Tải bản đầy đủ (.pdf) (300 trang)

Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp và thi hành hiến pháp năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.4 MB, 300 trang )

'

'

n m iM M liin

- * .v

.>



. . ..-

f• :
..

Ĩ.Ộ T I'
YRI O N ớ

\i*r'

\

ã* ã

- < y r ô c < » i a r »-- ■■>

P íi r

J A . HOC" ĩ i



v ộ i


I
ị i

,ợ ò I

B

\ |ÌJ VKIS I Mì

■ỉ I » ■ ị

i O T rv S G ỉl
I - ' I

'l I - * : i rV ;VLĨỊÍ



1

, ĨÍĨ.EO viìụ '

kPV À

h


> N 'Í 1 m r

■,

.

ỉ .
»i

• V

iv ;iỉ
■ ...

5’ V l \ Ọ i

,



- ■ # jiẠg ụfậ

- :!

-


B ộ TU PH Á P
T R Ư Ờ N G ĐẠI
• HỌ

• C LUẬ
• T HÀ NỘ
•I

ĐÈ TÀI NGHIÊN

cứu

KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

C ơ CHẾ BẢO ĐẢM QUYÈN CON NGƯỜI,
QUYỀN C ơ BẢN CỦA CƠNG DÂN TRONG
TĨ TỤNG DÂN S ự THEO YÊU CÀU CẢI CÁCH
T ư PHÁP VÀ THI HÀNH HIÉN PHÁP NĂM 2013

Chủ nhiệm đề tài
Thu ký đề tài

: TS. N guyễn Thị Thu Hà
: CN. Vũ H oàng Anh

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÀT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC
. ^ (r, s

H À N Ộ I - 2017


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI l ll l í HIỆN


H ọ và tên

N o i công tác

N ội dung viết

1.

TS. NGUYÊN HẢI AN

Tòa án nhân dân cấp cao

Chuyên đề 3

2.

TS. NGUYÊN THỊ THU HÀ

Trường Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 1

3.

TS. BÙI THỊ HUYÈN

Trường Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 3


4.

ThS. PHẠM VĂN PHÁT

Văn phòng Luật sư An phát

Chuyên đề 2

Phạm
5.

TS. TRẦN PHƯƠNG THẢO

Trường Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 2

6.

PGS. TS. TRÀN ANH TUẤN

Trường Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 4


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BLDS


: Bộ luật Dân sự

RLTTDS năm 2011

: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đôi, bô sun? năm
2011)

BLTTDS năm 2015

: BLTTDS năm 2015

HĐXX

: Hội đồng xét xử

HĐTPTANDTC

: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

LHNGĐ

: Luật hơn nhân và sia đình

LTCTAND

: Luật tơ chức Tòa án nhân dân

LTCVKSND

: Luật tổ chức Viện kiêm sát nhân dân


Nghị

quyết

số

06/2012/NQ-HĐTP

: Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm
2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn thi hành một số quy định về “Thủ tục giải quyết
vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS đã
được sừa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLTTDS năm 2011

Nghị

quyết

số

04/2016/NQ-HĐTP

: Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của
HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành về gửi, nhận đơn khởi
kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản
tố tụng bàng phương tiện điện tử

TAND


: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TTDS

: Tố tụng dân sự

VADS

: Vụ án dân sự

VDS

: Việc dân sự

VVDS

: Vụ việc dân sự

VKS

: Viện kiểm sát

YKSND

: Viện kiêm sát nhân dân


YKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao


MỊJC LỤC
PHẦN THỦ NHÁT
BÁO CÁO TỐNG THUẬT KÉT QUẢ THựC HIỆN ĐÈ TÀI
Tran
1. PHẦN MỜ ĐẦU

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3

1.3. Mục đích nghiên cứu

6

1.4. Đối tượng và phạm vi nshiên cứu của đề tài

6


] .5. Nội duns nshiên cứu

7

] .6. Phương pháp nahiên cứu

8

1.7. Địa chỉ ứng dụng và ý nshĩa của đề tài

8

2. PHẦN NỘI DUNG
2 . 1. Nhừng vấn dề lý luận cơ bản về cơ chế bảo đảm quyền con người,

9
9

quyền cơ bản của công dân trong tố tụng dân sự theo yêu cầucải cách tư pháp
và thi hành Hiến pháp năm 2013
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nehĩa của cơ chế bảo đảm quyền con

9

người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng dân sự
2.1.2. Cơ sở của cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của

20

công dân trong tố tụng dân sự

2.1.3. Nội dung của cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của

23

công dân trong tố tụng dân sự
2.1.4. Các yếu tố chi phối cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ

30

bản của công dân trong tố tụng dân sự
2.1.5. Các yêu cầu của cải cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013
đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố

33


2.2. Thực Trạng; cơ chế bao đàm quyền con naười, quyền cơ ban của công

42

dân trone tố tụng dân sự Việt Nam
2.2.1. Thực trạng cơ chê pháp lý về bảo đảm quyền con người, quyên cơ

42

bản của công dân trong tố tụng dân sự Việt Nam
2.2.2. Thực trạng cơ chế tổ chức thực hiện việc bảo đảm quyền con

90


người, quyền CO' bản của công dân trons tố tụng dân sự Việt Nam
2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo đảm quyền con người,

103

quyền CO' bản cua công dân trona tố tụng dân sự Việt nam theo yêu cầu cải
cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013
2.3.1. Phương hướng của các giải pháp nâng cao hiệu quà cơ chế bảo

103

đàm quyền con người, quyền cơ ban của công dân trong tố tụng dân sự Việt
nam theo yêu cầu cải cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013
2.3.2. Các eiải pháp cụ thể

105


PHẦN T H Ú HAÍ

C Á C C H U Y Ê N ĐÈ
Tran 2
].

Một số vấn đề lý luận về cơ chế bảo đảm quyền con neười,

139

quyền cơ bản của công dân trong tố tụng dân sự theo yêu cầu
của cai cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013

2.

Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân

172

trong thủ giải quyết vụ án dân sự và một số kiến nehị
3.

Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bân của cônẹ dân

221

trong thủ tục giải quyết việc dân sự và một số kiến nghị
4.

Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong thủ tục

262

rút gọn và một số kiến nghị
5

Danh mục tài liệu tham khảo

274


PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁO TỎNG THUẬT

KẾT QUẢ THựC HIỆN ĐÈ TÀI


BẢO C Á O T Ổ N G T H U Ậ T K ÉT Q U Ả T H ự C H IỆN ĐÈ TÀI
C ơ CHÉ B A O Đ Ả M Q U Y Ề N CO N N G Ư Ờ I, Q U Y È N c o BẢN C Ủ A
C Ó N G DÂN T R O N G T Ó T Ụ N G DÂ N s ự TH E O YÊU CẦU CẢI C Á C H
T ư P H Á P V À T H I H À N H H IẾN P H Á P N Ă M 2013

1. PHÀN M Ở ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con ngưị'i là vấn đề ln được các quốc eia trên thế giới quan tâm và đều
được ghi nhận tronạ đạo luật của mồi quốc gia. Tuy nhiên, pháp luật chỉ ghi nhận quyền
con người là chưa đầy đủ mà điều quan trọns và cơ bản nhất là cần phải thiết lập cơ chế
thực hiện và bảo vệ chúng trong trưịng họp bị xâm phạm. Tun ngơn tồn thế giới về
quyền con người của Đại Hội đồng Liên họp quốc ngày 19/12/1948 đã tuyên bố rằng:
“M ọi người đều có quyền khiếu nại có hiệu quà tới các cơ quan pháp lỷ quốc gia có
thảm qun chơng lại nhũng hành vi vi phạm các quyên căn bản mà Hiên pháp và luật
p háp đã thừa nhận”(1). Nhà nước ta cũng coi trọng và bảo đảm quyền con người. Điều
này được thể hiện rất rõ trong các văn bản của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết 48NQ/TW nsày 24/5/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 khẳng định: “Xây
dụng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của
cơng dân”. Tiếp theo đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: “các cơ quan tư pháp phải
thật sự là chỗ dựa của Nhâu dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời
p h ả i là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa... Hoàn thiện
các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đàm tính đồng bộ, dân chủ, cơng khai, minh bạch, tơn
trọìĩg và bảo vệ quyền con người,,(2\
Đặc biệt, năm 2013, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua và ban
hành Hiến pháp năm 2013 trong đó quyền con người được đề cao, được thừa hườns
một cách tự nhiên và nhà nước có trách nhiệm bảo đảm những quyền đó được thực hiện

một cách tốt nhất. Đó là, “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, qun cơng dân vê chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận,
tơn trọng, bảo vệ, bảo đâm theo Hiên pháp và pháp luật. Qun con người, qun cơng
dân chỉ có thể bị hạn chế theo quv định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do
n).V iện thơne tin Khoa học Xã hội (1998), O uyển con người - Các văn kiện quan trọng, Hà N ội, tr. 148.
l2). Đ ànư cộng sàn Việt Nam (2005), N ghị quyết 49-NQ/TỈV ngày 02/6/2005 cùa Bộ chính trị về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020.

1


qc phịng, an ninh qc giơ, trật tự. an tồn xã hội. đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đong" (Điều 14). Đơns thời, Hiến pháp khãne định Tịa án nhân dân (TAND) là
cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp; có nhiệm vụ bào vệ cơnơ lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích cua Nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của tơ
chức, cá nhân (Điều 102); Có thê thấy, việc Hiến pháp ghi nhận các quyền con người là
rât quan trọng bởi đây là cơ sờ pháp lí cao nhất đê con người và côna dân được thụ
hưởn£ các quyền con người, quyền cơ bản của côns dân cũng như đê bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp cùa mình. Tuy nhiên, “trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay, nhiều
quyên hiên định trong Hiên pháp có thẻ sề chỉ là “quyền hình th ứ c” nếu khơng được
thê chế hố trong các luật cụ thể. vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với cơ quan nhà
nước, từ riệc phổ biến, tuyên truyền các nội đung mới của Hiến pháp đến việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ mảy để bảo đảm thực t h r {3).
Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) với tư cách là công cụ hữu hiệu bảo vệ các
quyền dân sự của công dân - một trong những nội dung quan trọng của quyền con
người cần được sửa đôi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp.
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 đã có những quy định tương đối đầy
đủ và cụ thể về bảo đảm quyền con người của các chủ thể trong TTDS. Có thể nói,
BLTTDS năm 2004 đã tạo cơ sở pháp lý vừng chắc cho quá trình giải quyết vụ việc dân

sự (VVDS), là phương tiện để các cá nhân, CO' quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện BLTTDS năm 2004, Tòa án nhân
dân tối cao (TANDTC) cho rằng: “Khi triển khai thi hành BLTTDS cho thấy một số quy
định của BLTTDS không tránh khỏi nhùng khiếm khuyết nhất định; có những quv định
chưa đáp ứng được các yêu cầu cam kết quốc tế đa phương và song phương/ cỏ nhũng
quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; cỏ nhùng quy định chưa
phù hợp (hoặc khơng cịn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và cịn có những cách
hiểu khác nhau; có những quy định chưa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự”(4). Nhận thức được nhũng hạn chế, bất cập trong các quy định của BLTTDS
năm 2004 thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 đã được ban
hành. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung nãm 2011)
(BLTTDS năm 2011) chỉ giải quyết được một phần vướng mẳc trong việc áp dụng các
quy định của BLTTDS. BLTTDS năm 2011 vẫn cịn có những các quy định chưa đáp
ứng được yêu cầu của thực tiền, chưa thực sự bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản
<3). Hà An, Hoàn thiện cơ chế tố rụng hình sự bào đảm thực hiện quyền con người, quyền cơ bàn của công dân
theo quy định của Hiên p h á p , nguồn: http://\\'\\r\v.daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?
new sld=3l 1282, truy cập ngày 12/10/2015.
(4). TANDTC (2010), Báo cảo ĩổng kếí 5 năm thi hành BLTTD S ngày 01 thảng 09 năm 2010, Hà Nội, tr. 1,2.

2


của cịng dân. Trước tình hình đó, ngày 25/11/2015 Quốc Hội khóa XIII đã thơng qua
BLTTDS sửa đơi và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Đây là lần sửa đơi cơ bản,
tồn diện các quy định của BLTTDS nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập trong
BLTTDS cũng như đê BLTTDS thực sự là công cụ hùn hiệu của Nhà nước trong việc
thực hiện, bảo vệ quyền con neười, quyền cơ bản của công dân trong hoạt động TTDS.
Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 đã thực sự đáp ứne được yêu cầu của cải cách tư pháp
và thê chế hóa được các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con
người, quyền cơ bán của côns dân hay chưa cùng như đê các quy định mới về bảo đảm

quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong BLTTDS được thực hiện trên thực
tế thì cần phải có CO' chế bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền cơ bản của cơng
dân trong TTDS.
Ngồi ra, việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản công dân trong TTDS trên
thực tế chưa được thực sự tôn trọng. Có Tịa án chưa xem xét đầy đủ u cầu của đương
sự trong quá trình giải quyết vụ án, dần tới giải quyết không đủ hoặc vưọt quá yêu cầu
của đươne sự, khơng đưa đầy đủ nhũng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia
tố tụng hoặc xác định sai tư cách người tham eia tố tụng. Một số Tịa án cịn sai sót
trong việc thực hiện đầy đủ, đúng quy định việc xác minh, thu thập chứng cứ để tìm địa
chỉ của bị đơn đã mở phiên tòa xét xử vắng mặt bị đơn(5)... Vai trò của người bảo vệ
quyền và lợi ích họp pháp của các đương sự trên thực tế còn hạn chế và nhiều khi chưa
được các Tịa án thực sự tơn trọng. Các cơ quan tiến hành tố tụng nhiều khi cịn gây
khơng ít khó khăn cho luật sư trong q trình tranh tụng.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Cơ chế bảo đảm quyền con người,
quyền cơ bản của công dân trong TTDS theo yêu cầu cải cách tư pháp và thi hành Hiến
pháp năm 2013” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
1.2. Tình hình nghiên cứu
Trước khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, vấn đề bảo đảm quyền con người,
quyền cơ bản của công dân trong TTDS bước đầu được đề cập nghiên cứu tại một vài
cơng trình về TTDS. Tuy nhiên, các cơng trình này chưa đi phân tích trực tiếp về cơ chế
bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong TTDS hoặc có nghiên cứu
nhưng chỉ nahiên cứu ở mức độ, phạm vi hạn chế, chưa luận giải toàn diện và sâu sắc
về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể:
' Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Triều Dương về “Đương sự trong
TTDS” năm 2010. Tác giả có đề cập đến việc bảo vệ quyền con người, quyền cơne dân
của đưong sự thơng qua việc phân tích về các quyền và nghĩa vụ TTDS của đương sự.

