Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

conduongcoxua welcome to my blog

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.96 KB, 31 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
<b>Đơn vị TRƯỜNG THPT THANH BÌNH</b>


Mã số: ...


<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>



<b>BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM</b>


<b>PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN</b>



<b>ĐỐI VỚI MÔN SINH HỌC 10</b>



Người thực hiện: LÂM THỤY ANH THƯ
Lĩnh vực nghiên cứu:


- Quản lý giáo dục <sub> </sub>


- Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học 


- Lĩnh vực khác: ... 


<i><b>Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN</b></i>
 Mơ hình  Phần mềm  Phim ảnh  CD


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC</b>
<b>I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN</b>


1. Họ và tên : LÂM THỤY ANH THƯ


2. Ngày tháng năm sinh : 03 tháng 11 năm 1983
3. Nam, nữ : Nữ


4. Địa chỉ : Ấp 1, Xã Phú Điền, Tân Phú, Đồng Nai
5. Điện thoại : CQ 0613858146 DĐ 0987215502


6. Fax : E-mail:
7. Chức vụ:


8. Đơn vị cơng tác : Trường THPT Thanh Bình


<b>II.</b> <b>TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO</b>


- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn , nghiệp vụ ) cao nhất : Cử nhân
- Năm nhận bằng : 2005


- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học


<b>III.</b> <b>KINH NGHIỆM KHOA HỌC</b>


- Lĩnh vực chuyên mơn có kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy.
- Số năm có kinh nghiệm: 6 năm


- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC</b>
<b>THEO DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔN SINH HỌC 10</b>


<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>



Chưa bao giờ trong lịch sử nền giáo dục nước ta xu thế đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng tăng cường sự tích cực, chủ động của người học lại
phát triển mạnh mẽ như trong các thập kỷ gần đây. Việc đẩy mạnh ứng dụng
phương pháp Dạy học giải quyết vấn đề vào giảng dạy đã được tiến hành từ nhiều
năm nay, điều này cũng đồng thời khuyến khích học sinh chủ động trau dồi các kỹ
năng ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ việc học. Tuy nhiên việc ứng dụng
thực tế vào giảng dạy hiện vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn do sự chưa tương hợp
giữa nội dung và thời gian thực hiện chương trình, sự chênh lệch trình độ của học
sinh và kể cả những hạn chế về trình độ của giáo viên.


Với mục đích bước đầu thử nghiệm ứng dụng kết hợp dạy học tăng cường
sự tích cực của học sinh và phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ
trợ học tập, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Bước đầu thực hiện thử nghiệm
phương pháp dạy học theo dự án đối với môn Sinh học 10”.


<b>II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI</b>
<b>2.1.</b> <b>Cơ sở lý luận</b>


<b>2.1.1. Dạy học theo dự án: Chương trình Intel Teach to the Future - Dạy</b>
<b>học cho tương lai của Intel</b>


Khoa học kỹ thuật thế giới phát triển với tốc độ ngày càng cao, cung cấp cho
học sinh những kiến thức của sách giáo khoa là chưa đủ để các em có thể tự tin và
bản lĩnh sẳn sàng khi bước vào một thế giới được thúc đẩy bởi công nghệ. Điều
quan trọng hơn là trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng cơ bản để các
em tự học, tự rèn luyện bản thân trên con đường tìm kiếm tri thức và hồn thiện
nhân cách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thế giới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các lĩnh vực cơng trình học, tốn
học, khoa học và công nghệ, giúp học sinh, sinh viên phát triển các kỹ năng suy


nghĩ ở cấp độ cao hơn để có thể thành cơng trong một nền kinh tế tri thức. Chương
trình được xây dựng dựa trên một mơ hình đã được kiểm nghiệm thực tế nhằm đào
tạo cho các giáo viên những phương thức, thời gian và địa điểm thích hợp để đưa
cơng nghệ vào trong các kế hoạch giảng dạy của mình và tích hợp chúng vào trong
các giáo án giảng dạy phù hợp. Chương trình này còn hướng dẫn cách sử dụng
Internet, thiết kế trang Web và các phần mềm truyền thông đa phương tiện và triển
khai các dự án cho học sinh trong các bài học dựa trên mơ hình dự án có tính tương
tác cao. Ra đời từ năm 2000, chương trình Intel Teach to the Future - Dạy học cho
tương lai tới nay đã đào tạo được hơn ba triệu giáo viên tại 36 quốc gia.


