Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Công ty mẹ công ty con mô hình tập đoàn kinh doanh theo pháp luật việt nam và kinh nghiệm của cộng hoà pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.84 MB, 88 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔNG HỢP
PANTHÉON-ASSAS PARIS II

NGÔ THỊ THUÝ GIANG

"CÔNG TY MẸ - CÔNG T Y CON"


MƠ HÌNH TẬ P ĐỒN KINH DOANH


THEO PHÁP LUẬT
V IỆT
NAM VÀ


KINH NGHIỆM CỦ A CỘNG HÒA PHÁP




Chuyên nghành : Luật Kinh tè
Mă số
: 603850

LUẬN VĂN THẠC SỶ LUẬT HỌC


THƯ VIỆ N
TRƯỜNG ĐAI HỌC LỦÂT hà

nộ i

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Trần Đình Hảo

GS.TS Laurent Convert

HÀ NƠI NĂM 2004


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương I: NHŨNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN ĐIỀU CHỈNH PHÁP


ĐỐI VỚI MƠ HÌNH CƠNG TY MẸ - CƠNG TY CON.....

5

1.1.

Khái qt về các mơ hình tập đồn kinh doanh.............................


5

1.2

Thực trạng hoạt động của tổng công ty nhà nước ở Việt nam và
nhu cầu hình thành tập đồn kinh doanh theo mơ hình cơng
ty mẹ - cơng ty con.............................................................................

24

Chương II: MƠ HÌNH CƠNG TY MẸ-CƠNG TY CON THEO
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ở VIỆT NAM ...........................................

36

2.1

Quan niệm về mơ hình công ty mẹ-công ty con ở Việt nam........

36

2.2

Những vấn đề về quan hệ sở hữu đối với tổng công ty nhà nước
theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con............................................

2.3

Những vấn đề về cơ cấu tổ chức đối với tổng cơng ty nhà nước
theo mơ hình cơng ty mẹ - công ly con............................................


2.4

47

Những vấn đề về quản trị điều hành đối với tổng cơng ty nhà
nước theo mơ hình công ty mẹ - công ty con..................................

2.5

41

52

Những vấn đề về pháp nhân, quan hệ giao dịch đối với tổng công
ty nhà nước theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con......................

55

Chương III: MƠ HÌNH CƠNG TY MẸ-CƠNG TY CON ở CỘNG
HÒA PHÁP VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
VIỆT N A M ...................................................................................................
3.1

61

Mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con theo pháp luật của Cộng hoà
P h á p ......................................................................................................

61


Những bài học kinh nghiệm đối với Việt nam ................................

72

KẾT L U Ậ N ...................................................................................................

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................

81

3.2


MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt nam đang trên đà phát triển. Chính phủ Việt nam đã có
những chính sách mở cửa, đặc biệt trong vấn đề lập pháp. Nhiều Cơng ty Việt
nam có thể đặt chi nhánh, văn phịng ở nước ngồi và ngược lại. Các nhà đầu
tư nước ngồi ở Việt nam có thể là Nhật bản, Hàn quốc, Pháp, Mỹ... Trong đó
các nhà đầu tư Pháp chiếm số lượng đáng kể với nhữnơ tập đồn mạnh như:
TOTAL, ALKATEL, ELF...
Chúng tơi đặt ra các vấn đề pháp lý đối với tập đoàn kinh doanh, bởi vì
lần đầu tiên tập đồn kinh doanh đã được chế định trong hệ thống pháp luật
Việt nam, trong đó mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con đã có một đời sống pháp
lý thực sự được ghi nhận trong luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi vừa được
Quốc hội thông qua vào tháng 11/2003 và có hiệu lực vào tháng 7/2004. Đây
là một vấn đề mới mẻ, vì hiện nay chúng tơi cịn đang thực hiện chuyển đổi

một số tổng cơng ty nhà nước sang mơ hình cơng ty me - công tỵ con .
Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế thì việc áp dụng một mơ
hình quản lý mới phải được tiếp tục nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm. Luận
văn đưa ra những cơ sở lỷ luận và thực tiễn góp phần khẳng định vai trị của
doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường là bằng sức mạnh nội lực
của doanh nghiệp nhà nước dựa trên tiềm năng kinh tế, tổ chức quản lý và
đươc điều chỉnh bởi quy chế doanh nghiệp chứ không phải bằng quyền lực của
doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân công quyền như trước đây.
Tuy rằng pháp luật thực định đã có một khung pháp lý cho việc tổ chức
và vận hành mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con nhưng mới chỉ ở dạng khái quát
và zó phần còn chưa thật khách quan và đầy đủ. Để một mơ hình tổ chức mới
đươc hình thành và trở nên có hiệu quả thì rất cần thiết phải xem xét, dự báo
các vấn đề đã và đang phát sinh trong việc chuyển đổi như những khó khăn tác


2
động đến đầu tư doanh nghiệp, độc quyền lũng đoạn, công ăn việc làm của
người lao động...
Trên cơ sở phân tích pháp luật một số nước trong đó có pháp luật của
Cộng hịa Pháp - một nước có thành phần kinh tế nhà nước chiếm vị trí đáng
kể sẽ giúp chúng tôi nhận thức ở mức độ thấu đáo và tồn diện hơn. Từ đó rút
ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích đối với Việt nam.
Với những ý nghía như trên, việc lựa chọn đề tài “Cơng ty mẹ-cơng ty
con, mơ hình tập đồn kinh doanh theo pháp luật Việt nam và kinh nghiệm
của cộng hoà Pháp” thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty
con đã được nhiều luật gia cũng như nhà kinh tế quan tâm. Mỗi công trình bài
viết đi sâu vào một vấn đề, một khía cạnh của việc chuyển đổi. Nhưng từ trước
và sau khi luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi được ihông qua chưa có cơng

trình nào nghiên cứu về mơ hình mới này thông qua những quy đinh cu thể
của luật hiện hành.
Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, kế thừa kết quả nghiên cứu của
những người đi trước, chúng tôi đã chọn việc nghiên cứu đề tài “ Công ty mẹcơng ty con, mơ hình tập đồn kinh doanh của Việt nam và kinh nghiệm của
Cộng hoà Pháp” làm luận văn tốt nghiệp Cao học luật Việt-Pháp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài trên sẽ góp phần luận giải những cơ sở lý luận và thực
tiễn cho việc điều chỉnh mơ hình cơng tv mẹ-công ty con ở Việt nam làm tăng
nhận thức của bản thân. Luận văn cịn có giá trị tham khảo cho sinh viên, luật
gia và các nhà quản lý. Trên cơ sở đối chiếu, so sánh và tham khảo kinh
nghiệm của Cộng hồ Pháp chúng tơi chỉ ra điều kiện hình thành và triển khai