<5). TA N L T C (2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2 0 ]2 , Hà Nội, tr. 7

3



Tuy nhiên, việc phản tích, đánh eiá cua tác siả đều trên CO’ sở quy định cua BLTTDS
năm 2004 khi mà Luật sửa đôi, bô sung một số điều của BLTTDS năm 2011 chưa ban
hành cùns như Hiến pháp năm 2013 chưa thôno qua.
- Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Neuyền Thị Thu Hà về “Phúc thẩm trong
TTDS" năm 2011. Tác giả có phân tích, luận giải việc bảo vệ quyền con người, quyền
công dân của đương sự ở siai đoạn phúc thâm, có đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện
pháp luật TTDS về phúc thâm nhàm bảo đảm quyền con người, quyền công dân của
đương sự ơ phúc thâm. Tuy nhiên, 2Íốns như cơng trình kể trên thì những đánh giá,
bình luận của tác giả đều trên cơ sở quy định của BLTTDS năm 2011.
- Luận án Tiến sĩ Luật học của tác eiả Trần Phương Thảo về “Biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong TTDS?’ năm 2012. Việc phân tích, bình luận đánh giá về các biện pháp
khẩn cấp tạm thời được tác eiâ nhìn nhận dưới sóc độ bảo đảm quyền con người, quyền
cơng dân của đương sự trong TTDS. Một số kiến nghị của tác giả về biện pháp khẩn
cấp tạm thời nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công
dân trong TTDS. Tuy nhiên, nhũng đánh giá, luận giải của tác ẹiả trên cơ sờ quy định
của BLTTDS năm 2011 và một số kiến nghị về biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được
quy định trong BLTTDS năm 2015.
- Cuốn sách: “Phiên tòa sơ thảm dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiền” của
tác giả Bùi Thu Huyền năm 2011. Tác giả chủ yếu đề cập đến việc bảo vệ quyền con
người, quyền cơng dân của đương sự tại phiên tịa sơ thâm dân sự cũng như việc phân
tích, đánh giá của tác giả đều trên cơ sở quy định của BLTTDS năm 2004.
- Ngoài ra, cuốn “Quyển con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học”
của Viện khoa học xã hội năm 2010 đề cập đến việc bảo vệ quyền con người trong các
ngành luật khác nhau trong đó có ngành luật TTDS. Tuy nhiên, những kiến nghị sửa
đổi, bô sune các quy định của pháp luật TTDS về bảo đảm quyền con người của các tác
giả gần như đã được đưa vào trong Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của BLTTDS
năm 2011.
' Bài viết “Quyền con người trong TTDS” của tác giả Trương Thị Hồng Hà đăng

trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2013. Bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận
về quyền con người trong TTDS. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ gợi mở những vấn đề
nhằm bảo đảm quyền con người tronơ TTDS mà chưa có những phân tích, đánh giá cụ
thê vê những vấn đề mới đặt ra trong quy định của Hiến pháp năm 2013 đối với việc
bảo đảm quyền con người, quyền CO’ bản của côn2 dân trong TTDS.
Khi Hiến pháp năm 2013 được thôns qua, cơ chế bảo đảm quyền con người,
quyền cơ bản của cơng dân đã đề cập đến trons các cơng trình nahiên cún khoa học.

4


Tuy nhiên, chủ u các cơng trình này đêu phân tích, luận giải về bao đảm quyền con
neười, quyên CO' bản của c ơ n s dân nói chung mà rất ít các cơng trình đề cập cụ thê về

cơ chê bao đàm quyền con người, quyền cơ bản của cơne dân trong TTDS nói riêng
hoặc có đê cập nhung chỉ man2 tính chất gợi mờ hoặc đề cập việc bảo đảm quyền con
naười, quyên cơ ban của công dân trons từng hoạt động TTDS cụ thê.
- Cuốn sách “Bình luận khoa học Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2 0 1 3 ” của Viện chính sách cơng và pháp luật năm 2014; Cuốn “Thực hiện
các quyền hiến định trong Hiến Pháp năm 2013 ” của Khoa Luật - Đại học Quốc Gia
Hà Nội năm 2015; Cuôn “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
trong Hiến pháp Việt Nam ” của Văn phòng thường trực về nhân quyền và Học viện
chính trị Quốc 2Ía Hồ Chí Minh phối họp thực hiện năm 2015. Các cuốn sách này đều
phân tích nhũng quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ
bản của côna dân; luận giải các yêu cầu để các quyền con người, quyền cơ bản của
công dàn được thực hiện trên thực tế. Đây là tài liệu quan trọne, làm căn cứ cho việc
đánh giá các quy định của BLTTDS năm 2015 về bảo đảm quyền con người, quyền cơ
bản của công dân trong TTDS trên cơ sỏ' các yêu cầu của cải cách tư pháp và thi hành
Hiến pháp năm 2013. Từ đó, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTDS về bảo
đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

- Cuốn “Bình luận khoa học BLTTDS năm 2015 ” do TS. Bùi Thị Huyền chủ biên
năm 2016. Cuốn sách chủ yếu phân tích về những điểm mới của BLTTDS năm 2015
đồng thời có phân tích, đánh giá nhũng quy định mới đó đã cụ thể hóa quy định nào của
Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, những bình luận, đánh giá này chưa mang hệ thống,
chưa đầy đủ về bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong BLTTDS
năm 2015.
- Bài viết về “Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật TTDS về bảo đảm quyền con
người, quyền cơ bản của công dân” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đăng trên tạp chí
Luật học số 11/2015. Bài viết đã đưa ra các yêu cầu mà pháp luật TTDS cần đáp ứng
nhàm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, bài viết có tính chất
gợi mở chưa đi sâu phân tích các quy định của BLTTDS năm 2015 về bảo đảm quyền
con người, quyền cơ bản của cơng dân trong TTDS.
ở r.ước nsồi, vấn đề cơ chế bảo đảm quyền con ngưò'i trong TTDS được tiếp tục
nghiên cứu trona các sách như: “Tìm hiểu về quyền con người” (Tài liệu hướng dẫn về
giáo dục quyền con người) do Giáo sư Wolfgang Benedek chủ biên năm 2008; “Những
vấn đề cơ bản của luật pháp M ỹ ” do Giáo sư Alan B. Morrison chủ biên năm 2007; Kỷ
yếu của dự án VIE/95/017 “vềp h á p luật TTDS năm 2 0 0 0 ”', một số tài liệu hội thảo về
pháp luậi TTDS do Nhà pháp luật Việt pháp tổ chức tại Hà Nội... Các tài liệu nguyên
5