- Ở Việt Nam, ngày 6 tháng 12 năm 2005, công ty Intel Việt Nam và Bộ
Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã chính thức cơng bố triển khai chương trình
Intel® Teach to the Future - Dạy học cho tương lai tại Việt Nam sau khi triển khai
thử nghiệm thành cơng chương trình này từ năm 2003 để tăng cường khả năng ứng
dụng công nghệ của học sinh, sinh viên và từ đó phát triển một lực lượng lao động
tri thức hùng hậu đáp ứng cho sự tăng trưởng trong tương lai của đất nước Việt
Nam. [2,3]


- Phương pháp dạy học theo dự án tương tự kỹ thuật giao nhiệm vụ với các
yêu cầu cụ thể, rõ ràng về nội dung, phương tiện, thời điểm và thời gian thực hiện.
Nhưng phương pháp này có nét riêng, đó là việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào
biểu diễn kết quả công việc của học sinh như trình chiếu dưới dạng file
Powerpoint, Word, Publisher (bài báo) hay kể cả tạo ra trang web. Giáo viên sẽ hỗ
trợ học sinh lựa chọn phương pháp trình bày phù hợp và giúp đỡ các em về mặt kỹ
thuật thực hiện khi cần. Khi các kết quả dự án được báo cáo, những học sinh còn
lại sẽ đặt câu hỏi, các học sinh sẽ cùng nhau tìm hiểu kiến thức mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Luật Giáo dục năm 2005 xác định mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo
con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề
nghiệp. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển tử chủ yếu trang bị kiến thức cho


học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực
hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục cũng được đổi mới theo
hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên” [1]. Trong những năm gần đây, để khuyến khích tinh thần tự
học của học sinh nhiều phương pháp dạy học đã được giáo viên ứng dụng như kỹ
thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật khăn trải
bàn… chúng phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng việc kích thích, dẫn
dắt học sinh suy nghĩ, khám phá tri thức mới. Tuy nhiên các phương pháp này
chưa đặt học sinh vào vị trí cần vận dụng khoa học kỹ thuật vào tìm hiểu các kiến
thức mới cũng như vận dụng chúng vào giải quyết các nhiệm vụ được giao.


- Sinh học là môn học kết hợp các vấn đề lý thuyết và có rất nhiều vận dụng
thực tiễn. Điều này là một lợi thế khi giảng dạy Sinh học vì có thể khai thác những
vận dụng này kích thích hứng thú học tập của học sinh; đồng thời các khái niệm,
tính chất cũng như các quá trình sinh học cũng là các nội dung mà khi giao bài tập
hay nội dung nghiên cứu cho học sinh, giáo viên có thể khai thác để địi hỏi học
sinh tự nâng cao năng lực ứng dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật mới để có
thể tìm hiểu và trình bày kết quả cơng việc của mình. Đặc điểm này là điều kiện
rất thuận lợi để ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy.


<b>2.2.</b> <b>Nội dung, đối tượng và biện pháp thực hiện </b>
<b>2.2.1. Nội dung và đối tượng</b>


Nội dung thử nghiệm là chương cuối của chương trình Sinh học 10, chương
Vi-rút và bệnh truyền nhiễm


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>2.2.2. Biện pháp thực hiện</b>


Chúng tôi chia lớp thử nghiệm thành 4 nhóm, mỗi nhóm bốc thăm chọn 1


trong 4 nội dung chính của chương để chuẩn bị, các nội dung sau khi hoàn chỉnh sẽ
được giáo viên kiểm tra, bổ sung và chỉnh sửa.


Học sinh được tư vấn các nguồn tài liệu có thể sử dụng phục vụ cho bài báo
cáo, ví dụ như sách giáo khoa, các sách tham khảo chuyên ngành, internet, các tạp
chí, báo…Học sinh tự chọn phương pháp báo cáo: giảng giải truyền thống, sử dụng
Power point, trình bày dạng bài báo hay trang web; đồng thời được giáo viên hỗ
trợ về mặt kỹ thuật. Bài báo cáo cuối cùng được nhóm trình bày báo cáo trước lớp.


Thời gian thực hiện: từ 13/3 đến 15/5/2012


<b>2.2.3. Nội dung phân cơng cơng việc cụ thể các nhóm:</b>


- 13/3/2012: Giáo viên giới thiệu dự án: Tìm hiểu về Vi-rút và bệnh truyền nhiễm
Phân nhóm và bốc thăm chọn nội dung, mỗi nhóm chọn 1 phần trong


4 nội dung sau


<b>PHẦN 1.CẤU TRÚC CÁC LOẠI VI-RÚT</b>
<b>1. Mục tiêu cơ bản</b>


- Mô tả được cấu tạo chung và hình thái một số vi-rút


- Phân biệt được các thuật ngữ capsome, capsit, nucleocapsit
- Trình bày được 3 đặc điểm cơ bản của vi-rút


- Phân biệt được vi-rút, vi khuẩn, prion và viroit


- Giải thích được tại sao vi-rút là dạng ký sinh nội bào bắt buộc
- Phân biệt vi-rút và vi khuẩn



<b>2. Phương tiện cần thiết: hình ảnh vi-rút và cấu tạo vi-rút </b>
<b>3. Tiến trình thực hiện:</b>


