Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.82 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Cây đa lớn hay nhỏ? (Cây đa cổ thụ.)
- Được/trổng ở đâu? (Đầu làng em.)
2. Thân bài:
*Tả cây đa:
+ Hình dáng:
- Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất.
- Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ.
- Ngọn đa cao vượt khỏi luỹ tre làng.
- Bóng đa toả mát một khoảng đất rộng.
- Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ.
- Dưới bóng đa là quán nước cho khách nghĩ chân, là chỗ vui chơi của đám
trẻ...
+ Cây đa với cuộc sống của dân làng:
- Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng.
- Dân làng thường gặp gõ trao dổi cơng việc làm ăn, trị chuyện tâm tình dưới
gốc đa.
3. Kết bài:
- Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.
- Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng.
<b>Tả cây có bóng mát - Tả cây phượng</b>
Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác"
được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã
già, già lắm.
Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai
người ơm khơng xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu.
Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dịng nhựa mát lành đang cuồn cuộn
chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me,
mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm
cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng
ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn
khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng
nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có
năm cánh, mượt như nhung, tồn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh
có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm
quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.
Mỗi lần hoa phượng nở, lịng chúng tơi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa
buồn, lại xen cả lo lắng. Tơi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngơi trường,
cịn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây.
Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.
Hàng ngày, chúng tơi tưới nước cho cây. Đơi lúc lại có một số cậu học trò tinh
Lớp em, đứa nào cũng thích cây bàng ở trước sân trường.
Chẳng hiểu cây được trồng từ năm nào mà nay ngọn đã vượt mái hiên nhà văn
phịng. Nói là ngọn nhưng chỉ là cái tân lá tròn như cái bánh giầy to tướng che
mát một góc sân. Vào những ngày hè oi bức, đứng dưới gốc bàng như đứng
dưới một cái ô che nắng. Dưới tán lá xanh um, những cành bàng xòe ra tứ phía
như những gọng ơ lớn vậy. Có vài cành không theo kịp chúng bạn chạm tới tán
lá, là là ngang đầu người lớn. Ở gần nách cành, những cành này to bằng cánh
tay em, nhẵn thín vì những vết chân nhún nhảy hoặc những bàn tay nắm lấy để
đu người của các bạn nam cao lớn. Thân bàng to bằng một vịng tay em nhưng
xù xì, lồi lõm. Giữa thân có mấy cái u lồi ra như những củ nâu to ai gắn vào đó.
Những cái u lồi ra đó thật tiện cho mấy bạn nghịch ngợm thích leo trèo, bám
vào thân cây, đặt chân lên mấy bậc đã với tới tán bàng. Rễ bàng lan rộng gần
bằng tán bàng. Nhiều cái rễ rộp lên to bằng thân cây hồng, uốn lượn trên mặt
đất. Đó cũng là những chiếc "ghế" cố định cho chúng em ngồi đánh bài trong
giờ ra chơi hay nghỉ giải lao trong các buổi lao động.
Tiết thu đến, lá bàng chuyển dần sang màu vàng rồi hung hung và đỏ sẫm lúc
đông về. Cả tán bàng sum suê chỉ còn lại những cành trơ trụi khẳng khiu trơng
như bàn tay của những ơng già khó tính.
Dưới gốc bàng, phủ đầy những lớp lá khơ cong như những cái bánh tráng.
Chiều chiều, bác lao công quét gom lại để nấu nước cho các thầy cô giáo uống.
Chỉ mấy hạt mưa bay đầu mùa em đã nghe các chồi non tí tách nứt mầm. Các
búp bàng trơng giống những ngọn nến xanh lung linh khắp đầu cành. Ấy là lúc
Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của
thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc giữa sân trường này như một hồi ức đẹp.
<b>Tả cây phượng vĩ</b>
đặt chân vào trường đă thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang,
che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều
đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi
khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những
cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm
bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã
đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những
chú ve thường ẩn mình trong vịm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mơng, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực
thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái
tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng
rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu
đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa
đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang
xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế
dường như tuổi thanh xuân lai trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã
in hằn lên thân hình của nó. Sau đó khơng lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của
mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui
sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong
những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước
lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
<b>Tả cây có bóng mát - Tả cây đa</b>
Cây đa này không biết đã có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em mới chỉ là
một đứa bé, cây đã đứng sừng sững ở đây như một minh chứng lịch sử. Thân
cây rất to, ba người bọn em nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Cây cao với
những cành cây tỏa ra tứ phía trơng giống hệt như hàng chục cánh tay của
những người khổng lồ.
Rễ cây lan rộng trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những chú rắn hổ mang. Phần
lớn rễ cây đã cắm sâu vào trong lòng đất để vừa làm bệ đỡ vừa hút chất dinh
dưỡng nuôi cây.