ban băng tiếng nước neoài được nehiên cửu là cuốn “The Right ro fa ir trial" của
European Commission for Democracy throush Law năm 2000; cuốn “C/v/7Procedure"
cua J A.Jolowicz; cuốn “Tpa^tcdaHCKuũ npoiỊecc" cua H. M. KopmyHOB năm 2005;
cuốn '■Smaìì Cỉaims Courts " của Christopher J.Whelan năm 1990; cuốn “The Fabric o f
Engìiỉh Civil Ju síice” của Jack I.H. .ìacob năm 1987... Các tài liệu trên đều đề cập đến
những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người cũng như phương thức bảo đảm
quyềr. con người nói chung và quyền con người trons TTDS nói riêng. Đây là các tài
liệu cỏ giá trị tham khảo trong việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế bảo
đảm cuyên con neười, quyền cơ bản của công dân trons TTDS Việt Nam.

Như vậy, chưa có cơng trình nào nghiên círu một cách toàn diện và hệ thống về cơ
chế bao đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong TTDS theo yêu cầu
của cái cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ nhũng vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền
cơ bản của cône dân trong TTDS như khái niệm quyền con người, quyền cơ bản của
công dân trong TTDS; khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở của cơ chế bảo đảm quyền
con người, quyền cơ bản của cône dân trong TTDS; nội dung của cơ chế bảo đảm
quyềr. con người, quyền cơ bản của công dân trong TTDS; các yếu tố chi phối cơ chế
bảo đám quyền con người, quyền cơ bản của cône dân trong TTDS.
- Xác định các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và nhũng vấn đề mới đặt ra
trong quy định của Hiến pháp năm 2013 đối với việc nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo
đảm cuyền con người, quyền cơ bản của công dân trong TTDS;
- Đánh giá thực trạna cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của
công iân trên cơ sở các yêu cầu của cải cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013
về bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong TTDS.
- Đánh giá thực tiễn thực hiện cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của
cơng lân tại các Tịa án Việt Nam nhàm làm rõ hiệu quả của việc bảo đảm quyền con
người quyền cơ bản của cơng dân trong hoạt động TTDS;


Đề xuất các giải pháp cụ thể nhàm nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo đảm quyền

con narời, quyền cơ bản của công dân trong TTDS theo yêu cầu của cải cách tư pháp
và thi hành Hiến pháp năm 2013.
.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
ĩDổi tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về cơ chế bảo đảm quyền
con người, quyền cơ bản của côns dân trong TTDS; thực trạng cơ chế pháp lý và thực
tiền tìiực hiện cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của cône dân trong
6



TTDS tronẹ những năm gân đây.
Đảm bao quyền con người, quyên cơ ban của công dân trong TTDS là vấn đề lớn,
được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau và có nhiều nội dung khác nhau cả về lý
luận và thực tiễn. Do đó, đề tài chỉ tập ĩruns nghiên cún nhừne vấn đề sau:
' Chi nghiên cún cơ chế bảo đảm đảm quyền con người, quyền cơ bản của côns
dân trong TTDS ờ cấp độ quốc aia, khône nghiên cứu cơ chế bảo đảm đảm quyền con
neười, quyền CO’ ban của công dân trong TTDS ở cấp độ quốc tế và khu vực.
- Tập trung nghiên cứu về cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân của
đương sự trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự (VADS), thủ tục giải quyết việc dân
sự (VDS) và thủ tục TTD S rút gọn.
- Tập truna nghiên cứu về cơ chế pháp lý và cơ chế tổ chức thực hiện việc bảo
đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trons: TTDS.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật TTDS Việt nam về bảo đảm quyền con
người, quyền cơ bản của công dân cũng như thực tiễn hoạt động TTDS về bảo đảm
quyền con người, quyền cơ bản của cơna dân tại các Tịa án Việt Nam trong nhũng năm
gần đây.
1.5. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 phần:
P hần 1: N h ũ n g vẩn đề lỷ luận cơ bản về cơ chế bảo đảm quyền con người,
quyền CO' bản của công dân trong TTDS theo yêu cầu cải cách tư pháp và thi hành
H iến pháp năm 2013
- Khái niệm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong TTDS.
- Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở của cơ chế bảo đảm quyền con người,
quyền cơ bản của công dân trong TTDS
- Nội dung cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong
TTDS.
- Các yếu tố chi phối cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công
dân trơng TTDS

- Các yèu cầu của cải cách tư pháp và và thi hành Hiến pháp năm 2013 đối với
việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong TTDS.
Phần 2: Thực trạng cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công
dân trong TTD S
- Thực trạns cơ chế pháp lý về bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của côns

7


dân.

- Thực tiễn thực hiện cơ chê bao đảm quyền con người, quyền cơ bản của công
dân trong TTDS.
Phần 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo đảm quyền con
người, quyền cơ bản của công dân trong TTD S Việt nam theo yêu cầu cải cách tư
pháp và thi hành H iến pháp năm 2013
- Phương hướng của các giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế bảo đảm quyền con
người, quyền CO' bản cua công dân trong TTDS Việt nam theo yêu cầu cải cách tư pháp
và thi hành Hiến pháp năm 2013.
- Các giải pháp cụ thê
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp luận: Đe tài được thực hiện trên cơ sờ phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chúng và duy vật lịch sử; đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động tư pháp.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng đế thực hiện đề tài là phương
pháp mơ tả, phân tích, tổng họp, so sánh, thống kê, lịch sử, tư duy logic, khảo sát thực
tê...v.v.
Các phương pháp trên được áp dụng linh hoạt tuỳ vào tùng nội dung và những yêu

cầu của đề tài nhằm xác định hiệu quả của bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của
công dân trong hoạt động TTDS.
1.7. Địa chỉ ứng dụng và ý nghĩa của đề tài
Kết quả của việc nghiên cứu đề tài có giá trị sau:
- Ket quả nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc hiện thực hoá chiến lược cải cách
tư phốp và thi hành Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con nsười, quyền cơ bản
của công dân trong TTDS;
- Góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về cơ chế bảo đảm quyền con naười, quyền
cơ bảr. của cơng dân trong TTDS, đóng góp các giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế
bảo đám quyền con naười, quyền cơ bản của công dân trong TTDS Việt nam theo yêu
câu cải cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013.
- Bô sun2 nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cún và siảne dạy sau đại học
chuyên neành Luật Dân sự và TTDS.

