Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phân tích mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải của các hộ dân ven biển tại thị trấn hòa hiệp trung, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHAN THỊ BÍCH THU

PHÂN TÍCH MỨC SẴN LỊNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI CỦA CÁC HỘ DÂN VEN BIỂN
TẠI THỊ TRẤN HÒA HIỆP TRUNG, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHAN THỊ BÍCH THU

PHÂN TÍCH MỨC SẴN LỊNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI CỦA CÁC HỘ DÂN VEN BIỂN
TẠI THỊ TRẤN HÒA HIỆP TRUNG, TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã ngành:

8310105



Mã học viên:

57CH367

Quyết định giao đề tài:

447/QĐ-ĐHNT, ngày 10/5/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1126/QĐ-ĐHNT ngày 06/9/2019

Ngày bảo vệ:

22/9/2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Thị Thanh Thủy
ThS. Nguyễn Thị Nga
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. Phạm Thành Thái
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HỊA - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “PHÂN TÍCH MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ ĐỐI

VỚI DỊCH VỤ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI CỦA CÁC HỘ DÂN VEN
BIỂN TẠI THỊ TRẤN HÒA HIỆP TRUNG, TỈNH PHÚ YÊN là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận và giải pháp của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình khoa học nào.
Khánh Hịa, tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Thị Bích Thu

iii


LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu “Phân tích mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom và
xử lý rác thải của các hộ dân ven biển thuộc thị trấn Hịa Hiệp Trung, tỉnh Phú n”
đã hồn thành, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Thanh
Thủy, ThS. Nguyễn Thị Nga, những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ cho tơi
hết sức tận tình trong suốt q trình thực hiện.
Xin cảm ơn tất cả thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt nhiều kiến thức q giá cho
tơi trong suốt khóa học để tơi có được nền tảng lý luận cơ bản khi nghiên cứu đề tài.
Để có được kết quả này, tôi xin cảm ơn bà con là ngư dân, hộ gia đình thuộc
các khu phố của thị trấn Hòa Hiệp Trung, UBND thị trấn Hòa Hiệp Trung, Phòng NN
& PTNT huyện Đơng Hịa, Phịng tài ngun và mơi trường huyện Đơng Hịa và các
anh, chị em phịng ban đã giúp đỡ, xây dựng và đóng góp ý kiến cũng như cung cấp
các thông tin phục vụ đề tài trong q trình thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng tơi muốn chia sẻ đến gia đình, bạn bè là những người đã luôn động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi để tơi có thể hồn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 7 năm 2019

Tác giả luận văn

Phan Thị Bích Thu

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu .....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................3
1.6.1. Ý nghĩa về mặt lý thuyết .......................................................................................3
1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tế...........................................................................................3
1.7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................5

2.1. Lý thuyết về mơi trường, những vấn đề về ô nhiễm môi trường và chất thải..........5
2.1.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường .......................................................................5
2.1.2. Chất thải và phân loại chất thải ...........................................................................12
2.2. Quản lý chất thải và những thách thức đối với vấn đề quản lý chất thải sinh hoạt .....15
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................15
2.2.2. Các công đoạn quản lý chất thải..........................................................................15
v


2.2.3. Những thách thức đối với vấn đề thu gom và quản lý chất thải sinh hoạt ..........15
2.3. Tình hình công tác thu gom và quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam...........16
2.3.1. Tình hình thu gom và quản lý rác thải của một số quốc gia trên thế giới...........16
2.3.2. Tình hình thu gom và quản lý rác thải của một số địa phương tại Việt Nam .....17
2.4. Giá trị tài nguyên và môi trường ............................................................................17
2.4.1. Những đặc điểm về tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường ...................17
2.4.2. Các phương pháp định giá tài nguyên môi trường..............................................19
2.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) ............................................................20
2.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................22
2.6.1. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................22
2.6.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ...............................................................24
2.6.3. Đánh giá chung các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước...............25
2.7. Mơ hình nghiên cứu ...............................................................................................25
2.7.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ xử lý và thu gom rác thải...........................25
2.7.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất................................................................................27
2.7.3. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................28
Tóm tắt chương 2 ..........................................................................................................29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................30
3.1 Qui trình nghiên cứu................................................................................................30
3.2. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu .............................................................................31
3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ......................................................................................31

