nghiệp
là sự thay thế lao động thủ công sang lao động mang tính kỹ thuật, máy móc
đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự
phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Có hai con

đường cơ bản để có công nghệ là tự bỏ vốn ra để nghiên cứu phát minh ra công
nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu cả
công nghiệp hoá, công nghệ của nước ta còn rất lạc hậu so với thế giới và chúng
ta không đủ nguồn lực để tự phát minh ra máy móc thiết bị hiện đại. Dù là công
nghệ tự ngiên cứu hay nhập từ nước ngoài thì cũng đều cần có vốn đầu tư.
Thứ tư, đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của
các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể tăng trưởng nhanh
tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở công nghiệp
và dịch vụ. Như vậy, chính đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế các quốc gia nhắm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh
tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát
triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế,
kinh tế, chính trị…của những vùng có khả năng phát triẻn nhanh hơn, làm bàn
đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Chính đầu tư đã quyết
đinh sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thật vậy, để tạo dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho bất kỳ sự ra đời của doanh nghiệp nào đều cần phải
xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và
thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các
cơ sở vật chất- kỹ thuật đã được tạo ra. Do đó, vốn đầu tư là yếu tố đầu tiên cần
phải có để hình thành nên các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo điều kiện
cho các cơ sở này tiến hành hoạt động của mình. Trong quá trình hoạt động các
cơ sở vật chất- kỹ thuật bị hao mòn hữu hình và vô hình theo thời gian và theo
mức độ sử dụng. Cho nên để duy trì sự hoạt động của mình thì doanh nghiệp
phải tiếp tục đầu tư trang bị lại, hiện đậi hoá, thay thế hay sửa chữa lớn. Nhưng
đối với các doanh nghiệp, để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, không chỉ
cần quan tâm đến việc thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị mà còn phải trường
xuyên đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa
học- kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các

trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cải tiến công
nghệ, tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để thích nghi với yêu cầu
của sự phát triển, đẩy mạnh hoạt động marketing…Tất cả các hoạt động này đều
đòi hỏi có sự đầu tư thoả đáng.
1.2.2. Tính tất yếu khách quan phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển
tại công ty TNHH Liên Chính
Đầu tư phát triển nói chung là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính,
vật chất, lao động, trí tuệ… nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở sẵn
có và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm và nâng cao đời
sống cho mọi thành viên trong xã hội. Trong doanh nghiệp thì đầu tư phát triển
là hoạt động chi dùng vốn cùng với các nguồn lực khác nhằm duy trì sự hoạt
động và tăng thêm tài sản cho doanh nghiệp, tạo thêm việc làm, nâng cao đời
sống cho các nhân viên trong công ty. Không có hoạt động đầu tư phát triển,
doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành và phát triển các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
Công ty TNHH Liên Chính là một doanh nghiệp có uy tín trong ngành
mỹ phẩm, hoạt động đầu tư phát triển được thực hiện là cần thiết, tất yếu do
nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất: là căn cứ vào vai trò của ngành mỹ phẩm trong đời sống xã hội,
trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, đời sống người dân ngày càng
được nâng cao, người Việt Nam đã có mức sống cao hơn. Ngoài những nhu cầu
cơ bản người dân ngày càng hướng tới nhu cầu làm đẹp cho bản thân và gia
đình để con người ngày càng đẹp hơn và hoàn thiện hơn.
Thực tế những công ty nước ngoài đang phát triển rất rầm rộ, các nhà đầu
tư nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam mạnh, nhất là khi Việt
Nam đã gia nhập vào WTO. Tuy nhiên những nhà phân phối mỹ phẩm trong
nước còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó, thị trường mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là có tốc độ
tăng trưởng nhanh chóng nhưng ổn định. Mức chi tiêu của người Việt Nam cho
mặt hàng mỹ phẩm đang ở mức rất thấp 4-5USD/người/năm nhưng con số này

