Tải bản đầy đủ (.pdf) (276 trang)

Áp dụng pháp luật ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.35 MB, 276 trang )


B ộ Tư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Đ È T À I N G H IÊ N

cứu K H O A

HỌC CẤP TRƯỜNG

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
_____ - __ ____ ____

_________~



Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MÃ SỐ: LH - 08 - 08/ĐHL

C H Ủ N H I Ệ M Đ È TÀ I: TS. N G U Y Ễ N T H Ị H Ồ I

THƯ VIỆN
ĨRƯỜNG ĐAI H Ọ C LÚẬT h à n ơ i

PHỊNG £ 'C

Ẫ M

HÀ NỘI - 2009




N IIỦ N G N G Ư Ờ I T H Ụ C H IỆ N Đ È TÀI

CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI

TS. NGUYỀN THỊ HỒI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

( ;

CỘNG TÁC VIÊN

1. TS. NGUYỄN THỊ VẦN ANH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI l ■

2. TS. NGUYỄN HỒNG BẮC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (í

3. TS. NGUYỄN HỮU CHÍ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ( À

4. Th.s. BÙI THỊ ĐÀO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI L 4


5. TS. ĐỎ ĐỨC HỒNG HÀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI l :

ó. Th.s. TRẦN VŨ HẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI í í

7. TS. TRẦN QUANG HUY

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LI|ẬT HÀ NỘI ( í

8. Th.s. PHAN LAN HƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ( *

9. TS. NGÔ THỊ HƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI [ <

10. TS. LÊ VƯƠNG LONG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (■

11. Th.s. NGUYỄN VĂN NĂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỌ1 /'

12. TS. PHÙNG TRUNG TẬP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Á


M Ụ C LỤC
T rang
M Ở Đ Ầ Ư ....................................................................................................................... 1

PHẢN I. BÁO CÁO TỒNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN

c ứ u .......................4

PHẦN II. CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN c ứ u
CHUYÊN ĐỀ I. Khái niệm thực hiện pháp lu ậ t............................................98
CHUYÊN ĐÊ 2. Khái niệm áp dụng pháp lu ậ t............................................. 103 Lk.)
CHUYÊN ĐỀ 3. Khái niệm thực hiện ĩ)háp luật và áp dụng pháp luật..... 112

I

CHUYÊN ĐÊ 4. Quy trình áp dụng pháp lu ậ t............................................... 123 ( l )
CHUYÊN ĐỀ 5. Quyết định áp dụng pháp lu ậ t............................................. 133 c ®/
CHUYÊN ĐỀ 6. Áp dụng pháp luật tương t ự ................................................ 144 ( ^ <
CHUYÊN ĐÈ 7. Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hình s ự ........................ 153 ( rts'
CHUYÊN ĐÊ 8. Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực dân s ự ......................... 174 (
CHUYÊN ĐỀ 9. Áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính ... 192 ( ^
CHUYÊN ĐỀ 10. Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp
thương mại tại toà án............................................................ 201 (
CHUYÊN ĐÊ 11. Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực lao đ ộ n g ..................... 209 ( &
CHUYÊN ĐẺ 12. Áp dụng ph tp luật trong lĩnh vực đất đ a i .........................219 i rU
CHUYÊN ĐỀ 13. Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực t h u ế ........................... 228 ( ^
CHUYÊN ĐÈ 14. Áp dụng quy định về hạn chế quyền của cha mẹ đối

với
V \
' //
con chưa th inh niên trong Luật hôn nhân và gia đình ... 239 (­
*

^



,

,,,

n

CHUYÊN ĐẺ 15. Áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt N a m ................ 247 c ^
CHUYÊN ĐẺ 16. Áp dụng pháp luật Việt Nam tại nước n g o à i................ 258 ì


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết cùa đề tài
Trong điều kiện của khoa học pháp lý nước ta hiện nay, việc hồn thiện
các khái niệm pháp lv cơ bản có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chết
lượng đào tạo cán bộ pháp lý, đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và
nâng cao hiệu quả của pháp luật. Ap dụng pháp luật là một khái niệm cơ bản
của khoa học pháp lý, việc nghiên cứu vê áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay
có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn vì những lý do sau:

Thứ nhất, mặc dù áp dụng pháp luật là một khái niệm pháp lý cơ bản
song ở nước ta cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật
chưa nhiều. Các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật mới chỉ được
giới thiệu một cách khái quát trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, các giáo trình của các mơn khoa học pháp lý chun ngành và một số
cơng trình nghiên cứu chun biệt, vì vậy, một sô vân đê lý luận vê áp dụng
pháp luật chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo và toàn diện.
Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta thời gian vừa qua cho tha>
hoạt động này đã đạt được khá nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chế cần
khắc phục. Nghiên cứu về thực tiễr áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ
the vừa góp phần làm sáng tỏ và hồn thiện lý luận, vừa có thể chỉ ra được
những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật, nhừng hạn chế trong quá
trình tố chức thực hiện các quy định đó, từ đó góp phẩn hồn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả của nó.
Thứ ba, ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những cơng
cụ có hiệu qua nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Song pháp luật chỉ thể hiện
được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc
biệt là được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác. Ket quả áp dụng pháp luật
để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đán, chính xác hay u,..
thâu tình dạt ỉý hay không chủ yếu phụ ihuộc vào sụ hiếu biết pháp luật và thái
độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền
áp dụng. Trong khi đó trường ta là một .cơ sở đào tạo cán bộ pháp lý lớn nhất
của cả nước, sinh viên, học viên của trường ta sau khi tốt nghiệp phần lớn trở
thành người áp dụng pháp luật trong thực tế, chính vì vậy, việc cung cấp cho
người học những kiến thức cơ bản và cụ thể v,ề áp dụng pháp luật là hồn tồn
cần thiết. Đe góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường, việc tống hợp,
trình bày một cách có hệ thống các kiến thức lý luận về áp dụng pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể trong một cơng trình
nghiên cứu để có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập ớ
trường ta hiện nay là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.

Ý thức được tất cả những lý do trên nên chúng tôi đã chọn và nghiên cứu
đề tài Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cửu
Áp dụng pháp luật là một trong nhũng vấn đề cơ bản của khoa học pháp
lý nên cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Chãng hạn,
những vấn đề lý luận cơ bản và khái quát về áp dụng pháp luật được đê cập đên
A

,

'

I

1

• A

r

1

A

1

■^ ,

'


A

A .

Â

Á

.1. Ả

t

/

1

^



r

I


2

trong các giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật dành cho hệ đại học,
trung cấp và trong các giáo trình của các mơn khoa học pháp lý chun ngành.
Bên cạnh đó, vấn đề này cịn được đề cấp đến trong một số cơng trình nghiên

cứu khác. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Những vân đề lý luận cơ bản về nhà
nước và pháp luật” của Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật do Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1995 và tác phấm “Những vấn đề lý luận cơ
bản về pháp luật” của Tiến sĩ Đào Trí ú c do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn
hành năm 1993 đêu có một chương mang tên Áp dụng pháp luật đề cập đên vân
đề này. Bên cạnh đó, những vấn đề ít nhiều liên quan đến việc áp dụng pháp
luật trong thực tế thì được đề cập đên trong rất nhiều cơng trình nghiên cứu có
tính chất chun biệt. Đơn cử một số cơng trình như: “Giải quyết tranh chấp
kinh tế theo thủ tục thương lượng, hòa giải” của TS. Trần Ngọc Dũng, Tạp ch'
Luật học số 1/2004; “Bàn về quyền khởi tố vụ án hành chính của viện kiểm sát
nhân dân” của Th.s. Nguyễn Thị Thuỷ, Tạp chí Luật học số 1/2004; “Một sổ
vấn đề áp dụng phong tục, tập quán trong giải quyết các tranh chấp hơn nhân và
gia đình” của Nguyễn Hồng Hải, Đặc san nghề luật số 4/2003; “Tạm giam bị
cáo sau phiên toà sơ thẩm” của Hà Thị Loan, Đặc san nghề luật số 4/2003;
“Thực tiễn giải quyết vụ án lao động tại TAND năm 2001, những vướng mắc
trong việc áp dụng Bộ luật Lao động và giải pháp” của Nguyễn Xuân Thu, Đặc
san nghề luật số 4/2003; “Nhân thân người phạm tội một căn cứ quyết định hình
phạt” của Trịnh Tiến Việt, Đặc san nghề luật số 4/2003; “Tơn trọng ngun tắc
tự do ý chí của các đương sự trong tố tụng dân sự” của Nguyễn Văn Luật, Đặa
san nghề luật số 4/2003... Tuy nhién, theo tôi được biết, trong số các cơng trình
nghiên cứu về áp dụng pháp luật ở nước ta cho đến nay chưa có một cơng trìn .1
nào nghiên cứu về áp dụng pháp luật theo cách kết họp những vấn đề lý luận vê
áp dụng pháp luật với thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể
như cơng trình này, tức là chưa có cơng trình nghiên cứu nào tiếp cận vấn đề áp
dụng pháp luật như cách tiếp cận của cơne trình nàv.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về nhà nước và pháp luật mà chủ yếu là trên cơ sở quan điếm duy vật và
phép biện chứng. Đồng thời đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thế như: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, giải
thích pháp luật...

4. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ thêm và hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận chung vê
áp dụng pháp luật..
,
- Làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn áp dụng
pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể ở nước ta hiện nay, những thành tựu đạt
được, những hạn chế cịn tồn tại, thơng qua đó có thể giúp cho việc hiểu một
cách đầy đủ, toàn diện về áp dụng pháp luật, đồng thời chỉ ra những ưu điêm
của hoạt động này để phát huy và những điểm hạn chế, bất cập trong các quy


3

định của pháp luật cũng như thực tế thực hiện các quy định đó đê khắc phục
nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật nước ta hiện nay.
Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập của giáo
viên và sinh viên các trường luật cũng như cho các cơ quan, nhân viên nhà nước
có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực
tế.
5. Phạm vi nghiên cứu
Áp dụng pháp luật là vần đề có nội dung khá rộng và phức tạp nên khơng
thế trình bày được tất cả các vấn đề về nó trong một cơng trình nghiên cứu, nhất
là một cơng trình nghiên cứu khoa học cấp trường. Vì vậy, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật, lý luận và thực
tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể: hình sự, dân sự, hơn nhân
gia đình, hành chính, kinh tế... Ngay trong mỗi lĩnh vực đó, đề tài cũng chỉ có
thể đề cập đến việc áp dụng pháp luật trong một hoặc một vài trường hợp cụ thể
mà không thể đề cập đến việc áp dụng pháp luật trong tất cả các trường hợp.
6. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề cơ bản sau:
1. Một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật: khái niệm, đặc
điểm, các trường hợp cần áp dụng pháp luật, quy trình áp dụng pháp luật, quyết
định áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tương tự.
2. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong một số
lĩnh vực cụ thể: hình sự, dân sự, hành chính, lao động, đất đai, thương mại...;
những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại trong hoạt động này; những
biện pháp cần thực hiện đế phát huy ưu điếm và khắc phục hạn chế nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả của áp dụng pháp luật đơng thời
làm sáng tỏ và hồn thiện thêm lý luận chung về áp dụng pháp luật.


PHẦN I

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KỂT QUẢ NGHIÊN c ứ u


4

1. M Ộ T S Ó V Ấ N Đ E L Ý L U Ậ N C H U N G
VÈ ÁP DỤNG PH Á P L I ẠT
1.1. KHÁI NIỆM T H ự C HIỆN PHÁP LUẬT
Chúng ta đều biết áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện
pháp luật, do vậy, việc xem xét khái niệm áp dụng pháp luật phải được bắt đầu
từ việc xem xét khái niệm thực hiện pháp luật. Trong thực tế cuộc sống hiện
đại, thực hiện pháp luật là hoạt động khơng thế thiếu vả thậm chí là hoạt độnp
cực kỷ quan trọng vì nó có vai trị hiện thực hoá các quy định của pháp luật,
biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế họp pháp của
các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hoạt

động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp luật được
hiện thực hố, nhờ đó nhà nước có thế điều hành và quản lý xã hội, có thế thiết
lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Do tầm quan trọng
như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những khái niệm cơ bản
của khoa học pháp lý, được đề cập đến trong các giáo trình Lý luận chung về
nhà nước và pháp luật của các cơ sờ đào tạo luật học. Trong một số giáo trình,
cách diễn đạt về khái niệm này hoàn toàn trùng khớp với nhau. Ví dụ, cả Giág
trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội lẫn Giáo
trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gùi
Hà Nội đều cùng một quan niệm rằng: “Thực hiện pháp luật là một q trình
hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc song,
trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”' . Quan
niệm này gần như đã được coi là “chân lý” vì nó đã tồn tại và được sử dụng
trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, chưa thể nói đây là một định nghĩa hồn
thiện về thực hiện pháp luật bởi hai lý do.
Thứ nhắt, không phải hành vi thực hiện pháp luật nào cũng phải là một
q trình hoạt động. Theo tiếng Việt, q trình có thể được hiểu là “Trình tự
phát triển, diễn biến cửa một sự việc p.ào đó”2, p.ếu nói q trình hoạt động thì
có nghĩa đó là một xâu chuồi các hoạt động diễn ra theo một trình tự nhất định.
Trong khi đó, có những trường hợp thực hiện pháp luật chỉ là những hành \
đơn lé, ví dụ, hành vi dừng lại trước đèn đỏ khi đi đường, hành vi mua thức ăn
ngồi chợ...
Thứ hai, khơng phải trong tất cả các trường hợp, chủ thể thực hiện pháp
luật đều nhàm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống mà đa số các chủ thê đêu
nhàm thực hiện những mục đích riêng của mình. Các tác giả của các giáo trình
trên hình như cũng đồng tình với điều đó nên họ đều giải thích rằng “Thực hiện
pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp
với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của
con nạười, của các tô chức mà thực hiện phú hợp với quy định của pháp luật thì



i





1 Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Tr ư ờng Đại học Luật Hà Nội. Nx b. C ô n g an nhân dân, Hà Nội 2003, tr. 463 và Giáo trình Lý luận c h u n g về nhà nước và pháp luật, Kh oa Luật, Đại học Q u ô c gia Hà Nội- Nxb.
Đại học Qu ố c gia Hà Nội - 2005, tr. 494.
...
2 T ừ điển tiếng Việt. Viện ngôn n g ữ học. NXB. Đà Nằ n g Hà N ộ i ' - Đà năng 2002, tr. 973


5

đều được coi là biêu hiện của việc thực hiện thực tể các quy phạm pháp lu ậ r 1,\
“Hành vi hợp pháp có thê được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chu
thê ỉa cân thiêt phái xử sự như vậy và do vậy họ tự giác làm theo. Cũng có thể
chủng được thực hiện do ảnh hưởng của những người xung quanh (thav người
khác làm như thê thì cũng làm theo) chứ bản thân người thực hiện hành vi đó
chưa hoặc khơng nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy. Cịn có thể
có nhũng hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng các
biện pháp cưỡng chê nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đóM.
Có thê thây, trong các trường họp được nêu trên thì chỉ hành vi hợp pháp
được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu săc của chủ thê là cần thiết phải xử sự
như vậy mới có thê được coi là có mục đích làm cho những quy định của phá’
luật đi vào cuộc sơng, cịn những hành vi hợp pháp được thực hiện trong trường
họp chủ thê chưa hoặc không nhận thức được tại sao phải làm như vậy hoặc do
kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp
dụng các biện pháp đó thì khơng thể được coi là có mục đích đưa các quy định

của pháp luật đi vào cuộc sống. Do vậy, định nghĩa thực hiện pháp luật nêu trên
chỉ phù hợp với hình thức áp dụng pháp luật mà chưa hồn tồn phù hợp với
các hình thức thực hiện pháp luật khác. Vậy nên quan niệm về thực hiện pháp
luật như thể nào cho phù hợp?
Chúng tơi cho rằng có thể xây dựng ki ái niệm thực hiện pháp luật xuất
phát từ nghĩa của từ thực hiện trong tiếng Việt'và theo cách xây dựng khái niệrD
vi phạm pháp luật - một khái niệm hầu như không cịn sự tranh cãi bởi vì nó (J3
được thừa nhận bởi đa số các nhà nghiên cứu về vấn đề này. ở Việt Nam, ÚI
thực hiện có thể được hiểu theo nghĩa là “Làm cho thành ra sự thực”5, hoặc
“Bằng hoạt động làm cho trở thành sự thật...
Trên cơ sở các quan niệm này
thì có thê hiêu thực hiện pháp luật là làm cho pháp luật trở thành sự thực hay
làm cho các quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống. Vì thế,
thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hồn tồn phù hợp
với các u cầu, địi hỏi của pháp luật. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi quy định của
pháp luật mà việc thực hiện nó có thể là bằng hành động hoặc bằng không hành
động, cụ thể, việc thực hiện những quy phạm cấm đoán đương nhiên là bằng
không hành động, song việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý lại chủ yếu là bằng
hành động.
Tuy nhiên, nhà nước ban hành ra pháp Luật chỉ để điều chỉnh hành vi hay
xử sự của các chủ the có khả năng nhận thức, tức là các chủ thể có thể nhận
thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó đối với xã hội, đồng
thời điều khiển được hành vi của mình, mà khơng điều chỉnh xử sự của các chủ
thê khơng có khả năng nhận thức. Bằng việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp
lý cho các chủ thể tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định, pháp luật
3 Giáo trình Lý luận nhà n ư ớ c và pháp luật, T r ư ờn g Đại học Luật Hà Nội, sđd, tr. 461- 462 và Giáo trình Lý
luận chung về nhà nước và p há p luật, K h o a Luật, Đại học Q u ố c gia Hà Nội, sđd, tr. 494.
4 Giáo trình Lý luận nhà nư ớ c và pháp luật, Tr ư ờn g Đại học Luật Hà Nội, sđd tr. 4 62 và Giáo trình Lý luận
chung về nhà nước và p h á p luật, Khoa Luật, Đại học Q u ố c gia Hà Nội, sđd, tr. 494.
5 T ừ điền Hán Việt. Đào D u y Anh. Nxb. Văn hố - Thơng tin, tr. 474.