3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp........................................................................................31
3.3. Phương pháp chọn mẫu ..........................................................................................31
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu...............................................................................32
3.4.1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ......................................................................32
3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả...............................................................................34
3.4.3. Phương pháp so sánh...........................................................................................34
3.4.4. Phương pháp hồi quy ..........................................................................................34
Tóm tắt chương 3 ..........................................................................................................36
vi


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................37
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu – Thị trấn Hòa Hiệp Trung .....................................37
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................37
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................37
4.2. Những vấn đề về môi trường và thực trạng công tác thu gom xử lý mơi trường tại thị
trấn Hịa Hiệp Trung......................................................................................................38
4.2.1. Thực trạng mơi trường thị trấn Hịa Hiệp Trung.................................................38
4.2.2. Đánh giá về tình hình thu gom, quản lý và xử lý mơi trường trên địa bàn tị trấn
Hịa Hiệp Trung .............................................................................................................39
4.2.3. Một số các thách thức của vấn đề rác thải sinh hoạt vùng ven biển thị trấn Hịa
Hiệp Trung.....................................................................................................................40
4.3. Phân tích ước lượng mức sẵn lịng chi trả cho dịch cụ thu gom và xử lý rác thải tại
thị trấn Hòa Hiệp Trung ................................................................................................41
4.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................................41
4.4. Nhận thức của cộng đồng về tình trạng rác thải và các vấn đề liên quan tại vùng
nghiên cứu .....................................................................................................................43
4.5. Xác định mức sẵn lòng chi trả của hộ dân đối với công tác thu gom và xử lý thải
trên địa bàn Thị trấn.......................................................................................................45
4.6. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người dân đối với

dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt.................................................................................47
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................51
5.1 Kết luận....................................................................................................................51
5.2. Một số gợi ý chính sách..........................................................................................52
5.2.1. Nâng cao nhận thức của người dân thị trấn thông qua công tác tuyên truyền về
việc bảo vệ mơi trường nói chung việc thu gom và xử lý rác thải nói riêng ...................52
5.2.2 Giảm bớt ghánh năng ngân sách nhà nước tại thị trấn thông qua điều chỉnh mức
lệ phí thu gom và quản lý rác thải để nâng cao chất lượng dịch vụ ..............................53
Tóm tắt chương 5...........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường

CS (Consumer Surplus):

Thặng dư tiêu dùng

CVM (Contigent Valuation Method): Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
MP (Market Price):

Giá thị trường

UBND:


Ủy ban nhân dân

UNICEP:

Chương trình phát triển của tổ chức liên hợp quốc

WTP (Willingness To Pay): Mức sẵn lòng chi trả

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lịng chi trả .........................................26
Bảng 2.2. Biến mơ hình nghiên cứu ..............................................................................28
Bảng 4.1. Tổng hợp về đánh giá hiệu quả dịch vụ thu gom rác thải tại thị trấn ..............40
Bảng 4.2. Phân bố mẫu điều tra.....................................................................................41
Bảng 4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội mẫu điều tra .........................................................42
Bảng 4.4. Thu nhập bình quân của các hộ thuộc mẫu nghiên cứu ................................42
Bảng 4.5. Đánh giá sự cần thiết của việc thu gom và quản lý rác thải..........................43
Bảng 4.6. Những nhận định về sự phát sinh của rác thải trong sinh hoạt hàng ngày của
hộ dân tại Thị trấn..........................................................................................................44
Bảng 4.7. Đánh giá trách nhiệm chi trả của dịch thu thu gom và quản lý rác thải .......44
Bảng 4.8. Nhận thức về môi trường của mẫu nghiên cứu.............................................45
Bảng 4.9. Thái độ của hộ dân đối với công tác chi trả ..................................................46
Bảng 4.10. Những mức sẵn lòng chi trả của hộ dân cho dịch vụ thu gom rác thải tại thị
trấn Hòa Hiệp Trung......................................................................................................46
Bảng 4.11. Chỉ tiêu đánh giá mức sẵn lòng chi trả trung bình/hộ đối với dịch vụ thu
gom tại thị trấn Hịa Hiệp Trung ...................................................................................47
Bảng 4.12. Các biến trong mơ hình...............................................................................47

Bảng 4.13. Phân loại dự báo..........................................................................................48
Bảng 4.14. Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mơ hình ...................................49
Bảng 4.15. Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình..................................................49