- Nộp nội dung và sửa bài: 20-22/3/2012
- Báo cáo trước lớp: 3/4/2012


<b>PHẦN 2. SỰ NHÂN LÊN CỦA VI-RÚT TRONG TẾ BÀO CHỦ</b>
<b>1. Mục tiêu cơ bản</b>


- Trình bày được quá trình nhân lên của vi-rút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Giải thích được vì sao vi-rút nhận ra được tế bào chủ


<b>2. Phương tiện cần thiết: hình ảnh/phim về sự nhân lên của vi-rút, hình ảnh một</b>


số vi-rút độc và vi-rút ơn hịa


<b>3. Tiến trình thực hiện:</b>


- Nộp nội dung và sửa bài: 27-29/3/2012
- Báo cáo trước lớp: 6/4/2012


<b>PHẦN 3. VI-RÚT GÂY BỆNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA VI-RÚT TRONG</b>


<b>THỰC TIỄN</b>


<b>1. Mục tiêu cơ bản</b>


- Nêu được tác hại của vi-rút đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng.



- Nêu được nguyên lý và ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật di truyền có sử dụng
phagơ: sản xuất các chế phẩm sinh học như vacxin, inteferon, hoocmon, thuốc trừ
sâu… (Có thể giới thiệu thêm về cơ chế thực hiện)


- Giải thích được vì sao vi-rút tự nó khơng có khả năng xâm nhập vào tế bào thực
vật


<b>2. Phương tiện cần thiết: hình ảnh một số bệnh do vi-rút trên thực vật, côn trùng,</b>


cơ chế kỹ thuật di truyền sử dụng phago


<b>3. Tiến trình thực hiện : </b>


- Nộp nội dung và sửa bài: 5-7/4/2012
- Báo cáo trước lớp: 10/4/2012


<b>PHẦN 4. BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH- HIV -AIDS</b>
<b>1. Mục tiêu cơ bản</b>


- Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây
bệnh để qua đó nâng cao ý thức phịng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng
đồng.


- Trình bày được khái niệm về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch không đặc
hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch


- Phân biệt khái niệm kháng nguyên và kháng thể


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>2. Phương tiện cần thiết: hình ảnh một số bệnh truyền nhiễm, HIV, triệu chứng</b>



AIDS


Có thể diễn kịch hoặc kể chuyện giáo dục về phịng tránh HIV - AIDS


<b>3. Tiến trình thực hiện:</b>


- Nộp nội dung và sửa bài: 5-8/4/2012
- Báo cáo trước lớp: 11/4/2012


<b>PHẦN 5. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:</b>
- Hình thức: trắc nghiệm 40 câu/45 phút


- Thời gian: 15/5/2012


<b>2.3.</b> <b>Kết quả</b>


- Các nhóm đều chọn báo cáo kết quả dự án bằng cách sử dụng Powerpoint, có
soạn trước nội dung lý thuyết dưới dạng file Word. Các bài báo cáo của các nhóm
đều đã được chuẩn bị rất cơng phu cả về nội dung và hình thức với cách sử dụng
phối hợp linh hoạt và hợp lý các phần lý thuyết, các hình ảnh và các đoạn phim.
- Cả 4 nhóm đều hoàn thành sớm hơn thời hạn và đầy đủ nội dung được giao.


<b>2.3.1.</b> <b>Nội dung lý thuyết của các nhóm </b>
<b>a.</b> <b>Nhóm 1 - Tổ 2 - 10A1</b>


<b>Cấu trúc các loại vi rút </b>
<b>I. Khái niệm chung:</b>


- Vi rút là thực thể chưa có cấu tạo tế bào.



- Vi rút có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanơmet). Chỉ có thể quan sát vi rút dưới
kính hiển vi điện tử


+Vi rút có kích thước khoảng 10-100 nm. ( 1mm = 1.000.000nm).
* Vi rút lớn nhất chỉ bằng 1/10 vi khuẩn E.coli


(vi rút đậu mùa có đường kính 300A0<sub>)</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Sống kí sinh nội bào bắt buộc. Trong tế bào vật chủ, vi rút hoạt động như một thể
sống; ngoài tế bào chúng lại như một thể vô sinh. (Để nhân lên, vi rút phải nhờ bộ
máy tổng hợp của tế bào, vì thế chúng là kí sinh nội bào bắt buộc)


<i>* Ví dụ: Vi rút đậu mùa, vi rút viêm gan B, vi rút cúm, vi rút viêm não Nhật Bản,</i>


<i>* Phân loại</i>


- Dựa vào axit nucleic, cấu trúc vỏ capsit, có hay khơng vỏ ngồi thì vi rút gồm 2
nhóm sau:


+ Vi rút ADN (vi rút đậu mùa, viêm gan B, hecpet…)


