Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tải Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long - Bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.51 KB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9</b>
<b>Bài Mẫu Số 1: Hãy Phân Tích Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn</b>
<b>Thành Long</b>


Trong văn học Việt Nam, hiện đại có những cây bút văn xi chỉ chun về
truyện ngắn và kí. Nguyễn Thành Long (1925- 1991) là một trong số đó. Bắt
đầu viết văn trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở
liên khu V, Nguyễn Thành Long được khẳng định như một cây bút truyện ngắn
và kí đáng chú ý trong những năm 60-70 với cả gần chục tập sách đã in. Ông là
một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất chú trọng
thâm nhập thực tế đời sống. Nhiều sáng tác của Nguyễn Thành Long là kết quả
trực tiếp của những chuyến "thâm nhập thực tế" như thế, nhưng truyện ngắn
Lặng lẽ Sa Pa lại là một trường hợp đặc biệt.


Mùa hè năm 1970 theo lời kể tác giả, ông cùng một người bạn văn quyết định
đi nghỉ ở Sa Pa. Vì thế mà nhà văn khơng vào các cơ quan, đơn vị của địa
phương để tìm hiểu thực tế hay tìm gặp những "điển hình tiên tiến" như những
lần đi thực tế của các văn nghệ sĩ. Nhưng điều may mắn lại chính là do chỗ
khơng lăm le tìm hiểu thực tế theo lối khá cơng thức lúc bấy giờ của giới văn
nghệ sĩ mà Nguyễn Thành Long đã bắt gặp câu chuyện về người thanh niên
công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn một mình giữa lặng lẽ của Sa Pa.
Bằng sự nhạy cảm nghề nghiệp, nhà văn đã nắm lấy chất liệu thực tế ấy, bồi
đắp thêm bằng sức tưởng tượng sáng tạo và truyền vào đấy những suy ngẫm,
quan niệm về đời sống, về nghệ thuật của một cay bút từng trải làm nên một
truyện ngắn hay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ấy và lựa chọn được nhiều điểm nhìn trần thuật từ cái nhìn và tâm trạng người
họa sĩ già - Một nghệ sĩ nhiều từng trải và chiêm nghiệm về cuộc đời và nghệ
thuật, thì có thể nói tác giả đã nắm chắc được sự thành cơng của đứa con tinh
thần của mình.



Truyện có 4 nhân vật: Bác lái xe, ơng họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên. Họ
thuộc hai thế hệ già và trẻ, nghề nghiệp khác nhau nhưng ở họ có rất nhiều
điểm rất gần gũi mà trước hết là những nét đẹp trong suy nghĩ, trong thái độ đối
với cuộc sống với công việc và với những người khác. Những nhân vật ấy (và
cả những nhân vật chỉ được nói đến trong lời kể của người thanh niên) đều
không được tác giả đặt tên. Điều này hẳn không phải là khơng có dụng ý của
tác giả: Nhà văn muốn thể hiện họ là những con người bình thường, bình dị
trong cuộc gặp gỡ bất ngờ trên hành trình của một chuyến xe khách, như là
chúng ta có thể gặp những con người như thế ở nhiều nơi trên đất nước. Những
nhân vật trong truyện ít nhiều đều có màu sắc lý tưởng, nhưng họ cũng những
hình ảnh những con người mang vẻ đẹp của một thời kì lịch sử.


Nhân vật chính của truyện - anh thanh niên chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng
vẫn là điểm sáng chói nổi bật nhất của bức tranh mà tác giả tập trung thể hiện.
Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của anh, tác giả đã qua lời bác lái xe để giới thiệu
về anh: Hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí
tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất "thèm người" ... Cách giới thiệu ấy
đã gây hứng thú và chuẩn bị tâm thế cho nhân vật ông họa sĩ trước cuộc gặp
gỡ. Khi xe dừng, người thanh niên xuất hiện với dáng vẻ nhanh nhẹn tự nhiên
và vóc dáng hơi nhỏ bé dường như khơng ó gì đặc biệt. Sức thu hút của anh
chính là ở thái độ và những suy nghĩ về cuộc sống và công việc của một người
một mình lặng lẽ của thiên nhiên. Cái mà tác giả muốn làm nổi bật ở những
nhân vật này không phải là những cơng việc khó khăn địi hỏi phải có tinh thần
trách nhiệm cao, mà là một hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: một mình
trên đỉnh núi cao Yên Sơn quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mơng
của cỏ cay mây núi. Cái khó khăn, thách thức lớn nhất với anh chính là sự cơ
độc. Cái gì giúp anh vượt qua được hồn cảnh ấy?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nó gắn liền anh với mọi người và cuộc sống chung của đất nước. Anh yêu công
việc của mình: "Cơng việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cháu cất nó đi,


cháu buồn đến chết mất".


Nét đẹp ở nhân vật này không chỉ là ở cách sống có lí tưởng mà cịn ở những
suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống. Chẳng hạn, về sự cô độc, anh đã
nghĩ thế nào?


"Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi
sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề
này, cháu khơng nghĩ như vậy nữa. Vả khi ta làm việc, ta với cơng việc là đơi,
sao gọi là một mình được? Huống chi, việc của cháu gắn liền với việc của bao
an hem, đồng chí dưới kia". Cịn đây là về nỗi "thèm người" - như cách nói của
bác lái xe, anh nghĩ "Con người thì a mà chả "thèm" hả bác? Mình sinh ra là gì,
mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?" Những nỗi "nhớ người" với anh,
quyết không thể là nỗi nhớ "phồn hoa đô thị".


Trong cuộc sống lẻ loi của mình, anh cịn tìm thấy một nguồn vui, đó là sách,
mà anh thấy lúc nào đọc cũng như có người bạn để trị chuyện.


Chính vì tất cả những điều trên mà cuộc sống của người thanh niên ấy giữa núi
cao mây mù không buồn tẻ. Anh tổ chức cuộc sống một mình ở trạm khí tượng
thật ngăn nắp và chủ động: trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, đọc sách ngồi những
giờ làm việc có mối giao lưu thân thiết với bác lái xe, những cuộc gặp gỡ với
mọi người. Ở người thanh niên ấy cịn có mọt nét rất đáng mến nữa là sự cởi
mở, chân thành với mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với người
khác. Tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, nhiệt thành, sự săn sóc
chu đáo của anh với ông họa sĩ và cô gái mới lần đầu gặp gỡ đã nói lên nét
đáng mến ấy ở anh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ngay những phút đầu gặp gỡ với người thanh niên, bằng sự từng trải của một
người nghệ sĩ, ơng xúc động đến bối rối vì đã "bắt gặp một điều thật ra ông vẫn


ao ước được biết, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng
tác". Và với ông "người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc
quá: với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy
nghĩ. Và đúng như người họa sĩ đã nghĩ: "Những điều suy nghĩ đúng đắn bao
giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người
khác". Ví như, từ câu chuyện với người thanh niên, ông họa sĩ đã suy nghĩ về
nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó so với cuộc đời, về con người
và mảnh đất Sa Pa.


Cịn với cơ kĩ sư trẻ mới ra trường thì cuộc gặp gỡ với anh thanh niên cùng với
những điều anh kể đã khiến cô bàng hồng, "cơ hiểu thêm cuộc sống một mình
dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới của những con người
như anh". Quan trọng hơn nữa, cô hiểu và tin hơn vào con đường mà cô đã lựa
chọn.


Như vậy qua cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật khác, hình ảnh người thanh
niên như được soi rọi dưới một ánh sáng trong trẻo và rực rỡ khiến nó đẹp hơn,
ánh lên nhiều màu sắc hơn. Đó là cái thủ pháp mà người xưa gọi là "vẽ mây để
nảy trăng".