6 T ừ điển tiếng Việt. Vi ện ng ôn ngữ học. Nxb. Đà Nằng. Hà Nội - Đà N ă n g 2002, tr. 973.


6

tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp cho họ biết mình được làm gì,
khơng được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ớ vào một điều kiện,
hồn cảnh cụ thê nào đó. Trên cơ sở nhận thức đó, các chủ the sẽ lựa chọn và
thực hiện các hành vi thực tế của mình. Bằng việc quy định các biện pháp baơ
đảm thực hiện pháp luật hay các hình thức khen thưởng đối với những chủ thể
thực hiện tốt pháp luật và các biện pháp trừng phạt đối với các chủ thế vi phạm
pháp luật, pháp luật sẽ tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp cho họ có
thể lựa chọn và thực hiện cách xử sự có thể được thưởng, đồng thời tránh hoặc
khơng thực hiện những hành vi có thể bị phạt. Do đó, đối với các chủ thể khơng
có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hồn tồn vơ tác dụng,
khơng có giá trị gì.
Các hành vi hợp pháp được thực hiện bởi các chủ thể có khả năng nhận
thức có thể vì nhiều lý do, có thể là vì chủ thể ý thức được đó là yêu cầu của
pháp luật nên tự giác thực hiện, có thể là do bắt chước người khác, có thể là do
bị bắt buộc, có thể là đo sợ bị trừng phạt... Các hành vi hợp pháp của các ch
thể cũng có thể được thực hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau, có thể nhằm
thoả mãn một nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình, có the nhằm nâng cao
trình độ học vấn, có thế nhằm kiếm được việc làm tố t... Nhìn chung, trong quá
trình soạn thảo và ban hành các quy định của pháp luật, các nhà làm luật chủ
yếu quan tâm đến việc tìm kiếm những cách xử sự có lợi cho xã hội, cách xử sự
cần phải có nhằm thiết lập trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định để yêu
cầu hoặc đòi hỏi các chủ thể trong xã hội phải xử sự theo; đồng thời tìm ra
những cách xử sự có hại cho xã hội để mà ngăn cấm thực hiện. Mục đích cuối
cùng của cơng cuộc tìm kiếm này là có thể điẹu chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội theo chiều hướng mà nhà nước mong mru

Cịn lý do và mục đích thực hiện pháp luật của các chủ thể cụ thể có lẽ
khơng quan tâm nhiều. Vì vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản
rằng: thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) hợp
pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật.
Trên cơ sở quan niệm trên, ta thấy, thực hiện pháp luật có một sơ dấu
hiệu cơ bản sau đây:
Trước hết, thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay x ử sự
thực tế của con người.
Chúng ta đều biết nhà nước đặt ra pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ
xã hội theo chiều hướng mà nó mong muốn. Tất cả các quan hệ xã hội đêu
được thể hiện thông qua cách xử sự của người ta với nhau, vì thể, bằng cách
quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thê tham gia vào một quan hệ
xã hội nhất định, nhà nước có thể tác động lển các quan hệ xã hội, điều chỉnh
chúng theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Do đó, pháp luật chỉ điều chỉnh
hành vi hay xử sự của con người mà không thể điều chỉnh suy nghĩ hay tư
tưởng của họ, bởi vì, khơng ai có thế “đọc” được hay dự đốn được chính xác ý
nghĩ của người khác khi nó đang tồn tại trong đầu họ, tức là khi nó chưa được
thể hiện ra bên ngồi thành những hành vi hay xử sự cụ thể để mà điều chỉnh,
c. Mác đã từng khẳng định: “Ngoài hành vi của mình ra tơi khơng tồn tại đơi


7

với pháp luật, hồn tồn khơng phải là đơi tượng của nó. Những hành vi cua tơi
- đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tơi đụng chạm với pháp luật bởi vì hành vi là
cái duy nhất vì nó mà tơi địi quyền tồn tại, quyền hiện thực, và như vậy là do
nó mà tơi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành”7. Vì lý do này mà chỉ có
the cấn cứ vào hành vi xác định hay xử sự thực tế của một chủ thế nào đó rồi
đối chiếu với các quy định cụ thể của pháp luật mà ta có thể xác định được là
họ có thực hiện pháp luật hay không.

Hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thê có thê được thê hiện dưới
dạng hành động, tức là thế hiện qua những lời nói, cử chỉ, động tác nhất định, ví
dụ: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, thoả thuận, ký kết
hợp đồng mua bán... ; song cũng có thể được thể hiện dưới dạng khơng hành
động, tức là không thực hiện những cử chỉ, động tác, lời nói nhất định, ví dụ:
khơng vượt đèn đỏ, khơng đi vào đường ngược chiều khi tham gia giao thông...
Thứ hai, thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi
hoàn toàn p h ù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.
Đây là lẽ đương nhiên vì thực hiện pháp luật là sự hiện thực hoá các quy
định của pháp luật hay, làm cho các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước đối với các
chủ thế khác trở thành hiện thực, tức là biến các quy định của pháp luật từ trong
văn bản thành cách xử sự thực tế của các chủ thế khi tham gia vào các quan hẹ
pháp luật. Vì vậy, những hành vi trái pháp luật khơng bao giờ có thể được coi là
thực hiện pháp luật.
Thứ ba, thực hiện pháp luật phải là x ử s ự của các chủ thể có năng lực
hành vì pháp luật, tức là x ử sự của chủ thể có khả năng bằng hành vi của
chính m ình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Như trên đã nói, pháp luật chỉ có thê điều chỉnh xử sự của các chủ thê có
khả năng nhận thức, với các chủ thể khơng có khả năng nhận thức thì các quy
định của pháp luật hồn tồn vơ tác dụng. Song khơng phải tất cả các chủ thể có
khả năng nhận thức đều có thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật, một
chủ thể cụ thể chỉ có thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi có đủ
những điều kiện nhất định. Điều kiện này là khác nhau đối với các loại chủ t h ;
khác nhau. Đối với chủ thể là tổ chức thì sẽ có năng lực hành vi pháp luật từ khi
nó được thành lập hoặc được cơng nhận. Cịn đối với chủ thể là cá nhân thì điêu
kiện đó là độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể. Độ tuổi đó là khác nhau
trong mỗi trường hợp cụ thể tuỳ theo quy định của pháp luật. Trong nhiều quan
hệ pháp luật, cá nhân sẽ được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi họ đủ 6
tuổi trở lên và trí tuệ phát triển bình thường. Bởi vì, những người này đã có khả
năng xác lập và thực hiện một số quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Ví dụ,

thực hiện quyền và nghĩa vụ của một học sinh lớp một, mua quà sáng... Song
có những quan hệ pháp luật, độ tuổi đó phải là cao hơn, ví dụ trong quan hệ bầu
cử, ứng cử, kết h ô n ...
Nhìn chung, yêu cầu của nhà nước đổỉ với các chủ thể được thế hiệ’~
trong các quy định của pháp luật là khá đa dạng nên cách thức thực hiện các
7c. M á c -

Ảngg hen T u y ế n tập, T ập 1. Nxb. Sự thật, Hà Nội - 1980, tr. 19.


8

quy định đỏ cũng khác nhau, cỏ thê là băng hành động tích cực của chủ thê,
song cũng có thê là băng khơng hàr.h động. Vì vậy, trong các giáo trình Lý luận
nhà nước và pháp luật, các tác giả đã căn cứ vào yêu câu của các quy phạm
pháp luật mà chia thực hiện pháp luật thành 'bốn hình thức là tuân theo pháp
luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
a. Tuân theo (tuân thủ) pháp luật. Là hình thức thực hiện pháp luật
trong đó các chủ thể kiềm chế, giữ mình để khơng thực hiện những hành vi mà
pháp luật cấm. Ví dụ: chủ thể không vượt đèn đỏ hoặc đi ngược chiều khi tham
gia giao thơng. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật cấm đoán
trong thực tế và là hình thức thực hiện pháp luật bằng khơng hành động.
b. Thi hành (chấp hành) pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp ÍTi
trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động
tích cực. Ví dụ, chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đây là hình thức thực hiện
các quy phạm pháp luật bắt buộc trong thực tể và là hình thức thực hiện pháp
luật bằng hành động.
c. S ử dụng (vận dụng) pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật trong
đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của minh, tức là thực hiện những hành
vi mà pháp luật cho phép. Ví dụ, việc thực hiện quyền học tập bàng cách đăng