8


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Những vấn đề lý ỉuận co bản về cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền
cơ bán của công dân trong tố tụng dân sụ theo yêu cầu cải cách tư pháp và thi
hành Hiến pháp năm 2013
2.1.1. Khái niệm , đặc điếm và ỷ nghĩa của cơ chế bảo đảm quyền con người,
quyền cơ bủn của cơng dân trong tổ tụng dân sự
J. 1.1. ì. Khái niệm cơ chê bảo đảm quyên con người, quyên cơ bản của cơng dân
trong tị tụng dân sự
* Khải niệm quyển con người, quyền cơ bán cùa công dân trong TTDS
Quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được
ghi nhận và bảo vệ trons pháp luật quốc 2Ĩa và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Các
quyền con người, mà biểu hiện của nó ở cấp độ quốc eia là các quyền cơng dân. Theo
đó, quyền cơns dân cũng là quyền con người được áp dụng trong điều kiện, hoàn cảnh

của ir.ột quốc gia, với công dân của một quốc gia, chứ không phải là một dạns thức
khác biệt về bản chất với quyền con người. Nói cách khác, mọi thành viên của nhân loại
khi sinh ra đã mặc nhiên có tư cách chủ thể của các quyền con người. Các Nhà nước chỉ
có thể thừa nhận (bàn2 Hiến pháp và pháp luật) các quyền đó như là những giá trị vốn
có của mọi cá nhân mà nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ và thúc đẩy<6). Như vậy, quyền con
người và quyền cơng dân có mối quan hệ thống nhất với nhau nhưng là hai phạm trù
khác nhau. Quyền công dân có nội hàm hẹp hơn quyền con người do quyền công dân
chỉ là quyền con người được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo đảm, nhưng chủ
yếu dành cho những người có quốc tịch của nước đó. Không phải ai cũng được hưởng
các quyền công dân của một quốc gia nhất định, và không phải hệ thống quyền công
dân cua mọi quốc aia đều giống hệt nhau, cũng như đều hồn tồn tương thích với hệ
thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Quyền con người, về tính chất khơng
bị bó hẹp trons mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước như quyền công dân, mà thể
hiện mối quan hệ siừa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại, v ề phạm vi áp dụng,
do khỏns bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, nên chủ thể của quyền con người là tất cả
các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hồn cảnh, quốc tịch,... Nói cách
khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc
mọi dàn tộc đang sinh sống trên phạm vi tồn cầu, khơng phụ thuộc vào biên giới quốc
gia, tư cách cá nhân hay mơi trưịng sốns của chủ thể quyền1

Ngày nay, với sự phát

triển của giá trị nhân đạo, cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm và có ảnh hưởng
(6). Văn phịna thườne trực về nhân quyền và Học viện Chính trị Qc gia Hồ Chí Minh (2015), Quyển con người,
quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hién Pháp Việt N am , Hà N ội, tr. 23, 186, 187.
<7). PGS. TS. Nguyễn Thanh Tuấn, TS. Vũ Cône Giao, Một số so sảnh quyền con người với quyền công dân,
http://w >yv.tapchicongsan.org.vn/H om e/N ghiencuu-Traodoũ truy cặp nsày 13/12/2016.

9



nhiêu hơn trên lĩnh vực quyền con nsười, con naười không chỉ tồn tại với tư cách là
một thành viên cơng dân của một quốc gia mà cịn là thành viên “cơnơ dân'’ của cộng
đơns quốc tế; có thê nói ờ một mức độ nhất định thì trona mồi nước, việc ghi nhận và
bao vệ qun cơne dân tóc là đã ghi nhận và bao vệ quyền con người nói chung được
pháp luật quốc sia và pháp luật quốc tế shi nhận<8).
Trong các quyền con nsười được pháp luật thừa nhận thì quyền dân sự của cơng
dân có ý nshĩa rất quan trọng, theo đó, các cơng dân được phép xử sự theo những chuẩn
mực pháp lý nhất định để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Khi con
ngưịi thực hiện các quyền dân sự của mình thì cũna phải có nehĩa vụ tn thủ pháp
luật, tơn trọng và khơng được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộne,
quyền và lợi ích họp pháp của người khác. Đồng thời, những chủ thể khác phải tôn
trọng các quyền dân sự của chủ thể mang quyền đó. Tuy nhiên, trên thực tế, vì quyền và
lợi ích về dân sự của mình mà người này có thể xâm phạm đến quyền, lợi ích họp pháp
của người khác hoặc tranh chấp với người khác. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích họp
pháp về dân sự của mình trước sự xâm hại của người khác thì con người cần phải được
thực hiện các phương thức khác nhau để bảo vệ các quyền dân sự. Điều này chỉ có thể
được thực hiện khi các phương thức bảo vệ các quyền dân sự của con người được Nhà
nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Theo đó, các chủ thể có thể tự bảo vệ, u cầu
Tịa án hoặc các CO' quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ. Trong các phương thức
bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp về dàn sự của các chủ thể thì phương thức u cầu
Tịa án bảo vệ là “cơng cụ hừu hiệu nhất trong tồn bộ các phương thức khác nhau mà
xã hội và Nhà nước dùng để giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn lợi ích” (9). Hơn
nữa, phương thức Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của con người theo thủ tục
TTDS đã được Nhà nước chính thức ghi nhận bàng các quy định pháp luật TTDS.
Trong quá trình giải quyết VVDS tại TAND theo thủ tục TTDS có rất nhiều các
chủ thể tham gia vào hoạt động TTDS đó là những người tiến hành tố tụng, các đương
sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự
và những người tham gia tố tụng khác. Các chủ thể này mặc dù có địa vị pháp lý khác
nhau nhưng hoạt độns tố tụng của họ đều nhàm thực hiện mục đích của TTDS là bảo

đảm việc giải quyết VVDS nhanh chóng, chính xác, cơng minh, đúng pháp luật, bảo vệ
quyền và lợi ích họp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, trong các chủ
thể tham gia TTDS thì đương sự là chủ thể có vị trí trung tâm trong hoạt độns TTDS,
tất cả các hoạt động TTDS và các hành vi TTDS của các chủ thể đều xoay quanh các
|S|. Lê Pình M ùi (1997), Vai trị cùa pháp luật trong việc đảm bào thực hiện quyển con người, quyển cóng dân ở
nước tũ hiện nay, Luận vãn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội, tr. 21.
(9). Đào Trí Úc (Chủ biên) (2007), M ơ hình tổ chức và hoại động của Nhà nước pháp quyền X H C N Việt N am , Nxb
Tư pháp, Hà Nội, tr. 390.