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sự tác động qua lại giữa sự khai thác và khả năng phục hồi của tài ngun..........8
Hình 2.2. Mơi trường – nơi chứa đựng chất thải.............................................................9
Hình 2.3. Tác động về mối quan hệ của của môi trường và hệ thống kinh tế ..............11
Hình 2.4. Những ảnh hưởng của chất thải trong sinh hoạt đến sức khỏe của con người .....14
Hình 2.5. Sơ đồ thể hiện quá trình phân loại tổng giá trị kinh tế của tài ngun..........18
Hình 2.6. Mơ hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................28
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................31

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Thị trấn Hịa Hiệp Trung, trong suốt thời gian qua đã cố gắng rất nhiều trong
quá trình xử lý chất thải sinh hoạt của các hộ dân ven biển, đã đưa ra nhiều giải pháp
thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đến nơi tập kết, tuy nhiên vẫn chưa đủ kinh
phí để xây dựng khu tập kết và xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn. Chính vì vậy, tình trạng
các hộ dân tự ý bỏ rác trên các tuyến đường ven biển còn diễn ra. Muốn giải quyết vấn
đề mơi trường cần phải có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn của cả xã hội. Xuất phát từ
những vấn đề bức thiết trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích mức sẵn lịng chi trả
đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải của các hộ dân ven biển thuộc thị trấn Hoà
Hiệp Trung, tỉnh Phú Yên”.
Mục tiêu chung của đề tài là “Phân tích mức sẵn lịng chi trả đối với dịch vụ

thu gom và xử lý rác thải của các hộ dân ven biển thuộc thị trấn Hoà Hiệp Trung, tỉnh
Phú Yên” từ đó góp phần đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thu gom, và
xử lý rác thải của các hộ dân ven biển tại địa phương.
Kết quả phân tích cho trong tổng số 200 hộ gia đình được phỏng vấn chỉ có 73
hộ chiếm 36,5% đồng ý sẵn lòng chi trả để thu gom và xử lý rác thải, còn lại 127 hộ
chiếm tới 63,5% khơng đồng ý sẵn lịng chi trả, những hộ này cho rằng mức ô nhiễm
chưa đáng kể hoặc trách nhiệm là của nhà nước. Đồng thời, có mức chi trả thấp nhấp
là 2.000 đồng/tháng, mức chi trả cao nhất là 12.000 đồng/tháng và mức chi trả trung
bình của các hộ dân khu vực nghiên cứu là 7.510 đồng/tháng.
Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng thực sự tới
mức sẵn lòng trả đối với dịch vụ thu gom và quản lý rác thải của các hộ gia đình tại thị
trấn Hịa Hiệp Trung bao gồm: thu nhập của hộ gia đình, học vấn, nhận thức về
môi trường và nghề nghiệp của người dân có ảnh hưởng đến mức sẵn lịng chi trả
đối với dịch vụ.
Từ khóa: mức sẵn lịng chi trả, thị trấn Hòa Hiệp Trung.

xi



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những biến đổi về kinh tế - xã hội
mang tính tồn cầu trong những thập kỷ qua đã tác động sâu sắc đến tự nhiên và làm
cho nguồn tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, chất lượng
môi trường ngày càng suy giảm. Thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, con
người đã thải vào tự nhiên hàng triệu tấn chất thải, trong đó chất thải rắn là một trong
những loại chất thải gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Sự gia tăng dân số và tốc độ
phát triển kinh tế xã hội cao đã tác động đến các hoạt động của con người trong sản
xuất kinh doanh và tiêu dùng, điều đó cũng tác động mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường

sống. Tình hình rác thải sinh hoạt ở nơng thơn đang là vấn đề nan giải cần được quan
tâm để giữ gìn cảnh quan chung và sự trong sạch cho mơi trường sống của cộng đồng
dân cư.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các vấn đề về hàng hoá chất lượng
mơi trường, đặc biệt là khía cạnh rác thải sinh hoạt đô thị đã nhận được nhiều sự quan
tâm của chính quyền địa phương, các nhà nghiên cứu và các cơng ty vệ sinh mơi
trường. Những nghiên cứu điển hình như: Hoàng Thị Hương (2008); Nguyễn Văn
Song và cộng sự (2011), Nguyễn Hùng Thanh (2015)….
Khung lý thuyết và phương pháp luận cho q trình nghiên cứu mức sẵn lịng
chi trả của người dân đối với dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý rác thải, được hình
thành từ những nghiên cứu đã thực hiện và các lý thuyết về mơi trường.
Khu vực huyện Đơng Hồ, tỉnh Phú n đang trong q trình phát triển cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nên đã có nhiều thay đổi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt thị trấn
Hồ Hiệp Trung là khu vực có tốc độ phát triển nhanh, là nơi tập trung đông dân cư
nhất của Huyện. Vấn đề môi trường tại khu vực này có nguy cơ bị ơ nhiễm cao do có
nhiều cơ sở sản xuất cơng nghiệp, khu cơng nghiệp đóng trên địa bàn, dân cư tập trung
khu vực ven biển đông đúc và công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải ở khu vực
còn nhiều bất cập. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này tại thị trấn Hoà
Hiệp Trung nên tác giả chọn đề tài “ Phân tích mức sẵn lịng chi trả đối với dịch vụ
thu gom và xử lý rác thải của các hộ dân ven biển thuộc thị trấn Hoà Hiệp Trung,
tỉnh Phú Yên” nhằm đánh giá mức sẵn lòng chi trả của hộ dân đối với dịch vụ này
nhằm giúp cho chính quyền địa phương xác định đúng mức phí dịch vụ thu gom và xử

1


lý rác thải để tất cả người dân đều hưởng ứng tham gia, từ đó góp phần cải thiện chất
lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư tại địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định mức sẵn lòng chi trả và
các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom và xử lý rác thải
của các hộ dân ven biển thuộc thị trấn Hoà Hiệp Trung, tỉnh Phú Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá mức sẵn lòng chi trả đối với dịch thu gom và xử lý rác thải của các
hộ dân ven biển thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đơng Hịa, tỉnh Phú n.
(2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu
gom và xử lý rác thải của các hộ dân ven biển thuộc thị trấn Hoà Hiệp Trung, huyện
Đơng Hồ, tỉnh Phú n.
(3) Đề xuất một số giải pháp cho chính quyền và các hộ dân nhằm cải thiện tốt
dịch vụ thu gom và xử lý rác thải và nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu của luận văn cần trả
lời các câu hỏi sau đây:
(1) Các hộ dân ven biển có sẵn lịng trả tiền cho dịch vụ thu gom và xử lý rác
thải hay không và mức sẵn lòng trả của họ là mức bao nhiêu?
(2) Những nhân tố điển hình chính nào và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao
đến mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải của các hộ dân ven
biển thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đơng Hồ, tỉnh Phú n?
(3) Những giải pháp cần thiết và khả thi nào giúp cho việc cải thiện dịch vụ thu
gom và xử lý rác thải hiện nay?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về các vấn đề liên quan, đặc biệt các nhân tố ảnh hưởng đến mức
sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho dịch vụ thu gom và xử lý rác thải của hộ dân ven
biển tại thị trấn Hoà Hiệp Trung.
Đối tượng khảo sát: các hộ dân ven biển ở 4 khu phố của thị trấn Hịa Hiêp
Trung đó là: Phú Thọ, Phú Thọ 1, Phú Thọ 2 và Phú Thọ 3.

2



1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở điều tra các dịch vụ
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt được chi trả từ hộ dân ven biển thị trấn Hòa Hiệp
Trung. Trong đó khơng bao gồm các dịch vụ mơi trường khác được ngân sách chi trả
có sử dụng dịch vụ.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung khảo sát các hộ dân ven biển trên địa
bàn thị trấn Hoà Hiệp Trung, huyện Đơng Hồ, tỉnh Phú n.
Phạm vi thời gian: Số liệu sơ cấp về mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom
và xử lý rác thải tại thị trấn Hòa Hiệp Trung trong nghiên cứu được điều tra từ tháng
9/2017 đến tháng 12/2017. Số liệu thứ cấp liên quan dịch vụ thu gom và xử lý rác thải
tại thị trấn Hòa Hiệp Trung được thu thập từ giai đoạn 2015 – 2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng 2 phương pháp chủ yếu đó là:
- Phương pháp định tính: Phân tích tài liệu; tổng hợp và thảo luận nhóm.
- Phương pháp định lượng:
- Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) của kinh tế tài nguyên môi trường;
1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.6.1. Ý nghĩa về mặt lý thuyết
Mức sẵn lòng chi trả của người dân đã được hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết tại
nghiên cứu. Bên cạnh đó nghiên cứu phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn
lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ thu gom rác thải thơng qua q trình đánh giá.
1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tế
Là cơ sở ban đầu giúp chính quyền địa phương xác định mức sẵn lòng chi trả,
các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức sẵn lịng chi trả của người dân đối với dịch vụ vệ
sinh môi trường tại thị trấn Hoà Hiệp Trung.
Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường thông qua các
hoạt động tuyên truyền, tập huấn các chương trình sinh hoạt về mơi trường, kết hợp
với các đồn thể tổ chức phong trào quản lý mơi trường có sự tham gia của cộng đồng.