Lặng lẽ Sa Pa chưa phải là một truyện ngắn xuất sắc. Có thể ra những chi tiết
chưa thật đắt, những chỗ tác giả đã nói thay nhân vật, phát biểu quá lộ liễu về
chủ đề của tác phẩm. Nhưng dù sao truyện ngắn này cũng là một thành công
đáng ghi nhận của cây bút truyện ngắn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm như
một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao
động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có
nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. Từ hình ảnh những
con người ấy cũng gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống, của lao
động tự giác, về con người và về nghệ thuật.



<b>Bài Mẫu Số 2: Hãy Phân Tích Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn</b>
<b>Thành Long</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

hình, Sa Pa nằm bên hữu ngạn sơng Hồng, cịn con đường sắt dọc theo sơng lại
nằm ở phía tả ngạn. Cho nên đã thành thơng lệ, ai đến Sa Pa hãy đi đường sắt
lên chót Lào Cai rồi từ Lào Cai lại đi ô tô khách leo dốc núi 80km nữa mới đến
Sa Pa. Chuyến xe khách Lào Cai - Sa Pa vơ tình đã trở thành cầu nối, trở thành
người dẫn chuyện. Trên chuyến xe khách có ba nhân vật, ngồi người lái xe già
trước cách mạng tháng Tám 1945 cịn có ơng họa sĩ già vui tính và cơ kĩ sư
nơng nghiệp trẻ lần đầu đi Tây Bắc. Họ quen nhau trên một chuyến xe, dù sao
cũng là một chuyện bình thường. Tuy nhiên tác giả Nguyễn Thành Long đã
miêu tả họ thành ba nhân vật có tâm hồn trong sáng, dễ mến.


Truyện ngắn này tác giả đã viết vào những năm 60, không khí xã hội bấy giờ
cịn thấm đẫm hương vị ngọt ngào của cuộc sống mới và những con người mới.
Cho nên ta gặp ở đây một người lái xe già khơng hay cau có mà lại vui tính,
"có máu nghệ sĩ", một ông họa sĩ già vẫn ham đi thực tế các vùng xa xôi để
sáng tác, một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ măng sẵn sàng đi đi lên Tây Bắc nhận
công tác. Họ tuy là những người người xa lạ, gặp nhau lần đầu nhưng tâm hồn
họ trong sáng, cùng chung mục đích ý tưởng, lại sẵn tình cảm chân thật nên họ
đã gặp nhau. Cuộc trò chuyện giữa họ cho ta thấy thế nào là nét đẹp của cuộc
sống mới. Tuy nhiên, mặc dù có đến ba, nhưng họ vẫn chưa phải là nhân vật
chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Nhưng cái cách để gặp người của anh thanh niên này cũng khá lạ lẫm. Người
lái xe già kể: "Cách đây bốn năm, có hơm tơi cũng đang đi như thế này chợt
thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở
đâu chạy đén, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi
ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này anh chỉ đỏ mặt". Thì cịn ai nữa,
chính anh ta chứ ai! "Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh


núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh
ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tơi, nhìn trơng và nói chuyến một lát". Và
cái kế của anh thanh niên đó chính là đẩy khúc câu ra giữa đường để xe khách
phải dừng lại. Ơi đó cũng là một cái kế sách lạ lẫm hết mức!


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

chớm nở trong cơ giúp cơ xóa bỏ cái nhạt nhẽo của một tình cảm đã qua. Rồi
vơ tình hay hữu ý, cô đã để lại một chiếc khăn tay "kỉ niệm lần đầu gặp gỡ này.
Một cái cỏn con gì rồi ra có thể biến thành mọt chút xíu dịu dàng, một chút xíu
dũng cảm trong cuộc sống của anh ta". Người đọc có thể cho là sự phát triển
tình cảm của cô gái hơi nhanh nhưng ai mà hiểu được trong hoàn cảnh ấy, sự
chia tay trong "bạt ngàn" Tây Bắc, rất có thể là khơng gặp lại, lại không đưa
người ta đến những cảm xúc tương tự. Cho nên cái bắt tay cuối cùng của cô đối
với anh thanh niên cũng khác: "Có chia tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng,
như người ta cho nhau cai gì chứ khơng phải là cái bắt tay".


Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long có nhiều bất ngờ với những chi tiết vừa
thực vừa lạ. Tác giả khéo léo kể lại chuyện gặp gỡ gỡ theo mạch từ tồn, chậm
rãi mà vẫn vui, hóm hỉnh. Ngơn ngữ đối thoại của truyện rất phù hợp vơi từng
nhân vật: anh thanh niên vui khỏe hồn nhiên, cô kĩ sư e ấp dễ xao xuyến, ơng
họa sĩ già lịch duyệt rất tâm lí. Rõ ràng cuộc sống là một dòng chảy đáng yêu
đáng mến. Những người trong sáng nhiệt tinh sớm muộn gì họ sẽ có dịp gặp gỡ
và hịa cảm trong cùng một mục đích, ý tưởng chung. Và cuộc sống thật đáng
trân trọng biết bao khi ở trên đỉnh Sa a kia, ngồi anh thanh niên kia cịn có bao
nhiêu người như ông kĩ sư vườn rau sáng tạo giống su hào mới, như đồng chí
nghiên cứu khoa học suốt ngày trong tư thế sẵn sàng chờ set để lập bản đồ sét
đến mức "trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi".
Tác giả viết: "Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa
Pa... có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước". Phải
chăng đó là chủ đề chính của truyện ngắn này mà tác giả muốn gửi đến người
đọc.



<b>Bài Mẫu Số 3: Hãy Phân Tích Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn</b>
<b>Thành Long</b>


Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở Quảng Nam, cây bút truyện ngắn xuất
sắc, nổi tiếng với các tác phẩm như: "Giữa trong xanh" (1972), "Ly Sơn mùa
tỏi" (1980)...


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ
quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa "trèo lên
núi" thì "mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng". Trạm dừng là
nơi "con suối có thác trắng xóa". Giữa màu xanh của rừng, những cây thơng
"rung tít trong nắng", những cây tử kinh "màu hoa cà" hiện lên đầy thơ mộng.
Có lúc, cảnh tượng núi non vơ cùng tráng lệ, đó là khi "nắng đã mạ bạc cả con
đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn". Sa Pa với những rặng
đào, với dàn bò lang cổ đeo chuông... như dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì
thú.


Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền tây
Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn ý vị: "nắng chiều làm cho bó hoa càng
thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Có thể nói đó là
những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.


Con người đáng yêu nơi Sa Pa lặng lẽ.


Bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách.


Ơng họa sĩ già say mê nghệ thuật, "xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau"
để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông
cũng trăn trở "phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích".



Cơ kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước
qua cuộc đời học trò chật hẹp. Bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì
cũng làm cho cơ háo hức. Cơ khao khát đất rộng trời cao, cơ có thể đi bất kì
đâu, làm bất cứ việc gì...


Ơng kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và
ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học
"suốt ngày chờ sét", nửa đêm mưa gió hễ nghe sét là "chống chồng chạy ra",
mười một năm không một ngày xa cơ quan, "không đi đến đâu mà tìm vợ", lo
"làm một bản đồ sét riêng cho nước ta", cái bản đồ ấy "thật lắm của, thật vơ
giá. Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi".


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

ghê gớm, một mình một đèn bão ra "vườn" lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân
hình anh như bị gió chặt ra từng khúc", xong việc, trở vào nhà, "không thể nào
ngủ lại được". Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị
lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một
nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học. Cần cù và chịu khó: ni gà lấy trứng, trồng
hoa... làm cho cuộc sống thêm phong phú. Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành
những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những tươi sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu
khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cơ kĩ
sư trẻ, một làn trứng gà tươi biếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ
bác lái xe mới ốm dậy... là biểu hiện của một tấm lòng yêu hương, đối xử chân
tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lí tưởng cao đẹp, vì q hương đất
nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở
đâu, mình vì ai mà làm việc ?". Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ
khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: "Người con trai ấy đáng yêu thật...".