mơ hình liên kết này ở Việt nam, đưa ra được các kiến nghị nhàm hiện thực
hóa cho việc chuyển đổi.
Với mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là :
- Nghiên cứu một cách khái quát lịch sử hình thành tập đồn kinh
doanh, bản chất của mối liên kết công ty mẹ-công ty con ở các nước trên thế
giới và những quan điểm của Việt nam đối với việc xây dựng mơ hình cơng ty
mẹ - cơng ty con.
- Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi nhất định đối với việc áp dụng
mơ hình mới trong hoàn cảnh kinh tế và xã hội Việt nam .
- Nghiên cứu về việc điều chỉnh pháp luật hiện hành về công ty mẹ công ty con đồng thời cũng vạch ra được những bất cập liên quan tới cơ cấu tổ
chức, quản trị điều hành, quan hệ sở hữu, tư cách pháp nhân và quan hệ giao
dịch,... hình thành những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần chuyển đổi tổng
cơng ty nhà nước sang hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con một
cách có hiêu quả.
- Nghiên cứu những kinh nghiệm điều chỉnh pháp lý đối với mơ hình
cơng ty mẹ-cơng ty con của Cộng hịa Pháp và rút ra những bài học bổ ích đối
với Việt nam.

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài “công ty mẹ - cơng ty con mơ hình tập đồn kinh doanh theo
pháp luật Việt nam và kinh nghiêm của Cộng hòa Pháp” là một đề tài rộng
bao gồm nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần xem xét. Với thời gian có hạn
và kinh nghiệm thực tiễn cịn ít, trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi chỉ
đề cập tới những khía cạnh pháp lý cơ bản khái quát nhất xung quanh việc tổ
chức quản lý, quan hệ sở hữu, tư cách pháp nhân của tổng công nhà nước thực


hiện việc chuyển đổi mà không đi sâu nghiên cứu các vấn đề khác như: Chế
độ kế toán, kiểm toán, chứng khoán,...
Đặc biệt khi tham khảo kinh nghiệm của Cộng hồ Pháp, chúng tơi chí
tập trung nghiên cứu những qui định của luật thực định mà khơng tìm hiểu các
vấn đề của luật Cộng đồng chung Châu âu. v ề vấn đề này, chúng tơi cịn phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn tài liệu tham khảo cho nên sẽ có thể không đạt được
sự so sánh trọn vẹn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiếp cận thông qua cơ sở lý luận, suy đoán những vấn đề
nảy sinh từ thực tiễn đời sống pháp lý của các tổng công ty nhà nước và hệ
thống pháp luật thực định. Chúng tôi vận dụng phương pháp logic để luận
giải, làm rõ được lý luận CƯ bản những đặc trưng của mơ hình cơng ty mẹ,
công ty con trên thế giới. Áp dụng phương pháp phân tích, tổng họp, so sánh
dẫn chiếu tới kinh nghiệm nước ngồi, tìm ra những điểm hợp lý có thể áp
dụng ở Việt nam và hình thành những kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối các tổng công ty nhà nước hiện nay.
6. Bô cục của luận văn
Luận văn gồm 3 phần : Phần mở đầu, phần nội dung gồm có 3 chương, phần
kết luận, phẩn danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.



Chương I
NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN ĐIỂU CHỈNH PHÁP LÝ
ĐỐI VỚI MƠ HÌNH CƠNG TY MẸ - CƠNG TY CON
1.1. Khái qt về các mơ hình tập đồn kinh doanh
1.1.1 Mơ hình tập đồn kinh doanh trên thế giới
Mơ hình tập đoàn kinh doanh trên thế giới đã ra đời, tồn tại và phát
triển từ lâu trong lịch sử của nền kinh tế thế giới. Vào cuối thế kỷ XIX, sự tập
trung liên kết giữa các doanh nghiệp diễn ra và kết quả đã tạo ra những tổ
chức kinh tế có quy mơ lớn, có năng lực cạnh tranh.
Con đường hình thành tập đồn kinh doanh ở các nước tư bản trên thế
giới đã trải qua có liên quan tới chiến dịch phát triển các doanh nghiệp.
Khi mà doanh nghiệp phát triển mử rộng thì người quản lý các doanh
nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn một trong hai khả năng: Hoặc là giữ
ngun mơ hình cơng ty đơc lâp và thành lâp các chi nhánh, văn phòng
đại diện hoặc thành lập các cơng ly con đặc biệt có quyền tự chủ pháp
lý riêng nhưng lại đặt dưới sự kiểm soát của cơng ty mẹ.
Tương tự cũng có trường hợp các doanh nghiệp muốn tập trung và bổ
sung lẫn nhau để tăng khả năng cạnh tranh. Họ phải lựa chọn hoặc là
việc sáp nhập sẽ làm xuất hiện một trong số các doanh nghiệp với vai
trị là cơng ty thu hút các công ty khác trở thành nhà máy, hãng của nó
hoặc là việc gọi vốn đầu tư của một cơng ty sẽ làm cho nó bị đặt dưới sự
kiểm sốt của một công ty khác. Hai lựa chọn này cho phép hình thành
nên tập đồn kinh doanh với nghĩa chung nhất [41, t r l 3].
Dù có sự khác biệt về địa lý ở Mỹ, ở Châu âu hay ở Nhật bản nhưng
việc hình thành và phát triển tập đồn kinh doanh trong những thập kỷ trước
đây đều do có những yếu tố phát triển rất mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đó


là sự liên tục cải tiến về khoa học kỹ thuật bao gồm công nghệ vận tải, thông
tin, công nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi về quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ

phân phối sản phẩm. Sản xuất kinh doanh khơng cịn mang tính manh mún,
rời rạc mà đi vào hợp tác, xã hội hoá, và sở hữu khơng cịn là sở hữu cá thể
nữa mà là sở hữu hỗn hợp. Các doanh nghiệp phải tiến hành chun mơn hố
hiệp tác hố trong sản xuất kinh doanh để tích tụ, tập trung vốn, phân tán được
rủi ro, tăng cường khả năng cạnh tranh. Tập đoàn kinh doanh là sản phẩm của
một phương thức liên kết kinh tế có hiệu quả cao giữa các doanh nghiệp với
nhau để hình ihành mộl tổ hợp tác các doanh nghiệp lớn cho phù họp với sự
phát triển đó. Quy mơ và phạm vi hoạt động của các tập đoàn kinh doanh tư
bản ở giai đoạn đầu chỉ bó hẹp ở một khu vực, giai đoạn thứ hai phát triển ở
cấp quốc gia rồi giai đoạn thứ ba đã vượt ra khỏi biên giới mỗi nước và tác
động rất mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội, chính trị tồn cầu.
Trong những năm gần đây, tập đoàn kinh doanh xuất hiện ở các nước
Đài loan, Hàn quốc dưới các hình thức liên doanh, liên kết nhằm tăng nhanh
vốn, khả năng sản xuất, và khả năng chuyển giao công nghệ ra nước ngoài,
tăng khả năng cạnh tranh chống lại nguy cơ bị các cơng ty nước ngồi thơn
tính. Sự tập trung hóa tư bản dưới dạng sáp nhập nhiều công ty được thực hiện
với một tốc độ nhanh hơn hẳn so với các nước trước đây. Tuy nhiên chủ yếu
vẫn được thực hiện dưới hình thức mua bán cổ phiếu. Cịn ở những nước phát
triển thì có xu hướng thu hút cả những doanh nghiệp độc lập (chứ không phải
là liên doanh) thuộc nhiều quốc gia, đặc biệt là các công ty của các nước đang
phát triển làm vệ tinh, đại lý, cung cấp bán thành phẩm, gia công hoặc phân
phối, tiêu thụ sản phẩm cho họ .
Tập đoàn kinh doanh là hình thức tổ chức tiên tiêh đại diện cho trình
độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và nền kinh tế-xã hội, tập đồn kinh
doanh trở thành một hình thức phổ biến, đóng vai trị chi phối và tác động


mạnh m ẽ tới toàn bộ nền kinh tế ở nhiều nước trong giai đoạn hiện nay [17,
trỏ].
Xét về mặt lịch sử cho thấy các tập đoàn kinh doanh trên thế giới ra đời là

nhằm mục đích:
- Thứ nhất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tùy theo mức độ phát triển mạnh hay yếu, hoạt động của từng tập đồn từ chỗ
chỉ có động cơ phịng thủ đã chuyển sang hướng tích cực dẫn đến chi phối thị
trường, thâu tóm hoạt động của các cơng ty khác. Tập đoàn kinh doanh thu
hút khách hàng trên nhiều lĩnh vực, thực hiện được nhiều dự án đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, liên tục thay đổi công nghệ, thị trường, phương thức quản lý,...
ngày càng đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế năng động.
Thứ hai; nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Tập đoàn kinh

-

doanh bao gồm nhiều công ty liên kết với nhau nên rủi ro sẽ được san xẻ.
Trong cùng một tập đồn, lợi nhuận của ngành kinh doanh có lãi sẽ bù lỗ cho
những ngành kém hiệu quả và khó khăn ở khu vực này sẽ được bù đắp bởi
những thuận lợi ở khu vực khác. Sự tồn tại của tập đồn kinh doanh được bảo
tồn, nhanh chóng khắc phục những trở ngại đảm bảo sự phát triển liên tục
xuyên suốt, thậm chí một cơng ty thuộc tập đồn có thể bị phá sản, giải thể
nhưng bản thân tập đoàn vẫn tồn tại.
-

Thứ ba, nhằm chun mơn hố và họp tác hố. Tập đồn kinh doanh là

một lực lượng quan trọng trong vấn đề phân công lao động, khác với công
trường thủ công mà được nâng lên một nấc thang mới. Tập đồn kinh doanh
phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh một cách khép kín, đầu tư một cách
nhất qn. Quy trình cơng nghệ phân chia thành từng cơng đoạn, mỗi công
đoạn do từng chi nhánh đảm nhiệm, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ. Khơng
những thế, trong q trình liên kết, các doanh nghiệp trong tập đồn kinh
doanh cịn tạo ra tính phụ thuộc lẫn nhau làm tăng quá trình hợp tác hóa. Tập



đồn kinh doanh có thể hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực bổ sung hỗ trợ nhau
lừ đầu tư tài chính, quảng cáo, tư vấn, sản xuất đến dịch vụ ... Điều này cho
phép tập đoàn kinh doanh tiết kiệm đầu tư, chi phí, tận dụng hết các thế mạnh.
Ngồi ra cịn góp phần quan trọng trong việc tổ chức, cơ cấu lại nền sản xuất,
giảm bớt sức lao động thừa thãi, giúp cho sự sáng tạo, dần dần hình thành nên
những cải tiến kỹ thuật.
- Thứ tư, nhằm nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ. Đây là những địi hỏi khách quan trong q trình phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tập đoàn kinh doanh thực hiện được việc này vì có sự
tập trung vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong khi các doanh nghiệp đơn lẻ
khó đủ sức đầu tư vì chi phí cho nó rất lớn, hơn nữa khơng phải việc nghiên
cứu nào cũng mạng lại ngay kết quả. Các tập đoàn kinh doanh sẽ khám phá,
nắm bắt tiến bộ khoa học cơng nghệ và có khả năng khẳng định vị thế chi phối
toàn ngành. Đây cũng là lý do mà một tập đoàn kinh doanh hoạt động trên
nhiều lĩnh vực nhưng bao giờ cũng có những ngành mũi nhọn, then chốt.
- Thứ năm, nhàm tối đa hoá lọi nhuận, giành ưu thê trong sán xuất và
tiêu thụ sản phẩm , chiếm lĩnh được thị trường. Đây là mong muốn thường
trực của các doanh nghiệp. Việc thực hiện thường do một doanh nghiệp thành
lập các cơng ty con xung quanh nó để chiếm lĩnh thị trường mới hoặc thơn
tính, sáp nhập các công ty khác và cuối cùng sẽ dẫn tới hàng trăm, hàng ngàn
công ty phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào cơng ty mẹ. Để có một động cơ
như vậy tập đồn kinh doanh phải có kế hoạch chiến lược, thậm chí phải chịu

Con đường hình thành tập đồn kinh doanh ở các nước là tự nhiên như
vậy. Tập đoàn kinh doanh ra đời vừa chịu sức ép của cơ chế thị trường nhưng
ở khía cạnh nào đó cũng là một nhu cầu thiết thực của bản thân các doanh
nghiệp. Mọi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì sớm hay muộn