Xã hội hóa dịch vụ vệ sinh môi trường là việc huy động tham gia của cộng
đồng, của tồn xã hội cho cơng tác bảo vệ mơi trường, đồng thời biến công tác bảo vệ
môi trường thành quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người; xây dựng tiêu chí gia đình văn
hóa lồng ghép việc chấp hành vệ sinh môi trường

3


Cơ quan chính quyền địa phương xây dựng quy chế về quản lý bảo vệ mơi
trường, có các chế tài xử lý thật nghiêm những hành động gây ô nhiêm môi trường
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn nghiên cứu được cấu trúc thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Trình bày tóm tắt nội dung tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phương
pháp và ý nghĩa nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Nội dung của chương 2 đưa ra các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên
cứu và những cơng trình nghiên cứu trước đây. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất mơ hình
và giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày các nội dung về phương pháp nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu
của tác giả.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Ở chương này tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá các kết quả về
mức sẵn lòng chi trả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân
đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải tại khu vực thị trấn Hòa Hiệp Trung.
Chương 5: Đề xuất giải pháp và gợi ý chính sách
Trình bày các đề xuất giải pháp góp phần nâng cao dịch vụ thu gom và xử lý
rác thải tại địa bàn nghiên cứu.


4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Lý thuyết về môi trường, những vấn đề về ô nhiễm môi trường và chất thải
2.1.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường
2.1.1.1. Một số các khái niệm và phân loại môi trường
- Khái niệm:
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 cho rằng, môi trường là hệ thống các yêu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có các tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh (Khoản 1, điều 3, luật bảo vệ môi trường năm 2014).
Môi trường là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế và xã hội
bao quanh có ảnh hưởng đến đời sống của một cá nhân, quần thể hay cộng đồng người
(Theo nhận định của chương trình phát triển của Liên hợp quốc – UNICEP, 1980).
Như vậy, ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau sẽ có những quan niệm về mơi
trường khác nhau sẽ có những quan niệm về mơi trường khác nhau. Tuy nhiên, điểm
chung giữa các quan điểm về mơi trường là hệ thống các hồn cảnh chứa đựng và thể
hiện các quan hệ giữa thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội và con người, tồn tại trong
không gian và thời gian xác định.
- Phân loại mơi trường:
Có 03 cách phân loại chính gồm:
+ Phân loại theo thành phần: Gồm hai nội dung: thứ nhất, môi trường được chia
ra làm 4 loại (đất,nước, khơng khí, biển dựa vào thành phần tự nhiên), thứ hai môi
trường dựa vào thành phần dân cư thì được chia ra làm 2 loại (thành thị và nông thôn).
Môi trường được phân loại tùy theo chức năng và mục đich nghiên cứu, có
những cách phân loại khác nhau như:
+ Phân loại theo chắc năng môi trường: Gồm ba nội dung: 1) môi trường tự
nhiên, loại mơi trường này bao gồm những nhân tố đó là đất đai, động – thực vật, ánh
sáng, khơng khí…; 2) mơi trường xã hội đó là những mối quan hệ được hình thành
giữa người với người như luật lệ, quy định, cam kết, các hiệp hội, các tổ chức đồn

thể, họ hàng; 3) mơi trường nhân tạo bao gồm tất cả những thứ do con người tạo ra
như là núi nhân tạo, xe ô tô, quạt điện …
+ Phân loại theo quy mô: Bao gồm môi trường địa phương như các tỉnh khác
nhau có phân loại khác nhau; mơi trường vùng như vùng duyên hải miền trung, vùng
đồng bằng sông Hồng …; môi trường quốc gia; môi trường ở các khu vực, mơi trường
tồn cầu.
5