Tóm lại, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống
đẹp, giàu tình nhân ái, hết lịng phục vụ đất nước và nhân dân. Sống lặng lẽ non


xanh -nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi
nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: Mỗi
người tốt, việc tốt là một bơng hoa đẹp. Đem tộc ta là một rừng hoa đẹp. Nhà
văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con
người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là
một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.


Truyện "Lặng lẽ Sa Pa" là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình.
Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người
đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả dược tâm hồn, tính
cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế
mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh
niên... rất gần gũi và mến yêu.


<b>Bài Mẫu Số 4: Hãy Phân Tích Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn</b>
<b>Thành Long</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

cả những nhân vật chỉ được nói đến trong lời kể của người thanh niên) đều
được tác giả đặt tên. Điều này hẳn khơng phải là khơng có dụng ý của tác giả.
Nhà văn muốn thể hiện họ là những con người bình thường, bình dị trong một
cuộc gặp gỡ bất ngờ trên hành trình của một chuyến xe khách, như là chúng ta
có thể gặp những con người như thế ở nhiều nơi trên đất nước. Những nhân vật
trong truyện ít nhiều đều có màu sắc lí tưởng, nhưng họ cũng là hình ảnh
những con người mang vẻ đẹp của mỗi thời kì lịch sử.


Nhân vật chính của truyện - anh thanh niên - chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng
vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh mà tác giả tập trung thể hiện. Để
chuẩn bị cho sự xuất hiện của anh: hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế
gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất "thèm
người"... Cách giới thiệu ấy đã gây hứng thú và chuẩn bị tâm thế cho nhân vật


ông họa sĩ và cô kĩ sư trước cuộc gặp gỡ. Khi xe dừng, người thanh niên xuất
hiện với dáng vẻ nhanh nhẹn, tự nhiên và vóc dáng hơi nhỏ bé dường như
khơng có gì đặc biệt. Sức thu hút của anh ta chính là ở thái độ và những suy
nghĩ về cuộc sống và công việc của một người một mình giữa lặng lẽ của thiên
nhiên. Cái mà tác giả muốn làm nổi bật ở nhân vật này khơng phải là những
cơng việc khó khăn địi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, mà là một hoàn
cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: Một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh
năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây, mây núi. Cái khó khăn,
thách thức lớn nhất với anh chính là sự cơ độc. Cái gì đã giúp anh vượt qua
được hồn cảnh ấy?


Trước hết, đó là ý thức trách nhiệm và tình u đối với cơng việc. Cơng việc
của anh là "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào
việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Anh
hiểu rõ cơng việc thầm lặng của mình là cần thiết và có ích cho mọi người, nó
gắn liền anh với mọi người và cuộc sống chung với đất nước. Anh u cơng
việc của mình: "Cơng việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn
đến chết mất".


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

đơi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của
bao anh em đồng chí dưới kia". Cịn đây là về nỗi "thèm người" - như cách nói
của bác lái xe - anh nghĩ: "Cịn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh
ra là gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc?". Nhưng nỗi "nhớ người", với
anh, quyết không thể là nỗi nhớ "phồn hoa đơ thị".


Trong cuộc sống lẻ loi của mình, anh cịn tìm thấy một nguồn vui, đó là sách,
mà anh thấy lúc nào đọc cũng như có người bạn để trị chuyện. Chính vì tất cả
những điều trên mà cuộc sống của người thanh niên ấy giữa núi cao mây mù
không buồn tẻ. Anh tổ chức cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn
nắp và chủ động: trồng rau, trồng hoa, ni gà, đọc sách ngồi những giờ làm


việc và có mối giao lưu thân thiết với bác lái xe, những cuộc gặp gỡ với mọi
người. Ở người thanh niên ấy cịn có một nét rất đáng mến nữa là sự cởi mở,
thẳng thắn, chân thành với mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với
những người khác. Tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, nhiệt thành,
sự săn sóc chu đáo của anh với ông họa sĩ và cô gái mới lần đầu gặp gỡ đã nói
lên nét đáng mến ấy ở anh.


Trong truyện, ngoài nhân vật người thanh niên, các nhân vật phụ (bác lái xe,
ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường) không chỉ tham gia vào câu chuyện, làm
rõ nét hơn cho nhân vật chính mà cịn làm phong phú và sâu hơn cho chủ đề
của truyện. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhân vật ơng họa sĩ già. Tác giả đã
hầu như "nhập" vào cái nhìn và tâm trạng của nhân vật này để trần thuật, bao
gồm và quan sát, miêu tả và suy ngẫm, bình luận. Qua cái nhìn của ơng họa sĩ,
chân dung nhân vật chính như hiện ra rõ nét hơn, đẹp hơn và khơi gợi những
suy ngẫm về cuộc đời, con người và nghệ thuật.


Như vậy, qua cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật khác, hình ảnh người thanh
niên như được soi rọi dưới một ánh sáng trong trẻo và rực rỡ khiến nó như đẹp
hơn, ánh lên nhiều màu sắc hơn. Đó là cái thủ pháp mà người xưa gọi là "vẽ
mây để nảy trăng".


<b>Bài Mẫu Số 5: Hãy Phân Tích Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn</b>
<b>Thành Long</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nghỉ hè ở Sa Pa ông viết tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. Đây là một truyện ngắn hay
có phong cách nhẹ nhàng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người lao động
mới đang ngày đêm âm thầm cống hiến hết sức mình cho đất nước.


Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè
1970 của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa rừng xanh in năm 1972.



Truyện ca ngợi những con người sống đẹp. Trước hết đây là câu chuyện về anh
thanh niên sống một mình trên đỉnh núi cao “bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù
lạnh lẽo”, anh vẫn chủ động gắn mình với cuộc sống chung. Qua cơng việc đo
gió đo mưa, dự báo thời tiết hằng ngày, anh gắn bó với hàng chục triệu đồng
bào miền xuôi. Ở nơi anh làm việc quanh năm vắng hẳn bóng người. Cảm giác
cơ đơn, “thèm người” khiến anh có lần nghĩ kế lăn khúc cây chặn xe đị lại để
gặp người, nói chuyện vài câu cho đỡ nhớ. Một hành động buồn cười mà thật
cảm động và thật đáng u vì nó rất “người”.


Phẩm chất nổi bật của anh là tinh thần trách nhiệm, tự giác vượt khó khăn để
hồn thành nhiệm vụ. Mỗi lần có bốn lần đi “ốp”, anh khơng bỏ qua lần nào dù
ban ngày hay đêm, khi gió lớn hay lúc tuyết rơi. Anh cịn có trách nhiệm với
bản thân. Qua đó ta thấy ở anh một mẫu người lao động cần cù, chịu thương
chịu khó, tự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc phục vụ cho đời.
Qua cuộc tiếp xúc với ông họa sĩ và cô kĩ sư anh còn bộc lộ một tác phong bộc
trực vô tư hồn nhiên, khiêm tốn giới thiệu người khác mà anh cho là đáng vẽ
hơn. Anh tặng thuốc quý cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái và tặng cả một
làn trứng để đưa tiễn những người khách chỉ tình cờ gặp gỡ, yêu con người,
yêu cuộc sống gắn bó với cơng việc khơng những học hỏi quan sát qua sách vở,
đó là cách sống, là tác phong làm việc của cán bộ khoa học trẻ luôn có tinh
thần cầu tiến trong thời đại ngày nay. Giữa khung cảnh Sa Pa lặng lẽ, nhân
cách của anh cũng lặng lẽ tỏa sáng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

cứu về sét, suốt mười năm khơng một ngày xa cơ quan, để hồn thành tấm bản
đồ sét cho đất nước.


