Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN V

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.8 KB, 17 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN V.
1- Tài sản cố định hữu hình, vai trò vị trí TSCĐ hữu hình trong sản xuất
kinh doanh.
1.1 Khái niệm tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh
nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất,kinh doanh phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.Theo quy định của bộ tài chính hiện nay, để
được coi là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi
nhận sau:
1.Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó;
2.Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
3.Có thời gian sử dụng trên 1 năm;
4.Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo hiện hành:
-Giá trị từ 10.000.000 vnđ trở lên;
1.2 Vai trò vị trí TSCĐ hữu hình trong sản xuất kinh doanh.
TSCĐ có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
TSCĐ là bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động (như máy móc
thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, vật kiến trúc…).
Đó cũng là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động
vào đối tượng lao động và biến đổi nó theo mục đích của con người.
Vốn cố định của các doanh nghiệp sản xuất là tương đối lớn, vì vậy TSCĐ
có vai trò rất lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vị trí của TSCĐ:
Trong một doanh nghiệp sản xuất thì quy trình sản xuất của TSCĐ có vị trí
nhất định trong doanh nghiệp. Vì dùng máy móc thiết bị càng hiện đại và thay
thế cho sản xuất thủ công sẽ làm cho năng suất tăng, chất lượng tăng, giảm
được chi phí giá thành dẫn tới hiệu quả kinh tế cao và đạt được mục đích mà bất
cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại cũng phải cần đó là lợi nhuận.
2- Phân loại TSCĐ hữu hình:


Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp theo
những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác quản lý và hạnh toán
TSCĐ. Có rất nhiều cách phân loại TSCĐ khác nhau.
2.1. Phân loại TSCĐ hữu hình theo hình thức biểu hiện kết hợp với đặc
trưng kỹ thuật và kết cấu TSCĐ.
- TSCĐ hữu hình: Bao gồm toàn bộ những tư liệu lao động có hình thái
vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ nhà
nước quy định.
-TSCĐ hữu hình phân loại theo kết cấu bao gồm:
+Nhà cửa,vật kiến trúc:Gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở,
nhà kho, cửa hàng, chuồng trại, sân phơi, giếng khoan, bể chứa, cầu đường…
+Máy móc thiết bị:Gồm máy móc thiết bị động lực, máy
móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD
+Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:Ôtô,máy kéo, tà
thuỷ, canô dùng trong vận chuyển, hệ thống đường dẫn ống nước, hệ thống
truyền thanh…
+Thiết bị, dụng cụ quản lý:Gồm các thiết bị dùng trong quản
lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm…
+Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm :Trong các
doanh nghiệp nông nghiệp
Các loại TSCĐ hữu hình khác:Bao gồm các tài sản khác chưa được xếp
vào các nhóm TSCĐ trên.
2.2. Phân loại theo công dụng và mục đích sử dụng.
- TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất kinh doanh cơ bản là những TSCĐ vô
hình và hữu hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của đơn vị.
- TSCĐ hữu hình dùng cho phúc lợi và các hoạt động dùng trong hoạt động
hành chính sự nghiệp như câu lạc bộ, trạm y tế, nhà trẻ, và tài sản của các tổ
chức xã hội…
- TSCĐ hữu hình bảo quản giữ hộ cho nhà nước và doang nghiệp khác,
TSCĐ này chủ yếu là đi thuê ở các đơn vị bạn theo một thời gian nhất định.