10


đươn II sự. Các đương sự tham eia tố tụng xuất phát từ chính yêu câu bao vệ quyên và
lợi ích cua họ trone VVDS. phán quyết cùa Tòa án ảnh hườn 2 trực tiếp tới quyên và lợi
ích cua bản thân các đương sự. Hơn nữa, đu'0112 sự chính là các chủ thể có thể bị xâm
phạm từ phía các cơ quan, người tiến hành TTDS tronơ khi giải quyết VVDS. Bơi vì,
các cơ quan, người tiến hành TTDS là các chu thể đại diện cho Nhà nước, được Nhà
nước trao cho quyền lực để giải quyết các VVDS nên những chủ thê này rất dề và hồn
tồn có khả năng lạm dụns quyền lực trons khi giải quyết các VVDS. Do đó, hoạt độns
của cac cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là những hoạt động dề xâm
phạm đến quyền con người của đươna sự nhất. Trons mối quan hệ siữa đương sự với
cơ quan, người tiến hành TTDS thì đương sự là người ở vị thế bất lợi do họ là người
chịu sự phán quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng . Chính vì
vậy, quyền con người của các đươne sự cần phải được pháp luật TTDS bảo vệ trước sự
xâm hại của người khác và của chính cơ quan, người tiến hành TTDS. Đê làm được
điều đó thì các quyền tố tụng của đương sự phải được pháp luật TTDS ghi nhận một
cách đầy đủ để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của mình cũng như có cơ sở
pháp lý vững chắc để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền con người của đương
sự. Bên cạnh đó, các nghĩa vụ tố tụng của đương sự cũng được pháp luật TTDS ghi
nhận đầy đủ bởi vì, quyền con người của đương sự trong TTDS là sự thống nhất giữa

quyền và nghĩa vụ TTDS của đương sự. Đương sự khi thực hiện các quyền TTDS để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì đồng thời họ cũng phải có nghĩa vụ là
khơng xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích họp
pháp của người khác và phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Như vậy, quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong TTDS là tống hợp
các quyền TTDS của đưcmg sự với tư cách là con người, công dân được pháp luật quốc
tế và pháp luật TTDS ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện.
*

Khải niệm cơ chế bào đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong

TTDS
Quyền con người, quyền công dân không chỉ được pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia ghi nhận mà điều quan trọng là Nhà nước phải bảo đảm cho quyền con người,
quyền côns dân được thực hiện trên thực tế bởi nếu khơng thì việc ghi nhận quyền con
người, quyền công dân trong pháp luật mãi mãi chỉ là hình thức. Đúng như Giáo sư
Saneh Chamarik, Chủ tịch ủ y ban quyền con người quốc gia Thái Lan đã phát biểu:
“M ọi quyền và tự do được ghi nhận trong Hiến pháp đều ỉà vơ nghĩa nếu người dân
khơng có quyền lực thực thi chúng,'{]0). Vì vậy, Nhà nước phải có cơ chế bảo đảm cho

ll0,.Khoci Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội (Nguyễn Đ ăna Dunơ, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùns đồna chủ biẻn)
(2009), Giáo Trình ỉỷ luận và ph á p luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc eia, Hà Nội, tr. 428.

11


tất cà mọi nsười có đầy đu cơ hội đẻ thỏa mãn các quyền con người, quyền cỏna dân
mà pháp luật đã shi nhận.
v ề mặt thuật ngừ, theo Từ điên Tiếng Việt cơ chế là “cớc/7 thức theo đó một quá
trình thực hiệrì'[U), bảo đám là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc

có đầy đù nhừỉig gì cần th iế f,{]2). Theo Từ điến Hán - Việt, bảo đảm là “giừ gìn - chăm
sóc - gánh vác một việc gì đỏ”{n). Vì vậy, theo nơhĩa chung nhất, cơ chế bảo đảm quyền
con ngirời, quyền công dân là cách thực, biện pháp mà Nhà nước phải tiến hành đê chắc
chắn các quyền con người, quyền công dân được thực hiện trên thực tế.
Trên lĩnh vực quyền con naười, cụm từ “cơ chế của Liên họp quôc về quyền con
người” (United Nations Human Rights Mechanism) hay được sử dụng trong các tài liệu
chuyên môn đê chi bộ máy các cơ quan chuyên trách và hệ thống các quy tắc, thủ tục có
liên quan do Liên hợp quốc thiết lập đê thúc đây và bảo đảm các quyền con người. Cơ
chế bao đảm và thúc đẩy các quyền con người gồm cơ chế quổc tế (mà nồng cốt là cơ
chế của Liên hợp quốc), cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia(14).
Trong phạm vi cơ chế quốc gia bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân thì
khái niệm cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân được nhìn nhận dưới
nhiều góc độ khác nhau. Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn thì “bảo đảm quyền con
người, quyền cơng dân là các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người, trước
hết và chủ yếu là nhà nước, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư
pháp, và về quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, vãn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc,
tiêu chuẩn về quyền con người trong hoạt động của nhà nước và các hoạt động của các

tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt trong các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, nhàm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, (bảo đảm) thực hiện và thúc
đẩy quyền con người trong thực tế"(15). PGS. TS. Đinh Văn Mậu cho rằng quyền con
người được bảo đảm thực hiện thông qua mối quan hệ giữa Nhà nước và cônẹ dân do
pháp luật quy định; Thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước như cơ quan
lập pháp, cơ quan hành pháp, Tịa án và VKS; Hồn thiện tổ chức Nhà nước như đổi
mới tổ chức thực hiện thẩm quyền Quốc hội, cải cách nền hành chính Nhà nước, cải
cách tư pháp và nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm, bảo vệ các

(11). V iện neôn ngừ học (2006), Từ điển Tiếns Việt, Nxb Đà Nằng, tr. 214.
. V iện neôn neừ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nằng, Hà Nội - Đà N ằne, tr. 38.
. Đào Duy Anh (1957), H án Việt từ điển, N xb Trường Thi, Sài 2Òn, tr. 42.

(14). K hoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội (Nguyễn Đ ăna D une, Vũ Cône Giao, Lã Khánh Tùng đồne chủ biên)
(2009), Tlđd, tr. 428, 429.
( . PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn, Bào đảm quyên corỉ người ĩroỉig nền kinh íế thị trường định hướng xà hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc íế ở Việt Nam hiện nay, e/Nghiencuu-Traodoi/,
truy cập ngày 14/12/2016.

12


quyền, lợi ích hợp pháp của CƠĨ12 dân trong cơ chế thị trườns và dân chủ hóa xà hội<16).
Theo T.s. Tường Duy Kiên thì đê quyền con người, quyên và nshĩa vụ cơ ban cua công
dân được tôn trọnơ và bảo vệ thì cần phải: Xây dụng và hồn thiện pháp luật, trong đó
chú trọng pháp luật về quyền con nsười. quyền côn2 dân; Xây dựng chế độ trách nhiệm
của cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức tron2 quá trình thực thi cơng vụ; Đảm bảo
tính độc lập của cơ quan tư pháp tronơ việc bảo vệ các quyền và lợi ích họp pháp của
cơng dân; Tăns CT12 sự lãnh đạo của Đãnơ Cộng sản Việt Nam; Đe cao vai trị của
các tổ chức xã hội dân sự'1
Có thê thấy, các quan điểm trên mặc dù nghiên cứu CO' chế bảo đảm quyền con
người, quyền công dân dưới các ơóc độ khác nhau nhung đều bao hàm nhừne biện
pháp, cách thức, điều kiện cần thiết đê quyền con người, quyền cơna dân được thực
hiện trên thực tế. Theo đó, Nhà nước cần phải có cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con
người, quyền công dân; cơ chế tổ chức thực hiện việc bảo đảm quyền con neười, quyền
công dân thônơ qua hệ thống các cơ quan trona bộ máy nhà nước, các tơ chức; cơ chế
chính trị, xã hội, kinh tế... Tuy nhiên, ứtrới sóc độ khoa học pháp lý, “từ góc nhìn của
khoa học luật học, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, các bảo đảm pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng va mang tính quyết định, là cốt lõi, là sự thê chế hóa các bảo đảm chính trị, kinh
tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt buộc mà nhà nước, các cơ quan nhà
nước và xã hội phải thực hiện để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Các
bảo đảm pháp lý rất đa dạng, phong phú, trước hết là sự ghi nhận các quyền con người,