Sa Pa lạnh lẽo nhưng quan hệ giữa người với người thật đầm ấm, nồng hậu,
Bốn con người hoàn toàn khác nhau về quê hương tuổi tác, nghề nghiệp nhưng
rất dễ thông cảm với nhau, bởi họ đều là những con người trung thực, yêu đời


và biết yêu thương quan tâm đến người khác. Bác lái xe làm “môi giới” cho
cuộc gặp gỡ. Anh thanh niên “thèm người”, tặng củ Tam thất cho vợ bác lái xe
tặng hoa cho cô gái, tặng trứng cho mọi người. Ơng họa sĩ coi “cơ gái như con”
, vẽ anh thanh niên và muốn “đặt được chính tấm lịng nhà họa sĩ vào giữa bức
tranh đó:. Cơ kĩ sư “để quên” chiếc khăn tay làm kỉ niệm đẹp cho anh thanh
niên.. Cách biểu hiện của mỗi người khác nhau nhưng đều bộc lộ mối quan hệ
tốt đẹp, thấm đượm tình người. Vì vậy đọc truyện lịng ta như ấm lại với một
mối đồng cảm sâu sắc.


Tóm lại “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn hay, cho thấy mối quan hệ giữa
người với người, giữa người với công việc thật đẹp. Những vẻ đẹp của tâm
hồn, của tính cách nhân vật, của cảnh thiên nhiên được tái hiện trong tác phẩm
bằng một lối viết văn nhẹ nhàng mà lơi cuốn và có chiều sâu tư tưởng. Từ
những vẻ đẹp đó, độc giả sẽ tự soi vào mình để sống tốt hơn. Đó là ý nghĩa
giáo dục của tác phẩm.


<b>Bài Mẫu Số 6: Hãy Phân Tích Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn</b>
<b>Thành Long</b>


Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với
bạn độc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông là sự
chắt lọc hiện thực của cuộc sông sôi dộng đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ
trên đất nước thân yêu.


Suốt cuộc đời cầm bút, nhà văn đã sáng tác hơn chục tập truyện và kí, trong đó
có những truyện ngắn gây được ấn tượng lâu đài và sâu đậm. Lặng lè Sa Pa
được viết sau chuyên nhà văn đi thực tế ở Sa Pa, một vùng núi cao đẹp nổi
tiếng của Hoàng Liên Sơn. Truyện in trong tập Giữa trong xanh, xuất bản năm
1972.



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Tổ quốc. Bên cạnh đó, tác giả cũng kín đáo gửi gắm vào truyện lời khuyên mọi
người hãy thương yêu nhau hơn và sống tốt đẹp hơn.


Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Một họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã đi
thực tế vùng cao. Tình cờ, ơng ngồi cùng hàng ghế với cơ kĩ sư trẻ người Hà
Nội lên nhận công tác tại Lai Châu. Qua hai ngày, họ đã làm quen với nhau.
Khi đến Sa Pa, bác tài cho xe nghỉ để lấy nước, nhân tiện giới thiệu với hoạ sĩ
và cô gái nhân vật đặc biệt trên đoạn đường này, để họa sĩ vẽ chân dung.


Đó là anh thanh niên làm cơng tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên
Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Bốn người gặp nhau trong một thời gian ngắn
ngủi, giữa khung cảnh núi non hùng vĩ và tĩnh lặng của Sa Pa. Chỉ tiếp xúc
trong ba mươi phút nhưng bước đầu họ đã hiểu nhau và hai người khách đã
nhận biết được từ anh thanh niên bao điều bổ ích.


Qua các trang viết của Nguyễn Thành Long, tính cách của từng nhân vật đã
được thế hiện rõ nét và khắc sâu trong tâm trí người đọc.


Nhân vật chính là anh thanh niên trơng coi trạm khí tượng được giới thiệu qua
lời kể của bác lái xe. Bác lái xe gọi anh là người cơ độc nhất thế gian vì anh
sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cỏ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Bạn bè
của anh toàn là những vật vơ tri: máy đo gió, đo nắng, đo mây, đo nhiệt độ…
Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người
thanh niên ấy vần yêu đời, vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Anh biết làm chủ, biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh
nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng, anh xuống đường, tìm gặp bác lái
xe cùng hành khách để trò chuyện và giúp đỡ họ cho nguôi bớt nỗi cô đơn.
Thái độ nồng nhiệt, hiếu khách của anh đã gây được thiện cảm đối với mọi
người ngay từ lúc đầu. Anh biếu bác lái xe gói củ tam thất để mang về cho
người vợ mới ốm dậy. Anh mừng rỡ đón quyển sách bác mua hộ. Niềm vui


được gặp gờ dào dạt trong lòng anh, bộc lộ qua nét mặt và từng cử chỉ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Người thanh niên ấy không những đáng u ở cách sống mà cịn đáng u vì
những điều anh suy nghĩ và cảm nhận. Ban đầu, lúc mới lên nhận việc, sống
một mình tít trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen,
thèm người quá, anh đã nghĩ ra kế lăn khúc cây ra chặn đường xe đi để được
gặp người, được nói chuyện trong giây lát.


Nhưng đến bây giờ, khi bày tỏ quan niệm thế nào là người cô độc, anh lập luận
thật sắc sảo. Anh nói với họa sĩ: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi
là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em,
đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu
buồn đến chết mất. Anh tâm sự với cơ kĩ sư trẻ: Lúc nào tơi cũng có người trị
chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà.


Anh giải thích về nỗi nhớ người của mình bằng những lời nói mộc mạc, chân
thành: Cịn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở
đâu, mình vì ai mà làm việc?… Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đấy dừng lại
một lát. Không phải giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng
dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ
phồn hoa đồ thị thì xồng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao
lần dừng, bóp cịi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định khơng xuống. Ấy thế là
một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác chẳng
“thèm” người là gì.


Thực ra, anh thanh niên không phải là loại người đặc biệt, không biết nhớ
người, nhớ nhà, mà là anh cố nén nỗi nhớ da diết ấy để hồn thành nhiệm vụ,
đóng góp một phần sức lực nhỏ bé với quê hương, đất nước và để xứng đáng
với người cha đang đối đầu với giặc Mĩ xâm lược trong chiến trường miền
Nam.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Anh kể về lần nhờ phát hiện ra một đám mây khơ mà anh đã góp phần cùng
khơng quân ta hạ được máy bay phản lực của Mĩ. Anh sung sướng nói với ơng
hoạ sĩ rằng: Từ hơm ấy cháu sống thật hạnh phúc.


Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy cũng rất khiêm tốn. Anh ngượng
ngùng khi thấy ông hoạ sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay.
Anh giới thiệu cho ơng những người đáng để vẽ hơn mình: Ơng kĩ sư ở vườn
rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn vất vả để tao ra những củ su hào to hơn,
ngon hơn cho nhân dân toàn miền Bắc. Anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm
suốt mười một năm chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập một bản đồ sét: Nửa
đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí chống chồng chạy ra.
Như thế mười một năm… Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm
nơng, của chìm sâu trong lịng đất đều có thể biết, quý giá lắm.


Sở dĩ anh có cách suy nghĩ và hành động như thế là vì anh yêu mùa, tự hào về
mảnh đất quê hương: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ
của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi, có
những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.


Yêu con người, yêu cuộc sống, quê hương, đam mê công việc… tình cảm ấy đã
trở thành sức mạnh, thành điểm tựa để anh thanh niên trơng coi trạm khí tượng
hăng say làm việc và học tập.


Tuy là nhân vật phụ nhưng bác lái xe, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ cũng được tác
giả gửi gắm nhiều ý tưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Bác lái xe là hình ảnh của một người lao động bình thường nhưng tấm lịng của
bác thật là đáng quý: chan chứa tình yêu thương con người và có tinh thần trách
nhiệm cao.



Hoạ sĩ già là nhân vật phụ của câu chuyện nhưng nếu chúng ta đọc kĩ tác phẩm
thì sẽ nhận thấy nhân vật này chính là hoá thân của nhà văn. Hoạ sĩ vừa là nhân
vật tham gia câu chuyện, vừa là người thay mặt tác giả gửi đến bạn đọc những
điều tâm đắc về con người và cuộc sông.