9

nhu cẩu liên kết hình thành tập đồn cũng xuất hiện bởi vì tập đồn kinh
doanh ra đời phù hợp với quy luật khách quan, đó là:
Quy luật tích tụ tập trung vốn sản xuất, vốn kinh doanh. Trong cơ chế thị
trường, doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn luôn mở rộng, phát triển hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Công việc này địi hỏi phải tập trung vốn: Vốn từ
đóng góp của các thành viên, vốn từ lợi nhuận mang lại, vốn từ đi vay, liên
doanh liên kết, từ gọi vốn đầu tư...tất yếu dẫn tới sự sáp nhập, sự thơn tính lẫn
nhau giữa các doanh nghiệp. Trong q trình vận động khách quan như vậy
tập đoàn kinh doanh được ra đời và phát triển.
Quy luật cạnh tranh. Là một quy luật diễn ra khơng bao giờ có điểm
dừng, các doanh nghiệp luôn phải đấu tranh để dành ưu thế về sản
phẩm, thị trường, giá cả, kết quả có sự thơn tính, thâm nhập lẫn nhau
giữa các doanh nghiệp, hình thành những doanh nghiệp mở rộng về quy
mô và về vốn, đó chính là các tập đồn kinh doanh.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp vói tính chất và trình độ phát
triển lực lượng sản xuất. Tập đồn kinh doanh là biểu hiện của quan
hệ sản xuất ra đời do sự phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật. Khi
trình độ khoa học kỹ thuật phát triển thì quy mô của sản xuất cũng tăng
theo, những mối liên kết và hợp tác quốc tế được hình thành trong đó có
sự phân cơng lao động sâu sắc, nền sản xuất từ manh mún rời rạc, sở
hữu từ cá thể chuyển sang nền sản xuất lớn và sở hữu hỗn hợp. Tập
đoàn kinh doanh là sản phẩm tất yếu đáp ứng q trình phát triển đó
[17, tr31,32,33].
Từ những nhận định chung về thực tiễn của các tập đoàn kinh doanh
trên thế giới cho phép chúng ta có thể rút ra được những đặc trưng cơ bản nhất
và khái niệm của tập đoàn như sau:
Đặc điểm của tập đoàn kinh doanh



10

-V ề phạm vi hoạt động, tập đoàn kinh doanh là một tổ hợp các doanh
nghiệp có quy mơ rất lớn về vốn, thị trường, lao động. Phạm vi hoạt động của
tập đồn rất rộng, khơng chỉ trên phạm vi một quốc gia mà có tập đồn đã có
hàng trăm cơ sở hoạt động ở nhiều quốc gia làm tăng cường hợp tác và phân
công quốc tế. Với quy mô vốn lớn, nhiều lao động có chất lượng cao, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại về giao thông vận tải, thông tin
liên lạc... Các tập đồn đã nâng cao được trình độ xã hội hố sản xuất và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất thông qua việc phân công lao động như
Ihành lập các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm,

Tập đoàn kinh doanh dơn ngành hoặc đa ngành, phát triển từ đơn ngành
lên đa ngành là xu hướng hiện nay để tận dụng khả năng lao động, địa bàn
hoạt động, tiết kiệm chi phí tạo thế mạnh trong cạnh tranh... Chiến lược về
sán phẩm, đầu tư sản xuất liên tục thay đổi nhưng đều có định hướng ngành
chủ đạo. Bên cạnh sản xuất, tiêu ihụ sản phẩm cịn có ngàn hàng, bảo hiểm,
lài chính, trung tâm nghiên cứu khoa hoc đào tao... trong đổ các tổ chức tài
chính ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng ngày càng được chú ý hơn để thực
hiện việc đầu tư vốn có hiệu quả đảm bảo các chiến lược đặt ra với cả tập
đoàn.
-

Về cơ cấu tổ chức của tập đồn có nhiều hình thức đa dạng, tuỳ thuộc

vào thời kỳ phát triển, đặc điểm kinh tế xã hội và đặc trưng của từng tập đoàn.
Tập đoàn kinh doanh là một hình thức liên kết nhiều cơng ty hoạt động trong
các lĩnh vực và địa bàn khác nhau nhưng đều dưới sự kiểm sốt chung thống

nhất. Tập đồn thu hút, điều hoà vốn, nghiên cứu áp dụng, xây dựng chiến
lược sản xuất kinh doanh. Tập đoàn là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng
kinh doanh như một doanh nghiệp, vừa có chức năng liên kết kinh tế.


Nghiên cứu về liên kết kinh tế cho thấy đây là cơ sử để hình thành nên
tập đồn. Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp nhằm phối hựp hoạt động vì
mục đích chung: Giảm bớt thua thiệt trong cạnh tranh,

2;iảm

bớt chi phí

nghiên cứu và giao dịch, trao đổi kinh nghiệm và thông tin, mở rộng phạm
vi,...Sự liên kết trong các tập đoàn kinh doanh rất linh hoạt, đa dạng về tính
chất, mức độ liên kết. Khơng có hình mẫu liên kết nào là vượt trội, mỗi loại
liên kết là đặc thù của từng tập đồn kinh doanh, nó phản ánh nhu cầu của các
thành viên, mức độ cạnh tranh của nền kinh tế, mơi trường kinh doanh nơi tập
đồn hoạt động. Cho đến nay trên thế giới đã tồn tại rất nhiều loại tập đoàn
kinh doanh với các tên gọi khác nhau như Trust, Cartel, Synclicat,
Concem ,.. .Mỗi loại hình có các doanh nghiệp thành viên liên kết với nhau
theo các kiểu khác nhau.
Liên kết chặt chẽ hay còn gọi là liên kết cứng mà xuất phát là hình thức
Trust ở Mỹ. Gọi là cứng vì quan hệ trên cơ sử quan hệ sở hữu vốn điều
lệ đối với các cơng ty con. Hai hình thức chủ yếu của Trust là sỏ hữu cổ
phần chi phối ở doanh nghiệp và hợp nhất các doanh nghiệp.Trong tập
đồn kiểu này thì các công ty thành viên kết hợp với nhau trong một tổ
chức thống nhất và mất đi quyền tự chủ về sản xuất, tài chính, thương
mại...Việc Ihành lập Trust tạo ra tập đoàn lũng đoạn thu lợi nhuận cao,
giành nguồn nguyên liệu và khu vực đầu tư.

Liên kết kinh tế thơng qua những hiệp ước hay cịn gọi là liên kết mềm,
xuất phát từ Châu âu (đặc biệt là ở Đức ở thế kỷ 19) được biết đến như
Cartel và Syndicat. Trong đó các cơng ty thành viên độc lập ký kết họp
đồng thỏa thuận với nhau để phân định thị trường tiêu thụ, quy định giá
cả, chun mơn hóa sản phẩm dẫn đến độc quyền, hạn chế cạnh tranh
(Cartel) hoặc thoả thuận về giá nguyên liệu cung ứng, lượng sản phẩm
tiêu thụ... qua một văn phòng thương mại chung điều hành (Syndicat).


