Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu kết cấu kè trên nền đất yếu bảo vệ chống sạt lở khu vực thanh đa thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
**************************

ĐẶNG HỮU TRINH

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KẾT CẤU KÈ TRÊN NỀN ĐẤT YẾU
BẢO VỆ CHỐNG SẠT LỞ – KHU VỰC THANH ĐA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH

: CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU

MÃ SỐ NGÀNH

: 31.10.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2004


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Thầy hướng dẫn khoa học :


TS. PHẠM VĂN LONG

Thầy chấm nhận xét 1:

Thầy chấm nhận xét 2:

Luận Văn Thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày tháng năm 2004


PHẦN I

Nghiên cứu TỔNG QUAN


PHẦN II

Nghiên cứu đi sâu VÀ
phát triển


PHẦN III

KẾT LUẬN và kiến nghị


TÓM TẮT LÝ LỊCH HỌC VIÊN

Họ và tên : ĐẶNG HỮU TRINH
Sinh ngày : 04 – 03 – 1977

Nơi sinh : ĐÀ NẴNG
Địa chỉ liên lạc : 1041 Lạc Long Quân P.10 – Q.TB Tp.HCM
Nơi công tác : Xí nghiệp Tư vấn Xây dựng
Điện thoại : 8.982.241
Quá trình đào tạo :
- 1995 → 2001 : Sinh viên trường đại học Bách Khoa tp Hồ Chí Minh
Khoa Kỹ thuật Xây Dựng
- 2002 → 2004 : Học viên cao học ngành Công Trình Trên Đất Yếu
khóa 13 – Trường Đại Học Bách Khoa T.P Hồ Chí Minh
Quá trình công tác :
2001 → nay : Xí nghiệp Tư vấn Xây dựng


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
………………………………………………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc
……………………………………………..

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: ĐẶNG HỮU TRINH
NGÀY THÁNG NĂM SINH: 04-03-1977
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT YẾU

PHÁI: NAM
NƠI SINH: ĐÀ NẴNG
MÃ SỐ: 31.10.02


I/-TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU KẾT CẤU KÈ TRÊN NỀN ĐẤT YẾU BẢO VỆ CHỐNG SẠT LỞ KHU VỰC
THANH ĐA - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

II/-NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1.NHIỆM VỤ:
Nghiên cứu tính toán ổn định và biến dạng, đề xuất giải pháp tính toán hợp lý cho công trình
kè bảo vệ chống sạt lở ven sông Sài Gòn trong điều kiện đất yếu tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.NỘI DUNG:

Mở đầu
PHẦN I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Chương 1 : Nghiên cứu tổng quan về quá trình hình thành và đặc điểm đất yếu ven sông Sài
Gòn.
Chương 2: Nghiên cứu tổng quan về nguyên nhân và giải pháp về công trình kè chống sạt lở
ven sông Sài Gòn .
PHẦN II: NGHIÊN CỨU ĐI SÂU VÀ PHÁT TRIỂN
Chương 3: Nghiên cứu tính toán kết cấu kè bằng phương pháp Phần tử hữu hạn
Chương 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu để chọn giải pháp cấu tạo và phương pháp tính toán
cho công trình thực tế ở ven sông.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và kiến nghị
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

:

09/ 02/2004

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ


:

30/11/2004

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :
THẦY HƯỚNG DẪN 1

THẦY HƯỚNG DẪN 2

TS. PHẠM VĂN LONG

TS. PHẠM VĂN LONG
CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ NGÀNH

GS.TSKH LÊ BÁ LƯƠNG

Th.S VÕ PHÁN

Nội dung và đề cương Luận Văn Thạc Só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua
Ngày tháng năm 2004
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH

TS. CHÂU NGỌC ẨN



Lời cảm ơn!
Để có thể hoàn thành Luận văn Thạc só này, tôi chân thành biết ơn
tất cả q Thầy Cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong suốt quá
trình học, cũng như trong thời gian làm luận văn cao học.
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Tiến Só Phạm Văn Long,
người đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cặn kẽ cho tôi những kiến thức, những
kinh nghiệm q báu trong suốt thời gian làm luận văn, với sự quan tâm
giúp đỡ thường xuyên của thầy là nguồn động viên rất lớn để tôi hoàn
thành luận văn cao học này.
Xin chân thành biết ơn Thầy GS.TSKH LÊ BÁ LƯƠNG, chủ nhiệm
ngành Công trình trên đất yếu, đã truyền đạt hết kiến thức của thầy cho
chúng tôi trong tất cả các môn học Thầy phụ trách đồng thời giúp đỡ,
động viên, nhắc nhở tôi rất nhiều trong thời gian làm luận án.
Xin chân thành biết ơn Tiến só Châu Ngọc Ẩn – ngøi đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức q báu trong quá trình học, giúp đỡ tôi giải đáp
những thắc mắc về các vấn đề khoa học và những ý kiến đóng góp quan
trọng của thầy đã giúp đỡ tôi nhìn nhận vấn đề khoa học tốt hơn.
Xin tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo và tập thể các thầy cô Phòng Quản
lý sau đại học Trường Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, các bạn bè
đã giúp đỡ trong suốt khóa học.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài:
Nghiên cứu kết cấu kè trên nền đất yếu bảo vệ chống sạt lở khu vực
Thanh Đa – Thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm tắt:
Phần lớn vùng đất khu vực ven sông Sài Gòn có tầng trầm tích khá dày. Đặc
trưng chính của lớp sét yếu là có sức chống cắt bé và biến dạng lớn. Thêm vào
đó, do chịu sự tác động mạnh mẽ của thủy triều biển Đông, kết hợp với mưa

nhiều vào những tháng hè làm gia tăng áp lực gây trượt tác động lên khối đất ven
bờ gây nên hiện tượng sạt lở bờ. Các hiện tượng sạt lở đang diễn ra khắp nơi, trên
diện rộng và đang ở mức báo động.
Có nhiều phương án khác nhau để xử lý khắc phục các hiện tượng, sự cố
nêu trên. Trong nội dung luận án này, tác giả nghiên cứu các dạng kết cấu kè có
cọc tham gia chịu tải trọng ngang và chống trượt sâu bằng phương pháp PTHH sử
dụng chương trình Plaxis 3D, từ đó kiến nghị một số giải pháp kết cấu kè phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Nghiên cứu sự chuyển dịch ngang của đất, chuyển vị ngang của cọc ứng với
sự thay đổi khoảng cách giữa các cọc trong cùng một hệ công trình, sơ đồ bố trí
cọc khác nhau, các mô hình địa chất nền khác nhau. Xem xét các ảnh hưởng, tác
động của vải địa kỹ thuật đến sự chuyển dịch ngang của công trình, đến áp lực tác
động lên tường chắn và nội lực của hệ cọc.
So sánh kết quả từ lời giải bằng chương trình Plaxis 3D và chương trình
Plaxis 2D với mô hình tương đương, từ đó rút ra kết quả nhận xeùt.


SUMMARY OF THESIS
Title Of Thesis
Research on the solutions of embankment structure on soft ground at the bank of
a river for protecting it from an erosion in Thanh Da area – Ho Chi Minh City.
Abstract
The bank of Sai Gon River is covered by large area of thick and soft clay deposit
layer which are presented by very low shear strength value and high deformation
characteristic. In addition, due to be strongly affected by the tide of Eastern Sea
as well as the rainfall in summer months, the sliding pressure impacting the
embankment at riverside increases to cause the erosion. The erosion
phenomenon is occurring in everywhere, large area and it is being alerted.
There are many solutions to solve the phenomenon. In the content of the thesis,
the author is going to research on the forms of embankment structure with piles

supporting horizontal load and resisting the overall by the finite element method
(FEM) , PLAXIS 3D Program. From that outcome the author suggests some
embankment structures to be suitable with economic conditions and social
conditions in Ho Chi Minh City currently.
Research on horizontal deformation of soft clay and horizontal displacement of
piles according to variety of distance between piles, variety of diagram of
placing piles and geological model difference in the construction. The thesis also
considers the influence and impact of reinforcement geotextile layers to
horizontal deformation of the structures and pressure impacting to stone wall,
and internal force of pile system as well.
By comparison the results from the solution of PLAXIS 3D program and that of
PLAXIS 2D program with the results of equilibrium model, the outcome will be
suggested.


i

MỤC LỤC
Phần I

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Chương mở
đầu

- Đặt vấn đề nghiên cứu
- Xác lập nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi giới hạn của đề tài
- Cấu trúc luận văn

1

2
2

Chương I

Nghiên cứu tổng quan về quá trình hình thành và đặc điểm
đất yếu ven sông Sài Gòn
1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên TPHCM
1.2 Đặc điểm địa chất công trình
1.3 Đặc điểm địa tầng
1.4 Đặc điểm khí tượng – thủy văn – nguồn nước
1.5 Các đặc trưng cơ lý của đất yếu khu vực Thanh Đa
1.6 Thống kê các đặc trưng cơ lý để phục vụ tính toán