Cũng như các nhân vật khác trong truyện, ông là một hoạ sĩ vô danh. Nhà văn
không giới thiệu tên tuổi, chỉ nhắc sơ qua là hoạ sĩ suốt đời theo đuổi nghệ
thuật hội hoạ. Trước lúc về hưu, ơng cịn xin đi thực tế một lần cuối ở Tây Bắc
để vẽ, với ước mơ phải vẽ được cái gì suốt đời mình thích.


Hoạ sĩ già có một khả năng cảm nhận nhạy bén và tinh tế. Trong những giây
phút trái tim xao động, ơng có thể nhận biết được những âm thanh rất nhỏ của
cuộc đời để rồi âm thanh ấy vang vọng mãi trong tâm hồn ơng.


Tình cờ, ơng ngồi chung xe với cơ kĩ sư trẻ người Hà Nội lên Lai Châu công
tác. Hai ngày ngồi gần và trị chuyện với cơ gái, ông hiếu được nỗi băn khoăn,
trăn trở của cô trước lúc lên đường. Cơ cũng đã có lần u nhưng rồi thơi ngay
khi biết mình lầm. Hoạ sĩ an ủi cơ bằng những lời chân tình: Đối với một người
khát khao trời rộng, sự dứt bỏ tình yêu nhiều khi Lại nhẹ lịng. Lời nói đó làm
cho cơ gái xúc động. Từ phút đó trở đi, hai người hiểu nhau thêm.


Những lời giới thiệu về chàng trai khí tượng của bác lái xe làm cho hoạ sĩ có
cảm tình với anh. Lúc gặp mặt, hoạ sĩ già xức động mạnh khi nhìn thấy người
con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ
xe đỗ.


Ơng cùng cơ kĩ sư lên thăm nơi anh ở và làm việc. Câu chuyện anh kể làm ông
xúc động thực sự. Ông cảm thấy đã bắt gặp một điều thực ra ông vẫn ao ước
được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định cho tăm hồn, khơi gợi một ý sáng tác,


một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài. Trước chàng trai trẻ tuổi đáng u,
ơng đã tìm được đề tài và cảm hứng nghệ thuật thúc giục ông phải sáng tạo,
phải vẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

trai ấy trên trang giấy, nhưng ông lại cảm thấy trong lồng ngực ơng dường như
có một quả tim nữa, hay chính là quả tim cũ được “để cao” lên, do đó mà ồng
khao khát, mà ơng u thích cuộc sống.


Dường như câu chuyện của người thanh niên đã bắt ông suy nghĩ về những cái
đã làm và chưa làm được, cái ông dám nghĩ và không dám làm. Ông cho rằng:
Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao
điều, suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được
đúng. Ví dụ quan niệm về cái đất Sa Pa mà ông quyết định sẽ chỉ đến để nghỉ
ngơi trong giai đoạn cuối đời, mà ông yêu nhưng vẫn cịn tránh. Đó cũng chính
là niềm vui, niềm hạnh phúc mà hoạ sĩ già cảm nhân được từ người thanh niên
đầy nhiệt huyết.


Cô kĩ sư trẻ từ Hà Nội lên tận Lai Châu, miền núi cao Tây Bắc của Tổ quốc để
nhận công tác. Lần đầu tiên ra khỏi Hà Nội, qua cuộc đời học trò chật hẹp,
bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cũng làm cô háo hức. Cô bước
vào đời với thái độ thanh thản, tuy trong trái tim cịn vương vấn mối tình đầu
dang dở, ông hoạ sĩ và cô gái cùng lên thăm chỗ làm việc của chàng trai. Một
thoáng gặp nhau, chàng trai rất tự nhiên tặng hoa và cô gái cũng rất tự nhiên
nhận hoa. Từ lúc lên xe, ngồi cùng ơng họa sĩ, được ơng tận tình giúp đỡ, cho
đến khi gặp gỡ và nghe những điều chàng trai nói, cơ hiểu thêm về cuộc sống
âm thầm nhưng tuyệt đẹp của người thanh niên, của những con người như anh
qua lời anh kể. Cô suy nghĩ về con đường cô đang đi tới, về công việc mà cô
lựa chọn. Những điều đó làm cho cơ bâng khng, xúc động.


Qua hai nhân vật ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ, tác giả muốn nói với bạn đọc


rằng tuy thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng họ đều ý thức được vị trí, trách
nhiệm của mình trong cơng cuộc xây dựng đất nước. Họ là những con người
nhạy cảm trước cái đúng, cái sai, luôn hướng thiện, mong muôn làm được
những điều tốt đẹp cho cuộc đời.


Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Sa Pa được tái hiện qua;truyện bằng ngơn
ngữ nghệ thuật tạo hình, giàu chất thơ và qua sự rung cảm tinh tế của một tâm
hồn nghệ sĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bàng bạc dưới cái nhìn bao che của
những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của
rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trẽn các vòm lá ướt sương,
rơi xuống, đường cái, luôn cả vào gầm xe.


Cảnh chia tay giữa chàng trai và cô gái trên đỉnh núi vào buổi chiều thật đẹp:
Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một
bó đuốc lớn. Nắng chiều Làm cho bó hoa thèm rực rở và làm cho cơ gái thấy
mình rực rỡ theo.


Dường như trong mỗi bức tranh tả cảnh, tả người, nhà văn đều gửi gắm tình
cảm yêu mến của mình vào đó. Qua Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long khơng
những lơi cuốn người đọc bằng tình tiết, sự kiện, bằng phẩm chất của từng
nhân vật mà còn làm cho cảm xúc thẩm mĩ của người đọc dược mở rộng, nâng
cao. Những bức tranh phong cảnh được vẽ bằng ngôn ngữ văn học trong sáng
thể hiện sự rung cảm tinh nhạy và tài năng của nhà văn.


Cái hay của truyện Lặng lẽ Sa Pa không phải ở cốt truyện li kì, hấp dẫn, khơng
phải ở những nhân vật phi thường mà nó ấn chứa trong ngơn ngữ tự nhiên, sinh
động, trong những hình ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên và con người, tác động
mạnh đến cảm xúc người đọc. Thơng qua tác phẩm, nhà văn muốn nói với


chúng ta: Hãy yêu thương con người và hặy sống tốt đẹp hơn!


<b>Bài Mẫu Số 7: Hãy Phân Tích Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn</b>
<b>Thành Long</b>


Thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa gấp lại để lại vấn vương cho mỗi người đọc. Đặc
biệt nhân vật anh thanh niên đã có sức hấp dẫn, lay động tâm hồn mỗi người.
Ngợi ca con người anh chính là cách chúng ta ngợi ca lao động và không quên
đánh giá lại bản thân.