+ Vi rút ARN (vi rút cúm, vi rút sốt xuất huyết Dengi, vi rút viêm não Nhật
Bản,…)


- Để đơn giản hơn, người ta phân loại vi rút dựa vào vật chủ:
+ Vi rút ở người và động vật


+ Vi rút ở thực vật


+ Vi rút ở vi sinh vật


<b>II. Cấu tạo vi rút:</b>


- Cấu tạo chung của vi rút gồm 2 thành phần cơ bản:


+ Phần lõi: là axit nuclêic (hệ gen của vi rút) " giữ chức năng di truyền.
+ Phần vỏ (vỏ capsit) : bản chất là protein


<i>- Phức hợp axit nucleic và vỏ capsit gọi là nucleocapsit.</i>


<i><b>1. Vỏ capsit</b></i>


<i>- Vỏ capsit được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ hơn gọi là capsome.</i>
<i>- Số lượng capsome càng nhiều thì kích thước vi rút càng lớn.</i>


Axit
nucleic


<b>Capsit</b>



<b>Capsome</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>2. Lõi axit nucleic (hệ gen của vi rút)</b></i>


- Bộ gen của vi rút có thể là ADN hoặc ARN (mạch đơn hoặc mạch kép)


<i>* Phân biệt các thuật ngữ capsome, capsit, nucleocapsit</i>


- Capsome là đơn vị hình thái (đơn vị protein) cấu tạo nên vỏ capsit


- Capsit là vỏ do các đơn vị protein(capsome) tạo thành.


- Lớp vỏ ngoài là cấu tạo bởi lớp lipit kép và protein


- Phức hợp gồm axit nucleic và vỏ capsit gọi là nucleocapsit.


<i><b>3. Vi rút trần và vi rút có vỏ ngồi:</b></i>


- Vi rút trần (vi rút đơn giản): là vi rút chỉ gồm lõi là axit nucleic và vỏ capsit.
- Vi rút có vỏ bọc (vi rút phức tạp): là vi rút có thêm lớp vỏ bao bọc ngồi lớp vỏ
capsit.


<i>* Cấu tạo ngoài của vi rút trần:</i>


- Vi rút cấu tạo chỉ có lõi là axit nucleic và vỏ capsit.


<i>* Cấu tạo ngồi của vi rút có vỏ:</i>


- Vỏ ngồi của vi rút có cấu tạo từ gồm 1 lớp photpholipit kép và protein (tương tự
như màng sinh chất)


- Trên bề mặt vỏ ngồi có các gai glicoprotein có tác dụng kháng nguyên giúp vi
rút bám lên bề mặt tế bào chủ.


<b>III. Hình thái vi rút:</b>


- Vi rút có 3 kiểu cấu trúc cơ bản:


+ Cấu trúc xoắn: capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
* Ví dụ: vi rút dại, vi rút khảm thuốc lá,..



+ Cấu trúc khối: Capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
* Khối đa diện, ví dụ: vi rút bại liệt,…


* Khối cầu, ví dụ: vi rút HIV,…


+ Cấu trúc hỗn hợp: Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đi có cấu
trúc xoắn. Ví dụ: Pha gơ T2,…


- Ngoài 3 dạng cơ bản trên, một số vi rút có hình dạng bất định như vi rút cúm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>* Thí nghiệm của Franken và Conrat:</i>


"Vi rút lai mang axit nucleic của chủng A.


=> Trong 2 thành phần cấu tạo chủ yếu, thì axit nucleic đóng vai trị quyết định
mọi đặc tính của vi rút.


<i>* Một số loại vi rút </i>


* Phân biệt virut và vi khuẩn:


Tính chất Vi rút Vi khuẩn
Có cấu tạo tế bào Khơng Có
Chỉ chứa ADN hoặc ARN Có Khơng


Chứa cả ADN vào ARN Khơng Có
Chứa riboxom Khụng Cú
Sinh sn c lp Khụng Cú



Virut bại liệt


Virut
viêm n·o


Virut d¹i <sub>Virut HIV</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i> * Phân biệt các thuật ngữ</i>


<i>- Từng hạt vi rút được gọi là virion hay viron.</i>


<i>- Viroit là những phân tử ADN hay ARN vịng, trần, một mạch, chúng khơng có vỏ</i>
capsit, có khả năng gây bệnh, chủ yếu là gây nhiều bệnh ở thực vật.


<i>- Prion lại là phân tử protein thuần khiết, khơng chứa một loại acid nucleic hoặc</i>
chứa thì cũng q ngắn để mã hóa bất kì một protein nào mà nó có. Prion gây bệnh
chủ yếu ở động vật, đặc biệt ở não hay liên quan đến thần kinh.


<b>b. Nhóm 2 – Tổ 1 lớp 10a1</b>


<b>Sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ</b>
<b>I/ Chu trình nhân lên của vi rút </b>


<b>1. Sự hấp phụ: Gai glicoprotein hoặc protein bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề</b>


mặt tế bào, nếu khơng đặc hiệu thì vi rút khơng bám vào được.


