Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tải Bài thu hoạch tập huấn SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều - Bài thu hoạch tập huấn SGK Cánh Diều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.79 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI THU HOẠCH ĐỢT TẬP HUẤN SGK LỚP 1 CHƯƠNG TRÌNH</b>
<b>GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018 BỘ SÁCH CÁCH DIỀU</b>


Họ và tên: ...
Ngày sinh: ...


Đơn vị công tác: Trường ...


<b>MƠN: TIẾNG VIỆT</b>


<b>Câu 1: Theo thầy, cơ SGK Tiếng Việt 1(bộ sách Cánh Diều) kế thừa và đổi</b>
mới ở những điểm nào so với SGK Tiếng Việt 1 năm 2002? Những điểm kế
thừa và đổi mới đó tạo điều kiện thuận lợi như thế nào cho công việc của thầy,
cô?


<b>Câu 2: Dựa theo hướng dẫn của sách giáo viên và của bộ tài liệu bồi dưỡng</b>
giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021, thầy, cô hãy chọn một bài trong SGK
Tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh Diều) và soạn giáo án để dạy bài đó.


<b>Trả lời:</b>
<b>Câu 1:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Về cấu trúc, SGK Cánh Diều cũng gồm hai phần Học vần và Luyện tập tổng
hợp như SGK năm 2002.


+ Phần Học vần dạy chữ, dạy vần;


+ Phần Luyện tập tổng hợp củng cố, phát triển các kiến thức và kĩ năng đã hình
thành từ phần Học vần thơng qua các bài tập đọc, viết, nghe và nói được tổ
chức theo 3 chủ điểm Gia đình, Trường học (Nhà trường), Thiên nhiên (Thiên
nhiên – Đất nước).



- Về dung lượng, mỗi bài ở phần Học vần thông thường chỉ dạy 2 chữ cái hoặc
2 vần, thậm chí có bài chỉ dạy 1 chữ cái hoặc 1 vần hay 1 dấu thanh. Thực tế sử
dụng SGK năm 2002 trong gần 20 năm qua cho thấy dung lượng này vừa sức
HS.


- Về quy trình dạy và học:


+ Các bài học vần được triển khai với quy trình gồm 6 bước: (1) Làm quen với
từ khóa chứa âm, vần cần học; (2) Đánh vần; (3) Mở rộng vốn từ và củng cố
âm vần mới học; (4) Làm quen với chữ ghi âm, vần mới học; (5) Tập đọc; (6)
Tập viết âm, vần mới học và từ ngữ ứng dụng.


Điều này giúp GV khơng bỡ ngỡ với SGK mới và có thể phát huy những kinh
nghiệm đã tích lũy được trong q trình dạy học theo SGK năm 2002.


Các bài tập đọc, tập viết, chính tả, kể chuyện về cơ bản được dạy theo quy trình
GV đã quen thuộc. Tính kế thừa vừa bảo đảm phát huy kết quả của những ưu
điểm đã được kiểm nghiệm qua thực tế sử dụng SGK năm 2002, vừa giúp GV
tự tin, tạo thuận lợi cho GV triển khai công việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Sự đổi mới của SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều so với SGK Tiếng Việt 1 năm</i>
<i>2002 được thể hiện ở những điểm sau:</i>


SGK Cánh Diều có rất nhiều điểm mới so với SGK năm 2002, cụ thể là:
a) Các bài học chữ, học vần (phần Học vần)


- Các bài dạy chữ được sắp xếp chủ yếu theo nhóm nét chữ để học sinh dễ học
viết: Bắt đầu bằng nhóm nét cong, chuyển sang nhóm nét khuyết, nét móc,…
đồng thời kết hợp dạy theo thứ tự bảng chữ cái, kết hợp yêu cầu chính tả,…


Dưới chân trang mỗi bài dạy chữ, SGK giới thiệu cả chữ in hoa tương ứng với
chữ cái mới học, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với bài đọc có chữ hoa.


- SGK có mơ hình đánh vần giúp GV dễ dạy, HS dễ học, phụ huynh HS cũng
dễ dàng theo dõi và giúp đỡ con em trong việc học.


- Mỗi bài học chữ, học vần đều có bài tập củng cố âm, vần mới học với các
hình ảnh sinh động vừa có tác dụng củng cố âm, vần mới học vừa mở rộng vốn
từ cho HS.