Trong cuộc sống lao động mới, con người là nịng cốt cơ bản để có sự tạo dựng
vững chắc. Những phẩm chất tốt đẹp sẽ khẳng định vai trò làm chủ cuộc sống
mới. Nhân vật anh thanh niên trong thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa là một người
như thế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

trữ tình hơn là tự sự. Sự xuất hiện của anh thanh niên, tuy là nhân vật chính với
nhiều biểu hiện tốt đẹp nhưng đến rất bất ngờ, gián tiếp qua lời kể của bác lái
xe. Và cũng như khi đến, anh lại lặng lẽ khuất lấp vào mây mù trong cái tĩnh
lặng muôn thuở của Sa Pa. Hình ảnh anh thanh niên với nhiều phẩm chất như
khiêm tốn, yêu lao động, tận tâm với công việc… tất cả thể hiện trên một bức
họa lớn nhưng đến ông họa sĩ cũng phải thốt lên: ông biết rõ sự bất lực của
nghệ thuật. Con người bé nhỏ nhưng những nét đáng quý khiến anh trở nên lớn
lao đến như thế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

cao thì anh khơng thể làm di làm lại công việc buồn chán này đặc biệt giờ ốp
lúc một giờ sang: gió tuyết và Lặng im… chỉ trực đợi mình ra lủ ào ào xơ tới.
Ngay cả thời tiết khắc nghiệt cũng không khuất phục được con người yêu lao
động và sống rất có trách nhiệm đối với lao động. Chẳng ai kiểm tra thường
xuyên nhưng không vì thế mà anh lơ là, làm việc cho xong, cho nhanh. Cơng
việc ln được hồn thành chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận với tinh thần trách nhiệm


nghiêm túc tự giác cao. Anh thanh niên không chỉ đẹp trong lao dộng mà anh
còn đẹp trong lối sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

những khơng để ơng họa sĩ vẽ mình, anh cịn giới thiệu cho ơng: ơng kĩ sư
vườn rau và đồng chí nghiên cứu khoa học – họ cũng cống hiến quên mình cho
Tổ Quốc, cho xã hội, cho cuộc sóng mới. Anh có suy nghĩ thật đúng đắn khi
thấy cuộc đời đẹp quá bởi có những người đang ngày đêm hết lòng hết sức lao
động bằng trách nhiệm và tinh thần cao. Một diều khiến ơng họa sĩ và ngay
chính người đọc cũng ngỡ ngàng vì sự sắp xếp cuộc sống hết sức khoa học và
ngăn nắp của anh thanh niên. Hoa Dơn, hoa Thược Dược, vàng, tím, đỏ, hồng
phấn, tổ ong… – đó là vườn của do bàn tay của chàng trai trẻ tuổi này tạo dựng
nên. Cuộc sống một mình mà mn màu mn vẻ rực rỡ sắc hoa. Phải là con
người có nghị lực sống phi thường thì mới có thể có đời sống tinh thần phong
phú đến như thế. Và ngay cả khi công việc trên trạm khí tượng này của anh đã
có thể coi là n ổn thì ngày ngày anh vẫn nhờ bác lái xe mua sách dưới xuôi
gửi lên, anh vẫn không ngừng trau dồi thêm vốn kiến thức để rồi anh lại có thể
tìm ra một cái gì đó mà cống hiến hơn nữa cho một đất nước thời kì đổi mới
này.


Những con người như anh thanh niên đang ngày ngày làm giàu có thêm cho đất
nước Việt Nam. Anh là lớp người trẻ tuổi tiếp bước lòng nhiệt huyết lao động
của lớp người đi trước như bác lái xe, ông họa sĩ… Anh thanh niên và chính vẻ
đẹp tâm hồn của anh đã tác động mạnh mẽ tới ông họa sĩ và đặc biệt cô kĩ sư
dưới xuôi lên Sa Pa nhận công tác. Và không chỉ các nhân vật trong truyện
ngắn này mà ngay chính người đọc chúng ta cùng cần suy nghĩ nhiều hơn nữa
về công việc lao động hiện tại của bản thân và sẽ cần phải cố gắng nhiều hơn
nữa theo hướng tích cực để xã hội sẽ tốt đẹp hơn, phát triển hơn bởi có những
con người với nhiều phẩm chất cao quý như anh thanh niên.


Thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa gấp lại để lại vấn vương cho mỗi người đọc. Đặc


biệt nhân vật anh thanh niên đã có sức hấp dẫn, lay động tâm hồn mỗi người.
Ngợi ca con người anh chính là cách chúng ta ngợi ca lao động và không quên
đánh giá lại bản thân.


<b>Bài Mẫu Số 8: Hãy Phân Tích Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn</b>
<b>Thành Long</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

“Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác năm
1970. Truyện ra đời trong hồn cảnh miền Bắc đang đẩy mạnh cơng cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Ra đời
trong giai đoạn ấy, truyện mang dấu ấn của một thời điểm lịch sử mà mọi
người dân đều có ý thức sống cho cái chung và dường như qn đi chính bản
thân mình. Người thanh niên làm khí tượng trong truyện là một điển hình cho
thế hệ thanh niên chỉ biết xả thân mình cho đất nước. Đọc “Lặng lẽ Sa Pa”,
chúng ta chợt thấy mình như lắng lại trong chiều sâu xúc cảm.


Truyện bắt đầu thật tự nhiên theo vòng quay của bánh chiếc xe chở khách lên
Tây Bắc và lời kể của người lái xe. Hình ảnh người thanh niên chạy xuống đón
xe khi xe ngừng đă ngay lập tức làm người đọc phải chú ý: “người con trai tầm
vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ”. Phải, chính người con trai ấy là nhân vật chính
trong truyện, là người làm nên những điều bất ngờ không những chỉ cho người
hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ mà còn cho cả người đọc.


Giá trị của “Lặng lẽ Sa Pa” là ở chỗ tác phẩm đã khắc hoạ được chân dung của
những con người trẻ tuổi dám nghĩ, dám làm, dám sống đầy bản lĩnh và nghị
lực, sống tốt cho mình và cho mọi người.


Nhân vật đầu tiên phải nhắc đến là anh thanh niên hai mươi bảy tuổi đời, sống
và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét. Anh đã
sống thật đặc biệt và nghĩ suy thật đặc biệt ở cái độ tuổi tưởng chừng chưa


“chín” ấy. Sống một mình trên đỉnh núi mây mờ quanh năm bao phủ, mọi
người phong cho anh biệt hiệu “người cô độc nhất thế gian”, nhưng anh vẫn
vui vẻ và yêu đời, sống tốt. Nhìn vườn hoa quanh nhà anh với đủ các loại hoa
rực rỡ, nhìn căn phịng ngăn nắp, sạch sẽ của anh, người ta buộc phải hiểu đây
là một con người nghiêm túc, có chiều sâu. Càng phải hiểu điều đó hơn nữa khi
nghe những lời anh tâm sự. Anh cũng là người, cũng biết buồn, biết sợ. Lúc
mới lên làm việc, anh buồn đến nỗi khiêng cây chắn ngang đường để chặn xe
lại, để gặp mọi người,vì anh “thèm người lắm”. Ôi, cái cảm giác “thèm người”
ấy mới chân thật làm sao! Quả thực làm sao mà sông nơi khi quanh ta khơng có
ai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Chính cách sống và nghĩ suy của anh đã làm cho người hoạ sĩ già và cô gái trẻ
phải suy ngẫm. Người hoạ sĩ già đang cảm thấy mình như trẻ lại với ước ao
làm được thật nhiều việc có ý nghĩa. Cịn cơ gái, “trong cơ dâng lên cảm giác
hàm ơn”, có lẽ, chính anh đã thắp sáng lên trong cơ bao hoài bão, bao ước
nguyện thánh thiện được dâng hiến sức lực của mình cho cuộc đời.


Nhân vật thứ hai trong truyện có lẽ nên nói về cơ gái này. Cô vừa ra trường,
nhận công tác tại CTy Nông nghiệp Lai Châu. Chính tác giả đã khẳng định về
cơ: “Cơ là thanh niên thề ra trường có thể đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì,
nhận bất kì lương hướng, tiếp đón thế nào, cơ thấy lịng cơ cũng nhẹ nhàng”.
Như vậy, chính cơ gái cũng là một mẫu người dám xông pha, dám sống cao
hơn cuộc sống chật hẹp của đời thường. Lần đầu xa Hà Nội, cô thấy mình háo
hức, đầy những xúc cảm kì lạ. Cơ bấy giờ chính là anh của những năm tháng
trước, ở cơ, người đọc có quyền tin tưởng rồi đây, tại một nơi nào đấy, cơ cũng
sẽ vui vẻ hồn thành mọi công việc được giao, ở buổi ban đầu bước vào đời, cô
gặp anh để một lần nữa thấy được hướng đi đúng cho mình và bước đi mạnh
mẽ, can đảm hơn.