Với nhu cầu chống độc quyền nên các nước đã cho ra đời luật cạnh
tranh hạn chế các hình thức trên nên các tập đồn cũng có biến dạng đơi
khi là dung hòa cả hai loại trong cùng một tập đoàn [23, trl,2].
Loại liên kết thứ ba xác lập sự thống nhất giữa các công ty thành viên
qua thỏa thuận hình thành một cơng ty tài chính chung. Cơng ty này trở
thành công ty mẹ (công ty cổ phần) của tập đoàn kinh doanh, sẽ xây
dựng các chiến lược đầu tư rót nguồn tài chính vào các cơng ty con. Các
cơng ty thành viên giữ ngun tính độc lập về mặt pháp lý hợp tác với
nhau trong sản xuất kinh doanh, trao đổi sáng kiến và có hệ thống tài
chính chung (Concem). Liên kết tài chính này tạo ra một khả năng đầu
tư vào nhiều lĩnh vực để phân tán rủi ro, nghiên cứu khoa học ứng dụng
... phục vụ chung cho cả tập đoàn, và cũng bởi vậy nên việc kiểm tra tài
chính rất chặt chẽ trong việc đầu tư vào các công ty con và huy động
vốn từ chúng [17, tr22].
Với các hình thức liên kết khác nhau, phương thức phát triển khác
nhau. Việc hình thành các tập đồn trên thê giới là q trình phat triển tự nhiên
của nền kinh tế thị trường, khơng hề có sự bắt buộc hành chính nào. Nếu là tập
đồn cứng thì dựa trên góp vốn cổ phần, chuyển đổi cổ phần, mua lại doanh
nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp ... để tạo ra mối quan hệ công ty mẹ-công ty
con. Nếu là tập đồn mềm thì dựa trên hiệp ước kinh tế.
Theo nhận định của tác giả thì cho dù liên kết dưới các kiểu khác nhau

thì thành viên trong tập đồn kinh doanh đều có mối liên hệ trong khn khổ
kiểm sốt chung của cả tập đồn. Mối quan hệ phổ biến trong các tập đồn là
quan hệ kiểu cơng lỵ mẹ-cơng ty con. Các thành viên trong tập đồn là cơng
ty con chịu sự kiểm sốt của một cơng ty là công ty mẹ.
Về quan hệ sở hữu, thông thường các tập đoàn kinh doanh thuộc sở hữu
hỗn hợp (dưới hình thức cơng ty cổ phần) trong đó có vốn của nhà nước, của


các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, các cá nhân trong và ngồi nước hoặc của
gia đình (tập đồn gia đình ở Hàn quốc) và cùng có thể là của một chủ là cơng
ty mẹ nhưng rất ít gặp.
Q trình mở rộng quy mơ của tập đồn trong q trình phát triển
thường gắn liền với quá trình thay đổi cơ cấu sở hữu. Phần lớn các tập
đoàn trên thế giới hiện nay có nguồn gốc từ những cơng ty sở hữu gia
đình hay sở hữu tư nhân. Ngày nay, hầu hết các tập đồn lớn đều là
những cơng ty cổ phần bởi vì hình thức cơng ty cổ phần cho phép dễ
dàng huy động vốn, mở rộng hoạt động của tập đoàn để tăng khả năng
cạnh tranh, phân tán rủi ro [17, tr5].
Tuy nhiên, ở nhiều nước tồn tại những tập đoàn kinh doanh nhà nước
hoặc do nhà nước giữ cổ phần chi phối hoạt động trong các lĩnh vực an ninh,
bảo đảm các dịch vụ cho dân như điện, khí đốt, viễn thơng, dầu khí, cấp thốt
nước, giao thơng vận tải...ví dụ như Egat của Thái lan, Air France của CH
Pháp, BP của Anh ...
Đa số các tập đoàn được tổ chức theo mồ hình cơng ty mẹ-cơng ty con.
Cơng ly mẹ đóng vai trị đầu đàn, cơng ty mẹ đầu tư và sở hữu tồn bộ hoặc có
số vốn giữ tỷ lệ chi phối trong những công ty khác gọi là cơng ty con của tập
đồn. Mức chi phối là mức vốn trên 50% hoặc thậm chí ở mức thấp hơn nhưng
theo quy định của điều lệ công ty thì cá nhân tổ chức đó đủ quyền để chi phối
các quyết định quan trọng của công ty. Những cơng ty mà cơng ty mẹ tham
gia góp vốn nhưng chưa đủ tỷ lệ chi phối thì được gọi là công ty liên kết. Vốn

điều lệ của công ty mẹ bao gồm không chỉ số vốn thuộc sở hữu của chính nó
đang sử dụng trực tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà gồm cả toàn
bộ số vốn do công ty mẹ sở hữu ở công ty con, vốn cổ phần hoặc phần vốn
góp của cơng ty mẹ vào các liên doanh và vào các công ty khác.


14

Công ty mẹ thực hiện việc định hướng, điều phối hoạt động và quyết
định các vấn đề quan trọng về nhân sự và sản xuất kinh doanh của công ty con
theo chiến lược chung của cả tập đồn.Tập đồn khơng chỉ có hai tầng liên kết
mẹ-con mà có thêm các tầng liên kết con, cháu, chắt không giới hạn, phần lớn
công ty con cháu mang họ của công ty mẹ.
Trong tập đồn thì quan hệ sở hữu về vốn là quan hệ nòng cốt chi phối
các quan hệ khác. Bằng cách nắm giữ cổ phần chi phối các doanh nghiệp
trong tập đồn cơng ty mẹ sẽ nắm quyền lãnh đạo, đưa ra các quyết định quan
trọng về nhân lực, chiến lược sản xuất kinh doanh, đầu tư sản phẩm... Mức độ
kiểm sốt của cơng ty mẹ rất khác nhau đối với các công ty con, tuy thuộc vào
mức độ vốn của cơng ty mẹ bỏ vào đó hay nói cách khác sự can thiệp của
công ty mẹ dựa trên sự can thiệp của nền dân chú cổ phần.
Về quản trị điều hành, các cơng ty trong tập đồn là các pháp nhân độc
lạp. Công ty mẹ, công ty thành viên được thành lạp và hoạt động theo luật
công ty và các luật khác có liên quan của nước mà mỗi cơng ty đóng trụ sở.
Trong tập đồn kinh doanh bao giờ cũng có một cồng ty mẹ, cơng ly
này tiến hành đầu tư vốn vào công ty con và chi phối các công ty con. Bản
thân mỗi công ty con đều hạch tốn độc lập so với cơng ty mẹ và có một bộ
máy quản lý, điều hành như bất cứ một công ty cổ phần nào gồm Hội đồng
quản trị, Giám đốc và bộ máy điều hành tác nghiệp trực thuộc Giám đốc.
Bộ máy điều hành của tập đoàn kinh doanh nằm trong công ty mẹ. Bộ
máy điều hành chỉ kiểm sốt về mặt tài chính, chiến lược đầu tư, điều phối

