Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phân tích đánh giá hiệu quả dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi cấp thoát nước phục vụ nuôi tôm ấp 2, 3 xã hiệp phước, huyện nhà bè tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.01 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Y—Z

TRẦN MINH LÂM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN QUY HOẠCH HỆ
THỐNG THỦY LI CẤP THOÁT NƯỚC PHỤC VỤ
NUÔI TÔM ẤP 2,3 XÃ HIỆP PHƯỚC - HUYỆN
NHÀ BÈ – TP.HCM
Chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp
Mã số ngành:12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2003


Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Đào Ngọc Anh
Ngày, tháng, năm sinh: 20/08/1956
Chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp (Quản lý công nghiệp)
TÊN ĐỀ TÀI:



Phái: Nữ
Nơi sinh: Hà Nội
Mã số: 12.00.00

CHẤT LƯNG PHẦN MỀM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ CHẤT LƯNG PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ (Ngày bảo vệ đề cương):
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (Ngày bảo vệ luận án tốt nghiệp):
V - HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm và học vị):
VI- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 1 (Ghi đầy đủ học hàm và học vị):
VI- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ CHẤM NHẬN XÉT 2 (Ghi đầy đủ học hàm và học vị):

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CÁN BỘ NHẬN XÉT 1

CÁN BỘ NHẬN XÉT 2

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua

TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Ngày

tháng

năm 2003


CHỦ NHIỆM NGÀNH


i

LỜI CẢM ƠN !

Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Thạc só Tô Thu Thủy, người đã tận tình hướng dẫn và đã có những góp ý

vô cùng quý giá để tập luận án này được hoàn thành đúng thời hạn.
-

Các thầy cô trong khoa Quản lý Công nghiệp, phòng Quản lý Khoa học

và Sau Đại học của Trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã tham gia giảng dạy,
truyền đạt kiến thức, động viên và tạo điều kiện cho chương trình đào tạo cao học
của chúng tôi được kết thúc tốt đẹp.

-

Các chuyên gia về thủy sản, thủy lợi của phòng Kinh tế - huyện Nhà Bè,

phòng Thủy sản -Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM, Tổng công ty Hải sản Biển
Đông, Phân viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản.
-


Cám ơn tất cả các anh, chị, đồng nghiệp và các bạn đã giúp đỡ, đóng

góp ý kiến, cung cấp và trao đổi thông tin liên quan đến luận án.


ii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ấp 2, 3 - xã Hiệp Phước - huyện Nhà Bè là một xã nghèo của Thành phố.
Đây là vùng đất trũng, ngập mặn trên tám tháng trong một năm. Trong sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước chỉ canh tác được một vụ trong năm đã gây ra
sự lãng phí thời gian lao động và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, do vậy
đất bị bỏ hoang nhiều. Thành phố có quy hoạch đến năm 2015 sẽ trả khu vực
này về cho khu chế xuất và xây dựng cảng biển.
Hiện tại địa phương đang chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng thủy sản thay cho
trồng cây nông nghiệp. Việc nuôi tôm Sú rất khả quan và phát triển rất nhanh
trong các hộ dân. Nuôi tôm rất cần có hệ thống kênh mương cấp thoát nước,
nhờ có hệ thống cấp thoát nước sẽ tăng diện tích ao nuôi và ngăn được dịch bệnh
lây lan từ nguồn nước.
♦ Vấn đề đặt ra là đầu tư một hệ thống thủy lợi trong thời gian ngắn trước
khi trả đất về cho phát triển công nghiệp thì hiệu quả việc đầu tư như thế nào?
♦ Đề tài đã phân tích tình đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như các
chủ trương để kết luận vùng nuôi tôm là phù hợp.
♦ Phân tích hiệu quả của các hộ dân đầu tư nuôi tôm từ đó dẫn đến kết luận
là người dân thực sự có nhu cầu nuôi tôm với hiệu quả thực sự đã phân tích.
♦ Đánh giá được hiệu quả tài chính của toàn dự án, tình hình tài chính khả
quan có tác dụng đối với ngân hàng cho dân đầu tư.
♦ Đánh giá được hiệu quả của nguồn vốn ngân sách bỏ ra đầu tư hệ thống
thủy lợi.
♦ Đánh giá được lợi ích kinh tế toàn vùng của việc đầu tư hệ thống

♦ Giải quyết được mâu thuẫn của dự án với các quy hoạch của Thành phố và
Trung ương.
♦ Giải quyết được vấn đề môi trường sau khi đầu tư hệ thống.


ii

Luận văn kiến nghị hình thức đầu tư, hình thức vay vốn và giúp đỡ các hộ
dân tránh được rủi ro trong sản xuất.


