Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

De kiem tra giua HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.83 KB, 1 trang )

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ
Môn Ngữ Văn 7 – Năm học 2010 – 2011.
(Thời gian làm bài 60’ )
~~~~~~~~ & ~~~~~~~~
Phần I : Trắc nghiệm (3 điểm)
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : (mỗi câu 0, 25điểm)
Câu 1 : Tâm sự trong văn bản “Cổng trường mở ra”là lời tâm sự của ai?
A. Lí Lan B. Người mẹ C. Người con. D. Tất cả
Câu 2 : Văn bản”Cổng trường mở ra “thuộc phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Biểu cảm
Câu 3 : Cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua Đèo Ngang”và “ Bạn đến chơi nhà”có
nghĩa giống nhau đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 4 : Bài thơ nào trong các bài thơ sau đây thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất
trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa,vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận
chìm nổi của họ.
A. Qua Đèo Ngang. B. Bánh trôi nước. C. Sau phút chia ly. D. Mẹ tôi.
Câu 5 : Bài thơ “ Qua đèo ngang”của Bà Huyện Thanh Quan được sáng tác theo thể thơ
nào?
A. Thất ngôn bác cú Đường luật. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt .
C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Thể thơ lục bát.
Câu 6 : Trong các từ sau đây từ nào là từ láy ?
A. Đi đứng. B. Giam giữ. C. bọt bèo. D. Lạnh lùng
Câu 7 : Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ?
A. Bó buộc. B. Đưa đón. C. Nhường nhịn. D. Hoa hồng.
Câu 8 : Các từ sau sau đây đều chỉ chung nghĩa là chết, nhưng từ nào có sắc thái coi
thường ,không tôn trọng ?
A. Từ trần. B. Băng hà. C. Hi sinh. D. Bỏ mạng.
Câu 9 : Dòng nào sau đây ghi rõ các bước tạo lập văn bản ?
A. Định hướng và xây dựng bố cục
B. Xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn


C. Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn
D. Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo
lập.
Phần II : Tự luận (7 đ)
Câu 1: (5 điểm.)
Cảm nghĩ của em về mái trường mến yêu.
Câu 2 : (2 điểm.)
Chép nguyên văn bốn câu thơ cuối của bài thơ “ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh
Quan.”
Phân tích cụm từ “ta với ta” trong câu thơ cuối của khổ thơ trên để thấy tâm trạng của tác
giả?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×