Lá đa to hơn bàn tay người lớn một tẹo với những vân lá chạy từ cuống rồi lan
ra toàn bộ bề mặt chiếc lá. Từ xa nhìn lại cây đa này trơng chẳng khác gì một
chiếc ơ xanh khổng lồ tỏa bóng che rợp cả một khoảng đất rộng. Đây cũng là
nơi nghỉ mát của dân làng sau những buổi làm đồng mệt mỏi đồng thời cũng là
nơi tụi trẻ con chúng em luôn chọn làm nơi đùa nghịch. Trưa hè oi bức mà
được ngồi dưới gốc cây xanh hóng gió thì tuyệt biết mấy.
Những buổi chiều trước khi mặt trời bắt đầu ngả sang màu vàng cam tuyệt đẹp
thì đây chính là địa điểm cho mọi trị chơi của tụi chúng em diễn ra. Nào là ô
ăn quan, nhảy dây, đá bóng và rất nhiều trị chơi khác. Chẳng biết từ lúc nào
mà hình ảnh cây đa đã on sâu vào tâm trí mỗi người dân quê em. Ai đi xa trở về
làng việc đầu tiên họ làm chính là đưa mắt tìm kiếm hình ảnh cây đa quen
thuộc.
Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi
buồn vui trong cuộc sống.
<b>Tả cây có bóng mát - Tả cây si </b>
Sân trường em trồng rất nhiều loại cây bóng mát, chúng đứng thành hàng thẳng
tắp, xòe tán rộng che bóng mát khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ chỗ gốc cây cổ
thụ thu hút nhiều lũ trẻ chúng em vẫn là cây si già.
nói từ khi có ngơi trường này thì người thì người ta đã trồng nó từ bao giờ rồi.
Có lẽ đã gần trăm tuổi rồi đấy!”. Cây si giống như một cây dù khổng lồ xanh
thẳm. Những cái rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn
hoa nằm ngủ im lìm dưới tán cây. Thân cây to hết chỗ nói, ước chừng sáu, bảy
đứa trẻ chúng em nắm tay nhau mới kín được. Vỏ cây màu nâu sẫm và cũng
trơn bóng như rễ cây. Hầu như tồn thân cây chi chít những tên tuổi, những con
số, những hình nhân do các bậc đàn anh đàn chị các lớp trước lưu lại để kỉ
niệm một thời đã học ở đây. Điều thú vị nhất với chúng em là nắm lấy những
cái rễ to bằng ngón tay cái người lớn lịng thòng từ trên xuống thi nhau trèo lên
cao hoặc chơi đánh đu. Con trai, con gái đều thích thú. Dường như quanh năm,
cây si vẫn xanh một màu xanh muôn thưở của nó. Lá si nhỏ và dày, cành lại dai
nên dù mưa to gió bão, cây si vẫn đứng vững vàng chống chọi lại thiên tai mà
không hề vấn đề gì. Đã trăm tuổi rồi, trơng nó vẫn cường tráng, vẫn xuân xanh
như một chàng trai mới lớn.
Những giờ giải lao, chúng em thường tụ tập về đây để hóng mát và tổ chức các
trị chơi của trẻ thơ. Cây si đã gắn với ngôi trường này, gắn với bao thế hệ học
trị mn vàn những kỉ niệm thân thương, những trò chơi hấp dẫn hay những
câu chuyện tuế của đời thường râm ran nổ ra dưới gốc cây này.
Mai đây, khi phải từ biệt mái trường này thì cây si già vẫn mãi mãi để lại trong
<b>Tả cây bằng lăng cho bóng mát</b>
Ở sân trường em có rất nhiều những loại cây, cây bàng với những tán lá xanh
um tỏa bóng che mát cho sân trường hay cây phượng với những bông hoa đỏ
rực tuyệt đẹp nhưng có lẽ em thích nhất là cây bằng lăng.
tay của người lớn. Lá bằng lăng khơng có viền răng cưa mà thay vào đó là
những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá.
Mùa hè đến bằng lăng bắt đầu nở rộ. Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt.
Hoa bằng lăng có nhiều cánh, mỗi cánh hoa đều mềm như lụa và nhẹ như
nhung. Những cánh hoa ấy ôm ấp bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi bên
trơng tạo ra một sự hài hịa về màu sắc. Khi các bơng hoa nở rộ cũng là lúc tồn
bộ cây được bao phủ bởi màu tím chói mắt. Từ xa nhìn lại cây hoa lúc này
trơng chẳng khác gì một chiếc ơ khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát
cả một khoảng sân rộng.
Hoa bằng lăng từ lâu đã được coi là hoa học trò bởi màu hoa rất giống màu
mực tím cũng bởi vì hoa nở đúng vào mùa thi. Mỗi lần ngồi trong lớp em lại lơ
đãng hướng ra cửa sổ ngắm nhìn những chùm hoa màu tím thanh thanh ấy, cảm
xúc vừa buồn mà lại vừa vui. Vui là vì sắp được lên một lớp mới cịn buồn là vì
phải xa bạn bè thầy cô. Khi hoa bằng lăng bắt đầu rơi xuống cũng là lúc cây bắt
đầu có quả. Quả bằng lăng lúc non sẽ có màu xanh lục bảo, hương thơm nhẹ,
thanh khiết. Khi chín quả sẽ tự tách ra thành từng múi một.