cịn các thành viên hồn tồn tự chủ trong các hoạt động của mình trong sự kết
hợp hài hịa với chiến lược chung của tập đồn. Cơng ty mẹ chỉ tác động vào
cịng ty con thơng qua người đại diện của công ty mẹ trong Hội đồng quản trị
của công ty con và theo điều lệ công ty con. Mức độ ảnh hưởng của người đại
diện này tuỳ theo tỷ lệ vốn góp của cơng ty mẹ ở công ty con. Tuy nhiên,


15

thông qua Hội đồng quản trị của công ty con (mà thành viên chú chốt hoặc
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người của công ty mẹ cử ra), công ty mẹ hồn
tồn có khả năng định hướng và chi phối hoạt động của công ty con. Hằng
năm quyền lợi kinh tế của công ty mẹ được đảm bảo thông qua chế độ phân
chia lợi nhuận theo cổ phần (hay là được đảm bảo theo phần vốn góp).
Cuối cùng khơng thể phủ nhận vai trò của Nhà nước trong việc hình
thành và duy trì hoạt động của Tập đồn kinh doanh được. Theo Tiến sỹ Trần
Tiến Cường thuộc Viện nghiên cứu quản lý Trung ương thì do có sự thống
nhất nhất định trong quan hệ quyền ìực kinh tế và quyền lực chính Irị, các tập
đồn lớn thường cố quan hệ mật thiết với các lực lương chính trị ở những nước
mà nó hoại động. Các tập đồn thường được Nhà nước và các lực lượng chính
trị hỗ trợ trong các hoạt động kinh cloanh của mình và ngược lại chúng cũng
là chỗ dựa về mặt kinh tế cho những lực lượng chính trị-xã hội nhất đinh, hỗ
trợ tài chính cho các lực lượng này hoạt động [24, tr9,10J.
Nhà nước bằng các biện pháp như ban hành pháp luật bảo đảm cạnh
tranh bình đẳng, chống độc quyền khuyến khích các loại hình doanh nghiệp
cùng hoạt động; tài trợ về tài chính cho các nơành khó khăn; đưa ra các chính
sách định hưứng phát triển tập đoàn bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh
tranh của nước ngoài. Tuy nhiên sự tác động này ở các nước lại rất khác nhau,
ở Mỹ chi coi đó là chất xúc tác chứ khồng chi phối hoạt động của các lập đồn
đó. Ngược lại Nhật bản lại tác động rất sâu vào phương hướng, chiến lược và

hành động của các tập đoàn.
Khái niệm tập đồn kinh doanh
Mặc dù tập đồn kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
nhưng chưa có một hình mẫu chung về tập đồn kinh doanh. Nói đến nó
thường có những nhận thức chưa thống nhất do sự khác nhau về con đường
hình thành, về điều chỉnh pháp lý, về tư cách pháp nhân. Có tập đoàn ra đời do


16

thỏa thuận kinh tế giữa các cơng ty trong đó có một cơng ty mẹ chi phối,
nhưng các cơng ty khác vẫn có quyền tự chủ pháp lý. Có tập đoàn lại thành lập
trên cơ sở các thành viên thoả thuận thành lập một cơng ty tài chính, cơng ty
này giữ vai trị chỉ đạo. Nhưng cũng có tập đồn dựa trên cơ sở sáp nhập, hoạt
động như một pháp nhân kinh tế.
Về tư cách pháp nhân, hầu như các nước đều quan niệm tập đoàn kinh
tế là một chủ thể kinh tế hơn là pháp lý, khơng có tư cách pháp nhân, không
đăng ký kinh doanh đối với cả tập đoàn mà chỉ đăng ký kinh doanh đối với
từng doanh nghiệp trong tập đồn. Ngược lại, có ý kiến lại cho rằng tập đoàn
kinh doanh là pháp nhân kinh tế do nhà nước thành lập gồm nhiều doanh
nghiệp thành viên có quan hệ về sản xuất, kinh doanh dịch vụ [17, trố].
Tuy nhiên dù chưa có định nghĩa chính thống về tập đồn kinh tế thì
cũng rất cần có nhận thức để nhận dạng những đặc điểm chung nhất về
tập đoàn kinh tế, khái quát được bản chất của tập đoàn, cái quan hệ cốt
lõi tạo nên tập đoàn, để từ đó có thể thay đổi nhận thức và sau đó là
thay đổi cách thức tổ chức doanh nghiệp thành tập đoàn [24, lr4 ].
Theo tác giả, Tập đoàn kinh doanh là tập hợp những doanh nghiệp độc
lập về pháp lý hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau trên phạm vi
một quốc gia hay nhiều quốc gia, liên kết với nhau bằng hợp đồng, tài chính,
cơng nghệ, thị trường và các liên kết khác cho phép một công ty trong số đố

(gọi là công ty mẹ) lãnh đạo, chi phối, quản lý chung thống nhất các công ly
cịn lại (gọi ìà cơng ty con).
Hiện nay trên thế giới, vấn đề điều chỉnh pháp lý đối với tập đồn kinh
doanh chưa được cụ thể hố. Hầu như ở các nước đều ghi nhận sự ảnh hưởng
của tập đoàn kinh doanh tới nền kinh tế nhưng lại chưa có một chế định pháp
luật cụ thể dành riêng cho nó mà được thực hiện qua những qui định mang


