Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tải Viết bài tập làm văn số 7 lớp 9 đề 5 bài 1: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em suy nghĩ gì - Đề 5 bài tập làm văn trang 80 SGK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.8 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em suy nghĩ gì?</b>
<b>Bài tham khảo 1</b>


Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng
có phải là dịng cảm xúc từ q khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột
hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn
Duy mà ta phải đi tìm.


Ta nhận thấy trong bài thơ của Nguyễn Duy một niềm xúc cảm như bất chợt, bàng hoàng khi nhận ra
sự hiện diện của người bạn tri kỉ - ánh trăng sau những tháng năm quên lãng. Đó cũng là lời thầm
nhắc của nhà thơ về thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.


Đời người dù có đi đâu về đâu cũng khơng bao giờ xa vầng trăng tình nghĩa. Trăng trên bầu trời như
người bạn sẵn sàng cùng ta sẻ chia tâm sự. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, vầng trăng là tri kỉ. Với
Nguyễn Duy cũng vậy:


<i>Hồi nhỏ sống với đồng</i>
<i>với sông rồi với bể</i>
<i>hồi chiến tranh ở rừng</i>
<i>vầng trăng thành tri kỉ</i>


Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ hồi nhỏ cho tới lúc chiến tranh ở rừng. Đó là một
khoảng thời gian dài, đủ để xây đắp một tình cảm vững bền. Khơng phải dễ dàng gì
mà người ta coi nhau là tri kỉ, vậy mà chính nhà thơ đã thừa nhận: Vầng trăng thành
tri kỉ. Điều này chứng tỏ đơi bạn ấy đã có sự sẻ chia, thấu hiểu và đồng điệu. Thời
gian thật dài mà Nguyễn Duy chỉ gói gọn trong bốn dịng thơ ngắn gọn. Ta tưởng
như có một nỗi lịng đang rưng rưng xúc động ẩn hiện trong lời thơ, chỉ chực trào
lên. Phải chăng đây là những dịng hồi tưởng? Gói gọn cả một trời kỉ niệm trong
những dòng thơ, Nguyễn Duy như cố giấu nỗi xúc động trong lịng mình.


Nhưng tấm lịng ấy vẫn dạt dào. Nó chưa thể vội vàng quay lưng với quá khứ đẹp đẽ:


<i>Trần trụi với thiên nhiên</i>


<i>hồn nhiên như cây cỏ</i>
<i>ngỡ khơng bao giờ qn</i>
<i>cái vầng trăng tình nghĩa</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cịn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý thơ đi theo một lối khác. Đó là giá trị của
ngơn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong cách thể hiện mà ta khơng dễ gì
nhận được ra.


Chiến tranh qua đi, hồ bình lập lại, cũng như nhiều chiến sĩ khác, Nguyễn Duy trở
về nhưng không phải về với sông, với đồng, với bể mà là về với thành phố tấp nập,
đông vui. Sống trong bình yên, đủ đầy với: Ánh điện, cửa gương, người ấy dần quên
đi người bạn tri kỉ hôm nào. Và không biết tự bao giờ trăng đã thành người dưng:


<i>Từ hồi về thành phố</i>
<i>quen ánh điện cửa gương</i>


<i>vầng trăng đi qua ngõ</i>
<i>như người dưng qua đường</i>


Ánh trăng bị lu mờ bởi ánh điện chiếu rọi. Vầng ánh sáng ấy vẫn hiện hữu bên ta,
vẫn đồng hành từng bước bên ta vậy mà giờ đây ta lại vô tình, hờ hững. Có lẽ vầng
trăng cũng biết đau, biết khóc khi trở thành người dưng qua đường. Vẫn là vầng
trăng hồi nhỏ, vầng trăng lúc ở rừng nhưng sao ta lại không nhận ra? Lẽ nào ta đã
lãng quên quá khứ, quên đi những năm tháng chiến đấu trường kì của dân tộc. Câu
thơ khơng trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh lại vô cùng mạnh mẻ.