- Ngay từ những tuần đầu tiên, sách đã tận dụng những chữ, những vần HS đã
biết để tạo ra những bài tập đọc có nghĩa, giúp HS phát triển kĩ năng đọc nhanh
và vững chắc. Các bài đọc tăng dần đều số chữ với tần suất lặp lại những chữ
và vần đã học rất cao, giúp HS khơng cần mất nhiều thì giờ ôn tập mà vẫn
không quên chữ, quên vần.


- Nếu SGK hiện hành yêu cầu HS viết bảng con và viết vở ngay trong giờ học
vần khiến HS gặp khó khăn vì phải thực hiện quá nhiều hoạt động trong cùng
một tiết học thì SGK Cánh Diều sắp xếp mỗi tuần 2 tiết dành riêng cho hoạt
động tập viết vào vở, giúp HS có thời gian viết thoải mái hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Trong giờ Tự đọc sách, báo, HS được rèn luyện khả năng tự học, tự đọc thông
qua việc mang sách đến lớp để đọc dưới sự hướng dẫn của cơ.


- Trong giờ Góc sáng tạo, HS được vận dụng những điều mình đã học, đã biết
vào việc tạo lập các văn bản đa phương thức như: làm bưu thiếp tặng người
thân; sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh, trưng bày và giới thiệu (bằng 2 hình
thức viết và nói) tranh ảnh về thiên nhiên, về thầy cơ, bạn bè, gia đình và về
bản thân.



c) Những điểm mới khác


- Các kĩ năng nói và nghe trong SGK Cánh Diều được rèn luyện thông qua các
hoạt động trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, nghe viết, đồng thời được tập trung
rèn luyện thông qua tiết kể chuyện hằng tuần. Nhiều câu chuyện trong tiết kể
chuyện được xây dựng thành video hoạt hình trên SGK điện tử kèm theo SGK
giấy. Việc này vừa tạo ra hứng thú cho HS vừa hỗ trợ GV hướng dẫn HS kể
chuyện.


- Ngữ liệu trong SGK Cánh Diều hầu hết là văn bản mới. Các văn bản này
được xây dựng dưới dạng đa phương thức (kết hợp cả chữ viết với hình ảnh) và
được lựa chọn, biên soạn, biên tập một cách kĩ càng, đáp ứng nhiều yêu cầu
giáo dục. Các câu chuyện, bài thơ trong sách có nội dung phù hợp với học sinh
và tạo hứng thú cho học sinh khi học.


- Về hình thức, SGK Cánh Diều trình bày đẹp, màu sắc trong sáng với hơn
1800 tranh ảnh vừa có tác dụng minh họa, vừa là nguồn tri thức quan trọng của
bài học. Mỗi bài học trong sách thường được trình bày gọn trên 2 trang mở liền
kề nhau giúp học sinh dễ theo dõi và thực hiện các yêu cầu rèn luyện.


<b>Câu 2: Soạn giáo án </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Bài: g, h</b>
<b>1. Mục đích, u cầu:</b>


a. Phát triển năng lực ngơn ngữ:


- Nhận biết các âm và chữ cái g, h; cách đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có g, h
với mơ hình “âm đầu + âm chính + thanh”: ga, hồ.



- Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm g, âm h.
- Đọc đúng bài Tập đọc Bé Hà, Bé Lê.


- Viết đúng trên bảng con các chữ g, h và các tiếng ga, hồ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất


- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày bài tập viết.
<b>3. Đồ dùng dạy – học:</b>


<b>- Giáo viên: + Tranh ga (nhà ga), hồ, tranh bài tập đọc</b>
+ Nội dung bài tập đọc Bé Hà, bé Lê


- Học sinh: + Sgk, Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con
<b>III. Hoạt động dạy và học:</b>


<b>Tiết 1</b>


<b>1. Bài cũ: Lần lượt 3 học sinh đọc lại bài Ở bờ đê</b>
- Lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc


<b>2. Dạy bài mới:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>- GV chỉ chữ g, nói: (gờ) – HS (cả lớp, cá nhân): gờ (Làm tương tự với h)</b>
- GV giới thiệu chữ G, H in hoa


<b>3. Chia sẻ, khám phá (BT 1: Làm quen)</b>
2.1. Âm g và chữ g


<b>- GV chỉ vào hình ảnh nhà ga:</b>


? Đây là cái gì? (Nhà ga)


- GV viết chữ g, chữ a. HS nhận biết: g, a = ga. Cả lớp: ga. GV giải nghĩa: ga/
<b>nhà ga là bến đỗ, nơi xuất phát của các đồn tàu.</b>


- Phân tích tiếng ga: có 2 âm, âm g đứng trước, âm a đứng sau.