ký dự thi và làm thủ tục nhập học tại các cơ sở đào tạo của người học. Đây là
hình thức thực hiện các quy phạm cho phép, vì vậy, chủ thê có thê thực hiện
hoặc khơng thực hiện quyền của mình,

d. Áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nb '
nước (thông qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thấm quyền) tổ chức cho
các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật. Ví dụ, trường Đại học
Luật Hà Nội áp dụng pháp luật trong việc tổ chức tuyến sinh và đào tạo các hệ
đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ luật học. Như vậy, áp dụng pháp luật là hình
thức thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước hay là hình thức thực
hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức và nhân viên nhà nước. Trong bổn hình
thức thực hiện pháp luật chỉ có hình thức này là ln ln có sự hiện diện của
nhà nước thơng qua các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nói chung, việc phân chia các hình thứt thực hiện pháp luật như trên chỉ
có tính chất tương đối, chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu nên chỉ có ý nghĩa chủ
yếu về mặt lý luận, còn trong thực tế, các thuật ngữ tuân theo, thi hành, sử dụng
và áp dụng pháp luật nhiều khi được dùng đồng nghĩa với nhau, đều được dùng
để biểu thị một nội dung là pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm
chỉnh bởi tất cả các chủ thế trong xã hội.
1.2. KHÁI NIỆM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân theo, thi hành, sử dụng
và áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan
trọng nhât, phân lớn các quy định của pháp luật chi có thê được thực hiện trong
thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền. Vì vậy, hình thức
này cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện hơn và sâu sắc hơn các hình
thức khác. Phần sau đây sẽ đề cập đến khái niệm và các đặc điêm của nó.
,


9


Theo Từ điên Black s Law, tù' áp dụng (apply) có thể được hiểu theo
nghĩa đưa vào sử dụng với một vụ việc của một chủ thể riêng biệt (áp dụng
pháp luật trong thực tế)8. Trong tiếng Việt, từ áp dụng có thể được hiểu là
“Đem dùng trong thực tế điều đã nhận thức được”9. Từ các cách hiểu về từ áp
dụng trong hai từ điển trên, có thế hiểu một cách nôm na rằng áp dụng pháp luật
là đem pháp luật ra dùng trong thực tế. Nè -1 hiểu theo cách này thì áp dụng pháp
luật có thể dùng đê chỉ tất cả các hình thức thực hiện pháp luật mà khơng phải là
một hình thức thực hiện pháp luật cụ thể. Trong thực tế đã có nhà nghiên cứu sử
dụng thuật ngữ áp dụng pháp luật theo nghĩa này.
Trong các sách báo pháp lý của Việt Nam, khái niệm áp dụng pháp luật
được cỉê cập đến trong nhiều tác phẩm với nội dung có những điểm khác nhau
nhât định. Đa số các nhà nghiên cứu coi áp dụng pháp luật chỉ là một trong các
hình thức thực hiện pháp luật, song có nhà nghiên cứu lại coi áp dụng pháp luật
đồng nghĩa với thực hiện pháp luật, tức là bao gồm tất cả cá hình thức thực hiện
pháp luật10.
Trên cơ sở tìm hiêu các quan niệm khác nhau về áp dụng pháp luật,
chúng tơi hồn tồn ủng hộ quan niệm của đa số các tác giả, tức là coi áp dụng
pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật và đó là hình thức thực
hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước. Chúng tôi cho ràng nên xây dựng
khái niệm áp dụng theo hướng đề cập đến tất cả các đặc điểm của nó. Theo
hướng này, có thể định nghĩa về áp dụng pháp'luật như sau: Áp dụng pháp luật
là hoạt động có tính tố chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan, tố chức
hoặc cả nhân có thấm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cả
biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đổi
với các cả nhân, tổ chức cụ thể.
Từ định nghĩa về áp dụng pháp luật như trên, ta thấy, áp dụng pháp hụ.,
có các đặc điếm sau:
Thứ nhất, ÚD dụng pháp luật là hoat động cổ tính tố chức, quyển lực
nhà nước

Neu chúng ta quan niệm thực hiện pháp luật có bốn hình thức thì chỉ có
duy nhất áp dụng pháp luật là hình thức ln ln thể hiện tính tổ chức, quyền
lực nhà nước. Điều đó được thể hiện qua chủ thể tiến hành, trình tự, thủ tục tiến
hành hoạt động áp dụng pháp luật và kết quả của quá trình áp dụng pháp luật.
Cụ thể:
+ Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiển hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ
được phép áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định CP"
pháp luật. Chảng hạn, trong hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước thì chi tồ
án mới có quyền xét xử để định tội và định hình phạt cho người phạm tội cũng
như đế giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình...; chỉ uỷ ban nhân
8 B l a c k ^ Lavv Dictionary. Sevent h Edition. Bryan A. Garner, Editor in c'nief. We st group. ST. Paul, Minn.,
1999, tr. 96
9 Từ điên tiéng Việt. Viện ngô n ngữ học, sđd, tr. 9.
10 X em Chuy ê n đề 2 của Đ ề tài này.


10

dân mới có quyền xem xét đê cấp giấy khai sinh cho trẻ em, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng; chỉ có các cơ sở đào tạo mới có
quyền lơ chức tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng cho người học... Chủ thê tiến
hành áp dụng pháp luật chủ yếu là các cơ quan, tô chức nhà nước, song cũng có
thể là chủ thể được Nhà nước trao quyền hoặc cho phép. Ví dụ, các trường dân
lập cũng được Nhà nước cho phép áp dụng pháp luật trong việc tổ chức tuyển
sinh, đào tạo và cấp Bằng tốt nghiệp cho người học, trong trường hợp này, có
thể hiểu các trường dân lập cũng là những chủ thê có thấm quyền áp dụng pháp
luật bởi vì họ đã được Nhà nước trao quyền hoặc cho phép áp dụng pháp luật.
+ Trong quá trình áp dụng pháp luật, chủ thê có thâm quyên áp dụng có
thể nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước đế ban hành ra

những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện
đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan. Các mệnh lệnh, quyết định này
ln thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà khơng
phụ thuộc vào ý chí của chủ thể là đối tượng áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng, ý chí đơn phương của chủ thế có thẩm quyền khơng thế là ý chí cá nhân,
tuỳ tiện của người áp dụng mà phải là ý chí được xây dựng trên cơ sở pháp luật,
căn cứ vào pháp luật và phù hợp với pháp luật. Ví dụ, các thí sinh tham dự kỳ
thi tuyển sinh ai cũng muốn trúng tuyển và được gọi nhập học, song cơ sở đà.;
tạo lại phải căn cứ vào quy định của pháp luật đế quyết định những người trúng
tuyển và được gọi nhập học; hoặc sau khi nhận được hồ sơ của người sử dụng
đất, uỷ ban nhân dân phải căn cứ vào các quy định của pháp luật đất đai để
quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử
dụng...
Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật được nhà nước bảo đảm
thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Thơng thường, sau
khi ban hành ra các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật, các chủ thê có
thẩm quyền sẽ cơng bố cơng khai cho đối tượng áp dụng để họ biết mà thực
hiện. Đối với các quyết định cụ thể hoá quyền pháp lý cho các chủ thê thì
đương nhiên họ sẽ tự giác thực hiện. Còn đối các quyết định cụ thể hoá nghr .
vụ pháp lý cho các chủ thể thì có thể có hai trường hợp xảy ra. Một là các chủ
thể tự giác thực hiện mà không cần đến sự cưỡng chế của nhà nước. Hai là chủ
thể không tự giác thực hiện các mệnh lệnh, quyết định đó và các chủ thê có
thẩm quyền phải cưỡng chế thi hành để bảo đảm cho các mệnh lệnh, quyết định
đó được thực hiện nghiêm chỉnh.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình
thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức nhà nước tơ chức cho các chủ thê thực
hiện các quy định của pháp luật. Vì thê, hoạt động này phải được tiên hành theo
những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Trình tự,
thủ tục này thường khác nhau trong các trường hợp áp dụng pháp luật kháe
nhau tuỳ theo quy định cụ thê của pháp luật. Chăng hạn, trình tự, thủ tục c?p

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác với trình tự, thủ tục
cấp đăng ký kết hơn hoặc khác trình tự thủ tục tun sinh, đào tạo, công nhận
tốt nghiệp và cấp Bằng tốt nghiệp cho người học.