4

Nghiên cứu tổng quan về nguyên nhân và giải pháp về công
trình kè chống sạt lở ven sông Sài Gòn.
2.1 Tổng quan về tình hình sạt lở ven sông Sài Gòn
2.1.1 Các nguyên nhân chính và hiện tượng sạt lở bờ
sông
2.1.2 Một vài ý kiến về nguyên nhân sạt lở của các nhà
chuyên môn
2.1.3 Một số sự kiện sạt lở ở khu vực Thanh Đa trong
những năm gần đây
2.2 Các giải pháp công trình chống xói lở bảo vệ bờ sông
2.2.1 Tường bán trọng lực, cọc BTCT chịu tải trọng
ngang và tăng ổn định trượt sâu
2.2.2 Tường cọc bản có neo
2.2.3 Kè bờ mái nghiêng

2.2.4 Tường trọng lực có cọc BTCT chống trượt sâu

26

Chương II

Phần II
Chương III

NGHIÊN CỨU ĐI SÂU VÀ PHÁT TRIỂN
Nghiên cứu tính toán kết cấu kè bằng phương pháp PTHH
3.1 Cơ sở lý thuyết để tính toán ổn định và biến dạng bằng
FEM – Chương trình Plaxis
3.1.1 Mô hình phần tử FEM
3.1.2 Giới thiệu sơ bộ về phần mềm Plaxis
3.1.3 Loại phần tử sử dụng

4
6
8
9
12
13

26
26
28
29
33
36

39
41
43

45
45
45
46


ii

Chương IV

3.1.4 Mô hình vật liệu
3.1.5 Các thông số và mô hình nền sử dụng trong Plaxis
3.2 Mô phỏng kết cấu kè bằng phương pháp PTHH sử dụng
phần mềm Plaxis 3D
3.2.1 Khái quát về chia lưới phần tử trong mô hình 3D
3.2.2 Phân tích chương trình
3.3 Kết quả tính toán và nhận xét
3.3.1 Giới thiệu các loại mô hình kè được đề cập để thực
hiện
3.3.2 Kết quả tính toán
3.3.2.1 Trường hợp hệ cọc thẳng đứng Su=12kPa không
đổi theo độ sâu
3.3.2.2 Trường hợp hệ cọc thẳng đứng có Su thay đổi theo
độ sâu với (∆Su = 1kPa/m)
3.3.2.3 Trường hợp hệ kè gồm 1 hàng cọc đứng và hàng
cọc xiên, Su không đổi theo độ sâu.

3.3.3 Tính toán kết cấu kè bằng Plaxis 2D và so sánh kết
quả với lời giải bằng Plaxis 3D.
Nhận xét kết quả

47
47
56

Ứng dụng kết quả nghiên cứu để chọn giải pháp cấu tạo và
phương pháp tính toán cho công trình thực tế ở ven sông
4.1 Giới thiệu
4.2 Nội dung và kết quả tính toán.
4.2.1 Công trình bờ kè khu đất đường Nguyễn Hữu Cảnh
4.2.2 Công trình hệ thống đê bao Chánh Nghóa- Phú Thọ
thuộc thị xã Thủ Dầu I – tỉnh Bình Dương.
4.2.3 Công trình chống sạt lở bờ sông Mương Chuối huyện Nhà Bè
4.3 Nhận xét

104

PHẦN III

64
64
66
67
67
70
70
79

88
98
103

104
104
104
112
120
126

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận và

Kết luận

127

kiến nghị

Kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo

128


iii


-1-


MỞ ĐẦU
™ ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sông Sài Gòn có ý nghóa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển dân sinh
kinh tế, xã hội và môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh với gần 7 triệu dân,
một trng tâm lớn về kinh tế , công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học
kỹ thuật văn hóa… là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế của cả nước.
Bán đảo Bình Qùi – Thanh Đa (gọi tắt là Bán đảo Thanh Đa), mảnh đất
được sông Sài Gòn bao quanh, với cảnh quan sông nước, vườn cây có rất nhiều
lợi thế để phát triển du lịch, thu hút khách trong nước cũng như ngoài nước. Trong
những năm gần đây, bán đảo Thanh Đa thực sự đã trở thành một nơi lý tưởng để
nghỉ ngơi giải trí cuối tuần của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng trong
những năm gần đây khu vực này đã và đang liên tục xảy ra hiện tượng sạt lở bờ
sông, gây thiệt hại lớn về người và của cải vật chất so với các khu vực khác trên
sông Sài Gòn bởi vì cơ sở hạ tầng ven sông trên khu vực này phát triển rất mạnh
(nhà cửa, nhà hàng, khách sạn,…)
Để chống sạt lở và bảo vệ công trình ven sông trên, có rất nhiều loại công
trình được sử dụng như : tường chắn đất có gia cố bằng cừ tràm mái đá xây, tường
cọc bản với nhiều loại cấu tạo vật liệu khác nhau, hay kết cấu kè kết hợp với
tường chắn v…v. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng vùng cũng như tuổi thọ công
trình mà người ta chọn các giải pháp thích hợp.
Cho đến nay, Thành phố chư a có giải pháp thống nhất để khắc phục sự cố
gây thiệt hại về người và của. Một số công trình kè bờ đã và đang xây dựng đều
mang tính cục bộ, không thống nhất về kết cấu, có một số công trình đã bị hư
hỏng ngay trong quá trình xây dựng do không đảm bảo an toàn về điều kiệnổn
định chuyển vị của nền đất yếu.
Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp thiết kế kè bảo vệ bờ phù hợp, giải pháp
thiết kế là rất cần thiết nhất là yêu cầu cần tiết kiệm tối đa diện tích công trình
đối với vùng ven sông khu vực thành phố Hồ Chí Minh.