iii

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1

1.1

Lý do hình thành đề tài


1

1.2

Mục tiêu thực hiện đề tài

2

1.3

Phương pháp nghiên cứu

3

1.4

Hạn chế, phạm vi nghiên cứu

4

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG DỰ ÁN

6

2.1

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên


6

2.1.1

Diện tích, địa hình, địa chất

6

2.1.2

Khí tượng

7

2.1.3

Các đặc điểm thủy văn chính

9

2.1.4

Đánh giá chung về điều kiện tư nhiên

13

2.2

Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội


13

2.3

Hiện trạng về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật

18

2.4

Nhận xét đánh giá chung về hiện trạng vùng dự án

19

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

22

3.1

Mục tiêu kế hoạch của dự án

22

3.2

Lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ nuôi tôm


22

3.2.1

Bố trí sản xuất

22


iii

3.2.2

Các loại ao

25

3.3

Lựa chọn phương án đầu tư

26

3.3.1

Phương án địa điểm

26

3.3.2


Phương án bố trí mặt bằng

27

3.3.3

Hình thức đầu tư

30

3.4

Giải pháp công trình

31

3.5

Khối lượng dự án

37

3.6

Tổng giá trị đầu tư

38

3.7


Kế hoạch , tiến độ đầu tư

39

3.8

Vốn

40

3.9

Tổ chức thực hiện dự án

40

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

42

4.1

Phương pháp tính toán

42

4.2


Phân tích chi phí sản xuất và tài chính cho 1 ha nuôi

47

4.3

Phân tích đánh giá của toàn dự án

48

4.4

Phân tích hiệu quả vốn của nhà nước đầu tư

50

4.4.1

Quan điểm thu hồi vốn

50

4.4.2

Quan điểm hạn chế thiệt hại

51

CHƯƠNG 5


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ

52

5.1

Đánh giá hiệu ích toàn vùng

52

5.2

Giải quyết các mâu thuaãn

54


iii

CHƯƠNG 6

HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

58

CHƯƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


63

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG KÊ
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

2.1

Tình hình nuôi tôm Sú huyện Nhà Bè

15

3.1

Lịch thời vụ nuôi trong vùng dự án

23

3.2

Phương án quy hoạch và bố trí mặt bằng


29

3.3

Phân kỳ quy hoạch vùng nuôi

30

3.4

Khối lượng các hạng mục

37

3.5

Tổng vốn đầu tư cố định hệ thống thủy lợi

39

3.6

Nhu cầu vốn và tiến độ đầu tư

40

4.1

Các thông số phân tích tài chính cho một ha nuôi


47

4.2

Thông số và kết quả phân tích tình huống 1ha nuôi

48

4.3

Các thông số phân tích tài chính cho toàn dự án

49

4.4

Thông số và kết quả phân tích tình huống toàn dự án

49

4.5

Các thông số phân tích tài chính do nhà nước đầu tư

50

4.6

Các thông số phân tích kinh teá


52


1

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1. 1-Lý do hình thành đề tài
Xã Hiệp phước có vị trí nằm ở phía Nam huyện Nhà bè-TPHCM, cách
trung tâm nội thành TPHCM khoảng 25 km. Mặc dù TPHCM có thu nhập cao
nhất nước nhưng mức thu nhập ở xã Hiệp Phước lại rất thấp. Địa hình là vùng
bãi thấp thủy triều, một năm có 5 tháng nước ngọt và 7 tháng nước mặn. Người
dân chỉ có canh tác trồng lúa nước một vụ nhưng cũng rất bấp bênh. Số hộ
nghèo, không đủ ăn ngày càng tăng. Một mặt, do đầu tư vào nông nghiệp không
hiệu quả, mặt khác đây là vùng quy hoạch cảng biển và khu chế xuất nên cơ sở
hạ tầng không được đầu tư, nên Hiệp Phước trở thành một xã vừa nghèo vừa
chịu nỗi bức xúc chung của những người dân nằm trong vùng quy hoạch của
Thành phố và Trung ương. Người dân ở những địa phương nằm trong vùng quy
hoạch không được chuyển đổi mục đích sử dụng của đất, không được đầu tư cơ
sở hạ tầng, đặc biệt là không được sang nhượng đất đai…. Tất cả các yếu tố trên
đã làm cho tình hình kinh tế những vùng này gần như đóng băng hoàn toàn, và
càng khó khăn hơn cho những vùng nghèo như Hiệp Phước. Đây là vấn đề cần
giải quyết cho Nhà Bè nói riêng và các quận huyện khác có quy hoạch nói
chung.
Vài năm gần đây phong trào nuôi tôm Sú ở đồng bằng sông Cửu Long phát
triển, đặc biệt là huyện Cần Giờ đã có những vùng nuôi tôm rất hiệu quả. Một
hướng mới cho xã Hiệp Phước là tận dụng 7 tháng nước mặn (bỏ hoang) để nuôi
tôm Sú. Kết quả là đã có nhiều hộ thí nghiệm nuôi tôm Sú thành công ở xã
nghèo này, mở ra một hướng mới cho xã Hiệp Phước nói riêng và cho huyện

Nhà Bè nói chung.


2
Vấn đề đặt ra là nuôi tôm rất cần đến hệ thống thủy lợi để cấp thoát nước cho
ao nuôi. Do không có hệ thống thủy lợi nên việc thải nước, lấy nước cùng một
hệ thống đã làm cho dịch bệnh lây nhanh thành đại dịch, gây ra rủi ro rất lớn
cho người nuôi tôm. Mặt khác do không có hệ thống thủy lợi nên quy mô ao
nuôi của các hộ cũng hạn chế. Xuất phát từ bức xúc trên, ủy ban nhân dân
(UBND) huyện Nhà Bè có ý tưởng đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm
cho xã Hiệp Phước
Có nên đầu tư dự án này hay không? Đây là một câu hỏi mà UBND huyện
Nhà Bè phải xem xét trong điều kiện là một huyện có rất nhiều xã nghèo cần
đầu tư. Muốn làm được việc đó phải đánh giá dự án có hiệu quả không? có mâu
thuẫn với các dự án, quy hoạch khác của Trung ương và Thành phố không?
Do đặc thù của công trình thủy lợi nói riêng và của ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn nói chung thì các dự án đều mang tính hiệu quả xã hội. Vốn
đầu tư của Nhà nước thường là lớn và chủ yếu là vì lợi ích của người dân địa
phương. Nói chung các dự án đều mang tính công cộng, công ích. Do vậy việc
nghiên cứu đánh giá hiệu quả tài chính không được chú trọng và thường phần
này không phải là công việc chính của các dự án thủy lợi.
Các dự án thủy lợi đã lập trước đây thường không đánh giá một cách định
lượng hiệu quả của dự án, không giải quyết hiệu quả tổng hợp mà thường mâu
thuẫn với các dự án của ngành khác.
Xuất phát từ tình hình thực tế của dự án và cũng để khắc phục các yếu
điểm của các dự án nông nghiệp trước, việc đánh giá hiệu quả và giải quyết các
mâu thuẫn của dự án với các dự án khác là lý do hình thành đề tài của luận văn.
1.2-Mục tiêu thực hiện đề tài
Đánh giá hiệu quả của dự án. Giải quyết các mâu thuẫn với quy hoạch, với
các dự án của ngành khác.



