Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp - Phân tích Ngữ văn lớp 8 đoạn trích Hai cây phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.77 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người</b>


<b>thầy đầu tiên của Ai - ma - tốp</b>



<b>Đề bài. Phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của</b>


<b>Ai-ma-tốp.</b>



Ai-ma-tốp sinh năm 1928, trong một gia đình viên chức ở nước cộng hồ cư-rư-gư-xtan (hay cịn


gọi là Kir-ghi-zi) ở vùng Trung Á (thuộc Liên Xô cũ). Năm 1953, Ai-ma-tốp tốt nghiệp Đại học


nông nghiệp, trở thành kĩ sư chăn nuôi. Mấy năm sau, ông học sáng tác rồi chuyển sang hoạt động


báo chí và viết văn. Tập Núi đồi và thảo nguyên của Ai-ma-tốp đã được trao tặng Giải thưởng


Lê-nin, một giải thưởng cao quý của Liên bang Xô viết. Tác phẩm này gồm ba truyện vừa: Người


thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà. Ngồi ra, Ai-ma-tốp cịn có nhiều tác


phẩm nổi tiếng khác như Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1966). Con tàu trắng (1970), Một ngày dài hơn thế


(1980)… Tên tuổi nhà văn Ai-ma-tốp đã trở nên quen thuộc với bạn đọc trên tồn thế giới.



Hai cây phong là đoạn trích từ mấy trang đầu của truyện Người thầy đầu tiên.



Bối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu ở một vùng núi hẻo lánh, nghèo nàn, lạc hậu vào thời kì đầu


thế kỉ hai mươi. Thời đó, tư tưởng phong kiến, gia trưởng cịn nặng nề, phụ nữ bị coi thường và trẻ


mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai đã mất cả cha lẫn mẹ, phải sống nhờ gia đình chú thím. Cơ phải


làm việc quần quật suốt ngày và chịu sự giám sát hà khắc của bà thím dâu đáo để, độc ác. Thầy


giáo trẻ Đuy-sen được Đoàn thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường xoá mù chữ đã hết lịng


giúp đỡ để An-tư-nai được đi học. Bà thím tham tiền ép gả cô bé làm vợ lẽ một gã đàn ông khá giả


trong vùng. Một lần nữa, cô bé lại được thầy Đuy-sen giải thoát và gửi lên tỉnh học, rồi tiếp tục


học đại học ở Mát-xcơ-va. Sau này, cơ trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nơ-va. Cịn thầy


Đuy-sen lúc về già làm nghề đưa thư.



Đây là câu chuyện
của một người xa quê
kể về nơi chôn nhau
cắt rốn của mình


bằng tình cảm gắn bó
tha thiết, thiêng liêng.
Mở đầu đoạn văn, tác
giả giới thiệu vị trí
của làng mình trên
thảo nguyên bao la:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận
chân trời phía Tây.


Khung cảnh trữ tình này vừa là phơng nền làm nổi bật hình ảnh hai cây phong, vừa là nguồn cảm hứng bất tận
của tác giả:


Phía trên làng tơi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tơi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ
phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tơi cũng đều trơng thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước
mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi… Cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về
làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy. Tâm trạng này của tác giả
giống như tâm trạng của người đi xa, nóng lịng muốn gặp lại người thân sau bao ngày cách biệt. Dẫu chưa nhìn
thấy cây nhưng hình ảnh thân thuộc của chúng đã hiện rõ trong tâm tưởng: Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa,
đứng xa thế cũng khó lịng trơng thấy ngay được, nhưng tơi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lức nào cũng
nhìn rõ.


Hình ảnh của hai cây phong được coi là dấu ấn của làng đã in sâu trong trái tim, khối óc và trở thành một phần
máu thịt của người đi xa:


Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết:
“Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đơi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến
với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.
Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy khơng ngừng dưới ngịi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại
cho hai cây phong đời sống tâm hồn phong phú như con người. Đây là bức tranh được vẽ bằng thứ ngơn ngữ đầy


tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc:


Trong làng tơi khơng thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn
phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm,
chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, khơng ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.
Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm
thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vơ hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoảng,
rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão
dông, xô gãy cành, tia trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc
cháy rừng rực.