tính chính sách, chính trị (chủ yếu bằng việc hình thành những ngun tắc
hoạt động).
Ở Pháp hiện nay khơng có luật dành riêng cho việc điều chỉnh tập đoàn
kinh doanh nhưng cơ quan lập pháp đã cố gắng tạo ra các cơng cụ pháp
lý dành cho việc hình thành tập đoàn kinh doanh. Đầu tiên họ đề nghị
một giải pháp hợp tác kinh tế để thành lập ra tập đoàn lợi ích kinh tế
(lệnh số 67-821 ngày 23/9/1967 về việc thành lập tập đồn lợi ích kinh
tế). Sau đó, khi chấp nhận tính hợp pháp của nguyên tắc một cổ đông
duy nhất trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và trong
công ly cổ phần đơn giản một thành viên, thì họ cho phép hình thành
cơng ty con 100% vốn của cơng ty mẹ. Loại hình cơng ty con này ra đời
là một thành công lớn trong thực tế bởi vì nó cho phốp loại trừ những
nguy cơ về tranh chấp của cổ đông thiểu số. Các nhà lập pháp tiếp theo
còn can thiệp vào nhiều vấn đề soạn thảo nữa nhưng những biện pháp
chỉ mạng lại sự phức tạp và không hiệu quả. Ngoại trừ, luật công ty, luật
kế tốn, luật tài chính, luật lao động và luật cạnh tranh có những diều
khoản ít nhiều cũng điều chính trực tiếp tới tập đồn kinh doanh [43, tr
822& 823 ].
Luật Cộng hoà Pháp về tập đoàn kinh doanh được kết cấu vụn vặt mà
muốn hiểu nó địi hỏi phải nghiên cứu nhiều lĩnh vực. Mặc dù có nhiều nỗ lực
nhưng cho tới nay vẫn chưa có luật tập đồn. Trong khi thơng qua luật cơng ty
thương mại, Chính phú Pháp đã tuyên bố dự định đệ trình lên Quốc hội một dự

thảo luật tập đoàn nhưng sau tuyên bố đó chưa hề có thêm kết quả gì.
Luật của Đức đã dành một phần trong luật về công ty cổ phần để điều
chỉnh về quan hệ công ty mẹ - công ty con. ở Châu âu kể từ ngày 1-1-2004, đã
đưa ra các nguyên tắc dành cho tập đoàn kinh doanh là thành viên liên minh
Ciâu âu (có 25 quốc gia đều áp dụng chung nguyên tắc này), về các vấn đề

r

thữvỉen ~~~

Ị TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NÔỈ
' PHÒNG DỌC — -------------------


18

quản lý hành chính, nhân sự của cơng ty mẹ đối với các công ty con, về chiến
lược, thuế, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại...
Có thể nói rằng, hiện nay khơng tồn tại luật tập đồn. Nhận thức được
vai trị quan trọng của tập đồn nhưng chưa có quy định cụ thể về tập đoàn là
điểm giống nhau đối với hệ thống luật các nước. Tập đồn kinh doanh khơng
phải là chủ thể pháp lý và các quan hệ xã hội phát sinh từ sự tồn tại của tập
đoàn kinh doanh được điều chỉnh tản mác ở các văn bản luật khác nhau.
Theo nhận thức chung về thực tiễn hoạt động của tập đồn, Cơng ty mẹ
thường được gọi là "Holding" - thuật ngữ xuất phát từ tiếng Anh có nghĩa là
cầm, nắm, chiếm giữ. Công ty Holding là một thực thể pháp lý, nắm giữ cổ
phần kiểm sốt một hay nhiều cơng ty khác. Cơng ty con là cơng ty có từ 50%
đến 100% vốn do công ty mẹ đầu tư, hoặc có tỷ lệ thấp hơn nhưng cơng ty mẹ
giữ quyền chi phối hoạt động.
Về vấn đề này luật của Pháp chỉ đưa ra định nghĩa về công ty con. Điều

354 luật 27/7/1966 qui định : khi một cơng ty có một nửa số vốn hoặc nhiều
hơn thuộc sở hữu của một cơng ty khác thì gọi cơng ty này là cơng ly con của
cơng ty đó. Cịn trường hợp sở hữu từ 10% đến 50% thì gọi là cơng ty "liên
kết" (Điều 355 luật 27/7/1966). Như vậy luật của Pháp đã đưa ra một khái
niệm cơng ty con có đặc điểm thuần túy toán học dựa trên sở hữu hơn một nửa
số vốn và không đưa ra một khái niệm thực sự về công ty mẹ. Theo một học
thuyết của Pháp, cơng ty mẹ được coi là cơng ty có quyền kiểm sốt cơng ty
khác và cho phép nó đươc tập trung quyền quyết định. Khái niệm kiểm soát
lại được định nghĩa tại Đ355-1 luật 27/7/1966: Một công ty được coi là kiểm
sốt một cơng ty khác khi chỉ có nó có quyền đa số phiếu trong cơng ty này,
căn cứ vào hiệp định ký kết với các thành viên và cổ đơng khác và khơng đi
ngược lại lợi ích công ty.


19

Tuy nhiên các quy dịnh này cũng chưa đủ để định nghĩa tập đoàn kinh
doanh. Tập đoàn kinh doanh là một cụm từ khơng có trong luật, nó chỉ là mối
quan hê giữa công ty mẹ và công ty con. Tập đồn kinh doanh khơng có tư
cách pháp nhân và do đó khơng phải là một chủ thể pháp lý. Trong khi đó các
cơne ty thành viên lại là nhữno pháp nhân riêng biệt, có quyền tự chủ pháp lý
Trên đây là toàn bộ khung cảnh về tập đoàn mang đến cho chúng ta
những nhận xét về những ưu thế và những hạn chế của tập đồn kinh doanh
theo mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con như sau:
Về ưu thế của tập đồn kinh doanh iheo mơ hình này thể hiện ở chỗ:
- Địa vị pháp lý của công ty mẹ cũng như cơng ty con có tính độc lập,
do đó các cơng ty trong tập đồn phát huy được sáng tạo. quyền tự
chủ tự do dịnh đoạt để giải quyết nhanh hơn các vấn đổ ở công ty.
Công ty con khi tham gia hợp đổng đàm phán có vị thế cao hơn,
mạnh hơn trong khi hoạt động ở thị trường.

-

Hình thành tập đồn làm tăng cường khả năng cạnh tranh, phàn tán
rủi ro.

- Tận dụng được năng lực dư thừa tương đối .
-

Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường.
Tăng cường chun mơn hố và hợp tác hố.
Thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ.

- Thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Hạn thế của tập đồn kinh doanh theo mơ hình này thể hiện ở chỗ:
-

Tập đoàn để lại mặt trái là độc quyền, lũng đoạn cản trở tới môi
trường kinh doanh.