3
Các dự án về thủy lợi thường xuất phát từ nhu cầu thực tế bức xúc của
người dân: do thiếu nước, do ô nhiễm, do ngập lụt…. Hiệu quả của dự án là hiệu
quả xã hội. Các dự án thường không đi sâu đánh giá về hiệu quả kinh tế, tài
chính. Do vậy nhiều dự án đã xây dựng nhưng hậu quả là sử dụng không có hiệu
quả, đôi khi lại có tác dụng xấu với các dự án của ngành khác. Đây là vấn đề
nan giải trong việc đầu tư các công trình thủy lợi ở TPHCM nói riêng và ở Việt
Nam nói chung.
Một dự án công cộng, tức là người dân được hưởng thụ, thì trước hết người
dân phải có lời trên đồng vốn bỏ ra. Không những có lời (theo cách nói của
người dân) mà còn lời hơn các ngành nghề khác mà ở địa phương có khả năng
thực hiện. Nói tóm lại việc đánh giá hiệu quả 1 ha mặt nước nuôi tôm của người
nuôi tôm là mục tiêu thứ nhất của đề tài.
Mục tiêu thứ hai là đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế của vốn Nhà nước
bỏ ra và của toàn dự án.
Mục tiêu thứ ba là đánh giá hiệu quả xã hội của dự án.
Mục tiêu thứ tư là giải quyết các mâu thuẫn với các dự án khác vì đây là
vùng quy hoạch của Thành phố, cho đến năm 2020 sẽ xây dựng cảng biển lớn
nhất nước và hình thành khu chế xuất Tân Thuận 2.
Các dự án về nông nghiệp trước đây thường chỉ đánh giá về hiệu quả xã
hội (mục tiêu thứ 3) một các định tính. Gần đây, một số dự án đã đánh giá theo
mục tiêu thứ 2. Do vậy đã có nhiều dự án không mang lại hiệu quả như mong
muốn. Ví dụ: một công trình tưới nước cho nông nghiệp, thay vì trồng trọt có lời
ít hơn, rủi ro nhiều hơn, (trong khi đó địa phương có ngành nghề khác làm lời hơn
như đào vàng, buôn lậu, phân lô đất……) dẫn đến đất sẽ bỏ hoang, không sử dụng
nước của công trình, điều đó đồng nghóa với công trình không phát huy hiệu



4
quả. Còn đánh giá theo mục tiêu thứ nhất và thứ tư là quan điểm mới cho đề
tài nghiên cứu
1.3-Phương pháp nghiên cứu
− Thu thập dữ liệu vào hai nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp:
+ Thông tin thứ cấp: lấy từ phòng thủy sản Sở Nông nghiệp và PTNT,
phòng Kinh tế huyện Nhà Bè, Phân viện Quy hoạch thủy sản phía
Nam, công ty Khảo sát thiết kế và Tư vấn đầu tư thuộc Tổng công
ty Hải sản biển Đông.
+ Thông tin sơ cấp: khảo sát tại xã Hiệp Phước-Nhà Bè, lấy ý kiến các
chuyên gia về thủy sản thuộc các ban ngành thuộc Thành phố và
Trung ương
− Nội dung thu thập
+ Điều tra tình hình xã hội, dân sinh, kinh tế, cơ sở hạ tầng hiện tại
của khu vực dự án.
+ Điều tra nguồn nước, nguồn thức ăn, nguồn thu mua sản phẩm.
− Dựa vào số liệu thu thập, kiến thức các môn học quản trị tài chính, lập
và phân tích dự án, sự trợ giúp của các phần mềm máy tính để tính
hiệu quả kinh tế, tài chính ( IRR, NPV, phân tích độ nhạy, rủi ro…….)
+ Dùng nguyên tắc cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án thủy
lợi: nguyên tắc “có” và “không có”. Nội dung của nguyên tắc này là
định lượng chi phí và lợi ích tăng thêm khi "có dự án" và so sánh với
tình hình khi "không có dự án". (Tiêu chuẩn ngành 14TCN-112-1997bộ NN và PTNT)
+ Nguyên tắc đánh giá hiệu quả của dự án bằng giá trị thiệt hại hàng
năm đã tránh được nhờ có dự án ( 14TCN-112-1997-BNN&PTNT)
+ Dùng kiến thức môn học quản lý dự án giải quyết mâu thuẫn giữa
dự án đang đánh giá và các dự án khác của thành phố và quốc gia.