- GV giới thiệu mơ hình tiếng ga. GV cùng HS đánh vần ga – gờ - a – ga (thể
hiện bằng động tác tay 1 lần)


- HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, tổ, lớp): gờ - a – ga/ ga


2.2. Âm h và chữ h (thực hiện như âm g và chữ g). HS nhận biết: hờ - ơ – dấu
<b>huyền = hồ</b>


- Phân tích tiếng hồ. Đánh vần: hờ - ô – hô – huyền – hồ/ hồ.
2.3. Củng cố: HS nói lại 2 chữ/ 2 tiếng mới học


- HS ghép bảng cài chữ: ga, hồ
<b>4. Luyện tập:</b>


3.1. Mở rộng vốn từ


Bài tập 2: Tiếng nào có âm g? Tiếng nào có âm h?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Từng cặp HS làm bài; báo cáo kết quả: HS1 chỉ các hình trên bảng lớp, nói
các tiếng có âm g (gấu, gừng, gà), HS2 nói các tiếng có âm h (hổ, hoa hồng,
<b>hành)</b>


- GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng hổ có âm h, tiếng gấu có âm g, ...


- Cho HS nói thêm tiếng có âm g, có âm h


3.2. Tập đọc (Bài tập 3):


- GV chỉ hình minh họa bài Bé Hà, bé Lê giới thiệu bài: Bài có bốn nhân vật:
Hà, bà, bé Lê, ba của Hà.


GV xác định lời nhân vật trong từng tranh: Tranh 1 là lời Hà. Tranh 2: câu 1 lời
bà, câu 2 lời Hà. Tranh 3 lời của Hà. Tranh 4: Lời ba Hà.


- GV đọc mẫu từng lời, kết hợp giới thiệu từng tình huống.
- Luyện đọc từ ngữ:


HS (cá nhân, lớp) nhìn bài trên bảng, đọc các từ ngữ (đã gạch chân) theo thước
chỉ của GV: Hà ho, bà bế, cả Hà, cả bé Lê.


<b>Tiết 2</b>
3.3. Tập đọc (BT3)


a, GV đưa lên bảng nội dung bài đọc. Giới thiệu hình ảnh. Các em cùng xem.
b, Luyện đọc.


- GV chỉ từ dưới hình(1). HS(cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Hà ho, bà ạ
- GV chỉ từ dưới hình(2). HS (cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp) đọc trơn: Để bà bế bé
Lê đã


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- GV chỉ từ dưới hình(4). HS đọc: Ba bế cả Hà, cả bé Lê. GV: Hình ảnh của ba
bế hai chị em Hà.


- GV chỉ theo tranh cho HS đọc lại.


c, GV đọc mẫu .


d, Thi đọc bài.


HS (cá nhân, nhóm, tổ) thi đọc bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.


* Cả lớp nhìn SGK đọc lại các từ ở trong 2 trang sách vừa học.
3.4.Tập viết (Bảng con- BT4)


GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết.


- Chữ g: Cao 5 li gồm 2 nét: nét cong kín như chữ o, thêm một nét khuyết dưới
bên phải.


- Chữ h: Cao 5 li gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
- HS viết bảng con g, h. HS giơ bảng, GV nhận xét.


- Viết ga, hồ.


- HS đọc ga và nói chữ nào viết trước, chữ nào viết sau . Đọc hồ và nói cách
viết tiếng hồ.


- GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn HS cách viết.
- HS viết bảng con ga, hồ (2 lần)


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Dặn học sinh đọc lại bài ở nhà và
giới thiệu với người thân các con vật và sự vật Tập đọc. Xem trước bài 7 chuẩn
bị cho bài sau.



- Khuyến khích các em tập viết trên bảng con.


</div>

<!--links-->

×