1]

Nói chung, các quyet định do các chủ thê có thâm quyền ban hành ra
trong quá trình áp dụng pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích c a người
được áp dụng, nó có thể mang lại cho người ta lợi ích rất lớn (ví dụ, quyết định
giao quyên sử dụng đất, quyết định lên lương, quyết định cơng nhận tốt
nghiệp...), song nó cũng có thế bắ* người ta phải gánh chịu những hậu quả rất
nặng nề (ví dụ, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bản án hình sự...). Do
vậy, để đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của q trình áp dụng pháp luật, hoạt
động này không thê được tiên hành một cách tuỳ tiện mà phải theo những trình
tự, thủ tục và trên cơ sở những điều kiện rất chặt chẽ do pháp luật quy định.
Đương nhiên, trình tự, thủ tục đó khơng thế như nhau trong tất cả các vụ việc
mà nó sẽ khác nhau từ vụ việc này sang vụ việc khác tuỳ theo tính chất của vụ
việc. Ví dụ, trình tự, thủ tục xem xét để cấp Đăng ký kết hôn sẽ khác với trình
tự, thủ tục cơng nhận tốt nghiệp cho người học, càng khác với trình tự, thủ tục
xử phạt vi phạm hành chính...
Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối
với các quan hệ x ã hội hay là hoạt động nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp
luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
Các quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung nên không chỉ rõ
chủ thể cụ thể và trường hợp cụ thể cần áp dụng. Khi một quy phạm nào đó
được áp dụng vào việc giải quyết một vụ việc thực tế của một chủ the cụ thế f
có nghĩa là quy phạm đó đã được cá biệt hoá vào trường hợp của chủ thể đó. Ví
dụ, quyết định tuyển dụng một người nào đó làm giáo viên của Trường Đại học
Luật Hà Nội là sự cá biệt hoá quy phạm về quyền và nghĩa vụ lao động của

côn dân vào trường họp của người được tuyển dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý
ràng, các quy phạm được áp dụng vào việc giải quyêt các vụ việc thực tê, cụ thê
hay được cá biệt hoá phải là các quy phạm pháp luật hiện hành hay các quy
pb im đang cịn hiệu lực pháp lý. Vì vậy, khi tiến hành áp dụng pháp luật, chủ
thể có thẩm auyền không thể lựa chọn và áp dụng các quy phạm pháp luật đã
hết hiệu lực.
Các đặc điểm trên làm cho áp dụng pháp luật khác hoàn toàn với các hìrttì
thức thực hiện pháp luật khác, bởi lẽ, chủ thê của các hình thức tuân theo, t! ■
hành, sử dụng pháp luật có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào trong xã hội; trong
khi đó, chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật chỉ có thể là chủ thể có thấm quyền
theo quy đinh của pháp luật. Khi tuân theo, thi hành hoặc sử dụng pháp luật, chủ
thể có thể khơng cần dưa ra một quyết định pháp lý nào và cũng có thê khơng bị
bắt buộc phải theo những trình tự, thủ tục nhất định. Cịn khi áp dụng pháp luật,
chủ thể có thẩm quyền ln bị bắt buộc phải tiến hành theo những điều kiện,
trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định và bao giờ cũng phải đưa ra một
quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc mà mình thụ lý. Có thể nói,
áp dụng pháp luật bao hàm cả ba hình thức trên bởi lẽ, trong quá trình áp dụng
pháp luật, chủ thể có thẩm quyền cũng có thê bị câm thực hiện những hành .vi
nhất định và họ phải tuân theo pháp luật, họ cũng phải thực hiện những nghĩa VIỊ
pháp lý nhất định, tức là phải thi hành pháp luật, đơng thời có những qun hạn
nhất định tức là có thể sử dụng pháp luật.


12

Ngồi các đặc điêm cơ bản trên, có tác giả cho rằng áp dụng pháp luật
cịn có một đặc điêm nữa là: Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi có tính
sáng tạo, bởi vì các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái
quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế lại rất đa dạng, phong phú nên muốn
đưa ra được một quyết định đúng đắn, chính xác, vừa thấu tình, vừa đạt lý để

giải quyết vụ việc cần giải quyết thì địi hỏi phải có tính sáng tạo của người áp
dụng. Như vậy, sự sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật không phải là sự
tuỳ tiện của chủ thế áp dụng mà hoi^.n toàn dựa trên cơ sở các quy định của pháp
luật và năm trong khuôn khổ của các quy định ấy. Cũng có tác giả cho rằng
khơng nên coi tính sáng tạo là một trong những đặc điếm của áp dụng pháp luật
bởi lẽ tính sáng tạo được thể hiện trong nhiều hoạt động, ví dụ, trong q trình
xây dựng pháp luật cũng cần có tính sáng tạo của người xây dựng, trong qi;_
trình học tập cũng cần có tính sáng tạo của người học... Tơi ủng hộ quan điếm
cho rằng khơng nên coi tính sáng tạo là một trong những đặc điểm riêng có của
áp dụng pháp luật (mặc dù biểu hiện của tính sáng tạo trong quá trình áp dụng
pháp luật khác với biểu hiện của tính sáng tạo trong các hoạt động khác), cịn
nếu coi nó là một đặc điêm thì cũng chỉ là đặc điểm khơng cơ bản, khơng mang
tính đặc trưng của áp dụng pháp luật. Vậy áp dụng pháp luật cần được tiến hành
trong những trường hợp nào?
Nẻu xem xét một cách chi tiết, cụ thể trong thực tế cuộc sống thì sẽ có vơ
vàn trường hợp cần áp dụng pháp luật, bởi lẽ, pháp luật được ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong nhiều lĩnh vực của đời sổng, từ dân sự}
hình sự đến hơn nhân và gia đình, tài chính, đất đai... Song nếu khái qt lại (*
xem xét về mặt lý luận thì có thể thấy, hoạt động áp dụng pháp luật được tiến
hành trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, k h ỉ quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên
phát sinh, thay đồi hoặc chấm dứt.
Xem xét nội dung các quy định cụ thể của pháp luật, ta thấy, mặc dù
trong nhiều quy phạm pháp luật đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cho
các chủ thể, song các chủ thể khơng thể tự mình thực hiện được các quyền và
nghĩa vụ đó mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua hoạt động của
các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Ví dụ, trong Hiến pháp và
luật đã thừa nhận quyền và nghĩa vụ học tập cho công dân, song công dân ctri
có thể thực hiện dược quyền và nghĩa vụ ấy khi được gọi nhập học và theo họr
trong một cơ sở đào tạo nào đó. Chính hoạt động chiêu sinh và tô chức đào tạo

của các cơ sở đào tạo đã giúp cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ
học tập của mình. Tương tự như vậy, nếu một người nào đó khơng được bơ
nhiệm vào một chức vụ cao hơn trong cơ quan thì quan hệ pháp luật giữa người
đó với cơ quan khơng hề thay đổi. Ke từ thời điểm có quyết định bổ nhiệm của
người có thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ pháp lý của người được bơ nhiệm với
cơ quan đã có sự thay đổi so với trước. R u khơng có quyết định cho nghỉ hun
của Cơ quan thì quan hệ pháp luật lao động giữa một người nào đó với cơ quan
vẫn chưa chấm dứt. Như vậy, có thể thấy, nếu khơng có sự can thiệp của một cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì nhiêu


13

quan hộ phap luật cụ thể không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Chính
hoạt động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền đó sẽ làm phát sinh,
thay đôi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
Thứ hai, kh i xảy ra tranh chấp về quyển và nghĩa vụ pháp lý giữa các
chủ the mà họ không tự giải quyểt được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp
của m ột chủ thể có thẩm quyền.
Neu như trong trường hợp trên, phải nhờ hoạt động áp dụng pháp luật
mới làm phát sinh một quan hệ pháp luật cụ thể thì trường hợp này khác ở chỗ
một quan hệ pháp luật cụ thể đã phát sinh, các bên chủ thể đã có quyền và nghĩa
vụ pháp lý đối với nhau, nhưng một trong các bên hoặc tất cả các bên không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, khơng đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của
mình nên dẫn đến tranh chấp mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu
cẩu có sự can thiệp của một chủ thể có thẩm quyền. Chủ thể có thẩm quyền áp
dụng pháp luật sẽ đóng vai trị là trọng tài để giải quyết tranh chấp đó. Ví dụ,
một người cho th nhà kiện ra tồ án địi nhà cho th, tồ án thụ lý và gif'
quyết vụ án đó tức là áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa người cho
thuê nhà với người thuê nhà.