5

1.4-Hạn chế, phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nghiên cứu của dự án thuộc ấp 2 và 3 của xã Hiệp Phước -huyện

Nhà bè với quy mô 1028 ha.
-

Do tình hình phát triển tôm Sú chưa tới 10 năm, nên việc sử dụng dữ liệu

10 năm để dự báo cho các năm của dự án là không thuyết phục. Đây là phạm vi
một đề tài lớn mà Bộ Thủy sản đang cần có câu trả lời. Nếu không có định
hướng tổng thể quốc gia, đến một lúc nào đó sản lượng cung vượt cầu, dẫn đến
giá tôm có thể rớt như các loại trái cây khác. Do vậy, dữ liệu trong đề tài này
chỉ sử dụng số liệu trong vài năm gần đây.
-

Các quy mô công trình, tính toán về kỹ thuật công trình được sử dụng

trong dự án quy hoạch của Phân viện quy hoạch Thủy sản phía Nam - Bộ Thủy
sản lập.
-

Trong phần tính toán phân tích của đề tài, có xem xét đến vấn đề lạm

phát, lãi suất của vốn đầu tư cố định cũng như các loại thuế, thủy lợi phí. Việc
này sẽ làm tăng độ tin cậy và tính khả thi của dự án.
-

Việc đền bù đất để mở rộng kênh mương không đưa vào tính toán vì theo


quy hoạch, năm 2020 sẽ thu hồi đất. Do vậy việc thu hồi đất trong dự án này chủ
yếu phần lớn tận dụng các kênh rạch cũ và một phần nhân dân hiến đất. Một số
ít phải đền bù được xem là việc thu hồi đất trước của các dự án đã quy hoạch
đến năm 2020.
-

Việc đánh giá tác động môi trường là một vấn đề lớn, mang tính chuyên

ngành, tính chất phức tạp, giá thành kinh tế cao, do thời gian làm đề tài có hạn
nên phần này chỉ nêu một số vấn đề liên quan đến môi trường của dự án.


6

C
CH

ƯƠ
ƠN
NG
G IIII
Đ
ỦA
ÛA V
CU
VU
ÙN
ØNG
GD


ĐIIE
Ự Ï A
ỀU
ÁN
ÀU K
KIIE
ÙN
ỆN
ÄN T

Ự Ï N
NH
HIIE
ÊN
ÂN C
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
2.1.1. Diện tích, địa hình, địa chất
Diện tích toàn xã Hiệp Phước 3.712 ha bao gồm 4 ấp. Vùng quy hoạch thuộc
ấp 2, 3 có diện tích 1.028 ha. Được bao bọc bởi rạch Mương Lớn ở phía Bắc,
sông Nhà Bè ở phía Đông và Nam, sông Kinh Lộ ở phía Tây.
Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp trũng ở giữa và đổ
về hướng Nam. Cao độ trung bình 0,8 m, cực đại 1,3 m, cực tiểu 0,3 m.
-

Phía Tây của vùng dự án bên trong sông Kinh Lộ giáp với rạch Mương
Ngang kéo dài xuống phần rạch Giồng, rạch Già nối ra đến sông Nhà Bè có
địa hình cao từ 1,1 – 1,3 m.

-


Phía Đông, vùng nằm giữa phần ngăn cách giữa rạch Sóc Vàm, đoạn trên
rạch Lò Than và sông Nhà Bè địa hình cũng tương đối cao, trung bình từ 1,21,3m. Phần giáp sông Nhà Bè đổ về hướng Nam địa hình khá thấp, từ 0,3 0,8m.
Khu vực quy hoạch thuộc ấp 2, 3 xã Hiệp Phước gồm 3 loại đất là:
Đất phèn tiềm tàng, tầng phèn nông, nhiều bã hữu cơ, nhiễm mặn vào mùa

khô (Sp1hm): Đất xám nâu hoặc xám đen, sét nặng, hàm lượng mùn cao. Hàm
lượng nitơ, kali tổng số khá cao nhưng nghèo lân.
Đất phèn tiềm tàng, tầng phèn nông, nhiễm mặn vào mùa khô (Sp1m): Pyrite
xuất hiện từ 0 - 50 cm. Tuỳ theo độ sâu mà màu đất khác nhau: xám nâu, nâu
sẫm, nâu đen, xám đen, xám xanh, đất sét trung bình đến sét nặng, dẻo, nhiều
rễ cây lẫn ít xác hữu cơ. Đất giàu đạm, kali ở mức trung bình, nghèo lân


7
Đất phèn tiềm tàng, tầng phèn sâu, nhiều hữu cơ, nhiễm mặn vào mùa khô
(Sp2hm): Đất có màu xám tro hay đen, nhiều xác hữu cơ, đất sét trung bình đến
nặng.
2.1.2.Khí tượng
Hiệp Phước – Nhà Bè mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích
đạo. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt: mùa Mưa, từ thàng 5 đến tháng11; mùa Khô từ
tháng12 đến tháng 4 năm sau.
* Nhiệt độ : cao và khá ổn định. Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,8oc; nhiệt
độ trung bình tháng 25,1 – 29oc. Nhiệt độ bình quân ngày giữa các tháng đều
trên 20oc. Biên độ nhiệt bình quân ngày 5 – 7oc và biên độ nhiệt giữa các tháng
trong năm không quá 4oc. Nhiệt độ thấp nhất xảy ra trong khoảng từ 1 đến 7 giờ
sáng và cao nhất vào lúc giữa trưa: 13 – 14 giờ. Tháng 3 đến tháng 5 là những
tháng có khả năng xuất hiện nhiệt độ cao nhất trong năm (30,5 – 32,3oc) và
tháng ít nóng nhất trong năm là tháng 1 (28,8oc).
* Số giờ nắng- chiếu sáng: Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.630 – 2.710

giờ/năm. Số giờ chiếu sáng đạt cao vào các tháng mùa khô, trung bình 240 giờ/
tháng, cao nhất vào tháng 3 - đạt 240 giờ/ tháng và đạt thấp nhất vào mùa mưa,
trung bình đạt 170 giờ/ tháng, thấp nhất là vào tháng 9 – 169 giờ.
Với số giờ nắng cao và phân bố đồng đều suốt cả năm như vậy đã cung ứng
một nguồn ánh sáng phong phú, thuận lợi cho mọi quá trình quang hợp và tổng
hợp của thực vật có lợi cho cây trồng và vật nuôi ưa nhiệt nói chung và rất thích
nghi đời sống thủy sinh vật làm thức ăn cho thủy sản nói riêng. Lượng bức xạ
phong phú và khá ổn định quanh năm là thuận lợi cơ bản đối với mọi quá trình
trao đổi chất và phát triển về sinh học.
* Bức xạ mặt trời: Lượng bức xạ phong phú, trung bình đạt >130 kcal/cm2/
năm và 10 – 14 kcal/cm2/tháng. Cường độ bức xạ thay đổi giữa các tháng trong