quyền công dân, đến việc tạo các điều kiện pháp lý, các điều kiện tô chức, việc thiết lập
cơ chế, bộ máy chuyên trách bảo đảm các quyền con người, quyền cơng dân,,(18). Điều
này có nghĩa ràna, trong các cơ chế bảo đảm quyền con người thì cơ chế pháp lý là rất
quan trọng, là tiền đề cho việc thực hiện các cơ chế bảo đảm khác cũng như tạo điều
kiện cho các cơ chế khác phát huy được vai trò và hiệu quả của chúng trong việc bảo
đảm quyền con người, quyền cơng dân. Theo đó, cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con
người, quyền cône dân chính là bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân
bàng các quy định của pháp luật. Hệ thống pháp luật cần quy định cụ thể các nguyên tắc
trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quyền và nghĩa vụ cụ thể của
công dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, công chức nhà nước; các thủ tục tố tụng để xừ

tl6). Lại Vín Trình (2011), Bảo đàm quyển con người cùa người bị tạm giữ. bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự
Việt N am , Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí M inh, tr. 20.
(17). Lại Vin Trình (2011), Tỉđd, tr. 20.
(18). Phạm Hồne Thái, N guyền Thị Thu Hươne (2012), Bảo đàm . bảo vệ quyền con người, quyền cơng dán trong
pháp Ìuậì hành chỉnh Vỉệĩ Nam (M ột số vấn đề có tính phương pháp luận, định hướns nehiẻn cứu),
Tạp chí K ioa học Đ H Q G H N , Luật học 28 (2012) 1-7.

13


lý các hành vi vi phạm quyền con người, quyền cơns dân; các hình thức, hiện pháp xử
lý các hành vi vi phạm quyên con người, quyền công dân; cụ thể hóa các cơng ước quốc
tế vê quyền con neưịi mà các quốc sia đã tham sia ký kết hay phê chuẩn nhằm đảm
bảo quyền con neười, quyền công dân được thực hiện.
N hư vậy, cơ chê bảo đảm quyên con người, quyên cơ bản của công dãn là hệ
thông các biện pháp, cách thức đê chăc chăn mọi người có đâv đủ cơ hội thực hiện
được trên thực tê các quyên con người, quyên cơ bản của công dân mà pháp luật quôc
tê và pháp luật quôc gia đã ghì nhận.

Như đã trình bày, khi quyền dân sự của con người bị xâm phạm thì một trons các
cách thức để bảo vệ quyền dân sự của mình là các chủ thể có thể u cầu Tịa án giải
quyết VVDS theo thủ tục TTDS. Khi Tòa án giải quyết VVDS thì các cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng đều nhằm mục đích là
bảo đám cho việc giải quyết các VVDS được đúne đắn, các bản án, quyết định của Tòa
án trước khi có lìiệu lực thi hành phải là các bản án, quyết định chính xác, cơng minh và
đúng pháp luật. Yêu cầu này là đặc biệt quan trọng trong TTDS khi mà phán quyết của
Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phâm và tài sản của cơng dân,
nhũng lợi ích của các cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước và lợi ích cơng cộng. Vì
vậy, đê đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước Tịa án thì điều quan
trọng và trước tiên là pháp luật TTDS cũng cần phải có đầy đủ các quy định để đương
sự có thể thực hiện được trên thực tế các quyền tố tụng mà pháp luật TTDS đã quy
định. Theo đó, pháp luật TTDS phải có đầy đủ các quy định về bảo đảm quyền con
ngưịi, quyền cơng dân của đương sự như quy định về các nguyên tắc trong việc bảo
đảm quyền con người, quyền công dân, về quyền và nghĩa vụ TTDS của đương sự, về
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát (VKS) và những người
tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân của
đươns sự, về trách nhiệm phối họp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong việc giải
quyết VVDS, về trình tự, thủ tục tố tụng cụ thể, công khai, minh bạch, về biện pháp xử
lý hành vi vi phạm pháp luật TTDS xâm hại tới quyền và lợi ích họp pháp của đương
sự. Tiếp đó, để các quy định của pháp luật TTDS về bảo đảm quyền con người, quyền
cơ bản của cơna dân được thực hiện trên thực tế thì cần phải có cơ chế tổ chức thực
hiện. Theo đó, các phương tiện thông tin đại chúng, cả hệ thống chính trị và xã hội phải
thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến rộn2 rãi pháp luật TTDS về bảo đảm quyền con
ngưịi. quyền cơ bản của cơng dân; thực hiện cơ chế phối họp giữa cơ quan, người tiến
hành TTDS với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết VVDS; thực hiện cơ chế
giám sát hoạt động TTDS của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thực
hiện nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ cho những người tiến hành TTDS và
kiện toàn hệ thống tổ chức Tòa án.
14



Do đó, cơ chê bao đảm quyên con người, quyên cơ bản của công dân trong TTDS
được hiéu lờ hệ thông các biện pháp, cách thức đê chác chăn đương sự có đây đủ cơ
hội thực hiện được trên thực tê các quvển con người, quyên cơ bản của công dân mà
pháp luật TTDS đã ghi nhận, qua đó đương sự bảo vệ quyển rà lợi ích hợp pháp cua
mình írước Tòa án.
2.1.1.2.

Đặc điềm cơ chê bảo đảm quyên con người, quyên cơ bản cùa công dân

trong tô tụng dân sự
- Cơ chê bảo đảm quyên con người, quyên cơ bản của công dân trong TTDS được
thực hiện cho tất ca các bên đương sự
Mục đích của TTDS là bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của các đương sự. Các
đươna sự dù là nsuyên đơn, bị đon, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trone VADS
hay người yêu cầu, người có liên quan trong VDS tham gia tố tụng đều để bào vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của
công dân trong TTDS được đặt ra cho tất cả các bên đương sự. Điều này hồn tồn khác
biệt với tố tụng hình sự. Trong tố tụng hình sự, “mục đích, nhiệm vụ chủ yếu ỉà xử lý
công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không đê lọt tội phạm và không làm oan
người vô tội. Vì vậy, việc bảo đảm quyền bào chừa trong tổ tụng hình sự chủ yếu chỉ
đật ra đơi với một bên của vụ án hình sự là những người bị tạm giữ, bị can và bị cảo vì
họ là đối tượng bị buộc tội. Đổi với nhũng người tham gia tố tụng khác không phải ỉà
đổi tượng của sự buộc tội, do vậy vấn đề bào chừa không đặt ra đoi với hộ,,{]9). Còn
trong TTDS, các bên đương sự trong VVDS đều có quyền và lợi ích cần được eiải
quyết, bảo vệ. Do đó, việc bảo đảm quyền con nsười, quyền cơ bản của công dân được
thực hiện đối với tất cả các bên đương sự.
- Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong TTDS là hệ
thống các biện pháp, cách thức để quyền con người, quyền công dân của các đương sự