-2-

™ XÁC LẬP NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU -PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ
TÀI
Hiện tượng sạt lở diển ra ở vùng đất yếu ven sông Sài Gòn khá là phổ biến
và hiện đã lên mức báo động. Do địa bàn đất yếu tương đối rộng cũng như tình
hình địa chất tương đối phức tạp, không đồng nhất giữa các vùng. Do vậy, trong
đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu cho vùng bán đảo Thanh Đa - Thành phố Hồ
Chí Minh
1) Chỉ nghiên cứu phần kết cấu chống sạt lở, không đề cập đến phương
pháp chỉnh trị dòng chảy.
2) Nghiên cứu về đặc điểm đất yếu và các giải pháp công trình bảo vệ
chống sạt lở phù hợp với điều kiện nền đất yếu ở khu vực Thanh Đa và
vùng phụ cận ven sông Sài Gòn
3) Sử dụng phương pháp PTHH dùng mô hình 3D để nghiên cứu kết cấu
kè bờ có cọc BTCT và vải địa kỹ thuật gia cường..
™ CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Mở đầu – Giới thiệu mục tiêu và phạm vi của đề tài, xác lập nhiệm vụ nghiên
cứu
Chương 1 – Nghiên cứu tổng quan về quá trình hình thành và đặc điểm đất yếu
ven sông Sài Gòn, cấu tạo địa chất vùng đất yếu của một số khu vực ở Tp.HCM,
đặc điểm địa chất công trình, khái quát các đặc điểm tự nhiên, các điều kiện địa
hình, khí tượng thủy văn, những tác động của con người ảnh hưởng đến địa chất
môi trường.
Chương 2 –Trình bày một số nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông ở Tp.HCM
hiện nay dựa trên các kết quả khảo sát, nghiên cứu. Phân tích đánh giá các sự cố
công trình kè chống sạt lở, các biện pháp công trình hiện nay nhằm bảo vệ bờ, từ
đó rút ra kết quả nhận xét.
Chương 3 – Nghiên cứu giải bài toán kết cấu kè bằng PTHH (cụ thể bằng

chương trình Plaxis 3D) ứng với các điều kiện địa chất nền khác nhau, cũng như
các ảnh hưởng của vải địa kỹ thuật và cọc BTCT đến chuyển vị và nội lực trong


-3-

kết cấu công trình và nền đất yếu. Cuối cùng, so sánh kết quả chương trình Plaxis
3D với chương trình Plaxis 2D và rút ra các kết quả nhận xét.
Chương 4 – Ứng dụng kết quả nghiên cứu để tính toán công trình thực tế cho kết
cấu kè ven sông Sài Gòn bao gồm kè Nguyễn Hữu Cảnh-Tp.HCM (sắp thi công)
và kè bảo vệ bờ sông thuộc thị xã Thủ Dầu I-Bình Dương (đang trong giai đoạn
báo cáo NCKT).
Kết luận và kiến nghị.

]^


-4-

CHƯƠNG 1 : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH

HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT YẾU
VEN SÔNG SÀI GÒN

1.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm và điều kiện tự nhiên phức tạp, đa
dạng: địa hình thay đổi, lượng mưa lớn và tập trung, ảnh hưởng thủy triều Biển
Đông và lũ thượng nguồn .... như sau:
1.1.1 Địa hình:
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng tiếp giáp giữa miền đồi gò

miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long, một phần tiếp giáp ven biển
nên mang đặc trưng chuyển tiếp với những đồi gò đồng thời có những vùng bằng
phẳng, bưng trũng thấp. Địa hình khá phức tạp, có dạng đồi gò ở phía Bắc và
Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Cao trình mặt đất thay
đổi từ 0.5-34m xu thế thấp dần từ phía Bắc và Tây Bắc xuống Nam và Tây Nam,
khu trung tâm nội thành cũng có dạng gò cao, phía nam và cực nam là vùng địa
hình thấp tiếp giáp biển.
Nhìn chung có thể phân chia địa hình TP thành bốn dạng chính:


Vùng triền gò tập trung phía Bắc Củ Chi, Bắc Thủ Đức, Hóc Môn,

Bắc Bình Chánh, Tân Bình, Gò Vấp và trung tâm thành phố. Địa hình vùng này
phức tạp, lồi lõm dạng dợn sóng, độ cao thay đổi từ 4 đến 34m. Vùng có cao trình
từ 4 - 10m chiếm 19% tổng diện tích, phần cao trên 10m chiếm 11%, phân bố
phần lớn ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh. Khu
vực địa hình cao nhất ở các đồi Long Bình và Long Thạnh Mỹ- Thủ Đức đến
34m, riêng tại Hóc Môn, Bắc Bình Chánh có dạng triền thoãi và ít lồi lõm hơn
với cao độ mặt đất từ 3-7m.


Vùng đất bằng thấp, độ cao xấp xỉ 2 đến 4m, điều kiện tiêu thoát

nước tương đối thuận lợi, phân bố ở Thủ Đức và Hóc Môn, Quận 12 nằm dọc theo
sông Saigon và Nam Bình Chánh chiếm khoảng 15% diện tích.


Vùng có địa hình thấp phân bổ từ cả phía Bắc thành phố đến vùng

duyên hải phía Nam. Về phía Tây và Tây Nam thành phố có vùng trũng thấp,



-5-

đầm lầy độ cao phổ biến từ 0,3 đến 1m, thuộc khu vực Tam Tân, Thái Mỹ huyện
Củ Chi qua khu vực phía Tây huyện Hóc Môn đến các khu vực Phạm Văn Hai,
Lê Minh Xuân, Tân Nhựt huyện Bình Chánh chịu ảnh hưởng lũ ở Đồng Tháp và
Long An đổ về. Phía Nam và Đông Nam gồm các khu: Nam Củ Chi, Đông Hóc
Môn, Nam Thủ Đức, Nhà Bè, Nam Bình Chánh, quận 8, nhiều sông rạch chằng
chịt, cao độ mặt đất từ 0.3-1m, trung bình 0.5-0.8m, bị chi phối bởûi chế độ bán
nhật triều các khu vực quận 7, huyện Nhà Bè, vùng Bưng Quận 2, Quận 9 và Bắc
Cần Giờ, ước tính chiếm khoảng 34% diện tích.


Vùng trũng thấp cực Nam thành phố và tiếp giáp biển, độ cao phổ

biến khoảng 0 đến 1m, địa hình khá bằng phẳng cao độ mặt đất trung bình 0.70.8m, riêng dãy cồn cát dọc biển tương đối cao hơn: 1.5-2.5m, bị chia cắt bởûi hệ
thôùng sông rạch chằng chịt và đất đai chưa ổn định, chia thành nhiều cù lao lớn
nhỏ và thường xuyên bị ngập mặn, chịu ảnh hưởng của thủy triều hàng ngày,
chiếm khoảng 21% diện tích.
Riêng khu vực ven sông Sài Gòn Đồng Nai có thể phân làm hai vùng
chính là vùng phía Đông và vùng phía Tây sông Sài Gòn.


Khu vực phía Đông (sông Sài Gòn): Bao gồm các quận Thủ Đức,

quận 2, quận 9 có những gò đồi phía Bắc kéo dài từ Thuận An (Bình Dương) về
hướng Nam (gò đồi theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam) có cao trình đỉnh từ
+30.0m đến +34.0m, những đồi này không lớn, độ rộng từ 4km đến 7km và hạ
thấp nhanh chóng ở cao trình +1.4m. Vùng trũng thấp kéo dài đến bờ sông Đồng

Nai và sông Sài Gòn, trong vùng trũng này cũng có những gò cục bộ gọi là giồng
(như giồng Ông Tố có cao trình cao nhất là +5m, giồng Ích Thạnh với mức cao
+3.5m, giồng Ông Nhiêu với mức cao +2.5m v.v… Do địa hình trũng chịu tác
động gây ngập do triều nên hình thành mạng lưới sông rạch khá dày. Phần còn lại
có cao trình phổ biến từ +0.4m đến +1.0m.


Khu vực phía Tây (sông Sài Gòn): Là rìa đồi của phía Bắc kéo dài

từ Hóc Môn - Bà Điểm qua Tân Sơn Nhất, Gò Vấp đến quận 1, thường có cao
trình đỉnh +10.0m và cũng có gò thấp hơn có cao trình từ +5m đến +7m nằm xen
kẻ. Các vùng gò đồi này ngăn cách nhau bởi những vùng trũng hẹp thông ra sông
rạch lớn như rạch Tham Lương -Bến Cát và Thị Nghè - Nhiêu Lộc.


