Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tải Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20 SGK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.81 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới</b>
<b>I. Kiến thức cơ bản</b>


<i>• Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm</i>
<i>mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói</i>
<i>quen tốt.</i>


<i>• Điểm mạnh của con người Việt Nam là thơng minh, nhạy bén với cái mới, cần cù</i>
<i>sáng tạo, rất đồn kết đùm bọc nhau trong thời kì chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó</i>
<i>cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục: Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng</i>
<i>thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, khơng coi trọng nghiêm ngặt quy trình cơng nghệ,</i>
<i>thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.</i>


<i>• Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những</i>
<i>điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.</i>


<b>II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản</b>


<b>Câu 1. Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn</b>
<b>đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.</b>


<b>Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta,</b>
<b>thế hệ trẻ hiện nay là gì?</b>


<b>a. Thời điểm lịch sử, ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của bài văn</b>


+ Thời điểm lịch sử: Tác giả viết bài văn này vào đầu năm 2001, đây là thời điểm có ý
nghĩa lịch sử đặc biệt sự chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ diễn ra trên toàn thế giới.
Đối với dân tộc công cuộc đổi mới đã đạt được những thành quả bước đầu có ý nghĩa
quan trọng, và tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.
+ Nội dung đề cập: Vấn đề mà tác giả đề cập ở đây là sự chuẩn bị hành trang để đất


nước bước vào thế kỉ mới.


+ Ý nghĩa: Chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới, đó là vấn đề khơng chỉ có
tính thời sự nóng hổi mà cịn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển và hội nhập của
đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 2. Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả? Trình</b>
<b>tự dàn ý của bài văn như sau:</b>


+ Sự cần thiết trong sự nhận thức của lớp trẻ về những cái mạnh cái yếu của con
người Việt Nam.


+ Nêu và phân tích những đặc điểm của con người Việt Nam (cái mạnh cái yếu những
mặt đối lập cùng tồn tại).


+ Sự cần thiết của việc con người Việt Nam phải tự thay đổi mình, hồn thiện mình
để hội nhập với tồn cầu.


<b>Câu 3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự</b>
<b>chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng khơng, vì</b>
<b>sao?</b>


Trong những hành trang chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị về con người là
quan trọng nhất bởi vì máy móc và các yếu tố khác có tân tiến hiện đại đến bao nhiêu
cũng không thể thay thế được con người con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định
tất cả.


<b>Câu 4. Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm</b> yếu nào trong
<b>tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có</b>
<b>quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên cơng nghiệp hố, hiện đại</b>


<b>hố trong thời đại ngày nay?</b>


Tác giả đã thẳng thắn phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt
Nam một cách cụ thể. Những mặt mạnh và mặt yếu ấy cùng song hành với nhau như
những cặp đối lập cùng tồn tại mà chúng ta cần phải khắc phục và đồng thời phải phát
huy.


+ Thứ nhất: Con người Việt Nam thông minh nhạy bén với cái mới, song lại hay bị
những lỗ hổng kiến thức do khuynh hướng thiên lệch bởi sự học chay, học vẹt, khả
năng thực hành bị hạn chế, khơng khắc phục được điều này thì sẽ khơng thích ứng
được với nền kinh tế mới


+ Thứ hai: Con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, tháo vát trong cơng việc, song lại
thiếu sự cẩn trọng chưa có được thói quen tơn trọng những quy định của cơng việc là
cường độ khẩn trương, chỉ loay hoay “cải tiến” làm tắt khơng coi trọng nghiêm ngặt
quy trình cơng nghệ. Đây sẽ là vật cản lớn của quá trình hội nhập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ăn lại có tính đố kị “trâu buộc ghét trâu ăn”. Điều này sẽ làm giảm đi sức mạnh và
tính liên kết trong sản xuất.


+ Thứ tư: Con người Việt Nam có khả năng thích ứng nhanh điều đó sẽ giúp chúng ta
mau chóng hội nhập, song trong hội nhập lại có thái độ cực đoan, thêm vào đó là sự
khơn vặt khơng coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong kinh doanh.
<b>Câu 5. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những</b>
<b>điều em đã đọc được trong các sách vở lịch sử và văn học? Thái độ của tác giả</b>
<b>như thế nào khi nêu những nhận xét này?</b>


+ Nội dung nhận xét: Nội dung nhận xét của tác giả có điểm giống với các sách lịch
sử và văn học ở chỗ là đã phân tích và nhận xét rất giống nhau về những ưu điểm,
những thế mạnh của con người Việt Nam: Thông minh, cần cù, sáng tạo, nhạy bén với


cái mới, đoàn kết trong chiến đấu.... Thế nhưng điểm khác của tác giả khơng chỉ phân
tích những ưu điểm của người Việt Nam theo một chiều cực đoan chỉ có ngợi khen
mà cịn phê phán đề cập đến những khuyết điểm, những hạn chế mà con người Việt
Nam còn phạm phải như: Thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng…
+ Thái độ của tác giả: Thể hiện sự khách quan khoa học trong sự nhìn nhận đánh giá
vấn đề, giúp chúng ta nhìn lại mình một cách đúng đắn chân thực. Như vậy chúng ta
mới khơng ngộ nhận về mình (nếu chỉ khen một chiều) nhưng cũng không mặc cảm
tự ti (nếu chỉ phê phán). Đó là sự đánh giá của con người giàu lòng yêu nước và tinh
thần dân tộc, trăn trở nghĩ suy vì sự tồn vong của dân tộc trong con đường hội nhập.
<b>Câu 6. Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ.</b>