2.3. Phân loại theo tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình.
- TSCĐ hữu hình đang sử dụng trong hoạt sản xuất kinh doanh hoặc cho
công tác phúc lợi.
- TSCĐ hữu hình chưa cần dùng là những TSCĐ DN đã đầu tư mua sắm
nhưng chưa sử dụng tới.
- TSCĐ hữu hình không cần dùng và chờ thanh lý là những TSCĐ không
còn phù hợp với quy trình sản quy trình sản xuất cần thanh lý.
2.4. Phân loại theo nguồn hình thành TSCĐ hữu hình.
- TSCĐ hữu hình được mua sắm xây dựng từ nguồn vốn ngân sách và cấp
trên cấp.
- TSCĐ hữu hình mua sắm, xây dựng từ nguồn vốn vay.
- TSCĐ hữu hình mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung.
- TSCĐ hữu hình nhận liên doanh liên kết.
3 - Nhiệm vụ kế toán TSCĐ hữu hình và đánh giá TSCĐ hữu hình.
3.1. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ hữu hình.
- Tổ chức ghi chép TSCĐ hữu hinh hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ
hữu hình
- Tính toán phân bổ chính xác số khấu hao
- Tham gia vào việc lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ hữu hình
- Phản ánh chính xác tình hình trang bị đổi mới hoặc thanh lý
- Hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện việc ghi chép ban đầu TSCĐ hữu hình
3.2. Đánh giá TSCĐ hữu hình.
Bên cạnh việc phân loại TSCĐ để tiến hành trích khấu hao và phân tích
hiệu quả sử dụng TSCĐ người ta còn phải đánh giá TSCĐ thông thường có 2
tiêu chuẩn để đánh giá TSCĐ là nguyên giá và giá trị còn lại.
Nguyên giá TSCĐ là giá trị thực tế ban đầu của TSCĐ
+ NG TSCĐ do mua sắm mới = Giá trên hoá đơn + chi phí mua
+ NG TSCĐ do xây dựng bàn giao = Giá quyết toán CT được duyệt + phí
tổn trứơc khi sử dụng.
+Nguyên giá TSCĐ do nhận vốn góp liên doanh = Giá trị góp vốn được

hội đồng liên doanh đánh giá
+ Hao mòn TSCĐ được xác định bằng tổng số KH TSCĐ đã trích tới thời
điểm đó.
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Số hao mòn của TSCĐ
4 - Tổ chức công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại doanh nghiệp sản xuất.
4.1. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình.
4.11 Tăng TSCĐ hữu hình do mua sắm trong nước
- TSCĐ hữu hình mua dùng sx hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ
Nợ TK 211,
TK 1332
Có TK 111,112,331,341
- TSCĐ hữu hình mua vào dùng sx hàng hoá dịch vụ không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 211
Có TK 111,112,331,341
4.1.2 Tăng TSCĐ hữu hình do nhập khẩu
- Nếu thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu được khấu trừ
Nợ TK 211
Có TK 333,331,111,112
- Số thuế GTGT của TSCĐ hữu hình nhập khẩu phải nộp
Nợ TK 133
Có TK 3331
- Nếu thuế GTGT không được khấu trừ dược tính vào nguyên giá
Nợ TK 211,
Có TK 333,331,111,112
4.1.3 Tăng TSCĐ hữu hình do mua theo phương thức trả chậm. ,trả góp
- Khi mua TSCĐ hữu hình về bàn giao cho bộ phân sử dụng
Nợ TK211,133,242
Có TK331

- Định kì khi thanh toán tiền cho người bán theo thoả thuận
Nợ TK 331
Có TK111,112
Đồng thời phân bổ số lãi trả chậm vào chi phí tài chính trong kì
Nợ TK 635
Có TK 242
4.1.4 Tăng TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành nghiệm
thu va đưa vào sử dụng
Nợ TK211
Có TK 241
4.1.5 Tăng TSCĐ hữu hình do tự chế

- Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành
TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động sx kinh doanh
Nợ TK632
Có TK155,154
- Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình
Nợ TK211
Có TK 512,111,152
4.1.6 Tăng TSCĐ do mua dưới hình thức trao dổi
-Trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự
Nợ TK 214
Có TK 211
-Trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tưong đương
+)Ghi giảm TSCĐ hữu hình do giao cho bên trao dổi
Nợ TK 811,214
Có TK 211
+)Đồng thời ghi tăng thu nhập từ trao đổi TSCĐ hữu hình
Nợ TK131
Có TK 711,333

+)Ghi tăng TSCĐ hữu hình khi nhận tài sản trao đổi
Nợ TK 211
Có TK 133,131
4.1.7 Tăng TSCĐ hữu hình do điều động nội bộ tổng công ty

×