8
năm không đáng kể. Lượng bức xạ cao nhất xảy ra trong tháng 3, 4 với 14,2
kcal/cm2 / tháng, thấp nhất vào tháng 9 là 10,2 kcal/cm2/tháng.
*Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí khá cao. Thời kỳ độ ẩm cao trùng với
mùa mưa từ (tháng 5 đến tháng 10) 79-83%, độ ẩm nhiều nhất vào tháng 9
(83%). Thời kỳ độ ẩm thấp trùng với mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau),
độ ẩm trung bình 74-77%, thấp nhất vào tháng 4 (74%). Trong ngày độ ẩm thấp
nhất khoảng 13 giờ đến 15 giờ và cao nhất từ 4 giờ đến 7 giờ sáng. Độ ẩm tối
cao trung bình của các tháng đều trên 90% và thấp nhất trung bình 48,5%. Độ
ẩm cao nhất ghi nhận được (1977-1992) là 100% (22/12/1987) và độ ẩm thấp
nhất 40% (5/2/1979).
* Chế độ bốc hơi: Lượng bốc hơi huyện Nhà Bè tương đối thấp so với các
nơi khác trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Lượng bốc hơi ngày trung bình
4mm, lượng bốc hơi ngày lớn nhất 10,8mm (20/11/1989) và nhỏ nhất 0,9mm khá
phổ biến trong các tháng mùa mưa. Lượng bốc hơi tháng trung bình 120,4mm,
cao nhất là tháng 4 (173,2mm), thấp nhất là tháng 9 (83,4mm).
* Chế độ mưa:

Chế độ mưa theo mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 – 10 có trên 90% lượng
mưa tập trung trong mùa mưa; lượng mưa trung bình năm: 1.744 mm; mưa tập
trung nhiều vào các tháng 7 – 9, trung bình 150mm/ tháng.
Lượng mưa ngày thường tập trung vào một vài cơn mưa, các cơn mưa thường
tập trung vào buổi chiều. Mỗi cơn mưa khá ngắn, kéo dài không quá nửa giờ.
Lượng mưa trung bình 10mm/ngày.
Số ngày mưa trong các tháng 7 – 10 có khoảng 100 ngày, các tháng khác
trong mùa mưa cũng có từ 14 ngày trở lên.
*Gió: Chịu ảnh hưởng chính bởi gió Mậïu dịch với hai mùa gió chính là: mùa
gió Tây Nam và mùa gió Đông Bắc.


9
Gió mùa Đông Bắc, xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với tốc độ
trung bình 1-3m/s, gió họat động với tốc độ mạnh từ tháng 2 đến tháng 4. Gió
Đông Bắc càng thịnh hành thì mùa khô càng rõ nét. Xen kẽ hướng gió Đông bắc
còn có hướng gió Đông, Đông Nam. Chính hướng gió Đông Nam đã góp phần
quan trọng trong việc đưa nước mặn từ biển thâm nhập sâu vào các sông rạch
trong các tháng mùa khô.
Gió mùa Tây Nam, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 với tốc độ trung bình
5,7m/s, gió họat động mạnh nhất từ tháng 7 và tháng 8 có khi tốc độ lên đến
26m/s (dông). Gió Tây Nam quan hệ chặt chẽ với mùa mưa ở huyện Nhà Bè. Sự
đến sớm hay muộn của gió Tây Nam cũng góp phần quan trọng việc sớm hay
muộn của những cơn mưa đầu mùa. Xen kẽ hướng gió Tây Nam còn có hướng
gió Tây từ tháng 5 đến tháng 7 và hướng gió Nam xuất hiện từ tháng 6 đến cuối
tháng 10.
2.1.3. Các đặc điểm thủy văn chính
2.1.3.1 Mạng lưới sông rạch: Tòan bộ diện tích huyện Nhà Bè nằm gần vùng
cửa sông, nơi tranh chấp thường xuyên giữa dòng chảy từ biển vào và các dòng
chảy lục địa ra, hình thành ở đây một mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Diện tích

mặt nước kênh rạch rất cao, tương đương với 2.570 ha, chiếm 26% diện tích toàn
huyện. Mật độ sông rạch 5 –7 km/km2. Trên tất cả các sông rạch đều chịu ảnh
hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều với biên độ khá cao, các kênh rạch
thường đóng vai trò kênh dẫn triều, đưa nước mặn xâm nhập vào sâu trong nội
địa, làm nước dâng và nhiễm mặn toàn bộ sông rạch và đất đai trong huyện.
* Hệ thống sông rạch bên ngoài:
-

Sông Soài Rạp (sông Nhà Bè): là phần hạ lưu của sông Đồng Nai và sông Sài
Gòn, sau khi phân nhánh với sông Lòng Tàu tại mũi Nhà Bè, sông Soài Rạp
chạy dọc phía Tây, nhận thêm nước từ sông Vàm Cỏ trước khi đổ ra cửa
biển. Sông Nhà Bè chi phối toàn bộ dòng chảy của hệ thống sông rạch vùng