<i><b>Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.</b></i>


+ Những thành ngữ tác giả sử dụng trong bài viết: “Nước đến chân mới nhảy”, “liệu
cơm gắp mắm” “trâu buộc ghét trâu ăn” “bóc ngắn cắn dài”,... .


+ Tác dụng: Việc sử dụng các thành ngữ làm cho bài viết trở nên sinh động, cụ thể,
làm cho vấn đề quan trọng mang tính uyên bác trở nên gần gũi dễ hiểu với đời sống.
<b>III. Hướng dẫn luyện tập</b>


<b>Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một</b>
<b>số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Thị Thiều Hoa ... Sinh viên Việt Nam cũng đã từng đạt giải nhất cuộc thi rô-bốt tại
Nhật năm 2002. Con người Việt Nam yêu thương đùm bọc nhau lúc khó khăn hoạn
nạn, đó là sự tương trợ cứu giúp đồng bào ở những vùng bị bão lụt thiên tai thường
xun trong mỗi năm. Những ngơi nhà tình thương, tình nghĩa ở các làng xã để nhớ
ơn những người đã hi sinh cống hiến cho đất nước hoặc những người chẳng may gặp
cuộc sống khó khăn. Bác nơng dân không hề qua trường lớp đào tạo nào lại là người
sáng chế ra máy cắt lúa cắt cỏ hữu hiệu vô cùng, người phát minh ra đồ vật chống


cháy không phải là một kĩ sư mà chỉ là một người rất bình thường... .


+ Điểm yếu của con người Việt Nam: Ý thức giữ gìn vệ sinh của người Việt nam rất
yếu. Đường phố luôn đầy rác bẩn, rác vứt bừa bãi khắp nơi, chỗ để đựng rác lại khơng
có rác, chỗ khơng được vứt rác lại đầy rác, bằng chứng là ở các công viên trong
những thành phố lớn luôn xảy ra điều này. Ngay giữa thanh thiên bạch nhật bác xích
lơ vẫn cứ vơ tư đi vệ sinh bên lề phố, hay giữa cầu lớn tấp nập người qua lại mà
không cảm thấy mắc cỡ và người đi đường cũng chẳng ai có ý kiến gì. Người Việt
Nam thường bị “bệnh lề mề”; đi họp trễ, đi làm trễ, đến sai giờ hẹn hay ngồi la cà ở
các quán nhậu, quán cà phê hàng tiếng đồng hồ mà khơng thấy phí thời gian.


<b>IV. Tư liệu tham khảo</b>


<b>AI DÁM NHẬN MÌNH LÀ XẤU XÍ</b>


1. Bạn đã đi Đà Lạt chưa? Đã đến Sài Gòn chưa? Đã về những làng Bắc Bộ chưa?
Nếu chưa bạn hãy nên đi. Bạn nên đi sớm.


Đi trước khi những biệt thự bị bỏ hoang đến tàn lụi.


Đi trước khi rêu trên tường chùa bị cạo và tượng bị sơn son thếp vàng.


Đi trước khi thành phố lớn muốn tạo những dấu chân hiện đại khơng lồ, giẫm lên
chính những dấu hiệu bảo tồn vốn cổ mà mình đã hơ hào trước đó.


2. Cách đây mới ba năm thơi, TP. Hồ Chí Minh của tơi linh đình tổ chức kỉ niệm Sài
Gịn 300 năm. Những ảnh cũ được đem ra, món ăn khẩn hoang được nấu lại, nhà nhà
nghe tên ông Nguyễn Hữu Cảnh, người người nghe lại những địa danh xưa: Gị Cây
Mai, đình Thơng Tây Hội, kinh Tàu Hủ với bến Bình Đơng...



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thế nhưng nếu đại lộ Đông Tây đi qua, số phận cảnh trên bến dưới thuyền rất Nam
Bộ xưa của bến Bình Đơng sẽ chẳng khác gì rêu trăm tuổi của Tháp Rùa. Giải tán một
khu vực thật chẳng khó, cũng như việc dọn rêu thơi, nhưng cái nỗi ám ảnh rằng mình
đã phá tan chỗ trú ngụ của hàng trăm năm lịch sử có đeo đuổi được những người kí
quyết định khơng?


Và những người đó là ai? Họ nghĩ gì trong đầu nhỉ? Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân
tộc cho đậm đà bằng cách gì đây? Bằng cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn
giản là “thí điểm”? Bằng nhập xe máy Trung Quốc ồ ạt? Bằng cho phép đập biệt thự
xưa để xây nhà kính? Bằng xố sổ cái nhúm di tích vốn đã rất mỏng manh của nước ta
với lí do thuận tiện cho hiện đại hố?