Bản chất hệ thống của mơi trường
Từ q trình nhìn nhận đánh giá và nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái
niệm và sự phân loại khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói tất cả đều thống nhất ở bản chất
hệ thống của các môi trường, mối quan hệ giữa cong người và tự nhiên. Những đặc
trưng cơ bản của hệ thống mơi trường (Theo Đặng Như Tồn và Nguyễn Thế Chinh,
1997) đó là:
- Tính cấu trúc phức tạp gồm những nội dung: một là nhiều phần tử hợp thành
hệ thống môi trường. Những phần tử khác nhau về bản chất và bị các quy luật khác
nhau chi phối, đôi khi là đối lập nhau; hai là cơ cấu chức năng và cơ cấu bậc thang là
những cơ cấu được hệ thống môi trường thể hiện. Tùy theo chức năng, người ta có thể
phân hệ mơi trường ra vơ số phân hệ (mơi trường đất, nước, khơng khí …). Tương tự
theo quy mơ, người ta cũng có thể phân ra các phân hệ từ lớn tới nhỏ.
- Tính động bao gồm những nội dung: Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh
mà luôn thay đổi trong cấu trúc của nó, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ
cấu và trong từng phần tử cơ cấu; cân bằng đồng được thể hiện là đặc tính cơ bản của
mơi trường và phát triển của hệ mơi trường.
- Tính mở bao gồm các vấn đề mơi trường mang tính vùng, tính tồn cầu, tính
lâu dài và cần được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác
giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trơng rộng, vì lợi ích
của thế hệ hơm nay và các thế hệ mai sau.
- Khả năng tự tổ chức và tự điều chỉnh

Đặc tính tự tổ chức và tự điều là đặc tính cơ bản của mơi trường quy định tính
chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người đồng thời tạo mở hướng giải quyết cơ
bản, lâu dài cho các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự phục hồi
của các tài nguyên sinh vật đã cạn kiệt, xây dựng các hồ chứa, các vành đai cây xanh,
ni trồng thủy sản, ...).
2.1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật (Theo khoản 8 điều 3 - Luật Bảo vệ môi trường, 2014).
6


Bên cạnh đó, tổ chức Y tế thế giới năm 1990 cho rằng ơ nhiễm mơi trường
trường nhận định là:“Ơ nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào mơi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường” (Tổ chức Y tế thế
giới, 1990).
Trong nghiên cứu về môi trường của Lê Bá Huy năm 2000 đã phát biểu rằng: Ơ
nhiễm mơi trường là tình trạng mơi trường bị ơ nhiễm bỡi các chất hóa học, sinh học,
bức xạ, tiếng ồn, .... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác.
Ơ nhiễm mơi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người (Lê Bá
Huy, 2000).
Thông qua nhiều cách khác nhau ta có thể nhận biết được q trình ô nhiễm môi
trường. Chẳng hạn như: nhận biết bằng cảm quan đó là sự khó chịu hay từ việc quan
sát thông qua trực quan như là màu sắc bất thường của mơi trường như nước vẫn đục,
khơng khí xám xịt bởi khói bụi …. Ngồi ra, cũng có những điều phản ánh được q
trình ơ nhiễm mơi trường đó là thông qua các sinh vật chỉ thị như sự biến mất của các
lồi sinh vật nhạy cảm với mơi trường hoặc sự thay đổi bất thường về tập tính của chúng.
2.1.1.3. Những đặc điểm về vai trò của hệ thống mơi trường
Tác giả Hồng Xn Cơ năm 2005 đã nhân định vai trị của hệ thống mơi

trường theo những nơi dung cơ bản sau:
Chức năng của môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên. Nguồn tài nguyên
bao gồm tài ngun có khả năng tái sinh, tài ngun khơng có khả năng tái sinh và các
dạng thông tin mà con người khai thác sử dụng đến chứa đựng trogn môi trường. Do
vậy, khi khai thác tài nguyên từ hệ thống mơi trường để phục vụ cho hệ thống kinh tế
có thể dẫn tới nhiều hệ quả. Nếu mức khai thác (ha) bé hơn khả năng phục hồi của tài
nguyên (y) thì mơi trường được cải thiện. Ngươc lại, nếu mức khai thác (h) lớn hơn
khả năng phục hồi của tài ngun (y) thì mơi trường khơng được cải thiện, thậm chí có
thể dẫn tới sự suy giảm. Chính vì vậy, đối với những tài ngun khơng tái tạo được thì
khả năng phục hồi (y) luôn bằng không, nên bất kỳ một hoạt động khai thác nguồn tài
nguyên nào cũng sẽ ít nhiều làm suy giảm mơi trường (xem hình 2.1). Đây là một
trong những vấn đề quan trọng cần lưu ý.
7