-6-



Ven sông Sài Gòn ở phía Bắc rạch Tham Lương -Bến Cát là những

cánh đồng trũng thấp. Bình quân thường từ +0.6m đến +1.0m, có một số khu vực
thực sự trũng thấp có cao trình < 0.2m ở Quận 12, Hóc Môn.


Riêng khu vực Bán đảo Thanh Đa vùng ven sông Sài Gòn từ cầu

Bình Triệu tới cầu Sài Gòn và vùng rạch Thanh Đa bao gồm phường 25, 27, 28
thuộc quận Bình Thạnh có dạng địa hình đồng bằng thấp, mặt đất bằng phẳng và
cao độ thấp hơn +2.0m, toàn bộ diện tích khu vực ven sông có cao độ phổ biến từ

0.3 ÷ 1.6m


-7-

Hình 1.1. Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu và vùng lân cận


-8-

1.1.2 Đặc điểm địa hình sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng đồi núi Tây Bắc Lộc Ninh chảy theo biên
giới Việt Nam - Campuchia, sau đó theo ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Tây Ninh
và Bình Dương, có chiều dài 221km tính đến vị trí hợp lưu với sông Đồng Nai.
Đoạn sông qua khu vực thành phố Hồ Chí Minh dài 40.4km, có mặt rộng từ 225m
đến 370m, độ sâu từ 15m đến 20m.
Sau vùng hợp lưu với sông Đồng Nai là sông Nhà Bè có lòng sông rộng
B(1000 - 1600m), đáy sông biến đổi từ -10 đến -24m, chỗ hợp lưu sâu đến 30m,
đây là đoạn sông cong bờ hữu luôn bị xâm thực. Lòng sông Sài Gòn - Đồng Nai
có mặt cắt ngang dạng chữ U khá đều cho thấy sự ổn định lòng sông lâu dài mà ở
đó sự tác động giữa dòng nước và lòng sông không gây nên những biến động
đáng kể, tuy nhiên cũng có một số vị trí sạt lở xâm thực do tác động của dòng
chảy và sóng của ghe tàu đi lại. Các mặt cắt ngang nhìn chung năm sau sâu hơn
năm trước, mái bờ sông bị bào mòn đặc biệt là tại các đoạn sông cong với tốc độ
khá nhanh, đây là quy luật tất yếu dẫn đến hiện nay nhiều vị trí sạt lở xuất hiện.
Dọc theo tuyến sông Sài Gòn Đồng Nai là cả mạng lưới cảng lớn nhỏ và được coi
là tuyến giao thông thủy quan trọng và bậc nhất khu vực.
+2.00

-4.89


+2.00

-8.79

-12.11

-17.75

-22.03

265.0

244.0

18.0 16.0 16.0 18.0 12.0
226.0

26.0

194.0

20.0

176.0

-24.19

-24.00
130.0


18.0 16.0 18.0 18.0 20.0

150.0

-21.67

-17.00

-9.11

-12.24

-6.14
20.0

92.0

20.0

110.0

K.C cộng dồn(m)

Bờ hữu

74.0

K.cá ch(m)


58.0

CTMDTN(m)

-2.08

-3.00

-5.62

-12.07

-16.50

+2.00
268.0

250.0

22.0 12 18.0
238.0

18.0
216.0

20.0
198.0

178.0


156.0

20.0 18.0 16.0 22.0
140.0

28.0
102.0

20.0

122.0

22.0

74.0

32.0

0.0

K.C cộ ng dồn(m)

20.0 12

54.0

K.cá ch(m)

20.0


CTMDTN(m)

-19.94

-24.00

-20.04

-22.00

-20.00

-20.41

-20.00

-18.00

-19.39

-18.00

-16.00

-20.30

-16.00

-14.00


-9.30

-14.00

-12.00

-14.78

-12.00

-10.00

-4.40

-10.00

-8.00

-1.70

-8.00

-6.00

+2.00

-6.00

-4.00


0.0

Bờ hữu

Bờ tả

-2.00

40.0

-4.00

+2.00

0.00

Bờ tả

20.0

-2.00

210.0

0.00
+2.00

Hình 1.2. Mặt cắt điển hình sông Sài Gòn - khu vực Thanh Đa P.27-Q.BT (năm
2001)