Như vậy, hai người trẻ tuổi ấy đã gặp nhau trong niềm say mê chung đối với


công việc, trong ý thức chung về sự cống hiến cho đất nước. Niềm mê say tràn
đầy nhựa sống ấy của họ làm bừng lên sức trẻ cho tác phẩm. Và chính người
họa sĩ ở vào tuổi đã chuẩn bị về hưu lại muốn mình được tiếp tục sống và làm
việc cho đời. Ông dự định đi “thực tế” chuyến cuối cùng rồi về cùng anh em
liên hoan tiễn biệt. Nhưng đến đây, ơng bỗng cảm nhận mình cịn phải sống và
hiến dâng. Ông quyết sẽ trở lại, để “biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von
trên cao nó thế nào”.


Ra đời năm 1970, trong khơng khí hai miền đang hăng say xây dựng và chiến
đấu, “Lặng lẽ Sa Pa” đã từ trong lặng lẽ mà tạo nên những âm vang rất riêng,
góp phần giúp cho mọi người nhìn nhận người mà sống tốt hơn, dâng hiến
nhiều hơn. Hình ảnh chàng trai và cô gái với những suy nghĩ và việc làm của
họ nghe cứ như một huyền thoại khiến cho lớp trẻ ngày nay chợt giật mình để
nghĩ suy về mình nhiều hơn. Liệu chúng ta có dám tự nguyện sống và hành
động, suy nghĩ như họ khơng? Đó là câu hỏi mà chúng ta, những học sinh cần
phải biết trả lời cho một ngày không xa của tương lai mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

với tình, tác giả Nguyễn Thành Long đã khéo léo đưa người đọc đến với đỉnh
cao Yên Sơn ngập tràn mây và gió, để tiếp xúc và hiểu được những con người
thật sự lí tưởng, để yêu thêm cuộc sống, yêu thêm công việc.


“Lặng lẽ” mà lại không lặng lẽ, tác phẩm Nguyễn Thành Long đã để lại tiếng
vang cho hơm nay. Hy vọng, đó sẽ là những vang vọng trong tâm hồn của
nhiều thế hệ thanh niên mai sau.


Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật ơng hoạ sĩ
già ít được bạn đọc chú ý tới. Có phải vì đó chỉ là một nhân vật phụ? Song, nếu
biết lắng lại trong cảm xúc, tìm tới những mạch sau ý nghĩa của ngôn từ, cội
nguồn cảm hứng của nhà văn, chúng ta sẽ thấy ơng họa sĩ khơng là người phụ.
Ơng vừa là nhân vật tham gia câu chuyện, đẩy các sự việc, tình tiết tiến tới, vừa


là người kể chuyện. Dường như chính tác giả Nguyễn Thành Long hố thân
vào người nghệ sĩ cao tuổi, giàu kinh nghiệm, say mê sự nghiệp sáng tạo ấy để
gửi tới bạn đọc những điều tâm đắc nhất về cuộc sống, về con người. Một trong
những điều tâm đắc nhất phải chăng đã được biểu hiện trong giây phút xáo
động tâm hồn của nhà hoạ sĩ. Khi trò chuyện với anh thanh niên làm việc tại
trạm khí tượng, ơng dã nghĩ: “Những điều suy nghĩ đứng đắn bao giờ cũng có
những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác…”. Vậy,
những vang âm nào đã ngân lên từ tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

âm từ một cách sống? Đối với ông hoạ sĩ, anh thanh niên không chỉ đáng u
vì cách sống mà cịn vì những điều anh suy nghĩ. Đó cũng là những âm vang
vừa có chiều sâu vừa có sức khơi gợi. Thứ nhất, về quan niệm “người cơ độc”,
anh nói với bác hoạ sĩ: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi… huống chi
việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”. Thứ hai, về
nỗi “nhớ người”, anh cho rằng: “người thì ai mà chả “thèm”… Mình sinh ra
làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Thứ ba, về vị trí cuộc sống,
về ấn tượng mà mỗi con người tạo ra trong đời, anh ln ln cảm thấy mình
nhỏ bé, bình thường so với nhiều người khác. So độ cao nơi ở, anh khơng bằng
người bạn “trên trạm đỉnh Phăng-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai
mét”. Tìm một chân dung cho tác phẩm hội hoạ, anh giới thiệu ông kĩ sư vườn
rau, ngày này sang ngày khác rình xem cách ong thụ phấn cho su hào để nâng
cao năng suất trồng rau; rồi một người làm công tác nghiên cứu khoa học,
mười năm không một ngày xa cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng đợi sét để lập
bản đồ sét, tìm cho ra của chìm dưới lịng đất của Tổ quốc. Thứ tư, về vùng đất
anh đang sống và làm việc mà anh thấu hiểu hơn ai hết: “Trong cái lặng im của
Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã
nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy
cho đất nước”. Thế đấy, mỗi suy nghĩ của con người trẻ tuổi ấy đều thấm đẫm
tình yêu con người, yêu cuộc sống, yêu mến và tự hào về mảnh đất mình đang
sống. Chính những suy nghĩ và tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thành điểm


tựa để anh làm việc, học tập, vươn lên những đỉnh cao trong cuộc sống. Anh
biết sống cho một sự nghiệp lớn lao là công cuộc xây dựng đất nước, cũng biết
sống cho riêng mình và chia sẻ với mọi người. Vì thế, gặp gỡ, trị chuyện với
anh, ông hoạ sĩ cảm thấy “nhọc quá”,cô kĩ sư nông nghiệp dạt lên trong lòng
“một ấn tượng hàm ơn”…


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

hồn? Từ lúc bắt đầu lên xe, rồi được gần ơng hoạ sĩ, được ơng giúp đỡ, chăm
sóc như với con gái, đến khi thăm vườn hoa, căn nhà và trị chuyện với anh khí
tượng, cơ gái hiểu ra bao nhiêu điều về cuộc sống. Cô hiểu anh thanh niên, hiểu
cái thế giới những con người mà anh kể, và quan trọng, thiêng liêng sâu sắc
nhất là “cô hiểu con đường cơ đang đi tới”. Cơ gái bàng hồng, xúc động như
giây phút tuổi trẻ đón nhận một tình u, tình u đích thực, chứ khơng phải
mối tình nhạt nhẽo, sai lầm vừa qua. Cô yên tâm và tin tưởng ở con đường
mình đang đi tới, ở cơng việc mình đã lựa chọn. Do đó, khi ơm bó hoa anh
thanh niên tặng, cô gái hồi hộp và sung sướng vì nhận được một kỉ niệm đẹp
của một tấm lịng, cũng “vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo
hức và mộng mơ” đang bừng nở với muôn vàn hương sắc trong tâm hồn cô. Cô
kĩ sư nông nghiệp đã “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Tuy là hai nhân
vật phụ, cô kĩ sư cũng như ông hoạ sĩ vẫn được nhà văn trân trọng gửi gắm
nhiều ý tưởng. Hình ảnh cuối cùng của họ – “Ơng xách cái làn trứng, cơ ơm bó
hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như
một bó đuốc lớn. Nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ” – hệt như một
bức tranh óng ánh sắc màu. Có thể nói, cuộc gặp gỡ của ba nhân vật giữa mịt
mờ sương tuyết mà vẫn nồng ấm tình người, y như một mối duyên kì ngộ. Chỉ
tiếp xúc trong ba mươi phút, họ đủ hiểu nhau, tỏa sáng cho nhau, khơi gợi
trong nhau biết bao điều bổ ích. Điều bổ ích lớn lao nhất cho cả ba con người
thuộc hai thế hệ khác nhau là sự ý thức về vị trí, trách nhiệm mỗi con người
trong công cuộc dựng xây đất nước. Dù họ chia tay nhau, điều bổ ích ấy vẫn
vang trong họ và từ họ, vang âm sang người đọc chúng ta.