Do tính độc lập tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các
cơng ty cịn có thể cạnh tranh lẫn nhau tổn hại đến lợi ích chung của
tồn tập đồn.
- Cơng ty con có thể bị phụ thuộc vào công ty lớn hơn, sẽ là bất lợi
nếu theo đuổi các mục đích khác với mục đích của tập đoàn.
- Việc quan tâm hơn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến nghiên cứu
ứng dụng khoa học kỹ thuật có thể sẽ dẫn tới nguy cơ mất việc làm
của người lao động...
So với các doanh nghiệp đơn lẻ, mô hình cơng ty mẹ-cơng ty con tuy có
rất nhiều ưu thế vượt trội nhưng cũng chính từ sự liên kết đa dạng của nhiều

doanh nghiệp thành viên làm cho nó hoạt động rất phức tạp, có nguy cơ vượt
ra ngồi khn khổ pháp luật. Chính vì vậy khi xem xét mơ hình kinh doanh ở
Việt nam phải tính đến các yếu tố này để có những quy định luật cho phù hợp
đảm bảo sự kiểm sốt chặt chẽ nhưng khơng làm ảnh hưởng tới tính hiệu quả
của mơ hình này.
1.1.2 Mơ hình tập đồn kinh doanh ở Việt nam
Tronơ các quy định luật Việt nam có một hình thức ít nhiều mang dáng
dấp của các tập đoàn kinh tế là mơ hình tổng cơng ty nhà nước được điều
chỉnh trong luật doanh nghiệp nhà nước. Tổng công ty nhà nước giống tập
đoàn kinh doanh ở chỗ chúng đều là tạp hợp các doanh nghiệp có liên hệ với
nhau về cơng nghệ, về ngành nghề, về kinh tế...Nhưng hiện nay vẫn còn một
số tồn tại làm hạn chế sự phát triển của mơ hình tổng cơng ty theo hướng tập
đồn kinh doanh.
Tổng công ty nhà nước đầu tiên đã ra đời có tên gọi là liên hiệp các xí
nghiệp (theo Nghị định 302/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10/12/1978 về
điều lệ xí nghiệp quốc doanh). Bao gồm các các xí nghiệp có liên hệ mật thiết


với nhau trong một ngành kinh tế kỹ thuật và là một cơ quan quản lv sản xuất
kinh doanh. Để quản lý, liên hiệp xí nghiệp đã tập trung khá cao các quyết
định về phân bổ điều hòa vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản
phẩm... Tuy nhiên tính độc lập giữa các doanh nghiệp trong liên hiệp không
nhiều và phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ từ trung tâm, phù hợp với thời
kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Trong bối cảnh nhà nước thay đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch hóa tập
trung sang cư chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nghị định 27/HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng ngày 22/3/1989 về đổi mới và sắp xếp lại các liên
hiệp xí nghiệp được ban hành đã tạo hướng đi mới cho liên hiệp các xí nghiệp.
Quyền chủ động trong kinh doanh và tính tự chịu trách nhiệm được đề cao,
các doanh nghiệp trở thành các chủ thể pháp lý có tính độc lập hơn so với

trước. Trong đó phân thành hai loại: Liên hiệp mềm bao gồm các xí nghiệp
nhà nước tự nguyện thành lập nhằm mở rộng hợp tác, phân công sản xuất kinh
doanh. Liên hiệp được coi là cơng cụ của các xí nghiệp thành viên khơng phải




quan cấp trên của các xí nghiệp thành viên. Liên hiệp cứng bao gồm các

xí nghiệp trong cùng một ngành: Hàng không, đường sắt, điện lực,... Liên hiệp
là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của xí nghiệp thành viên, quản lý một
cách tập trung Ihống nhất ở những nội dung cơ bản và có phân cấp ở mức độ
nhất định cho các xí nghiệp thành viên.
Những cải tiến này đã phần nào cải thiện được cơ cấu của liên hiệp các
xí nghiệp nhưng chưa đáp ứng được với cơ chế thị trường. Việc quản lý sản
xuất kinh doanh có tính chất hành chính trung gian đã trở thành lực cản đối
với sự tự chủ của các xí nghiệp có xu hướng muốn thốt ly khỏi liên hiệp các
xí nghiệp để trở thành các doanh nghiệp độc lập. Trước thực tế đó quyết định
số 90/TTg ngày 7/3/1994 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc tiếp tục
sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trong đó có các tổng cơng ty nhà nước, nhằm
xóa bỏ những hoạt động có tính chất hành chính trung gian, trả lại những


nhiệm vụ có tính quản lý nhà nước cho các cơ quan quản lý ngành, tạo điều
kiện cho các tổng công ty thực sự là tổ chức kinh doanh lớn mạnh và được
chính phủ phân cấp rộng rãi hơn quyền hạch toán theo nguyên tắc hai cấp,
phát huy được vai trò chủ động của doanh nghiệp thành viên, vừa phát huy
được vai trò liên kết, tập họp được sức mạnh tự chủ của tổng công ty.
Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng về việc thành lập tập đoàn kinh doanh, ngày 7/3/1994 thủ tướng Chính

phủ đã ra quvết định số 91/TTg về thí điểm thành lập tập đồn kinh doanh.
Quyết định này nêu rõ mục tiêu của của việc thí điểm là tạo điều kiện thúc
đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà
nước.
Như vậy, liên hiệp các xí nghiệp có điểm tưưng đưưng với tập đoàn kinh
doanh ở chỗ chứng đều là liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp nhưng khác ở
chỗ các doanh nghiệp thành viên khơng có quyền lự chủ pháp lý thực sự, liên
hiệp xí nghiệp hoạt động như một cơ quan cấp trên trung gian của doanh
nghiệp thành viên, điều hành các doanh nghiệp thành viên bàng quyết dinh
hanh chính và chỉ tiêu pháp lệnh. Hơn nữa liên hiệp xí nghiệp khơng có thực
lực về tài chính, liên kết giữa các thành viên rời rạc vì thiếu những ảnh hưởng
về lợi ích kinh tế. Cịn tập đồn kinh doanh hoạt động theo quy luật thị trường,
có mối quan hệ chi phối giữa công ty mẹ và công ty con theo sở hữu vốn rất
chặt chẽ. Trong tập đồn có cơng ty tài chính điều hịa phân bổ vốn theo mục
đích hoạt động của tập đồn.
Việt nam đã có những tổng công ty lớn mạnh nhưng chưa thực sự là
một tập đồn. Tổng cơng ty nhà nước chia làm hai loại: Tổng công ty
90 là tổng công ty thành lập theo quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 (có
78 tổng cơng ty) và tổng công ty 91 là tổng công ty thành lập theo
quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 (có 17 tổng cơng ty). Các tổng công


×