hứa hẹn sẽ tăng tịnh tiến theo sự phát triển của đời sống xã hội. Đây được coi là
cơ hội để phát triển mạnh thị trường mỹ phẩm Việt Nam.
Với vai trò và tiềm năng phát triển của ngành mỹ phẩm tại Việt Nam như
trên, hoạt động đầu tư phát triển thực hiện tại công ty là cần thiết, đúng đắn, hứa
hẹn mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Thứ hai: là căn cứ vào cách doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh với các
đối thủ trong nghành. Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến việc cạnh tranh
của doanh nghiệp đang rất còn nghèo nàn, đơn điệu, hạn chế.
Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học cũng như trên thực tế chúng ta
thấy có rất nhiều phương thức cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể áp dụng
phương thức cạnh tranh nào hữu hiệu nhất, phù hợp với đặc điểm của doanh
nghiệp và nếu có thể kết hợp được một cách linh hoạt nhiều phương thức khác
nhau thì hiệu quả đem lại sẽ thực sự lớn. Trong điều kiện hiện nay đòi hỏi các
doanh nghiệp cần phải có nhiều phương thức cạnh tranh khác nhau thì công ty
TNHH Liên Chính lại chỉ có thể cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch
vụ khách hàng. Cho dù chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng nhất
nhưng không đủ để tạo cho công ty có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Để tăng được doanh thu và thị phần, công ty phải giảm được các chi phí ngoài
phát sinh và bán được nhiều sản phẩm hơn nữa. Bên cạnh đó, để cạnh tranh dễ
dàng hơn công ty phải thu hút các hãng mỹ phẩm nhiều hơn nữa để tạo ra sự đa
dạng của sản phẩm, có nhiều mẫu mã hơn. Trong thời gian tới, công ty không
chỉ cần có những điều chỉnh linh hoạt hơn trong chính sách cạnh tranh mà còn
cần phải điều chỉnh và mở rộng cơ cấu sản phẩm, phải biết tận dụng lợi thế của
mình để từ đó nâng dần vị thế cạnh tranh của công ty.
Thứ ba: là căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 6
năm qua. Công ty TNHH Liên Chính là nhà phân phối mỹ phẩm có chất lượng
với dịch vụ cung cấp ổn định, thoả mãn tương đối các nhu cầu đa dạng của thị
trường, công ty đã xây dựng cho mình uy tín vững chắc trên thị trường. Từ năm
2001, công ty bắt đầu đi vào hoạt động và phát triển, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Từ năm 2006, công ty ngày càng được mở rộng hơn và phát triển mạnh

mẽ. Cùng với việc phát triển sản xuất kinh doanh, doanh thu của công ty cũng
tăng liên tục, đều đặn và ổn định. Nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất là một tất
yếu khách quan nhằm phát triển công ty và cũng là phù hợp với xu hướng phát
triển chung của công ty.
Thứ tư: là căn cứ vào đòi hỏi, vào nhu cầu của khách hàng, của thị trường
và tình trạng cơ sở hạ tầng hiện có của công ty. Trong những năm qua nhu cầu
tiêu thụ mỹ phẩm của doanh nghiệp liên tục tăng cao, trung bình tăng 20- 25%
sản lượng hàng năm. Đặc biệt, nhu cầu sản phẩm chăm sóc da và sản phẩm
trang điểm có rất nhiều lợi thế so với các nhóm sản phẩm khác. Cùng với việc
tăng khối lượng sản phẩm thì việc đổi mới và trang bị thêm máy móc thiết bị
như máy fax, máy in, camera nhằm tránh thất thoát hàng hoá là vô cùng cần
thiết.
Thứ năm, căn cứ vào yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam
đang chủ động thực hiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Trong xu thế toàn cầu hoá sâu sắc đời sống kinh tế thế giới, việc mở cửa thị
trường là một tất yếu khách quan. Theo cam kết trong BTA với Hoa Kỳ, đến
năm 2007 Việt Nam sẽ phải mở cửa hệ thống phân phối trong nước. Hơn nữa,
trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Hoa Kỳ và nhiều nước đang yêu cầu
Việt Nam phải mở cửa cho các nhà phân phối của họ vào thị trường Việt Nam.
Vấn đề này đang tạo sức ép rất lớn lên hệ thống phân phối bán lẻ của nước ta.
Áp lực mở cửa thị trường đặt ra yêu cầu phải phát triển hệ thống siêu thị trong
nước đủ mạnh để có thể cạnh tranh thắng được với các siêu thị nước ngoài, duy
trì thị phần cần thiết trên thị trường bán lẻ trong nước nhằm bảo đảm sự ổn định
kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tóm lại, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng mạnh, thị trường mỹ phẩm
của công ty đang được mở rộng, việc công ty quyết định thực hiện đầu tư phát
triển mở rộng sản xuất là một yêu cầu hoàn toàn tất yếu.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại công ty
TNHH Liên Chính
1.2.3.1. Chính sách kinh tế của nhà nước

Trên cơ sở pháp luật về kinh tế, các chính sách về kinh tế, nhà nước đã
tạo ra một môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển sản
xuất kinh doanh, hướng các hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho chiến lược
phát triển kinh tế xã hội trong mỗi một thời kỳ. Với chính sách, đòn bẩy kinh tế,
nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào những ngành
nghề, lĩnh vực đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc dân. Sự thay đổi trong
chính sách phát triển của nhà nước có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động
của doanh nghiệp. Vì vậy, để đi đến quyết định đầu tư, trước hết các doanh
nghiệp cần phải xem xét đến các chính sách kinh tế của nhà nước, đặc biệt quan
tâm đến việc tận dụng các yếu tố khuyến khích trong chính sách của nhà nước.
1.2.3.2. Đầu tư của nhà nước
Nguồn vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật như: đường, điện, nước…và cơ sở hạ tầng xã hội như: y tế, giáo dục.
Khi nhà nước xúc tiến công việc đầu tư sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy
các doanh nghiệp tiến hành đầu tư. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo cho doanh

×