Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.7 KB, 5 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG.
I, Những đặc điểm kinh tế xã hội
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có địa giới chung với 6
tỉnh là: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh ở phía Bắc; Thái Bình ở phía Nam;
Hưng Yên ở phía Tây và Hải Phòng ở phía Đông.
Nằm ở trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh), có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia như
quốc lộ 5, 18, 183, 37 chạy qua. Hải Dương là điểm trung chuyển giữa Thủ đô
Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng theo trục quốc lộ 5; phía Bắc có 20 km
quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay Nội Bài với cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Vì
vậy Hải Dương rất thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi thương mại với Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh khác cũng như giao lưu với nước
ngoài.
1.2. Đặc điểm địa hình
Hải Dương được chia ra làm 2 phần rõ rệt :
Phần đồi núi thấp chiếm 11% diện tích tự nhiên, thuộc 2 huyện Chí Linh
và Kinh Môn, độ cao trung bình dưới 1000m. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện
tích tự nhiên, chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của sông Thái Bình và sông
Hồng. Độ cao trung bình 3 - 4 m, đất đai bằng phẳng, tương đối màu mỡ, thích
hợp với việc trồng lúa, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình
nghiêng và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phía đông có một số vùng
trũng xen lẫn vùng đất cao.
Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng và mưa từ tháng
5 đến tháng 10, mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 23,3
o
C. Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 84


- 88% tổng số giờ nắng trong năm là 1500 - 1600 giờ, lượng mưa trung bình
năm từ 1400 - 1700 mm.
1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:
Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km
2
, được chia làm 2 vùng: vùng
đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện
tích tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã huyện Kinh Môn, là
vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công
nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù
sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản
xuất được nhiều vụ trong năm.
Tài nguyên rừng:
Hải Dương có hơn 9000 ha rừng, tập trung ở vùng đông bắc tỉnh, thuộc 2
huyện Chí Linh và Kinh Môn. Tuy diện tích rừng không lớn nhưng thành phần
loài khá phong phú và đa dạng, nhất là rừng Chí Linh, bao gồm 117 họ; 304 chi
và 400 loài thực vật; có gỗ lát hoa, lim xanh, tán một, cây dược liệu, cây cảnh.
Rừng Chí Linh còn có một số loài động vật quý hiếm như: gà tiền mặt vàng, sáo
mỏ gà, cu li lớn, ếch xanh, tắc kè, kỳ đà hoa, trăn mốc…
Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương tuy không nhiều chủng loại
nhưng một số có trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh, đồng thời cung
cấp nguyên liệu cho TW và một số tỉnh khá. Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn,
trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO
3
đạt 90 - 97% cung cấp đủ nguyên
liệu cho sản xuất sứ. Xi măng sản lượng 4 - 5 triệu tấn. Cao lanh ở Kinh Môn,
Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ trong

tỉnh và một số tỉnh khác. Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn,
chất lượng tốt, cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa trong tỉnh và một số
tỉnh khác. Bôxít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn.
Tài nguyên nước:
Mạng lưới sông ngòi khá dày và trải đều trên phạm vi toàn tỉnh. Các dòng
chính thuộc hệ thống sông Thái Bình (vùng hạ lưu) chảy qua địa phận Hải
Dương dài 63km và phân thành 3 nhánh: sông Kinh Thầy, sông Gùa và sông
Mysa. Các sông này có đặc điểm là lòng sông rộng, độ dốc lòng sông nhỏ, có
khả năng bồi đắp phù sa cho các cánh đồng, tưới nước cho cây trồng, là điều
kiện tốt cho việc giao lưu hàng hoá bằng đường thuỷ giữa Hải Dương và các
tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng.
Hải Dương còn có diện tích ao, hồ, đầm khá lớn như hồ Bến Tắm (35ha),
hồ Tiên Sơn (50ha), hồ Mật Sơn (30ha), hồ Bình Giang (45ha)… Những hồ,
đầm này không chỉ cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, là nguồn thuỷ sản
lớn của tỉnh mà cảnh quan xung quanh đẹp là những điểm du lịch, vui chơi giải
trí nhiều triển vọng.
Tài nguyên du lịch:
Hải Dương là một trong những cái nôi văn hoá lâu đời của dân tộc Việt
Nam, với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gần với tên tuổi và sự
nghiệp của nhiều danh nhân nước Việt như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi với
địa danh nổi tiếng Côn Sơn, Kiếp Bạc, cùng với những tên tuổi khác như Mạc
Đĩnh Chi, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Tuệ Tĩnh… Vùng đất này còn có nhiều
ngôi chùa nổi tiếng với những lễ hội đặc sắc: đền Côn Sơn và lễ hội Côn Sơn,
đền Kiếp Bạc và lễ hội Kiếp Bạc, đền Yết Kiêu và lễ hội Yết Kiêu và những
danh thắng: Kính Chủ An Phụ, Phượng Hoàng, Bến Bình Than, Bàn Cờ Tiên…
Hải Dương cũng chính là mảnh đất đã tạo nên những làng nghề truyền thống với
những sản phẩm tinh xảo đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ như chạm khắc đá ở Kính
Chủ, làm bánh đậu xanh ở thành phố Hải Dương, sản xuất gốm sứ ở làng Cậy,
thêu ở Xuân Ngô, chạm khắc gỗ ở Đông Giao, kim hoàn Châu Khê.
Dân số và nguồn lao động: nguồn nhân lực được coi là một lợi thế phát