10
Nam Nhà Bè. Sông có mặt cắt rộng, mặt cắt trung bình từ 1 –3 km, càng ra
phía biển lòng sông càng được nở rộng. Độ sâu lòng sông tương đối cạn,
khoảng 6-10 m. Đoạn sông Nhà Bè chảy qua vùng quy hoạch dài khoảng
7.150 m, rộng 1,5 – 2km. Chế độ dòng chảy lệ thuộc vào sông Đồng Nai,
sông Sài Gòn và chế độ triều biển Đông, lượng nước ngọt tương đối dồi dào
và ổn định, biên độ triều lớn, dòng triều tương đối mạnh và cường độ xâm
nhập mặn cũng đáng kể, nhất là vào mùa khô. Trong mùa Khô thường xuất
hiện độ mặn 10%o, vào tháng 4 có những ngày độ mặn lên đến 18%o. Trái
lại, vào mùa Mưa, nhất là từ tháng 8 – 10 độ mặn trên sông giảm xuống rất
nhanh, đoạn sông từ Bình Khánh đến An Thới Đông tồn tại khối nước ngọt.
Kết quả quan trắc từ năm 1989 – 1991 thì độ mặn trong những tháng này cao
nhất không quá 1,5%o.
-

Sông Lòng Tàu: là một phân lưu của sông Nhà Bè đổ ra cửa biển tại Vịnh

Gành Rái. Sông dài 50 km, sâu 10 – 13 m, đây là thủy đạo chính đưa tàu vận
tải biển quốc tế vào cảng Sài Gòn. So với sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu
hẹp hơn nhưng lòng sông sâu hơn, thủy triều xâm nhập nhanh và mạnh hơn,
chi phối một lưu vực rộng hơn sông Soài Rạp. Triều xâm nhập mạnh và lưu
lượng từ thựơng nguồn đổ xuống nhỏ hơn sông Soài Rạp nên độ mặn ở sông
Lòng Tàu luôn luôn cao hơn ở phía sông Soài Rạp.

* Hệ thống sông rạch trong vùng dự án:
- Sông Kinh Lộ: nối từ rạch Giồng chảy ra sông Nhà Bè, là ranh giới phía Tây
của vùng quy hoạch. Sông dài 1.950 m , rộng từ 60-100m (trung bình 80 m), sâu
3-6 m.
- Rạch Tắc Mương Lớn, rạch Mương Lớn: nối từ sông Kinh Lộ chạy dọc phía
Bắc vùng quy hoạch chảy ra sông Nhà Bè. Sông dài khoảng 3.200m, rộng 20 50m và sâu từ 2,5 -3m.


11
- Rạch Sóc Vàm: chảy trong khu vực ấp 2 nối ra sông Nhà Bè về phía Bắc với
chiều dài khoảng 1.400 m, rộng 30 –40 m (trung bình 33 m ) và sâu 4 m.
- Rạch Giồng Chồn: chảy trong khu vực ấp 2, 3 đổ ra sông Kinh Lộ với chiều dài
1.500m, rộng 24 và sâu 1,7m.
- Rạch Già: nối từ rạch Giồng Chồn đến sông Nhà Bè ở hướng Nam, chảy qua
khu vực ấp 3 với chiều dài 2.000 m, rộng 15 –20 m, sâu trung bình 3,5m.
-

Ngoài ra còn hàng chục rạch nhỏ khác chảy trong vùng nối với các sông rạch
chính hình thành mạng lưới chằng chịt.
Không tính các sông rạch bao quanh, mạng lưới kênh rạch trong vùng quy

hoạch có tổng diện tích rộng 47 ha, chiếm 4,6% tổng diện tích đất trong vùng.
2.1.3.2 Thủy triều và mực nước

a. Thủy triều:
Huyện Nhà Bè chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều, mỗi
ngày có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống; trong tháng chỉ có 2 – 3 ngày nhật
triều thường xuất hiện vào giữa và cuối tháng âm lịch.
Trong ngày hai đỉnh triều xấp xỉ nhau, trái lại, hai chân triều thường chênh
lệch nhau rất xa. Vào mùa Mưa, chân triều thấp thường xảy ra vào buổi chiều,
trong những tháng mùa Khô lại xảy ra vào buổi sáng.
Theo tháng âm lịch, hàng tháng xảy ra hai kỳ triều cường và hai kỳ triều
kém. Triều cường thường xảy ra sau ngày rằm và ngày mùng 1 âm lịch, 2 đến 3
ngày. Hai kỳ triều kém thường xảy ra sau ngày thượng huyền (ngày 9, 10) và
ngày hạ huyền (ngày 23, 24) 2 – 3 ngày.
Triều mang tính chất của triều cận cửa sông, chịu tác động của triều từ cửa
sông truyền vào với biên độ 3,5 – 3,9m khi triều cường và khi triều kém cũng
đạt từ 1,5 – 2m; biên độ triều giảm dần từ cửa sông lên phía thượng nguồn. Tốc
độ truyền triều tại vùng cửa sông đạt 0,7 m/s khi triều lên và 1m/s khi triều
xuống.