Khổ thơ thứ tư là một bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, để từ
đó tác giả bộc lộ nỗi niềm của mình một cách rõ ràng hơn:



<i>Thình lình đèn điện tắt</i>
<i>phịng buyn-đinh tối om</i>


<i>vội bật tung cửa sổ</i>
<i>đột ngột vầng trăng trịn</i>


Trăng vẫn ln toả sáng nhưng chỉ khi đèn điện tắt ta mới thực sự cảm thấy ánh trăng
thật tuyệt vời. Khi không gian tối om, con người mong chờ ở một thứ ánh sáng mới!
Và khi nhìn thấy ánh trăng thì con người đột ngột nhận ra người bạn tri kỉ: Vầng
trăng trịn. Hai từ láy thình lình, đột ngột thể hiện sự bất ngờ, ngẫu nhiên của cuộc tri
ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó càng khiến nhà thơ bàng hồng.


Nhìn lên trăng mà lòng tràn ngập niềm xúc động. Những kỉ niệm một thời tưởng như
đã xa vắng nay lại trở về:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh nhìn và tâm
trạng. Chính nhà thơ cũng khơng rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết rằng có cái gì rưng
rưng. Có thể là đơi mắt rưng rưng hay có thể là sự thức dậy của tâm hồn con người.
Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào lên trong lịng đơi bạn.
Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với
sông, với đồng, với xừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm
giác thân thuộc ngày xưa.


Như một người bạn ân nghĩa thuỷ chung, vầng trăng vẫn trong sáng, tròn đầy phúc
hậu:


<i>Trăng cứ tròn vành vạnh</i>
<i>kể chi người vơ tình</i>
<i>ánh trăng im phăng phắc</i>



<i>đủ cho ta giật mình.</i>


Khơng trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta
đi. Trăng hiền hoà và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy. Nỗi mặc cảm
khiến nhà thơ phủ nhận chính mình: Kể chi người vơ tình. Khơng hẳn là con người
vơ tình, hờ hững với những gì của q khứ. Có chăng là do cuộc sống cịn đang trong
q trình xây dựng với những lo toan bộn bề chi phối nhiều suy nghĩ của chúng ta.
Quá khứ chỉ đi vào tiềm thức lặng n chứ nó đâu có mất đi. Vì thế mới có cái giật
mình cửa Nguyễn Duy ở câu thơ cuối. Phải chăng đó cũng là cái giật mình của chính
chúng ta khi nhận ra được sự đánh thức từ Ánh trăng của Nguyễn Duy?


Bài thơ ra đời khi đất nước đã hồ bình. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ của
người chiến sĩ Nguyễn Duy đã khơng cịn. Trong thời gian này tác giả là đại diện
thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng khơng vì thế mà Ánh
trăng mất đi vẻ đẹp chân thực của mình. Dường như chẳng bao giờ Nguyễn Duy
khơng mang trong mình nỗi niềm hướng về quá khứ, hướng về cội nguồn. Nó cho
thấy một thái độ sống đẹp đẽ, thuỷ chung. Khơng chỉ có vậy, bài thơ Ánh trăng cịn
như một lời nhắn nhủ sâu kín, nhẹ nhàng: Hãy sống và lao động hết mình nhưng
đừng bao giờ phủ nhận quá khứ của dân tộc.


<b>Bài tham khảo 2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

"Ánh trăng" của Nguyễn Duy như một lời tâm sự chân thành, đã neo lại trong tâm
hồn người đọc những tâm trạng riêng, những suy ngẫm riêng giàu trăn trở.


Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Cảm
nghĩ trữ tình của tác giả men theo dịng tự sự này để bộc lộ. Trước hết là hình ảnh
vầng trăng thiên nhiên gắn bó với tuổi thơ:



Bằng cách gieo vần lưng và điệp từ "với" được nhắc đi nhắc lại gợi ra trước mắt
người đọc một tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm êm đềm, tuổi thơ được vui đùa, được
hoà mình với thiên nhiên, sơng, bể …Và khi đã trở thành người lính, trăng và người
vẫn gắn bó bên nhau:


<i>hồi chiến tranh ở rừng</i>
<i>vầng trăng thành tri kỉ</i>


Vầng trăng đẹp đẽ ân tình, gắn với những kỷ niệm thiếu thời và những tháng năm
chinh chiến. Trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, là trò chơi tuổi
thơ, là ước mơ trong sáng, là ánh sáng, là niềm vui bầu bạn của người lính. Con
người khi ấy sống giản dị và hoà hợp với thiên nhiên trong lành:


<i>Trần trụi với thiên nhiên</i>
<i>hồn nhiên như cây cỏ</i>
<i>ngỡ khơng bao giờ qn</i>
<i>cái vầng trăng tình nghĩa</i>


Vậy mà, hoàn cảnh sống thay đổi, hết chiến tranh, con người trở về thành phố, quen
với cửa gương và ánh điện của cuộc sống hiện đại lúc nào cũng rực rỡ sáng lồ, vầng
trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa của ngày xưa đã mau chóng trở thành quá khứ. Nếu
ở khổ thơ đầu ta rung động trước một tình cảm gắn bó bền chặt thì đến đây người đọc
lại sửng sốt, ngỡ ngàng:


<i>vầng trăng đi qua ngõ</i>
<i>như người dưng qua đường</i>


Vẫn là vầng trăng ngày xưa nhưng con người giờ đã khác xưa, quen với ánh sáng
nhân tạo nên coi trăng hoàn toàn xa lạ. Một sự thay đổi đến phũ phàng, tê tái…
Người lính đã qn những tình cảm chân thành, những tháng năm gian khổ nhưng


chan chứa ân tình thuở trước. Mặc dù vậy trăng vẫn khơng quên, vẫn đến với bạn
xưa bằng tình cảm tràn đầy khơng hề sứt mẻ. Người lính chỉ nhận ra điều đó khi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>phịng buyn-đinh tối om</i>
<i>vội bật tung cửa sổ</i>
<i>đột ngột vầng trăng tròn.</i>


Việc mất điện như một tình huống có vấn đề đột ngột xảy ra, theo thói quen con
người vì cần ánh sáng mà mở tung cửa sổ, lại nhìn thấy hình ảnh vầng trăng vẫn hiện
diện trên bầu trời và toả sáng khắp căn phịng. Chính vầng trăng xuất hiện bất ngờ
trong bối cảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh, thổi bùng nỗi nhớ về một thời q khứ chưa
xa:


<i>Ngửa mặt lên nhìn mặt</i>
<i>có cái gì rưng rưng</i>


<i>như là đồng là bể</i>
<i>như là sơng là rừng.</i>


Phép nhân hố tài tình khiến trăng và người đối diện đàm tâm là một cách viết lạ và
sâu sắc của riêng Nguyễn Duy. Trong cuộc gặp mặt không lời, người lính xưa xúc
động "rưng rưng". Cảm xúc nghẹn ngào, khoắc khoải như chỉ chực trào nước mắt. Sự
xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm xưa:
Những kỷ niệm thiếu thời, những tháng năm chinh chiến giữa thiên nhiên, đất nước
bình dị, hiền hồ. Tất cả hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc thiết tha và cả trong
tư thế lặng im thành kính của tác giả… Vào lúc đó ơng đã nhận ra, trăng vẫn trịn
đầy, tình nghĩa, thuỷ chung và vị tha, cao thượng:


<i>Trăng cứ tròn vành vạnh</i>
<i>kể chi người vơ tình</i>


<i>ánh trăng im phăng phắc</i>


<i>đủ cho ta giật mình.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

ln bất diệt. Điều đó đã tạo nên cái "giật mình" đầy ý nghĩa của tác giả: Giật mình
để nhớ lại, để tự vấn lương tâm, để nhận ra và hồn thiện chính mình…


Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ lúc trầm lắng suy tư, lúc lại nhịp nhàng, ngân nga, tha
thiết đã góp phần làm nổi bật chủ đề, tạo nên sự chân thành và sức truyền cảm sâu
sắc của bài thơ.