Em rất yêu cây bằng lăng này bởi nó gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm về
tuổi học trị ngây thơ đầy nắng và gió của em. Em sẽ ln chăm sóc và giữ cho
<b>Tả cây sấu cho bóng mát</b>
Cây sấu toả bóng xanh mát đường phố Hà Nội.
Có cây sấu cao, to đến hai mươi mét, ba mươi mét, cành lá um tùm, xanh rì
quanh năm. Sấu trùm lên đường phố. Sấu trùm lên cả mái nhà cổ. Trong mưa
xuân, lá sấu như thì thầm. Trong mưa ngâu, sấu chín rụng lộp độp trên mặt
đường, có lúc quả sấu rụng trúng đầu cậu học trò nhỏ.
Đầu tháng năm, từng chùm sấu bằng hạt ngơ, bằng đầu ngón tay út, xanh thắm
một màu, ngó cổ qua kẽ lá, mỉm cười với nắng hè. Quả sấu hình cầu, vỏ dày
xanh bóng. Tháng sáu, tháng bảy là mùa sấu chín. Quả sấu chúi màu vàng nhạt,
có vị chua chua, cùi dày, trắng nõn và chỉ có một chiếc hạt màu nâu nhạt.
Sấu dầm đường bán quanh cổng trường học thật hấp dẫn và đông khách. Lúc
nào cũng thấy bốn, năm cô cậu học trị Vày quanh lọ sấu dầm đường của ơng
già nói tiếng lơ lớ. Sấu là một món ăn dân dã được nhiều người ưa thích: canh
chua sấu nấu cá quả. Trên đường đi học về, vừa đi vừa nhặt sấu rụng, gói giấy
đem về nhà làm kỉ niệm, là thú vui của chúng em.
<b>Tả cây me tây</b>
Vào những ngày tháng ba trung tâm mùa khò ở miền đất Nam Bộ này, nắng
như thiêu như đốt., Tan học trở về nhà, tụi học trò chúng em thường tụm năm
tụm bảy nghỉ lại dưới gốc cây me tây để tránh cái nắng chói chang ấy. Chính
gốc cây có bóng mát này đã ghi lại không biết bao nhiêu những kỉ niệm đẹp
của tuổi học trị.
Có lẽ ai đó trước đây khi trồng cây me này đã tính tốn khá chu đáo cho tụi trẻ
nhánh lớn đều nhau, tạo nên một cái vòm tròn như cái dù phi cơng màu xanh
lục. vỏ cây xù xì, màu nâu xám. Một vài khách đi đường, có lẽ muốn luụ giữ lại
đây một kỉ niệm nào đó ở gốc cây này nên đã dùng dao khắc trên vỏ cây ngày,
tháng, năm và chữ kí loằng nhoằng họ tên của mình.
Tít trên cao, tán lá sum suê xòe rộng ra ấy là nơi những chú chích bơng, chào
mào, sáo sậu… thỉnh thoảng thường tụ tập về đây dự “hội diễn ca múa nhạc”.
Đến mùa ra hoa, cái vòm xanh lục khổng lồ này được điểm tô vô vàn những
chấm nhỏ li ti màu hồng tím, trơng mới tuyệt diệu làm sao! Cứ tưởng vòm lá
như một tấm vải hoa sặc sỡ đủ màu, căng phồng lên giữa khoảng trời trong
xanh vời vợi. Cây me tây là điểm tụ hội của lũ học trò chúng em sau buổi tan
học. Ngồi dưới gốc me tây, giữa cái nắng chói chang của mùa hạ mới cảm thấy
mát mẻ và dễ chịu đến nhường nào! Những trò chơi đá cầu, đánh bi, kéo co,
banh đũa… đều diễn ra sôi động ở đây. Cứ thế, cây me tây gắn bó với chúng
em suốt những ngày đi học vói biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi ấu thơ.
Mai đây dẫu có phải đi xa nơi chơn nhau cắt rốn của mình, có ai đó hỏi rằng:
“Hình ảnh nào sâu đậm nhất gợi nhớ quê hương?” Lúc ấy, em sẽ khơng ngần
ngại trả lời rằng: “Đó là cây me tây trên đường đến trường”.
<b>Tả cây tràm</b>
Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây
tràm ở gần cổng trường.
trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chà trong nước, sẽ
nổi lên những bọt trắng xóa như xà phịng…
Giờ chơi, chúng em qy quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng,
vài chiếc lá vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn
nghịch ngợm hơn lại đến ơm gốc cây xoay trịn, trơng có vẻ thích thú lắm.
Vào buổi bình minh, ơng mặt trời nhơ lên chiếu những tia nắng hồng xen qua
kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau vẻ nhảy
nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm.
Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh
êm dịu.
Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui
chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm
hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.