12
Các sông rạch chảy trong vùng khá bằng phẳng, chủ yếu là sự dao động của
thủy triều tác động chính đến biến đổi mực nước trong ngày, trong tháng và
trong năm; các thành phần khác như lưu lượng của dòng sông, tác động của gió
bão đều làm cho mực nước dâng cao đột ngột trong mùa lũ và kéo theo sự biến
động thủy văn khác, nhưng các thành phần này thường không mang tính chu kỳ.
Chính vì vậy mà thủy triều vẫn là thành phần tác động thường xuyên và chính
yếu nhất.
b. Mực nước:
Mực nước bình quân năm là 0,33 m. Mực nước bình quân cao nhất 1,35m
thường xảy ra vào tháng 10, 11; mực nước bình quân thấp nhất –2,38m xảy ra
vào tháng 6, 7; biên độ cực đại trung bình năm 3,75m. Giá trị mực nước cực đại

có thể lên đến 1,43m, giá trị cực tiểu có thể xuống đến –2,53m và biên độ cực
đại 3,96m.
3.3 Độ mặn:
* Biến đổi độ mặn theo thời gian: Là vùng gần cửa sông, độ mặn phụ thuộc vào
tình thế tranh chấp sông biển. Độ mặn khu vực xã Hiệp Phước diễn biến tùy
thuộc vào lượng nước từ thượng nguồn đổ về, cường độ xâm nhập của triều,
cũng như những tác động của gió nên độ mặn biến đổi thường xuyên theo thời
gian. Trong ngày, độ mặn biến đổi tăng khi triều lên và xuống thấp khi triều
xuống. Trong tháng, độ mặn lớn nhất xuất hiện vào hai kỳ triều cường xảy ra
vài ngày sau ngày rằm và ngày mùng 1 âm lịch. Trong năm, thời gian có độ mặn
cao nhất (từ tháng 12 - 5 năm sau), tương ứng với mùa khô khi lượng nước từ
thượng nguồn đổ về ít và gió chướng đang thịnh hành. Tháng có độ mặn trung
bình cao nhất là tháng 4. Thời gian có độ mặn trung bình thấp nhất trùng với
mùa mưa (từ tháng 5 – 11), lượng nước từ thượng nguồn đổ về nhiều đẩy mặn ra
xa về phía cửa sông, tháng có độ mặn trung bình thấp nhất là tháng 9 và 10.
2.1.3.4 Chất lượng môi trường nước:


13
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu các yếu tố thủy hóa, trong đó, các kim loại
nặng, hợp chất phenol, sắt, nitơ, phospho… có thể coi thủy vực xã Hiệp Phước
thuộc vùng nước nhiễm bẩn. Sự ô nhiễm này do ảnh hưởng nước thải từ Thành
phố Hồ Chí Minh chảy theo sông Nhà Bè ra đến gần cửa Soài Rạp. Trong vùng
này thủy sinh kém phát triển và được xếp vào loại nghèo.
Theo các kết quả phân tích mẫu nước gần đây trên tuyến rạch Giồng- Sông
Kinh Lộ cũng cho thấy nước ở khu vực này nhiễm bẩn chất rắn và nước thải với
25 chỉ tiêu phân tích có 6 chỉ tiêu không đạt là: lượng ô xy hòa tan thấp, chất rắn
lơ lửng, sắt, sufua, mangan, coliform đều có hàm lượng cao vượt tiêu chuẩn cho
phép.
2.1.3.5 Nước ngầm:

Khu vực Hiệp Phước tồn tại chủ yếu là nước ngầm mặn với chất lượng
không cao. Nước ngọt có ở tầng sâu với trữ lượng thấp và phân bố không đều.
2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Nhìn chung điều kiện tự nhiên khu vực ấp 2,3 xã Hiệp Phước phù hợp cho
nuôi tôm Sú với các cấp kỹ thuật từ quảng canh đến thâm canh.
Hệ thống kênh rạch tự nhiên chằng chịt, chế độ bán nhật triều với biên độ
triều cao, độ mặn khá thích hợp, thời gian ngập mặn lâu (8 tháng /năm) là những
yếu tố rất thuận lợi cho nuôi tôm.
Đất đai trong vùng chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, cần lưu ý đến xử lý phèn
trong quá trình xây dựng công trình nuôi và quá trình nuôi tôm.
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước từ bên ngoài có thể sẽ là nguy cơ lớn nhất cho
vùng nuôi.
2.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
Hiện trạng cơ cấu kinh tế của xã Hiệp Phước là Nông – Ngư nghiệp. Các
ngành nghề sản xuất – dịch vụ phát triển khá nhanh, nhất là nghề cá mà ñaëc


14
biệt là nghề nuôi tôm Sú. Nhờ đó, tổng gía trị sản xuất của xã từ năm 1995 đến
nay tăng trưởng khá nhanh với mức độ cao và khá toàn diện.
2.2.1 Nông nghiệp
Nhìn toàn cảnh thì xã Hiệp Phước vẫn dựa chính vào nông nghiệp (nếu
kể cả nuôi trồng thủy sản là ngành nông nghiệp), dân số và lao động nông
nghiệp trong vùng vẫn đang chiếm ưu thế với tỷ trọng 80 %. Đây là ngành kinh
tế đang được quan tâm chỉ đạo và thực hiện của chính quyền và nhân dân trong
xã, đến nay các công trình phục vụ nông nghiệp như : (+) Thủy nông với hệ
thống kênh mương chưa hoàn chỉnh, (+) Trình độ cơ giới hóa công tác làm đất
trong xã đã được 50%, (+) Trang bị các loại trang thiết bị canh nông.., và (+) Tín
dụng nông nghiệp cùng các chương trình hỗ trợ thông qua dự án đầu tư cho vay
để chuyển đối cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp được triển