Thứ ba, k h i cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với
các chủ thể vi p h ạ m pháp luật.
Ẹ)e bảo đảm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và tự
giác bởi mọi chủ thể trong xã hội, nhiều quy phạm pháp luật đã quy định các
biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng với người vi phạm trong phần chế
tàì của nó. Việc áp dụng một biện pháp cưỡng che nhà nước cụ thể với một chủ
thể cụ thể là bắt họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý hất lợi hay những sự
thiệt hại nhất định về tài sản, về nhán thân, vể tự do... Vì thê, đê đảm bảo cơng
bằng xã hội, chỉ có các chủ thể có thẩm quyền mứi có thể áp dụng và hoạt độnáp dụng của họ phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục chậĩ
chẽ CỈO pháp luật quy định. Ví dụ cho trường hợp này là việc cảnh sát giao
thông xử phạt người vi phạm luật giao thông, Hội đông kỷ luật nhà trường xừ
lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên hoặc sinh viên vi phạm kỷ luật...
Thứ tư, kh i cần áp dụng sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ
thể không vi phạm pháp luật mà chỉ vì lợi ích chung của x ã hội.
Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có và đều quan tâm đen lợi ích
riêng của mình và những lợi ích chính đáng sẽ được nhà nước bảo hộ. Tuy
nhiên, có những trường hợp đặc biệt, để bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội,
của cả cộng đồng, nhà nước buộc phải xâm hại đến lợi ích riêng của những chỷ
thể nhất định. Đ bảo đảm tính đúng đắn, hợp tình, hợp lý của sự “xâm hại” đó,
nhà nước phải quy định cụ thể trong pháp luật các biện pháp “xâm hại”, chủ the,
điều kiện, trình tự, thủ tục để áp dụng các biện pháp đó. Khi một chủ thk cụ thê
nào đó bị áp dụng một trong các biện pháp đo có nghĩa là họ đã phải gánh chịu
sự cưỡng chế của nhà nước, họ đã phải chịu những sự thiệt hại nhất định mặc
dù họ khơng vi phạm pháp luật mà hồn tồn chỉ vì lợi ích chung của xã hội,
của cộng đồng. Ví dụ, để phục vụ cho việc xây dựng các công trình cơng cộng,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phải ra quyết định thu hồi đất của các chủ


14


thể đang co quyền sử dụng hợp phap trên diện tích đất đó, và đương nhiên, các
chủ thê đang sử dụng phải giao lại đất đó cho nhà nước và nhận sự đền bù của
nhà nước.
Thứ năm, kh i cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ
thế có thành tích theo quy định của pháp luật.
Pháp luật của các nhà nước đương đại không chỉ quy định các biện pháp
trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật mà cịn quy định nhiều hìn^
thức khen thưởng đối với các chủ thể có thành tích trong những hoạt động nhất
định hoặc trong việc thực hiện pháp luật. Mục đích của việc quy định các biện
pháp đó là nhằm đen đáp cơng ơn của những người có cơng với đất nước, với
xã hội; đê khuyến khích, động viên các chủ the nhiệt tình cơng tác, phấn đấu đạt
được thành tích tốt nhẩt trong hoạt động của mình cũng như để khuyến khích
các chủ thế tự giác thực hiện tốt pháp luật, làm cho pháp luật được thực hiện
một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. Vì thế, ở Việt Nam, bên cạnh Bộ luật hình
sự và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cịn có Luật thi đua, khen thưởng, và
trong đa số các văn bản quy phạm pháp luật đều có quy định việc khen thưởng
những người thực hiện tốt những quy định trong văn bản trước khi quy định
việc xử phạt đối với những người vi phạm nó. Ví dụ, việc các chủ thể có thẩm
quyền xét tặng bằng khen, danh hiệu vinh dự nhà nước cho một chủ thể nào đó
chính là áp dụng pháp luật trong trường hợp này.
Thứ sáu, k h i cần kiếm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các chủ thể trong m ột sổ quan hệ pháp luật nhất định theo quy
định của pháp luật.
Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, các chủ thể đều có quyền và
nghĩa vụ nhất định do pháp luật quy định. Có những quyên và nghĩa vụ pháp lý
mà việc thực hiện nó chỉ liên quan đến lợi ích của cá nhân người thực hiện,
song có những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện nó lại liên quan
đến lọ i ích của các chủ thể khác, lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng. Vì
vậy, cần phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyên và nghĩa vụ đó để đảm

bảo tính đúng đắn, chính xác của nó. Hoạt động kiểm tra, giám sát đó chỉ do
các chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật
quy định. Ví dụ: hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ... là nhằm áp dụng Luật giám sát của Quốc hội năm... ; hoạt
động của cơ quan kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành á n ...
Thứ bảy,7 kh i cần íphải xác nhăn
của m ơí
tế cu
• • s ư tồn tai

• s• ư • kiên thưc


thế nào đỏ theo quy định của pháp luật.
Trong thực tế có những thứ giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ có giá trị pháp lý
lâu dài mà chủ thể của nó cần phải cất giữ cấn thận. Song thỉnh thoảng, các giây
tờ đó lại cần phải được sao chụp để chứng minh cho sự hiện diện và tồn tại của
nó trong thực tế. Hoạt động chứng thực của uỷ ban nhân dân, của cơ quan côn;.'
chứng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho các giấy tờ, văn bằng nhất định... là sự áp
dụng các quy định của pháp luật cơng chứng trong thực tế.
1.3. QUI TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT


15

Như trên đã nói, hoạt động áp dụng pháp luật đưọ'c tiên hành dựa trên
những qui định của pháp luật và trải qua các giai đoạn có nội dung cụ thê và
trình tự thủ tục khác nhau. Các giai đoạn hay trình tự, thủ tục đó được khoa học
và thực tiễn pháp lý gọi là qui trinh áp dụng pháp luật.

1.3.1. Khái niệm, đặc điếm và phần loại qui trình áp dụng pháp luật
Trong tiếng Hán thì “q u i” cũng có nghĩa là trù tính, dự liệu, cịn ‘‘trình"
có nghĩa là đường đi, cách thức; nghĩa là thứ tự các bước tiến hành trong một
hoạt động nào đó. Theo từ điên tiêng Việt, quv trình là các bước, trình tự phai
tn theo khi tiến hành cơng việc nào đó". Áp dụng pháp luật là một qui trình
bao gồm nhiều hoạt động có mối liên hệ hữu cơ với nhau, do các chủ the có
thấm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật nhằm cá biệt hoá chế tài pháp
luật hoặc cá thể hoá quyền nghĩa vụ pháp lý đối với chủ thể. Do pháp luật điều
chỉnh đa dạng các lĩnh vực nên việc áp dụng pháp luật cũng rất đa dạng. Trên
thực tế, sự khác biệt về nội dung, yêu cầu ở các lĩnh vực điều chỉnh của pháp
luật đã đem lại sự khác biệt nhất định về q trình thực thi và áp dụng pháp luậ .
Khơng thể có qui trình áp dụng pháp luật chung cho mọi lĩnh vực, mọi quan hệ
xã hội.
Tóm lại, qui trình áp dụng pháp luật là trình tự, thủ tục tiên hành các
hoạt động có mơi liên hệ hữu cơ, thơng nhât với nhau do các chủ thê có thâm
quyên thực hiện nhảm hiện thực hoá nội dung các qui định pháp luật trong đời
sơng khi giải quí các vụ việc pháp lý cụ thê.
Qui trình áp dụng pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau:
- Qui trình áp dụng pháp luật do pháp luật qui định
Áp dụng pháp luật là một hoạt động đặc thù của nhà nước trong quản lý
xã hội. Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước. Toàn bộ các hoạt
động, các bước (hay giai đoạn) của qui trình áp dụng pháp luật do pháp luật q r ’
định. Các hoạt động trong quá trình áp dụng pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ,
thống nhất với nhau. Điều đó địi hỏi các chủ thê có thấm auyền áp dụn 2 pháp
luật chỉ được thực hiện quyền nghĩa vụ của mình trong khn khố qui định của
pháp luật. Ngay cả các chủ thể không có thấm quyền tiền hành áp dụng pháp
luật nhưng có liên quan đến việc áp dụng pháp luật cũng không thê tuỳ tiện tiên
hành các hoạt động trái hoặc không được pháp luật cho phép. Do được pháp
luật điều chỉnh nên, qui trình áp dụng pháp luật có liên quan đến cả hai loại qui
phạm pháp luật là qui phạm pháp luật nội dung và qui phạm pháp luật hình thức

hay qui phạm thủ tục.
- Qui trình áp dụnạ pháp luật chịu sự qui định của nội dung và tính chât
của vụ việc cân giải quyêt
Khi áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định
được nội dung và tính chất của vụ việc cần giải quyết rồi trên cơ sở đó mới có
thể lựa chọn đúng quy trình cần tiến hành. Nghĩa là chúng ta không thê lây thủ
tục áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này để tiến hành cho lĩnh vực khác. Chăng
hạn, khơng thể lấy quy trình xét xử các vụ án hình sự được quy định trong Bộ

Ạ•

n N h - Ý (chri bian), Tõ ® i Ĩ n t i ồ n g V i ồ t t h«ng dông, nhu xuÊt b1fn G i. o dôc, H u Néi, 1995