R

ER
(-)

(y=0;r>0)

RR
(r>0)

(-)

h>y

h>y


(+)

h
Hình 2.1. Sự tác động qua lại giữa sự khai thác và khả năng phục hồi của tài nguyên
Nguồn: Hồng Xn Cơ (2005)
Trong đó:
R: Tài ngun
ER: Là ký hiệu thể hiện những tài ngun khơng có khả năng phục hồi.
RR: Tài nguyên tái tạo được
h: Mức khai thác
y: Khả năng phục hồi
- Môi trường với chức năng là nơi chứa chất thải
Trong tất cả các hoạt động của con người đều tạo ra một nguồn chất thải bao
gồm: quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất sản phẩm, cho đến q trình lưu thơng
sản phẩm, hàng hóa đều tạo ra chất thải. Chính vì vậy, chất thải được tạo ra từ rất
nhiều nguồn trong hoạt động sống hàng ngày của con người.
Trong xã hội khi sản xuất hàng hóa phát triển, mật độ dân số cao, lượng chất
thải thường rất lớn, môi trường không đủ nơi chứa đựng hay là q tải, q trình tự
phân hủy khơng theo kịp so với lượng chất thải tạo ra gây nên những biến đổi theo
hướng bất lợi cho môi trường. Bên cạnh đó, khi xã hội sản xuất hàng hóa chưa phát triển
cao, mật độ dân số thấp, cịn những cái khơng thể tái sử dụng, tái chế thường được phân
hủy tự nhiên bởi các sinh vật, sau một thời gian ngắn để trở thành những hợp chất hoặc
nguyên tố dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất mới (xem hình 2.2).
8


P


R

C

W

r

Mơi trường
A

Hình 2.2. Mơi trường – nơi chứa đựng chất thải
Nguồn: David Pearce và Turner Kerry, 1990
Trong đó:
R: Tài nguyên
P: Q trình sản xuất
C: Q trình phân phối lưu thơng và tiêu dùng
r: Vật liệu tái chế, sử dụng lại
W: Lượng chất thải
A : là khả năng đồng hóa của môi trường
Nếu W < A : Chất lượng môi trường đảm bảo (+) Nếu W > A : Chất lượng môi
trường bị suy giảm (-)
Một trong các yếu tố cơ bản quyết định đến việc sử dụng lại các chất thải đó là
những khả năng của con người như kiến thức, kỹ năng, trình độ quản lý…, cùng với
mức độ đầu tư vốn, công nghệ; Việc sử dụng lại các chất thải sẽ rất có ý nghĩa cho mơi
trường sống của con người.
Môi trường với chức năng là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh
quan. Con người sẽ được hưởng những lợi ích từ mơi trường thơng qua không gian mà
họ đang sống, mọi cảnh quan thiên nhiên, những cái tốt đẹp, hữu ích … đều được tồn
tại trong mơi trường, để từ con người có thể thưởng thưc, cảm nhận những cảnh quan

đẹp của thiên nhiên, thư thái về tinh thân, thỏa mãn các nhu cầu về tâm lý …. Tuy
nhiên, những không gian môi trường mà con người tồn tại chỉ là hữu hạn đó là một
9


thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận được. Khi mà dân số loài người trên trái đất
đang ngày càng tăng lên và tăng một cách nhanh chóng mặt, những ngành cơng nghiệp
của nền kinh tế xã hội thì ngày càng phát triển. Chính vì thế, khơng những phúc lợi (U)
mà môi trường ban tặng cho con người giảm xuống mà cịn làm cho lồi người đứng
trước những nguy cơ chất lượng mơi trường suy giảm nhanh chóng.
Mối quan hệ tương tác giữa môi trường và hoạt động kinh tế - xã hội
Quá trình hạ động của hệ thống kinh tế được diễn giải theo nhận định của tác
giả Hoàng Xuân Cơ năm 2005 như sau:
R