Thử tưởng tượng 20 năm nữa thôi, những khu nhà cổ (chưa bị đập) ngày hôm nay lên
bưu ảnh. Và sẽ có người chỉ cho con cái mình nói: “Chỗ này ngày xưa bố (mẹ) có đi
qua, đẹp lắm”. Và có những người sẽ không dám chỉ tay vào ảnh mà nói: “Cái khu
này chính bố đã kí quyết định đập đi”...


3. ...Nếu coi mỗi dân tộc gần như một cá tính con người; anh Pháp làm thơ hay, anh
Trung Quốc bn bán giỏi, anh Lào hiền lành,... thì nếu chỉ nhìn vào việc giữ gìn vốn
cổ khơng thơi, tơi vẫn nghĩ có những việc chúng ta nói một đằng làm một nẻo. Chúng
ta nói tơi là người có văn hố và thích chơi đồ cổ, nhưng có con chuột chạy qua là
chúng ta quyết ném chuột đến vỡ cả bình q. Chúng ta cung kính ào ạt cho một lễ
hội 300 năm Sài Gịn, rồi sau đó thì sẵn sàng thực thi một dự án có phá bỏ những
phần cổ kính của Sài Gịn 303 tuổi. Chúng ta khơng tiếc cả kho tính từ mĩ miều cho
chùa Một Cột, nhưng lại tiếc một cái cột bằng gỗ cho nó, khiến bao khách phương xa
phải chưng hửng trước cái cột bằng xi măng.


Chúng ta hay khoe mình giàu.... Mà trong khi đó, có đứa con nào dám trách mẹ
nghèo! Ừ, nước của tơi là thế đấy...



4. Ơng Bá Dương, tác giả người Trung Quốc, có viết một đoạn thế này: “Đã nhiều
năm nay, tôi muốn viết một quyển sách dưới tên gọi Người Trung Quốc xấu xí. Tơi
nhớ quyển sách Người Mĩ xấu xí sau khi viết xong đã được quốc hội Mĩ dùng làm tư
liệu tham khảo cho sách lược của mình.


Người Nhật cũng có một quyển sách Người Nhật xấu xí. Tác giả là Đại sứ Nhật tại
Ác-hen-ti-na. Ngài đại sứ này (sau khi viết cuốn sách đó) liền bị cách chức. Đây có lẽ
là sự khác nhau giữa Đông phương và Tây phương...”


Nhưng ở Trung Quốc người ta đã in Người Trung Quốc xấu xí của ơng Bá Dương. Và
khơng phải vì thế mà người Trung Quốc bị nhìn xấu hơn. Trái lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>CHÀO THẾ KỈ XXI</b>


<i>Tháng Chạp nửa đêm thêm một giây</i>
<i>Tờ lịch mới đỏ những con số 1</i>


<i>Ngày 18 tháng 1 năm 2001</i>
<i>Thời gian sang ...Vẫn có gì đột ngột</i>


<i>Vẫn có gì bồng bột trong tim.</i>
<i>Mừng hay lo?Ta chỉ lặng im</i>
<i>Lim dim mắt.Để bình tâm suy nghĩ</i>


<i>Ở hơm nay, ga đầu tiên thế kỉ</i>
<i>Mở đường lên thiên niên kỉ thứ ba</i>
<i>Chuyến tàu tốc hành sắp lăn bánh đi xa...</i>


<i>Với chiếc vé tám mươi năm hơi cũ</i>
<i>Ta lên tàu cùng mọi người thích thú</i>


<i>Đời thật vui nhiều gương mặt quen thân</i>
<i>Mấy toa đầu toàn lão tướng, danh nhân</i>
<i>Ngực lấp lánh huân chương vàng rực</i>
<i>Những toa sau nhiều cơng nơng trí thức</i>


<i>Anh hùng lao động chiến sĩ thi đua</i>


<i>Chuyện râm ran thời kháng chiến, Pháp bại, Mĩ thua</i>
<i>Gian khổ hi sinh mà cười đùa như mùa gặt</i>
<i>Lắm lúc nhắc bạn xưa các bà già lau nước mắt</i>


<i>Ôi! Cái thửa đạn bom, máu chảy, lửa nung</i>
<i>Mà ung dung “ra ngõ gặp anh hùng”</i>
<i>Mà thương nhau, như con cùng một mẹ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Vẫn nghiêm trang bàn “lập nghiệp lập thân”,</i>
<i>Chuyện học hành, kinh doanh, sản xuất</i>


<i>Ôi! Bao nỗi lo toan giữa đời chụp giật</i>
<i>Biết đâu là thật giả, ngay gian!</i>
<i>Phải xung phong xoá lạc hậu, nghèo nàn</i>


<i>Thế kỉ mới gọi lương tâm, trí tuệ....</i>


Tố Hữu


</div>

<!--links-->
Bài soạn Tiết 102. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
  • 25
  • 3
  • 4
  • ×