Từ một câu chuyện riêng, tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở
thấm thía về thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thuỷ chung" cùng quá
khứ. Có lẽ vì vậy mà đến với "ánh trăng", người đọc nào cũng thấy lịng mình dường
như lắng lại ?!


<b>Bài tham khảo 3</b>


Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ tiêu biểu xuất hiện vào cuối những năm
chống Mĩ với phong cách độc đáo bên cạnh những Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa
Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh...Hồ bình, những nhà thơ lính chiến từng để lại một
phần tuổi trẻ ở chiến trường - mà Nguyễn Duy là một đại diện - lại tự bạch những
nghĩ suy về quá khứ - hiện tại, để nhận ra sự đổi thay của bản thân, của thế thái nhân
tình. Đồng thời bộc lộ những suy tư gợi nhắc, gợi nhớ những năm tháng gian lao của
đời lính đồng cam cộng khổ; để củng cố cho mình và người đọc thái độ sống "uống
nước nhớ nguồn", ân nghĩa thuỷ chung. Để nói rằng, làm người phải biết giật mình vì
những phút giây bội bạc. Vì vậy đọc Ánh trăng bạn sẽ được gặp những nỗi niềm như
vậy.


Bài thơ là câu chuyện về mối quan hệ giữa ta - người vơ tình và trăng - người bạn


tình nghĩa.


Hai khổ thơ đầu mở ra ở thời điểm quá khứ, khi con người sống ân tình với nhau, với
những mảnh đất bình dị, hiền hậu, nghèo khó đã gắn bó, ni sống ta dài lâu, gian
khó, hiểm nguy. Trong khoảng thời gian hơn nửa đời người, từ thuở ấu thơ đến
những năm vật lộn kiếm sống, rồi những tháng ngày chiến đấu, hi sinh, "đồng",
"sông", "bể", "rừng" từng in đậm trong tâm trí mỗi con người. Vầng trăng - biểu
tượng của đất và người những nơi ta qua, ân nghĩa với ta luôn luôn thuỷ chung thắm
thiết, cùng ta đã trở thành "tri kỉ".


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hình ảnh khơng gian "đồng", "sông", "bể", "rừng" ở đây là những miền quê đặc
trưng cho thiên nhiên, đất nước Việt Nam bình dị. Từ hàng nghìn năm, con cháu Lạc
Hồng đã sống, dựng xây cơ nghiệp, chống giặc ngoại xâm chính trong những không
gian thuần chất ấy. Và những vùng đất ấy - với tâm hồn ánh trăng đã trở thành một
phần máu thịt của đời ta.


<i>Trần trụi với thiên nhiên</i>
<i>hồn nhiên như cây cỏ</i>


Từ sự gắn bó mật thiết đó, ta đã tự nhủ lịng mình dù đi đâu, về đâu, dù mn sự đổi
thay cũng khơng bao giờ qn hình ảnh bình dị, hiền hậu này:


<i>ngỡ khơng bao giờ qn</i>
<i>cái vầng trăng tình nghĩa</i>


Thế mà, khi hồn cảnh sống thay đổi, ý nghĩ về sự gắn bó ân tình với đất và người ân
nghĩa khơng cịn ngun vẹn. Giờ đây, trong không gian sống thành phố, với ánh
điện, cửa gương, trong cuộc sống hiện đại ta đã dần lãng quên ánh trăng xưa, cuộc
sống giản dị đầy gian khổ trong quá khứ:



<i>vầng trăng đi qua ngõ</i>
<i>như người dưng qua đường</i>


Quan hệ "tri kỉ" xưa dã được thay thế bằng quan hệ người dưng, thiên nhiên bình dị
xưa bây giờ tồn tại biệt lập với con người, con người đã lãng quên, vơ tình phủ nhận
q khứ. Hơm nay, con người sống trong vinh hoa phú quí bỏ lại sau lưng quá khứ
gắn bó ân tình giữa thiên nhiên bình dị - con người. Tưởng như con người ở đây
đang tự đánh mất chính mình, đánh mất miền kí ức thăm thẳm có đau thương nhưng
vơ cùng thân u, gắn bó.


Ngày nay, trong cuộc sống nhộn nhịp chốn đô thị con người dường như lãng quên
thiên nhiên cũng là lãng quên những chốn quê nghèo. Thế nhưng sự gặp gỡ đột ngột
với vầng trăng, nghĩa là giữa quá khứ và hiện tại đã đánh thức miền kí ức xưa:


<i>Thình lình đèn điện tắt</i>
<i>phòng buyn-đinh tối om</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Vầng trăng - quá khứ dần gợi nhắc gợi nhớ về "đồng", "sông", "bể", "rừng" khiến
con người hôm nay “rưng rưng”. Cảm xúc con người lúc này khó tả, buồn vui lẫn
lộn. Con người vui sướng, hạnh phúc vì đã tìm lại được miền kí ức đồng thời ý thức
được sự vơ tình của chính mình và xót xa về sự đổi thay của con người qua năm
tháng. Gặp lại ánh trăng nhớ về khơng gian đồng, sơng, bể, rừng con người như tìm
lại chính mình một thời dù khổ đau, gian khó nhưng sống vơ cùng ân tình, thuỷ
chung.


Từ đó, con người có được ý thức về trách nhiệm của mình, thái độ sống "Uống nước
nhớ nguồn" thuỷ chung tình nghĩa:


<i>Trăng cứ trịn vành vạnh</i>
<i>kể chi người vơ tình</i>


<i>ánh trăng im phăng phắc</i>


<i>đủ cho ta giật mình.</i>


Cái im lặng của trăng vừa nói lên phẩm chất cao quí của dân tộc - con người Việt
Nam "làm ơn há dễ mong người trả ơn" vừa nghiêm khắc như một quan toà giàu
nhân nghĩa, đức hi sinh.


Bài thơ "Ánh trăng" muốn tô đậm trong suy nghĩ mỗi người ý thức, tình cảm "nhớ
nguồn". Con người không được phủ nhận hay lãng quên quá khứ, sống ân tình thuỷ
chung với những nơi, những người đã có cơng ơn với mình. Suy rộng ra, nâng cao
hơn là với là với nhân dân, với đất nước đã nuôi dưỡng ta. Không thể quên quá khứ
ấy. Bởi quá khứ ấy là lịch sử gian nan, hào hùng mà mình đã góp một phần cuộc đời.
Quá khứ là kinh nghiệm để con người hướng tới tương lai. Sống thuỷ chung, ln
hướng về nguồn cội, về nhân dân cịn thể hiện đạo lí làm người, tn theo lẽ sống mà
ơng cha đã nhắn nhủ: Uống nước nhớ nguồn.


Và nếu đặt Ánh trăng của Nguyễn Duy bên Việt Bắc của Tố Hữu, ta sẽ thấy tuy mối
cảm xúc và cách thể hiện khác nhau nhưng văn chương thời nào cũng vậy, đều tun
ngơn cho tình nghĩa.


</div>

<!--links-->
Tài liệu Em suy nghĩ gì về câu nói sau: “Khi người chỉ sống vì mình, Thì trở thành người thừa với những người còn lại” ppt
  • 4
  • 3
  • 11
  • ×