khai đến nhiều thôn, ấp trong xã.
2.2.2. Hiện trạng sản xuất và nuôi thủy sản của xã Hiệp Phước.
a) Hiện trạng nuôi thủy sản
a.1- Sơ lược về hiện trạng nuôi thủy sản huyện Nhà Bè và xã Hiệp Phước
Nghề nuôi trồng thủy sản ở Hiệp Phước cũng như Nhà Bè đã có từ nhiều
năm nay, bao gồm : nuôi cá, tôm, cua.. dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có của
vùng. Tuy nhiên, nghề nuôi chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ vào những năm gần
đây khi con tôm Sú thâm nhập vào và phong trào nuôi tôm đã nở rộ với các hình
thức nuôi khác nhau đã đem lại nhiều hiệu quả đáng kể. Do điều kiện gần biển
nên hệ thống sông rạch bị nhiễm mặn vào các tháng trong mùa khô nên việc
nuôi các đối tượng cũng hết sức đa dạng tùy thuộc vào điều kiện mỗi vùng cụ
thể.
Nuôi trồng thủy sản tại xã Hiệp Phước phát triển nhanh trong 02 năm trở
lại đây, nhất là nuôi tôm sú. Năm 1999 xã Hiệp Phước có 17 hộ, năm 2000 đã
tăng lên gần 90 hộ nuôi tôm sú với 114,7 ha mặt nước và chủ yếu là nuôi toâm


15
bán thâm canh. Đến năm 2001 số hộ nuôi tôm đã lên tới 128 hộ, chiếm 76%
tổng số hộ nuôi tôm của toàn huyện. Nguồn tôm giống ngư dân mua tại các trại
giống trong huyện, nhưng còn một phần khá lớn phải mua ngoài tỉnh lúc thời vụ
nên vẫn còn chưa chủ động và phải chịu thiệt thòi về giá cả hay chất lượng
giống.
a.2. Hiện trạng nghề nuôi tôm biển huyện Nhà Bè và vùng dự án:
Nghề nuôi tôm Sú chỉ mới phát triển cách đây vài năm bắt đầu từ năm
1998 và cho đến nay ngày càng lan rộng :
- Vụ mùa năm 1999 - 2000 trên toàn huyện Nhà Bè có 22 (riêng Hiệp
Phước có 17) hộ thả nuôi với diện tích gần 6 ha, lượng con giống thả nuôi là
480.000 con năng suất bình quân nuôi trên ruộng luá đạt 300 - 400 kg / ha và đã
tăng lên 500 kg/ ha .

- Năm 2000 - 2001 qua kết quả điều tra các hộ nuôi tôm Sú trên địa bàn
huyện thì đã có 180 hộ thả nuôi tôm Sú với diện tích gần 150 ha tăng 127 lần so
với năm trước. Ngoài ra trong đợt trái vụ diện tích thả nuôi cũng lên đến hơn
100 ha.
Bảng 2.1 : Tình hình nuôi tôm Sú huyện Nhà Bè & xã Hiệp Phước năm 2000 2001


Bán công nghiệp

Hộ

Tổng cộng

Hiệp Phước

115

Diện tích
(ha)
80

Phước Kiển

18

15

0

0


18

15

Phú Xuân

10

8

0

0

10

8

Nhơn Đức

8

5

0

0

8


5

Phước Lộc

4

2

0

0

4

2

155

110

13

40

168

150

Tổng cộng


Hộ

Công nghiệp

13

Diện tích
(ha)
40

Hộ
128

Diện tích
(ha)
120


16
(Phòng Kinh tế huyện Nhà Bè)
Trong năm 2000 toàn huyện đã thả nuôi khoảng 27 triệu con tôm giống,
trong đó có 17 triệu con thả vào vụ nuôi chính và 10 triệu con trong đợt trái vụ.
Sản lượng thu hoạch toàn huyện năm 2000 ước đạt 200 tấn tôm, trong đó vụ
chính đạt gần 120 tấn. Giá trị tổng sản lượng ước đạt 16 tỷ đồng ( tính theo giá
hiện hành).
a.3- Hiện trạng nuôi tôm trong vùng quy hoạch thuộc ấp 2, 3 xã Hiệp Phước
Qua đợt điều tra khảo sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực ấp 2,
ấp 3 của phòng Kinh tế huyện Nhà Bè tháng 11 năm 2001 cho thấy: Các hộ nuôi
tôm theo hình thức Bán công nghiệp và công nghiệp theo qui trình ít thay nước,

còn lại chủ yếu thay nước theo thuỷ triều và không thông qua ao lắng.
+ Về mật độ nuôi thì một số hộ thả nuôi với mật độ cao nhưng không có
đầu tư về sục khí nên có hiện tượng tôm nổi đầu và thiếu oxy thu hiệu quả
không cao, các hộ nuôi công nghiệp thả với mật độ 30 - 40 con/m2.
+ Khâu cải tạo: Các hộ nuôi QCCT cải thiện môi trường đất và nước nuôi
bằng vôi, bón phân gây màu từ học hỏi của những hộ nuôi xung quanh.
+ Mùa vụ : Đa số bà con thả nuôi vụ chính vào đầu tháng 11 và 12 và vụ
phụ vào khoảng tháng 5, 6 dương lịch.
+ Con giống và thức ăn : Chủ yếu thả giống từ P15 chiếm đa số, các hộ
nuôi quảng canh cải tiến và tôm lúa thả trực tiếp vào ao nuôi không thông qua
ương, giống được mua từ cơ sở thuần địa phương hoặc vùng lân cận, một số hộ
thả nuôi công nghiệp với số lượng lớn thì bắt chủ yếu ở miền Trung . Đối với
nuôi công nghiệp cho ăn 100% là thức ăn công nghiệp dạng viên, các hình thức
nuôi khác cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và có phụ thêm thức ăn tự chế biến
vào tháng thứ 3 trở về sau vụ nuôi


×