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng, Mây bị nắng
xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vịm lá ướt sương rơi”. Ơi, phong cảnh
đẹp biết nhường nào! Cịn con người thì, như ta đã thấy, mỗi chân dung, mỗi
lời nói, ý nghĩa, hành động đều như ngân lên những vang âm ngọt ngào, êm ái.
Mỗi chữ, mỗi câu trong tác phẩm có hình khối, đường nét, màu sắc… đậm đà
chất hội hoạ. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái, mang
âm hưởng của một bài thơ…


“Lặng lẽ Sa Pa” – mới đọc tên, ngỡ tác phẩm nói về một điều gì… im ắng, hắt
hiu, giá lạnh. Vậy mà, thật kì diệu, trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang ngân
lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan tỏa
hơi ấm tình người và sự sống, sự sơng những rừng cây, những đóa hoa, những
tấm lịng nhân hậu. Chính những vang âm, sắc màu và hơi ấm của một vùng
lặng lẽ ấy đã khơi gợi trong biết bao lớp người đọc tác phẩm này tình yêu Tổ
quốc, tình yêu con người, những con người đã một thời biết sống đẹp, suy nghĩ
đẹp, để từ đó mà hướng tới, tìm cho mình một vẻ đẹp riêng trong sự sống, cách
sống mỗi con người.


<b>Bài Mẫu Số 9: Hãy Phân Tích Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn</b>
<b>Thành Long</b>


Về nhà văn Nguyễn Thành Long, Tơ Hồi nhận xét: đó là một “cây truyện
ngắn”, vẻ đẹp thế giới nghệ thuật Nguyễn Thành Long không nằm ở những
phát hiện sắc sảo, táo bạo mà ở việc tạo dựng một chất thơ trong trẻo, nhẹ
nhàng. Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970 sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của
nhà văn, có thể coi là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành
Long.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

lấy vai ơng “nửa vì tị mị, nửa vì để tự vệ chống lại một cái gì đó”. Khơng tị
mị, khơng xúc động sao được khi có người “một mình trên đỉnh núi”, bốn bề


chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, cô độc, “thèm người” đến nỗi từng hạ cây chắn
đường ô tô để được… nghe thấy tiếng người. Gặp bác lái xe (giờ đã là người
quen) anh thanh niên hết sức chu đáo gửi tam thất cho vợ bác vì “bác gái vừa
ốm dậy”. Chi tiết này cho thấy, dẫu phải sống một mình, anh thanh niên vẫn
dành sự quan tâm của mình cho người khác. Nhận được sách anh “mừng
quýnh” vì sách chính là người “trị chuyện” với anh, nhờ có sách mà anh chống
chọi được với sự vắng lặng gần như tuyệt đối ở xung quanh, nhờ có sách mà
anh tiếp tục học hành mở mang kiến thức.


Khi được nghe bác lái xe kể, họa sĩ đã bất ngờ. Đến khi được lên thăm nơi ở,
nơi làm việc của anh thanh niên, họa sĩ lại càng bất ngờ. Ông cứ nghĩ, việc anh
thanh niên về nhà trước là để “chuẩn bị”. Ai dè, anh hái hoa để tặng khách.
Ngôi nhà của anh thật đơn sơ, nhưng hoa thì đủ loại: “hoa đơn, hoa thược dược
vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong”… vườn hoa cùng với sắc màu của nó nói với
ta về tâm hồn anh, về cách sống của anh. Trên đỉnh núi lạnh lẽo, khơng một
bóng người, người ta có thể cho phép mình một chút cẩu thả, một chút chán
buồn lắm chứ? Và nếu thế, ai nỡ trách, người ta có thể thơng cảm mà bỏ qua.
Người thanh niên khơng như vậy, mà trái lại, trong lịng anh ln sáng lên một
niềm tin u đời. Chính ở trong ngơi nhà ấy, họa sĩ mải mê nghe người cán bộ
khí tượng tự kể về mình, và ơng khơng lường được rằng, tại đây ông “đã bắt
gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết” và chỉ cần điều đó thơi đã “đủ
là giá trị một chuyến đi dài”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Cũng như anh thanh niên, họ sẵn sàng hi sinh quyền lợi riêng vì cơng việc.
Trong họ, ln ln cháy lên ngọn lửa lí tưởng cao đẹp “mình sinh ra làm gì,
mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”.


Có thể nói, nhà văn đã hóa thân vào nhân vật họa sĩ để ngẫm về đất Sa Pa,
người Sa Pa: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa
Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những


con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.” Những con người ấy, giờ
đang đối diện với ông, bằng xương bằng thịt – anh thanh niên khí tượng kiêm
vật lý địa cầu hai mươi bảy tuổi. Chính anh đã giúp ơng thêm u cuộc sống.
Giờ đây, lồng ngực ơng như có thêm một trái tim nữa, hay trong ông quả tim
cũ đã được “đề cao” lên? Ông thấy anh thanh niên, mặc dù “đáng u thật”,
nhưng khiến ơng “khó nhọc q”?


Người họa sĩ thấy khó nhọc bởi biết làm sao để bức họa của ông có thể nói
được nhiều nhất, diễn tả một cách có thần nhất những điều kì diệu mà ơng đã
từng chứng kiến. Về một phương diện nào đó, chuyến đi đã thành cơng ngồi
dự kiến của họa sĩ, và cái nhọc kia cũng là một niềm hạnh phúc đấy thơi.


Cịn cơ gái? Những gì cơ đã nghe, đã thấy đã làm cho cơ thêm tin vêu cuộc đời.
Bó hoa mà cơ đón nhận từ chàng trai làm cho cơ cảm động bởi hơi ấm tình
người. Đến với cơ, hóa ra khơng chỉ âm vang của một vùng đất mà cịn có
hương vị của vùng đất ấy. Trên “con đường cơ đang đi tới” cái hương sắc của
những bông hoa kia sẽ giúp cho cơ vượt bao khó khăn. Phút chia tay, cô gái
“cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ khơng phải là cái bắt
tay”. Có lẽ, cô muốn gửi lại cho người con trai một kỉ niệm, và trong cái liếc
mắt rất nhanh nhìn bác già, lòng hồi hộp nhưng vẫn im lặng kia biết đâu sẽ…
phía sau cái lặng im, lặng lẽ kia, những âm thanh sống động của cuộc đời vẫn
ngân lên những giai điệu riêng của nó. Đó là giai điệu của niềm tin, của sự mê
say đến quên mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Được biết, trước khi Lặng lẽ Sa Pa được in trên tạp chí Tác phẩm Mới, Nguyễn
Thành Long rất cơng phu rút gọn, ông chỉ giữ lại những chi tiết gây ấn tượng
nhất với người đọc. Quả thật, cũng giống như họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp,
người đọc cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì vẻ đẹp của đất Sa Pa,
người Sa Pa. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua một lời văn trau chuốt, mượt mà và
đầy chất thơ. Ngay cả nhan đề tác phẩm cũng là một nhan đề rất thơ mộng.


Chỉ cần non tay một chút thôi, dài lời một chút thơi, thật khó mà có Lặng lẽ Sa
Pa, bởi câu chuyện chỉ viết về những người bình thường trong một nhịp sống
bình thường. Thế nhưng, nhà văn đã phát hiện ra phía sau cái lặng lẽ kia là
những âm vang và sắc hương của cuộc sống. Có lẽ, nhân vật chính cịn có
nhược điểm là nói hơi nhiều (lẽ ra chỉ suy nghĩ) song câu chuyện về anh vẫn
cuốn hút người đọc bởi sự chân thực của cảm xúc, sự trong sáng của ngơn từ.
Viết về một thời kì lịch sử, khi phong trào “Ba sẵn sàng”, “Đâu cần thanh niên
có, đâu khó có thanh niên”, đang triển khai, Lặng lẽ Sa Pa thêm một tiếng nói
để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách khá thành công tinh thần của thời kì
lịch sử ấy.


</div>

<!--links-->

×