<b>2. Xâm nhập: Vi rút động vật: đưa cả </b>


nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nucleic



<b>PHAGƠ</b> <b>VIRUT ĐỘNG<sub>VẬT</sub></b>


Bao đi được kích
thích → co lại, đẩy trụ
đi xun vào tế bào
chủ


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Phagơ: enzim lizozim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào </b>


chất, cịn vỏ nằm bên ngồi. Cơ chế: bao đi được kích thích→co lại, đẩy trụ đi
xun vào tế bào chủ. AND của pha gơ theo trụ đuôi đi vào tế bào.


<b>3. Sinh tổng hợp</b>


Vi rút sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nucleic và
protein cho riêng mình. Một số trường hợp vi rút có enzim riêng tham gia vào q
trình tổng hợp.


Q trình tổng hợp:


 Tổng hợp enzim của vi rút
 Tổng hợp axit nuclêic
 Tổng hợp protein vỏ


<b>4. Lắp ráp: Lắp axit nucleic vào protein vỏ để tạo vi rút hồn chỉnh. Vỏ capsit </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>5. Phóng thích</b>


Vi rút phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên


vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>II/Vi rút ơn hịa và vi rút độc- Chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan</b>
<b>1. Vi rút ôn hoà</b>


Ở một số tế bào, bộ gen của vi rút gắn vào NST của tế bào, tế bào vẫn sinh
trưởng bình thường, vi rút này gọi là vi rút ơn hồ.


<b>2. Vi rút độc</b>


<b>Virut </b>


<b>Hấp phụ</b>



<b>Xâm nhập</b>



<b>Sinh tổng hợp</b>


<b>Lắp ráp</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Các vi rút phát triển làm tan tế bào là vi rút độc. Khi có một số tác động bên
ngoài như tia tử ngoại có thể chuyển vi rút ơn hồ thành vi rút độc.


<b>3. Chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan</b>


 <i>Chu trình tiềm tan là chu trình mà vi rút sau khi xâm nhập vào tế bào không gây</i>
tan tế bào và khơng tạo thế hệ vi rút mới, có gen vi rút gắn xen vào NST của tế bào
 <i>Khi vi rút nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình sinh tan.</i>


 Vi rút nhận ra tế bào chủ do tính đặc hiệu của vi rút với tế bào chủ tương ứng
nhờ vào sự phù hợp giữa gai glicoprotein và thụ thể



<b>c. Nhóm 3 – tổ 3 lớp 10a1</b>


<b>Vi rút gây bệnh và ứng dụng của vi rút trong thực tiễn</b>
<b>I. Vi rút gây bệnh</b>


<b>1. Vi rút kí sinh ở vi sinh vật</b>


Có khoảng 3000 loại pha gơ.


Chúng có thể kí sinh ở nhiều loại sinh vật nhân sơ hoặc sinh vật nhân thực
nhưng được nghiên cứu kĩ hơn cả là pha gơ của E.coli. Chúng thường có AND
xoắn kép và 90% có đi. Pha gơ được coi là mơ hình về sự nhân lên của virut
và ngày nay trở thành công cụ thuận lợi cho sự phát triển kĩ thuật gen.




Pha gơ của E.coli


Nhiều loài pha gơ gây tổn thất lớn cho nhiều ngành công nghiệp vi sinh: mì
chính, sinh khối, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc kháng sinh…


<b>2. Vi rút kí sinh ở cơn trùng</b>


Có thể chia thành hai loại:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Virut Baculo


- Nhóm vi rút kí sinh ở cơn trùng sau đó mới nhiễm vào người và động
vật: khoảng 150 loại. Những vi rút này thường sinh độc tố. Khi muỗi
hoặc bọ chét đốt người hoặc động vật thì virut sẽ xâm nhiễm và gây bệnh


cho người và động vật.


- VD: vi rút viêm não ngựa, vi rút Đengi (DHF) gây bệnh sốt xuất huyết…




Vi rút Đengi Vi rút viêm não


<b>3. Vi rút kí sinh ở thực vật</b>


Bộ gen của hầu hết các vi rút kí sinh ở thực vật là ARN mạch đơn. Sau khi
nhân lên trong tế bào, vi rút lan sang các tế bào khác qua cầu sinh chất


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

như bệnh cịi cà chua. Hiện nay, chưa có thuốc chống các loại vi rút kí sinh ở
thực vật.




Hiện nay, chưa có thuốc chống các loại vi rút kí sinh ở thực vật. Do đó khi phát
hiện bệnh chỉ có cách thu gom và đốt. Đẻ phịng tránh vi rút ở thực vật thì người ta
phải chọn giống cây sạch bệnh, luân cach cây trồng, thực hiện vệ sinh đồng ruộng,
tiêu diệt các côn trùng truyền bệnh.