Hai cây phong được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, sinh động bằng đôi mắt họa sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim của nhà thơ.
Bên cạnh bức tranh bằng ngôn từ là một bản giao hưởng của âm thanh với đủ cung bậc buồn vui. Người viết đã
phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê, nồng nhiệt của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ
thường của hai cây phong. Có khi chúng thì thầm thiết tha nồng nàn, có khi chúng bỗng im bặt một thống, rồi
khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Được nhân cách hóa cao độ nên hai cây
phong có tiếng nói và tâm hồn đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người.


Âm thanh huyền ảo phát ra từ hai cây phong làm say đắm tuổi thơ sau này đã được nhà văn khám phá ra nhờ
những hiểu biết khoa học:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đồi cao lộng gió nên đáp tại bất kì chuyển động khe khẽ nào của khơng khí mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón
lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.


Dấu ấn và kỉ niệm về hai cây phong vẫn còn nguyên vẹn sau ngần ấy thời gian bởi vì hai cây phong gắn bó thân
thiết với tuổi học trị. Tác giả kể rằng: Việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tồi vỡ mộng xưa,
không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tơi cịn giữ đến tận ngày nay. Và cho đến tận ngày nay tơi
vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh
chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thân xanh…



Hai cây phong đẹp như những cây thần trong cổ tích, vẻ đẹp kì diệu của chúng sẽ mãi mãi in sâu trong tâm khảm
nhà văn, bất chấp quy luật thay đổi của thiên nhiên, của lòng người bởi vì nó được nhìn qua đơi mắt trẻ thơ chan
chứa tình yêu nồng nàn, sâu đậm đối với những gì thân thuộc nhất của q hương.


Theo dịng hồi tưởng miên man, kỉ niệm gắn liền với hai cây phong dần dần hiện lên rõ ràng, tươi mới như vừa
xảy ra hôm qua. Những lúc được vui chơi cùng cây là những khoảnh khắc vui sướng, hạnh phúc của tuổi thơ:


Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi
lần chúng tơi reo hị, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn
chào mời chúng tơi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân
đất, cõng kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim.
Hàng đàn chim hoảng hốt kêu lên, chao đi chao lại trên đầu. Nhưng chúng tơi vẫn chưa coi vào đâu, đến đây đã
thấm gì! Chúng tôi cứ leo lên cao nữa, cao nữa – nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai! Và từ trên những cành
cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thơng nào vụt mở ra trước mắt chúng
tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.


Tưởng chừng như cảm giác háo hức, hiếu kì của cậu bé mười mấy tuổi năm nào khi trèo lên ngọn cây, phóng
tầm mắt về phía chân trời và lắng tai nghe tiếng gió ảo huyền thì thầm trị chuyện với lá phong giờ đây vẫn cịn
nóng hổi trong tâm hồn người họa sĩ:


Đất rộng bao la làm chúng tơi sửng sốt. Mỗi đứa chúng tơi đều nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên
mất cả chim lẫn tổ chim. Chuồng ngựa của nông trang mà chúng tơi vẫn coi là tịa nhà rộng lớn nhất trên thế
gian, ngồi đây chúng tôi thấy chỉ như một căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu
mất hút trong làn sương mờ đục. Chúng tơi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo
nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến,
thấy những con sơng mà trước đây chúng tơi chưa từng nghe nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Kết thúc đoạn văn, tác giả đặt ra câu hỏi ai đã trồng hai cây phong và đặt tên cho quả đồi: Thuở ấy, chỉ có một
điều tơi chưa hề nghĩ đến ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã
nói, những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây,


trên đỉnh đồi cao này?


Quả đồi có hai cây phong ấy, khơng biết vì sao ở làng tơi họ gọi là “Trường Đuy-sen”.


Cuối tác phẩm, tác giả đã giải thích nguồn gốc của hai cây phong bằng một câu chuyện cảm động gắn liền với
tình thầy trị thắm thiết. Cách đây bốn mươi năm, chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi
này và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non hi vọng của mình vào những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như
An-tư-nai sau này sẽ trở thành những người hữu ích. Thầy Đuy-sen đã gieo những hạt giống ước mơ vào tâm hồn
non trẻ. Hai cây phong đầu làng qua bao năm tháng đã thầm lặng góp phần cùng người thầy đầu tiên biến ước
mơ thành hiện thực.


</div>

<!--links-->

×