16

luật lố tụng hình sự đề thay thế cho thủ tục xét xử các vụ án dân sự được quy
định trong Bộ luật tố tụng dân sự được. Điêu này cho thây, qui trình áp dụng
pháp luật bao gồm nhiều hoạt động cụ thê khác nhau và do nhiều chủ thê tiến
hành nhưng nó có liên quan chặt chẽ đên nội dung của vụ việc cân giải quyết.
- Tham gia qui trình áp dụng pháp luật ln cỏ một chủ thê nhân danh
nhà nước hoặc được phép sử dụng quyên lực nhà nước đê tiên hành hoạt động
áp dụng pháp luật
Nói đến áp dụng pháp luật là nói đên vai trò của nhà nước trong giải
quyết các vấn đề pháp lý thực tiễn. Thực chất của áp dụng pháp luật là q trình
thể che hóa quyền lực nhà nước đẽ điều chỉnh sự kiện cụ thể. Chính vì lẽ đó,
tham gia qui trình áp dụng pháp luật ln ln có mặt chủ thê nhân danh nhà
nước hoặc được phép sử dụng quyền lực nhà nước, chủ tl ị này trực tiếp tiên
hành hoạt động áp dụng pháp luật, có vai trị quyết định trong q trình áp dụng

pháp luật và là chủ thể có quyền đưa ra quyết định áp dụng pháp luật đe giải
quyết vụ việc. Chủ thể đó chủ yếu là các cơ quan, tố chức nhà nước hoặc các cá
nhân đảm trách nhiệm vụ trong các cơ quan, tổ chức đó tiến hành, song cũng có
thể do các cơ quan, tổ chức được nhà nước cho phép hoặc trao quyền tiến hành.
Ví dụ, các cơ sở đào tạo do Nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập đều có
thể áp dụng pháp luật trong việc tổ chức tuyến sinh, đào tạo, công nhận tốt
nghiệp và cấp bằng cho người học.
Các hoạt động áp dụng pháp luật đa dạng và cần được đảm bảo bởi sức
mạnh quyền lực nhà nước thì các chủ thể có liên quan mới tơn trọng thực thi
một cách hợp pháp.
Ọui trình áp dụng pháp luật có thế được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí
khác nhau.
- Dựa trên nội dung thực tế của hoạt động áp dụng pháp luật có thể phân
thành qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý và qui trình cá thể hố quyền,
nshĩa vụ pháp lý. Oui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý là các bước tiến hành
tố tụng bao gồm nhiều hoạt động do các chủ thế có thấm quyền tiến hành nhằm
cá biệt hố chế tài pháp luật, áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với chủ thể
vi phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động được thực hiện
bởi nhiều chủ thể khác nhau do đó, mỗi chủ thể tham gia vào một khâu nhất
định trong các giai đoạn của qui trình đó. Chẳng hạn, để truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội cần trải qua các giai đoạn như khởi tố, điều tru,
truy tố và xét xử. Các giai đoạn đó được quyết định bởi các chủ thể có thấm
quyền tiến hành tố tụng hình sự như cơng an, viện kiểm sát, tịa án và có nhiêu
cơ quan, cá nhân khác tham gia tố tụng. Qui trình cá thể hóa quyền, nghĩa vụ
pháp lý có sự khác biệt với qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý là nó khơng
liên quan đến vi phạm pháp luật mà đơn thuần chỉ xác định nội dung, phạm vi
quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật mà thơi.
- Dựa trên trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động cụ thể trên thực tế có thể
phân thành qui trình đầy đủ và qui trình rút gọn. Qui trình đầy đủ là qui trình
bao gồm đầy đủ các hoạt động của các giai đoạn áp dụng pháp luật. Còn qui



17

trình rút gọn là qui trình khơng nhât thiêt phái trải qua đây đủ các hoạt động của
các giai đoạn áp dụng pháp luật.
Qui trình áp dụng pháp luật có thể được nhận diện theo từng lĩnh vực
điều chỉnh pháp luật, chẳng hạn như qui trình áp dụng pháp luật dân sự tron^
việc thừa nhận, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, trong việc giải
quyết các tranh chấp dân sự; qui trình áp dụng pháp luật đât đai trong việc cấp
giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, qui trình áp dụng
pháp luật lao động trong việc tuyển dụng lao động, trong việc tăng lương hoặc
xử lý kỷ luật đối với người lao động..v.v.
1.3.2.
Các giai đoạn của qui trình áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là một qui trình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố có sự
tương tác lẫn nhau như con người, tổ chức, kỹ thuật, pháp lý. Dựa vào nội
dung công việc cụ thể được thực hiện, khoa học và thực tiễn pháp lý chia quá
trình áp dụng pháp luật thành bổn giai đoạn:
a.
Phân tích, đánh giả nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực r:
cần áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn khởi đầu của cả qui trình áp dụng
pháp luật nên nó có tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng đắn nội
dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiện thực tế đó. Ncu xác định bản
chất pháp lý khơng chính xác thì tồn bộ q trình áp dụng pháp luật sẽ sai và
gây ra hậu quả pháp lý và xã hội là khôn lường. Chẳng hạn, bản chất pháp lý
của hành vi thực tế là loại quan hệ tặng cho (một loại quan hệ dân sự hợp
pháp) lại xác định là quan hệ đưa và nhận hối lộ hoặc ngược lại thì hệ quả đem
lại là hồn tồn khác biệt. Nếu cần áp dụng pháp luật thì phải làm rõ chủ thê
nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó hay điều chỉnh quan hệ đó. Tiếp theo,

cần chuẩn bị về mặt tổ chức, nhân sự, kỹ thuật cũng như xác định về mặt thồể
gian, thời điểm tiến hành áp dụng pháp luật. Đồng thời với việc chuẩn bị V*
nội dụng cần xác định những thuận lợi, khó khăn hoặc những rủi ro có thể xáy
ra cản trả auá trình áp dụns pháp luật trên thực tế. Nhìn chung, việc áp dụng
pháp luật phải hướng tới một sự thuận lợi, tiết kiệm về chi phí thời gian, sức
lực, vật chất và đạt hiệu quả cao nhất cho các bên có liên quan. Do đó, giai
đoạn đầu trong áp dụng pháp luật bao giờ cũng đòi hỏi cần phải chuẩn bị một
phương án chi tiết, tỷ mỷ cả về nội dung, hình thức cũng như phương thức,
lịch trình tiến hành, về ngun tắc, chỉ có khẳng định được là hồn tồn có cơ
sở và đủ điều kiện để tiếp tục áp dụng pháp luật trên thực tế mới cho phép
chuyển sang giai đoạn sau. Ne„ thấy chưa đủ điều kiện hoặc không cân thiêt
phải tiếp tục áp dụng pháp luật thì các chủ thể có thẩm quyền ra qut định
tạm đình chỉ hoặc chấm dứt việc áp dụng pháp luật.
b.
Lựa chọn qui p h ạ m pháp luật làm cơ sở pháp lỷ cho việc đưa ra các
quyết định áp dụng pháp luật.
Đây là giai đoạn quan trọng trong qui trình áp dụng pháp luật vì nêu
khơng đưa ra cơ sở pháp lý có sức thuyết phục, phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến các giai đoạn sau và đến kết quả của quá trình áp dụng, ơ đây cân phải
hiểu, có hai loại qui phạm pháp luật ^ n ^ ^ ỏ iiẻ liA k ia ii ilân việc đưa ra quyêt
định áp dụng pháp luật, đó là qui p h C ^ A T H Ậ t hức hay ^
PHONG ĐỘC

rjJ g


18

phạm thù lục. Các qui phạm nội dung xác định nội dung cân áp dụng, điều
chỉnh pháp luật, v ề nguyên tắc, cần phải chọn qui phạm pháp luật còn hiệu lực

và sát thực với nội dung sự kiện, quan hệ cụ thê đó. Cân làm rõ qui phạm pháp
luật đó thuộc ngành luật nào sau đó phân tích, làm sáng tỏ nội dung của qui
phạm đã lựa chọn đê có thê hiêu được một cách đây đủ các khía cạnh nhận thúc
về nội dung của qui phạm đó đối với quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế.
Các qui phạm hình thức hay qui phạm thủ tục có nhiệm vụ qui định trình tự, thu
tục của qui trình áp dụng pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tê việc lựa chọn qui phạm pháp luật có thê xảy ra
các khả năng như:
- Có một qui phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu đế làm cơ sở pháp lý
cho việc áp dụng. Đây là điêu rất thuận lợi cho các chủ thế có thâm quyên, giúp
họ có thể dễ dàng xác định được cơ sở pháp lý đế sớm ban hành văn bản, quyết
định áp dụng pháp luật đúng thời hạn, thời hiệu theo qui định của pháp luật.
- Cỏ nhiều qui phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng đưa ra
cách giải quyết khác nhau. Đây là trường hợp xung đột qui phạm pháp luật
trong áp dụng pháp luật. Thực tiễn pháp lý có các cách giải quyết đối với tình
huống này bằng việc lựa chọn qui phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn VA
lựa chọn qui phạm pháp luật được ban hành sau. Tuy vậy, cách giải quyết này
cũng khó có thể thoả mãn trường hợp: qui phạm pháp luật ban hành trước có giá
trị pháp lý cao hơn nhưng lại khơng cịn phù hợp với điều kiện thực tế. Ngược
lại qui phạm pháp luật ban hành sau có giá trị pháp lý thấp nhưng lại phù hợp
với thực tế. Vậy, ở đây sẽ áp dụng qui phạm pháp luật nào? Nêu áp dụng qui
phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn thì khơng có hiệu quả thực tế vì
khơng đủ điều kiện cho phép. Trong khi đó, việc áp dụng qui phạm pháp luật
ban hành sau thì có hiệu quả bởi nó phù hợp với điều kiện thực tế nhưng lại
vướng vì giá trị pháp lý thấp hơn qui phạm pháp luật ban hành trước. Cũng có ý
kiến cho ràne cần làm thủ tục xem xét lại tính hợp lý, hợp pháp của cả hai văn
bản chứa đựng qui phạm pháp luật trên rồi mới tiến hành áp dụng pháp luật theo
một văn bản nhất định. Hay nói cách khác là, cần giải quyết xung đột theo qui
đ ìh về giá trị pháp lý (văn bản có giá trị cao hơn) với qui định thời gian ban
hành (ban hành sau) giữa hai văn bản. Đây là một việc làm không hề đơn giản