Tế bào thực vật có thành xelulozo dày nên rất bền vững vi rút chỉ có thể xâm
nhập vào tế bào thực vật nhờ vết tiêm chích của cơn trùng hoặc các vết xước (do
thiên tai hay cơ học). Ví dụ sâu, rệp, bọ rầy khi hút nhựa kèm theo cả vi rút. Cũng
có trường hợp nhờ dây tơ hồng, hay vi rút truyền bệnh thông qua hạt giống, củ
giông, cành chiết, mắt ghép…


<b>II. Ứng dụng của vi rút trong thực tế</b>


<b>1. Bảo vệ con người và môi trường</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>



Vacxin Dại Vacxin Viên gan B


Một số loại vi rút được nghiên cứu để hạn chế sự phát triển của một số loài
động vật hoang dã, ví dụ như Chế phẩm của virut pox được dùng để hạn chế sự
phát triển quá mức của những đàn thỏ tự nhiên




Chế phẩm từ virut Pox


<b>2. Bảo vệ thực vật</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>



Chế phẩm có chứa vi rút Baculo


Thuốc trừ sâu sinh học có nhiều ưu điểm :
 Có tính đặc hiệu cao


 Có khả ăng tồn tại lâu
 Dễ sản xuất, giá thành rẻ


<b>3. Sản xuất dược phẩm</b>


Vi rút có vai trò quan trọng trong việc sản xuất một số loại dược phẩm:
insulin…



Một số pha gơ chứa các đọan gen khơng thực sự quan trọng nên nếu có cắt đi
thì cũng khơng ảnh hưởng đến sự nhân lên của chúng lợi dụng tính chất này người
ta có thể thay thế các đoạn gen cần thiết bằng kĩ thuật chuển ghép gen.


 Kĩ thuật chuyển ghép gen :


 Chon đoạn gen có tính kháng ngun cao.


 Cắt đọan gen cần thiết từ phân tử AND này ghép vào phân tử AND khác
nhờ thể truyền tạo AND tái tổ hợp.


 Nhờ sự nhân lên của tế bào chủ mà đoạn gen cần thiết cũng được nhân lên.
 Tách, chiết, tinh chế ta thu được các phân tử AND cần thiết, sử dụng để sản


xuất dược phẩm


<b>d.</b> <b>Nhóm 4 – Tổ 4- 10A1</b>


<b>Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch - HIV-AIDS</b>
<b>I) HIV- AIDS</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

 <i><b>HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus,</b></i>
có nghĩa là virút gây suy giảm miễn dịch ở người.


 <i><b>AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch cho HIV gây ra.</b></i>
 Cấu tạo:


- HIV là một loại Vi rút có vỏ ngồi



- Lõi Vi rút bao gồm 2 phân tử ARN và một loại enzim phiên mã ngược.


<b>2) Đặc điểm của AIDS.</b>


 Cơ chế hoạt động của Vi rút HIV.


Vi rút HIV phá huỷ các tế bào bạch cầu (tế bào T), là một phần của hệ thống miễn
dịch của cơ thể. Các tế bào CD4 + T-lymphocyte đóng một vai trò thiết yếu đối với
sự hoạt động của hệ thống miễn dịch và là mục tiêu chính của Vi rút HIV. Một khi
vi rút xâm nhập vào các tế bào này của cơ thể, nó sẽ gây nhiễm trùng hoặc bị ung
thư mà nếu không bị nhiễm vi rút này nó có thể chống lại được. Những nhiễm
trùng này gọi là nhiễm trùng cơ hội. Sự phá huỷ này diễn ra trong một thời gian
dài, khoảng từ ½ đến 10 năm. Hầu hết những người bị nhiễm HIV đều có vẻ ngồi
khoẻ mạnh, khơng có triệu chứng gì trong nhiều năm. Không thể biết được ai bị
nhiễm HIV/AIDS qua vẻ bề ngoài của họ. Thử máu là cách duy nhất để biết được
một người có bị nhiễm HIV hay khơng.


 Ba giai đoạn phát triển của bệnh


- Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn “cửa sổ” : kéo dài 2 tuần đến 3 tháng.
Thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.


- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 – 10 năm. Lúc này số lượng tế bào
limphô T – CD4 giảm dần.


- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy,
viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapơsi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân,… Cuối cùng
dẫn đến cái chết không sao tránh khỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Sau khi vi rút HIV xâm nhập cơ thể người, người đó có thể khơng có dấu hiệu


và triệu chứng của AIDS trong vòng 5 đến 10 năm. Tuy nhiên, cũng có thể có một
vài triệu chứng nhiễm trùng ban đầu như bị cúm nặng. Khi hệ thống miễn dịch ở
người bắt đầu suy giảm. các dấu hiệu và triệu chứng của AIDS bắt đầu phát triển.
Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể là:


- Giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể
- Sốt kéo dài hơn một tháng


- Các bệnh bạch huyết


- Ỉa chảy kéo dài hơn một tháng (thỉnh thoảng hoặc liên tục)
- Trầy xước da


- Mệt mỏi kéo dài


- Ra nhiều mồ hôi khi ngủ
- Ho khan kéo dài


Ở giai đoạn cuối cùng là AIDS, người nhiễm có thể sẽ mắc ho lao, viêm phổi,
ỉa chảy và các truyền nhiễm mãn tính, thường được gọi là các nhiễm trùng cơ hội.
Người nhiễm thường chết vì các bệnh này.


 Cách thức lây truyền HIV-AIDS.
- Đường máu


- Đường tình dục


- Đường từ mẹ sang con
- Tiêm chích ma túy



 Phương thức phịng tránh HIV-AIDS.


- Ln sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục. Phịng nhiễm HIV
lây qua đường máu


- Đảm bảo truyền máu an toàn, sàng lọc người cho máu và sàng lọc các túi
máu trước khi truyền.


- Áp dụng các biện pháp dự phòng trong mơi trường chăm sóc như đeo găng
khi có tiếp xúc với máu và dịch của người bệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Hạn chế thuốc tiêm, khuyến khích dùng thuốc uống.
- Không dùng chung bơm kim tiêm.


- Xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi kết hơn, khi quyết định có thai và khi có
thai.


- Người nhiễm HIV/AIDS khơng nên lập gia đình.


- Người nhiễm HIV/AIDS nếu lấy vợ, lấy chồng thì phải dùng bao cao su
trong quan hệ tình dục, đề phịng có thai và lây nhiễm HIV cho nhau.


- Người nhiễm HIV khơng nên có thai để tránh rủi ro sinh ra một đứa trẻ
nhiễm HIV. Sau khi sinh con người mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú
sữa mẹ. Nếu khơng có khả năng ni trẻ bằng sữa thay thế, có thể cho trẻ bú
mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu sau đó cai sữa và cho ăn sam...


- Cho đến nay chưa có vacxin phịng HIV hữu hiệu. Các thuốc hiện chỉ có thể
làm chậm tiến trình dẫn đến AIDS. Do vậy thực hiện lối sống lành mạnh, vệ
sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất để phòng HIV/AIDS



<b>II. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm.</b>
<b>1) Khái niệm.</b>


Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, có khả năng lây lan từ cá thể này
sang cá thể khác.


Các tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut.


Điều kiện: Độc lực (khả năng gây bệnh), số lượng đủ lớn, con đường xâm nhập
thích hợp.


<b>2) Phương thức lây truyền và phòng tránh.</b>


 Phương thức lây truyền:
- Truyền ngang:


+ Qua đường hơ hấp.
+ Qua đường tiêu hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Truyền dọc: Truyền từ mẹ qua thai nhi.
 Cách phịng tránh:


- Giữ gìn vệ sinh mơi trường, vệ sinh ăn uống.
- Ngăn ngừa mầm bệnh


- An toàn trong y tế và tình dục.


<b> 3) Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do Vi rút </b>



 Ở người: Cúm, thương hàn, SARS, AIDS, sởi, bại liệt đậu mùa viêm gan…
 Ở động vật: Cúm gà, lở mồm long móng,…


<b>III) Miễn dịch.</b>
<b>1) Khái niệm.</b>


<i><b>Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây</b></i>


bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.


<b>2) Các loại miễn dịch.</b>


<b>a. Miễn dịch không đặc hiệu.</b>


- Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.


- Khơng địi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên và có vai trò
quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.


<b>b. Miễn dịch đặc hiệu.</b>


- Kháng ngun: Là chất lạ, thường là prơtêin, có khả năng kích thích cơ thể
tạo đáp ứng miễn dịch (miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào).


- Kháng thể: Là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng
nguyên lạ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

 Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, được chia
làm 2 loại:



 Miễn dịch dịch thể: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể khi có kháng nguyên
xâm nhập vào.


- Do tế bào lympho B tiết ra kháng thể đưa vào thể dịch: Máu, dịch mô, sữa
nước mắt, dịch mủ…


- Ngưng kết, bao bọc các loại Virus, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết độc tố,…
 Miễn dịch tế bào: Là miễn dịch có sự tham gia của tế bào T độc.


- Tế bào T khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prơtêin độc để làm tan
tế bào nhiễm, khiến Virus không nhân lên được.


- Miễn dịch tế bào đóng vai trị chủ lực trong những bệnh do Virus gây ra, vì
Virus nằm trong tế bào nên thốt khỏi sự tấn cơng của kháng thể.


<b>2.3.2.</b> <b>Nhận xét kết quả mỗi nhóm</b>
<b>a). Nhóm 1</b>


- Ưu điểm:


* Nội dung đầy đủ chính xác, hồn thành các mục tiêu được giao. Cách trình bày
nội dung hợp lý, sáng tạo.