-9-

1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
1.2.1 Địa chất công trình
Theo tài liệu nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, mặt cắt
địa chất vùng ven sông có địa tầng thuộc tuổi Holocen chiếm tỷ trọng lớn, địa
hình khá bằng phẳng, chênh lệch giữa cao độ địa hình và mực nước chuẩn không
lớn, bề mặt địa hình được phủ toàn bộ là đất phù sa trẻ tuổi. Đất tạo nên bề mặt
địa hình là đất yếu, có cường độ chịu lực thấp, dễ biến dạng.
Cũng theo tài liệu trên, qua việc khảo sát địa chất tại các vùng ven sông
Sài Gòn cho thấy : tầng trầm tích Holocen bao phủ trên toàn vùng dọc theo sông
từ Nhà Bè-Duyên Hải. Chiều dày lớn nhất của tầng trầm tích Holocen thay đổi từ
20-30m, tuy nhiên sự phân bố các lớp đất trong phạm vi 30m trong tầng trầm tích
này không giống nhau. Tùy từng nơi trong nền đất có các lớp bùn sét , bùn á sét,
bùn á cát, sét á cát, cát mịn, cát lẫn sỏi sạn. Nhìn chung phân bố ở trên mặt là lớp
bùn sét, bùn á sét, màu xám đen, xanh đen, ở trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng,
có nơi lại xen kẽ lớp bùn, lớp sét, lớp bùn, ở khu vực cầu Hào Võ lớp bùn mỏng
hơn và trong nền có lớp cát mịn, cát thô lẫn sỏi sạn.
Nhìn chung, địa chất công trình vùng hạ du sông Sài Gòn không thuận lợi
cho việc xây dựng các công trình có tải trọng lớn do có lớp bùn sét, bùn á sét khá
dày, có độ bền thấp, lớp sét dẻo cứng và lớp cát nằm khá sâu. Điều này có thể
chứng minh hiện tượng sạt lở liên tục trên đoạn sông nghiên cứu trong những năm
gần đây cho thấy rõ nét với mật độ xây dựng công trình lớn đã tạo nên áp lực lớn
lên bờ sông. Mặt khác, khoan xây dựng, đóng cọc thực hiện các công trình sát bờ
sông làm cho liên kết các kết cấu của đất bị phá vỡ gây ra sạt lở bờ sông và dẫn
đến hư hỏng công trình.
1.2.2. Địa chất thủy văn:
Trong vùng hạ du ven sông Sài Gòn có đặc điểm nước ngầm lên cao
ngang mặt đất và có quan hệ thủy lực trực tiếp với dòng chảy sông, thành phần

và động thái của nước ngầm phụ thuộc trực tiếp vào nước sông. Toàn bộ thủy địa
vực được hình thành chủ yếu do 2 tầng chứa nước:


- 10 -

- Tầng nước mặt : là tầng nước không áp được chứa trong tầng bùn sét, á
sét hữu cơ thuộc trầm tích phù sa trẻ, mực nước ngầm cách mặt đất từ 0.5 - 1.5m,
hoàn toàn liên quan đến nước mặt, nước sông, mực nước dao động thủy triều …
- Tầng nước có áp nhẹ : được chứa trong tầng á cát nằm dưới các tầng sét
– sét cát. Nước có áp nhẹ, trữ lượng nước khá lớn và ổn định.
Địa chất vùng này địa hình thấp, do đó hiện tượng bồi lắng làm nâng cao
lòng sông xảy ra mãnh liệt, lòng sông được mở rộng, nhiều dòng chảy được hình
thành để thoát nước ứ đọng, nhất là về mùa mưa lớn.
1.2.3 nh hưởng của tác động con người đến điều kiện địa chất môi trường
Đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng phát triển dẫn đến sự biến đổi
đáng kể môi trường địa chất khu vực. Trong những năm qua, địa hình khu vực bị
biến đổi khá mạnh như việc đắp đất hoặc tôn cao tạo mặt bằng cho việc khai thác
diện tích đất đai để xây dựng khu công nghiệp, dân cư, giải trí …Các nguyên nhân
đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sạt lở trong những năm vừa qua với tốc
độ ngày một tăng mà hiện nay, và được công luận đang phản ánh khá mạnh như
Việc khai thác khoáng sản như Kaolin, sét laterit, sét gạch ngói khá phổ
biến ở vùng địa hình cao để phục vụ sản xuất đã hình thành các dạng địa tầng âm
sâu 10-20m. Quá trình xâm thực và bồi tụ tăng lên do các tầng đá bị đào xới, hệ
thồng kênh rạch phân bố liền kề với các vùng cao bị lấp dần do các trầm tích vỡ
vụn trong quá trình khai thác trôi về theo nước mưa và dòng chảy kênh rạch.
Khai thác cát bừa bãi sai với qui phạm và tiêu chuẩn cho phép do con
người gây ra trong khu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai đã có những tác
hại ghê ghớm đến sự biến đổi lòng sông và phá vỡ kết cấu lòng đất cũng như bờ
dẫn đến những thiệt hại hàng loạt thường xuyên trong đoạn sông nghiên cứu.