triển quan trọng. Quy mô và tốc độ phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy
mô và tốc độ tăng dân số. Theo số liệu gần đây nhất, dân số Hải Dương năm
2006 là 1697 ngàn người, trong đó dân số ở độ tuổi lao động là 937 ngàn người,
chiếm khoảng 55,21% dân só toàn tỉnh. Số lao động ở khu vực nông thôn là 756
ngàn người chiếm gần 81% và ở thành thị chiếm 19%. Là một tỉnh nông nghiệp
với nguồn lao động như trên đang gây sức ép về việc làm và cải thiện đời sống,
đồng thời đây cũng là nguồn lao động dồi dào và rẻ để hấp dẫn các nhà đầu tư
vào sản xuát kinh doanh. Mặt khác, lao động nông nghiệp chiếm đến 70%, lao
động công nghiệp và dịch vụ chiếm 30%, trong số đó đã được đào tạo ngành
nghề là 14% khoảng 129 ngàn người. ở nông thôn thời gian nông nhàn còn
nhiều mà cơ hội gia tăng việc làm ở khu vực nông nghiệp là không đáng kể, có
chăng chỉ là rải rác ở nhưng nơi có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với tay
nghề gia truyền là chính, không qua đào tạo cơ bản. Thực tế Hải Dương có
nguồn lao động dồi dào nhưng lao động phổ thông chưa được đào tạo còn khá
nhiều và thiếu lao động kỹ thuật đã qua đào tạo, nhất là lao động có kỹ thuật
cao.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hải Dương là một tỉnh mới được tái lập và đi vào hoạt động từ năm 1997.
Với thời gian ngắn lại phải trải qua nhiều khó khăn thử thách do mới chia tách,
nhưng tỉnh đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng uỷ tỉnh
về những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, tập trung khắc phục những khó khăn
góp phần làm cho tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tiến bộ và đang đi vào
ổn định. Nền kinh tế tăng trưởng khá, GDP thời kỳ 1996 - 2001 tăng bình quân
9,2%/năm cao hơn tốc độ tăng trung bình cả nước (8,5% trong cùng thời kỳ);
thời kỳ 2001 - 2005 tốc độ tăng bình quân là 10.5 %/năm, vượt mục tiêu đề ra
(9-10%/năm), cao hơn bình quân chung của cả nước, năm 2006 tôc độ tăng
GDP là 11%. Thu ngân sách nhà nước luôn tăng theo từng năm, đặc biệt năm
2003 là năm có bước đột phá về thu ngân sách 1.135 tỷ đồng đã đưa tỉnh Hải
Dương lần đầu tiên đứng vào đội ngũ các tỉnh có thu ngân sách trên 1.000 tỷ
đồng; thu ngân sách các năm sau luôn tăng hơn các năm trước.

Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng 8157 9789 11563 13665 16380
Nông, lâm , thuỷ sản 2607 2935 3270 3713 4406
Công nghiệp, xây dựng 3229 4063 4903 5916 7158
Dịch vụ 2321 2791 3390 4036 4816
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Từ bảng số liệu trên ta thấy giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh đã có sự thay
đổi về thứ tự xếp hạng từ công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ năm 2002 sang
công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp năm 2006. Đây là một sự thay đổi hoàn
toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước, theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp
và sự vươn lên của ngành dịch vụ khẳng định giá trị của mình trong quá trình
phát triển kinh tế của tỉnh. Trong đó ngành công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh
nhất, giá trị công nghiệp năm 2006 tăng 122% so với năm 2002, tốc độ tăng
trưởng của ngành dịch vụ là 107,5%, ngành nông nghiệp có tốc độ tăng thấp
nhất chỉ là 69%. Nếu so với năm 2005 thì công nghiệp tăng 21%, dịch vụ tăng
19,32%, còn nông nghiệp chỉ tăng 18,66%. Những kết quả đó đã chứng minh
cho nhận định ban đầu, hoàn toàn phù hợp vói xu thế phát triển kinh tế xã hội.
Biểu đồ 1 : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
(Giá thực tế) (%)

×