trên thực tế. bởi để kiểm tra, xử lý văn bản cần phải có thời gian và trải qua một
qui trình thu tục phức tạp. Chẳng hạn, việc sửa đổi các văn bản luật thuộc thấm
quyền của Quốc hội, đương nhiên điều đó phải chờ khi đến kỳ họp Quốc hội
mới tiến hành thực hiện được. Trong khi đó, thời hạn, thời hiệu của áp dụng
pháp luật khơng cho phép kéo dài đế chờ đợi.
Việc xung đột khi chọn qui phạm để áp dụng pháp luật là điều khó tránh
khỏi. Xung đột có hai dạng là xung đột pháp luật nội và xung đột pháp luật
ngoại. Xung đột pháp luật nội là sự khác biệt khi có hai hay nhiều qui phạm
pháp luật trong cùng một hệ thống pháp luật đưa ra cách giải quyết khác nhau
cho một quan hệ xã hội hoặc một sự kiện pháp lý thực tế. Xung đột pháp luật
ngoại là sụ khác biệt khi có các qui định pháp luật của hai hoặc nhiều hệ thống
pháp luật có liên quan đưa ra cách thức giải quyết khác nhau về cùng một sự


19

việc, một quan hệ. Tính phức tạp ỏ' đây cịn cao hơn bởi sự khác biệt có yếu tố
nước ngồi và rộng hơn là giữa cả các nền văn hoá pháp lý. Đôi với trường hợp
này, cách thức xử lý trước hết dựa vào sự thoả thuận về khả năng lựa chọn qui
định của một hệ thống pháp luật nằm trong các nước có xung đột. Neu khơng
được cần sử dụng các thoả thuận trong các hiệp định vê tư pháp song phương
hoặc đa phương (nếu đã ký kết) giữa các quốc gia có xung đột đó. Một số
trường hợp cần đi đến giải pháp cuối cùng để có thể đưa ra quyết định áp dụng
pháp luật được là phải nhờ đên phán quyết của trọng tài quốc tê hoặc tồ án
quốc tế.
Khơng có qui phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng phár'
luật đoi với sự kiện, quan hệ đó. Đây là thực trạng pháp lý có thể xảy ra ở bất cứ
quốc gia nào ngay cả đối với những quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn thiện ở
mức độ cao. Thực tiễn pháp lý nước ta có cách giải quyết đối với tình huống
này bằng việc áp dụng pháp luật tương tự.

c. Ra quyết định áp dụng pháp luật đế giải quyết vụ việc.
Đây là giai đoạn quan trọng bởi nó phản ánh kết quả thực tế của quá trình
áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền, v ề bản chất, đây là giai đoạn
chuyến hóa nhũng qui định chung được nêu ra trong các qui phạm pháp luật
thành những qui định cụ thế, cá biệt. Vì thể, có thê hiêu: Quyết định áp dụng
pháp luật được hiên là loại quyêt định do cơ quan, tô chức hoặc cả nhân cộ
thâm quyền áp dụng pháp luật ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật
quy định, nhăm cụ thê hóa các quy phạm pháp luật thành mệnh lệnh pháp luụt
áp dụng đơi với đói tượng xác định trong trường hợp cụ thê và được nhà nước
bả(> đảm thực hiện.
Quyết định áp dụng pháp luật có các đặc điêm sau dây:
*
Quyêt định áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan, tô chức
hoặc cá nhân cỏ thâm quyển áp dụng pháp luật.
Khác với các hình thức thực hiện pháp luật khác, áp dụng pháp luật chỉ
được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Áp
dụng pháp luật thực chất là việc cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện thẩm
quyền do pháp luật quy định để giải quyết các công việc phát sinh trong quá
trình hoạt động của các chủ thể đó. Vì thế, chỉ có các chủ thế này mới có thê
ban hành ra các quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc thuộc thấm
quyền của mình. Pháp luật luôn quy định mỗi loại việc chỉ được giải quyết bởi
hay chủ yếu bởi một loại cơ quan, tổ chức nhất định và mỗi loại việc lại tùy
theo mức độ phức tạp hay đơn giản, quan trọng hay ít quan trọng mà được giải
quyết bởi các cơ quan, tổ chức ở các cấp khác nhau bằng loại quyết định phù
hợp. Chẳng hạn, theo quy định của các bộ luật tố tụng hình sự và hình sự thì chỉ
có tịa án mới có quyền ban hành bản án đế kết án một người nào đó; tịa án câp
huyện có quyền ban hành bản án đế kết án về tội phạm mà hình phạt cao nhât
được pháp luật quy định là 15 năm tù giam (trừ một số loại tội phạm được pháp
luật quv định); tịa án cấp tình có quyền ban hành bản án đê kết án người phạm



20

tội trong các trường hợp cịn lại12. Vì vậy, khơng có cơ quan nào ngồi tồ án có
quyền ban hành quyết định áp dụng pháp luật đề tuyên một người nào đó là có
tội hay khơng, hoặc tịa án cấp huyện thì khơng có quyền ban hành bản án để
kết án một người về một tội danh có mức phạt cao nhất trên 15 năm tù giam...
Chủ thể ban hành quyết định áp dụng pháp luật chủ yếu là các cơ quan, tơ chức
nhà nước, song cùng có thể là cơ quan, tổ chức được nhà nước trao quyền hoặc
uỷ quyền. Ví dụ, tất cả các trường đại học, dù là cơng lập hay dân lập cũng đ»ì\.
có quyền ban hành ra quyết định áp dụng pháp luật đế công nhận tốt nghiệp cho
những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Các quyết định áp dụng pháp luật được ban hành ra phải đảm bảo tính
khách quan, hợp pháp cũng như sự phù hợp cả về nội dung và hình thức. Sự phù
hợp của quyết định áp dụng pháp luật được đưa ra cần phải xem xét ở cả hai
khía cạnh là pháp lý và thực tế. Theo đó, mức độ cá thể hóa càng chi tiết, sát
thực về nội dung, yêu cầu và đảm bảo khách quan thì quyết định áp dụng pháp
luật càng chính xác, hiệu quả.
Quyết định áp dụng pháp luật có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng
văn bản. Việc các quyết định áp dụng pháp luật được thể hiện bằng lời nói trt
thực tế khơng phổ biến mà chỉ được dùng trong một số trường hợp do điều kiện
thực tế không cho phép hoặc không cần ban hành quyết định bằng văn bản.
Chẳng hạn, người chỉ huy các tàu chiến hoặc máy bay chiến đấu đưa ra quyết
định trong trường hợp khẩn cấp.
'
Ở nước ta hiện nay, quyết định áp dụng pháp luật chủ yếu được thê hiện
bằrig văn bản và nó được gọi là văn bản áp dụng pháp luật. Có thể hiểu, văn bản
áp dụng pháp luật là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cỏ thảm
quyền áp dụng pháp luật ban hành theo trình tự, thủ tục, tên gọi luật định,

trong đó cổ chứa đựng các mệnh lệnh pháp lý cá biệt hoặc xác định rõ quyên và
nghĩa vụ pháp lý cụ thê hoặc các hình, thức khen thưởng cụ thê hoặc các biện
pháp cưỡng chế nhà nước cụ thê đôi với các chủ thê cụ thê và được Nhà nưở' ■
đảm bảo thực hiện.
*
Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành theo hình thức, thủ tục
pháp luật quy định
Quyết định áp dụng pháp luật thường trực tiếp làm phát sinh những
quyền và nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan. Vì vậy, quyết định áp dụng
pháp luật nêu được ban hành kịp thời, đúng đăp thì sẽ bảo vệ kịp thời các qun
và lợi ích chính đáng đã, đang bị xâm hại hoặc đang bị đe dọa xâm hại, hay tạo
điều kiện đầy đủ cho các đối tượng tác động của quyết định thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của mình. Ngược lại, quyết định áp dụng pháp luật sai trái cũng
có khả năng gây tổn hại các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và
cộng đồng. Chính vì vậy, Nhà nước đưa ra nhiều yêu cầu nhằm đảm bảo chât
lượng của quyêt định áp dụng pháp luật trong đó có yêu câu đúng hình thức, thủ
tục pháp luật quy định. Tùy theo loại việc và tính chât, mức độ của cơng việc
12 Xem Điều 1 70 Bộ luật tố tụng hình sự năm , Điều 8 Bộ luật hình sự n ăm 1999


×