- 11 -

Hình 1.3 Khai thác và vận chuyển cát trên sông Sài Gòn
1.3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỂM ĐỊA TẦNG
Trong khu vực nghiên cứu phân bố chủ yếu là trầm tích Pleistocen và
holocen. Trong phạm vi trung và hạ du sông Đồng Nai-Sài Gòn đi qua lãnh thổ
Đông Nam bộ dọc theo sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một trở xuống có thể thấy các
tầng địa chất khác nhau như sau :
* Các thành tạo mezozoi : Đá cấu tạo nền móng khu vực gồm 2 địa tầng: hệ tầng
Dray-ling tuổi Jura sớm có chiều dày 30m và hệ tầng Long Bình tuổi Jura muộn,
có chiều dày 350 -400m gồm sét bột kết màu xám tro, đá phun trào andezite xen
kẽ
* Các thành tạo Kanonoi : bao gồm các trầm tích aluvi cổ, tuổi neogenPleistogen và aluvi trẻ tuổi holocen. Các trầm tích Neogen được phân chia thành
3 hệ tầng: Hệ tầng Bình Trưng tuổi Miocen muộn, hệ tầng Nhà Bè tuổi Pliocen
sớm và hệ tầng Bà Miêu tuổi Pliocen muộn.
Các trầm tích đệ tứ phân bố rộng rãi khắp vùng
-

Hệ tầng Trảng Bom (dày 25-30m) trong phạm vi Thủ Đức được tạo thành
trong thời kì biển lùi rộng lớn, trầm tích chủ yếu có nguồn gốc sông

-

Hệ tầng Thủ Đức dày 20-40m lộ ra chủ yếu ở Bắc Thủ Đức có nguồn gốc
sông và cửa sông.


- 12 -


-

Hệ tầng Củ Chi dày 10-35m lộ ra ở khu vực Tăng Nhơn Phú, Suối Tiên và
ven rìa các đồi cao. Trầm tích chủ yếu là nguồn sông và cửa sông.

-

Hệ tầng Thủ Đức và Củ Chi được thành tạo có liên quan đến 2 đợt biển
tiến vào Pleistocen giữa và muộn.

-

Hệ tầng Holocen sớm giữa dày 15-20m lộ xung quanh thềm sót ở Bình
Trưng, các giồng cao ở Long Trường và ven rìa các dạng địa hình đồi cao
Thủ Đức có nguồn gốc sông biển và sông.

-

Trầm tích Holocen giữa muộn dày 5-12m phân bố rộng rãi ở phía Nam và
Tây Thủ Đức

Các trầm tích bãi bồi dày 3-5m phân bố chủ yếu trong lòng sông Đồng Nai,
Nhà Bè, Sài Gòn. Thành phần trầm tích gồm cát, sét, mùn thực vật.
Dựa vào nguồn gốc và các đặc trưng địa tầng trên, vùng nghiên cứu thuộc
vùng bồi tích lòng sông mới nên chưa ổn định.
1.4 ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯNG - THỦY VĂN - NGUỒN NƯỚC
1.4.1 Chế độ mưa ẩm
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng chuyển tiếp của ba hệ thống : gió
mùa n Độ, gió mùa Mã Lai và Tây Thái Bình Dương. Sự pha trộn của nhiều cơ

chế thời tiết là nguồn gốc của những biến động phức tạp trong chế độ mưa ẩm.
Lượng mưa thay đổi theo từng khu vực. Mưa nhiều ở khu vực nội thành (trung
bình 2.100mm) và vùng đất cao Thủ Đức, kéo dài đến Long Sơn, trung bình từ
1.800 đến 1.900mm. Vùng Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Bắc Cần Giờ có lượng
mưa trung bình 1.500 - 1.700mm. Vùng Phú Mỹ Hưng (Củ Chi) và Cần Giờ,
Long Hòa có lượng mưa trung bình 1.200 - 1.300mm. Lượng mưa tập trung chủ
yếu từ tháng 5 đến tháng 11, lớn nhất thường xảy ra vào tháng 9 hoặc tháng 10.
Lượng mưa phân bố không đều, số ngày mưa hàng năm trên 130 ngày. Lượng
mưa các tháng mùa mưa khoảng 200 ÷ 350mm, với 10 ÷ 23 ngày mưa. Trường
hợp mưa lớn tương đối ít có, lượng mưa cực đại quan trắc được khoảng 150 ÷
200mm. Trong sự biến đổi của mưa hàng năm, sự biến động của mưa hàng tháng
của khu vực sông Sài Gòn là khá lớn.


×