P

C

Giữa kinh tế và mơi trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bỡi vì mơi trường
là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển kinh tế là quá trình sử dụng và
cải thiện các điều kiện đó. Đồng thời, mơi trường cịn là cơ sở cho hoạt động của kinh
tế.Đồng thời, hoạt động kinh tế là nguyên nhân tạo nên những tích cực và tiêu cực tới
mơi trường.
Trong đó những tài nguyên mà con người khai thác được từ mơi trường như là
khống sản, dầu mỏ, than, củi, đất,đá … đó là tài nguyên (R). Bên cạnh đó, quá trình
sản xuất (P) là quá trình con người chế biến những tài nguyên khai thác được thành
các sản phẩm phù hợp với mục tiêu đời sống. Mặt khác (C) là các sản phẩm sẽ được
phân phối tiêu dung. Như vậy, trong hệ thống kinh tế, hình thành một dịng năng lượng
từ tài nguyên – sản xuất – tiêu thụ.

Các chất tải vào môi trường đều được kèm theo trong quá trình chuyển đổi năng
lượng. (Wr) là các chất thải từ q trình khai thác, đó là các dạng tài ngun khai thác
nhưng không được đưa vào hệ thống kinh tế. (Wp) là các chất thải từ quá trình sản
xuất, chế biến tài ngun, chính vì vậy lượng chất thải từ sản xuất chế biến là khơng
tránh khỏi. Bởi vì trên thực tế khơng có cơng nghệ chế biến nào đạt hiệu suất sử dụng
nguyên liệu 100%. Các chất thải từ q trình tiêu dùng sản phẩm (Wc).
Ta có thể rút ra được đẳng thức dưới đây nếu gọi tổng lượng chất thải từ hệ
thống kinh tế sẽ là W:

R

W = Wr + Wp + Wc
10


Ở một khía cạnh khác, theo Hồng Xn Cơ (2005) lại cho rằng hoạt động của
hệ thống kinh tế tuân theo định luật thứ nhất nhiệt động học: năng lượng và vật chất
không mất đi, không tự sinh ra, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Chính vì như
vậy, tổng lượng chất thải từ các quá trình của hệ thống kinh tế chính bằng lượng tài
nguyên được đưa vào sử dụng cho hệ thống.
R = W = Wr + Wp + Wc
Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng tài nguyên khi con người khai thác
càng nhiều thì chất thải từ hệ thống kinh tế càng lớn.
Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường được Field và Oliwiler (2005)
khái quát hóa như sau:
Khi giảm bớt lượng nguyên liệu thô đưa vào hệ thống kinh tế thì sẽ giảm bớt
lượng thải ra mơi trường. Từ biểu đồ chu chuyển vật chất có thể thấy rằng lượng nguyên
liệu thô bằng với sản phẩm đầu ra (G) cộng với các chất thải từ sản xuất (Rp) trừ đi khả
năng tự tái chế từ sản xuấ t(R’p) và khả năng tự tái chế của người tiêu dùng (R’c).
Rd p+Rdc =M = G + Rp – R’p -R’c

Từ những quan điểm trên cho chúng ta thấy, hiện này có 03 cách chủ yếu để
giảm M và giảm chất thải vào môi trường tự nhiên, bao gồm: Thứ nhất là làm giảm số
lượng hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra đó là giảm G; Thứ hai giảm Rp là
sự thay đổi tổng lượng chất thải ra trong q trình sản xuất. Khi đó, hoặc chế tạo và áp
dụng các cơng nghệ và thiết bị mới ít giây ô nhiễm (i), hoặc (ii) thay đổi thành phần
bên trong của sản phẩm (G). Sản phẩm G bao gồm một số lớn các hàng hóa và dịch vụ
khác nhau, mỗi loại có lượng chất thải khác nhau; Thứ ba là tăng tái tuần hoàn (khả
năng tự tái chế) là khả năng thứ ba để giản bớt lượng chất thải có nghĩa là tăng (R’p +
R’c). Tuy nhiên,bản thân quá trình tái tuần hồn cũng có thể tạo nên chất thải. Đồng
thời, bản thân q trình tái tuần hồn cũng có thể tạo nên chất thải. Những vấn đề này
được diễn giải ở hình 2.3 dưới đây.

Nguồn: Field và Oliwiler, 2005
Hình 2.3. Tác động về mối quan hệ của của môi trường và hệ thống kinh tế
11


×