được thực hiện trên thực tế
Quyền con người, quyền công dân của đương sự trong TTDS được thể hiện cụ thể
băng các quyền tố tụng của đương sự với tư cách là con người, công dân được pháp luật
TTDS ghi nhận nhưng để các quyền tố tụng đó của đương sự thực hiện trên thực tế thì
cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, cách thức để đảm bảo các quyền tố tụng của
đương sự được thực hiện trên thực tế. Đó là, trước tiên các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức xã hội phải thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTDS để
đảm bảo các đương sự có đầy đủ hiểu biết về pháp luật TTDS. Có như vậy thì đương sự
mói bíêt bao vệ quyền và lợi ích họp pháp của mình, thực hiện đúng các quyền tố tụng
1'9|. N gun C ơne Bình (2006), Bào đàm quvển bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa đưong sự Trong TTDS, Luận
án Tiến íSĨ Luật học, Hà Nội, tr. 25.

15


cua mình, khơng được lạm quyền tố tụne đê sâv khó khăn cho đương sự khác cùng như
Tịa án trons quá trinh giài quyết VVDS. Các cơ quan tiến hành tố tụng, neười tiến
hành tố tụne có trách nhiệm tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm cho các đương sự thực hiện
đưọ'c các quyền và nghĩa vụ tố tụng, phải tạo điều kiện và không đưọ'c cản trở các
đương sự thực hiện các quyền tố tụng, phải thực hiện đúns các quy định của pháp luật
TTDS đê siải quyết VVDS chính xác, đúng pháp luật, đảm bào công băn2 cho các bên
đươne sự. Cac CO' quan, tô chức, cá nhân thực hiện trách nhiệm phối họp với Tòa án,
VKS, đương sự, người đại diện họp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích
họp pliap của đươnơ sự đầy đủ, kịp thời, đúns thời hạn. Nhân dân thực hiện việc giám
sát các CO' quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đâm bảo các CO' quan tiến
hành 10 tụng, người tiến hành tố tụnạ không được lạm quyền, lộng quyền trong quá
trình giải quyết VVDS. VKS thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật hoạt
động giải quyết VVDS của Tòa án để thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng
nghị theo thẩm quyền nhàm bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trons TTDS.
-


Có rất nhiều chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản

của công dân trong TTDS, trong đó Tịa án là chủ thể cỏ trách nhiệm chính trong việc
bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong TTDS
Đê bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân của đương sự trong TTDS được
thực hiện địi hỏi phải có sự phối họp của rất nhiều các chủ thể. Tòa án với tư cách là cơ
quan xét xử, Thực hiện quyền nr pháp có trách nhiệm tạo điều kiện, thực hiện các biện
pháp bảo đảm cho đương sự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng; VKS với tư
cách là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS có trách nhiệm đảm bảo
việc tuân thủ pháp luật trong quá trình giải quyết VVDS; Nhân dân thực hiện việc giám
sát các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm giải quyết VVDS; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm phối họp với Tòa án, VKS, đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự trong việc giải quyết W D S ; Các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức xã hội thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTDS về bảo đảm
quyền con người, quyền cơ bản của cơng dân.
Tuy nhiên, tron2 các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người, quyền cơ
bản của côn2 dân trong TTDS thì Tịa án là chủ thể có trách nhiệm chính. Bởi vì, Tịa
án là cơ quan xét xử, giải quyết VVDS để bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của cá nhân,
CO' quan, tô chức, bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Các quyết định của Tồ

án có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện. Do đó, nếu Tịa án không vô tư,
khách quan, không tuân thủ đúng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong giải quyết
VVDS, không thực hiện đúna trình tự, thủ tục do pháp luật quy định thì chắc chắn

16


quyên con người, quyền côn2 dân của đươne sự sẽ không được thực hiện trên thực tê.

- Các biện pháp, cách thức bao đảm quyên con người, quyên cơ bàn của cơng dân
trong TTDS do pháp luật quy định
Đè có cơ sờ pháp lý cho các chủ thể có trách nhiệm thực hiện các biện pháp, cách
thức bao đảm quyên con neười, quyền cơ ban cua công dân trona TTDS thì các biện
pháp, cách thức này được pháp luật quy định. Có như vậy, việc thực hiện các biện pháp,
cách thức bao đảm quyền con người, quyền CO' bản của cônơ dân trong TTDS mới hợp
pháp.
2 .1.1.3.

Ỷ nghĩa của cơ chê bảo đảm quyên con người, quyên cơ bản của cơng dân

trong tố tụng dân sự
* Ỷ nghĩa vẻ chính trị - xã hội
- Thứ nhất, cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong
TTDS là đáp úng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XH C N của Nhân dân, do
Nhân dân và vì Nhân dân
Báo vệ quyền và lợi ích họp pháp của cône dân là một nội dung cơ bản và quan
trọng cùa Nhà nước pháp quyền. “Tat cả các yếu tổ của Nhà nước pháp quyền như việc
thừa nhận quyển lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, đảm bảo địa vị tối cao của pháp
luật và thực hiện cơ chế phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước cuối cùng đều
nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do của con người ”<20). Tòa án với tư cách là cơ
quan thực hiện quyền tư pháp trong hoạt động của mình phải đảm bảo giải quyết vụ án
một cách chính xác và đúng pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích họp pháp của cơng
dân. Tịa án tạo điều kiện cho đương sự được bình đẳng trong việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ TTDS, thực hiện các biện pháp do pháp luật quy định để bảo đảm cho mọi
người tôn trọng các quyền tố tụng của đương sự cũng như bản thân Tịa án cũng phải
tơn trọng quyền tố tụng của các đương sự. Đi đôi với việc bảo vệ quyền và lợi ích họp
pháp cLa đương sự là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, naười tiến hành tố
tụng trong việc giải quyết VVDS một cách khách quan và công bàng. Đối với những
naưcxi tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích họp

pháp của đương sự thì tùy từng mức độ mà bị xử lí theo quy định của pháp luật. Đối với
cơ quar, tơ chức, cá nhân có trách nhiệm phối họp, hỗ trợ Tòa án trong việc giải quyết
VVDS lể Tòa án ra phán quyết nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật. Do đó, cơ
chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của cơng dân trona TTDS cũng chính là
p phếu thực hiện mục tiêu xây dụng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước

(20'. K hoa Luật Đại học Quốc eia (2004), Cải cách tư pháp ờ Việt Nam trong giai đoạn xây diaig Nhà nước pháp
quyên, H>b Đai hoc quốc gia, Hà Nơi, tr. 92, 93.
t■
"
«7
TRUNG TÀM THƠNG TIN THỰVIẸN

17

ỉ ĩ HƯỜNG DẠI HỌC
'J0'
Ị PHỊNG ŨQC —3 - ^ - ^ ------ -


×