* Sử dụng hình ảnh đa dạng, phù hợp với nội dung
- Nhược điểm:


* Logic trình bày vài điểm chưa hợp lý, nên phân biệt vi rút trần và vi rút có vỏ
ngồi trước khi phân biệt 4 thuật ngữ, nêu đặc điểm phân loại các loại vi rút sau
khi nêu đặc điểm hình thái vi rút



* Chưa nêu đầy đủ đặc điểm phân loại các loại vi rút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Ưu điểm:


* Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được giao


* Trong bài báo cáo có sử dụng các hình ảnh động để làm rõ quá trình nhân lên của
vi rút trong tế bào chủ và giúp học sinh dễ dàng phân biệt chu trình sinh tan và chu
trình tiềm tan


- Nhược điểm:


* Cịn vài điểm nội dung chưa chính xác


Ví dụ như giai đoạn 1 là giai đoạn hấp phụ, không phải hấp thụ; Hình ảnh động có
tên “Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của pha gơ” là tên sai, đó là hình ảnh
động có tên “Chu trình tiềm tan của pha gơ”.


* Khi trình bày báo cáo, người thuyết trình chỉ nêu hiện tượng, chưa nêu rõ đặc
điểm bản chất từng giai đoạn, ví dụ giai đoạn xâm nhập có bản chất là sự xâm nhập
của axit nucleic của vi rút vào tế bào chất của tế bào chủ …


* Khi nêu nội dung giai đoạn 3, người thuyết trình chưa nêu cụ thể trình tự các chất
được tổng hợp trong giai đoạn này.


<b>c). Nhóm 3</b>


- Ưu điểm:


* Trình bày đầy đủ về các loại vi rút gây bệnh trên thực vật, côn trùng và vi sinh


vật cũng như các ứng dụng của vi rút trong sản xuất các chế phẩm sinh học bằng
kỹ thuật di truyền.


* Bài báo cáo có sử dụng các hình ảnh phong phú và đẹp mắt minh họa cho các
nội dung lý thuyết


* Sử dụng các đoạn phim giúp học sinh hiểu rõ về cơ chế của kỹ thuật chuyển gen
- Nhược điểm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

* Trong các ứng dụng của kỹ thuật di truyền chưa nêu vai trò và đặc điểm của
inteferon.


<b>d). Nhóm 4</b>
<b>- Ưu điểm:</b>


* Mơ tả được đầy đủ khái niệm và các đặc điểm của bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
đặc hiệu và HIV - AIDS.


* Có bổ sung cho các nội dung SGK về các biểu hiện, phương pháp phịng tránh và
các hình ảnh về bệnh truyền nhiễm do vi rút.


- Nhược điểm:


* Thiếu các đặc điểm của miễn dịch không đặc hiệu


* Nên sử dụng phương pháp linh hoạt hơn để trình bày đặc điểm của HIV-AIDS


<b>III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI </b>


Sau gần 2 tháng thực hiện thử nghiệm đã thu được kết quả tương đối tốt.


Kết quả bài kiểm tra kiến thức của học sinh sau dự án được thống kê như sau:


Kết quả (điểm/bài) Lớp thử nghiệm (45 học
sinh)


Lớp đối chứng (46 học
sinh)


< 5 8,9 % 0 %


5 – 7 77,8 % 23,9 %
> 7 13,3 % 76,1 %


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

hơn các nguồn thơng tin. Quan trọng hơn phương pháp này khuyến khích học sinh
tự học, tự tích lũy kiến thức và phát huy kỹ năng trình bày ý kiến cũng như kỹ
năng trình bày vấn đề trước đám đơng. Kỹ năng sử dụng cơng nghệ của học sinh
đã được nâng lên, hình thức bài báo cáo đã được các nhóm đầu tư rất công phu như
việc sử dụng các hiệu ứng của Powerpoint với các nội dung lý thuyết, các hình ảnh
và các đoạn phim.


Mặc dù vậy, có sự chênh lệch ở tỷ lệ học sinh đạt điểm >7 ở 2 nhóm,
nhóm đối chứng có tỷ lệ cao hơn hẳn nhóm thử nghiệm. Có thể trong q trình
thực hiện phương pháp mới khơng phải tất cả các học sinh trong nhóm đều có
đóng góp như nhau trong dự án của nhóm, điều này khiến các học sinh thu được
những kiến thức chưa đồng đều sau dự án. Do vậy trong ứng dụng thực tế phương
pháp dạy học theo dự án, cần có những thay đổi cho phù hợp với nội dung dự án và
đối tượng học sinh.


<b>IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG</b>



- Thử nghiệm này cho thấy tiềm năng rất lớn của việc ứng dụng phương pháp dạy
học theo dự án vào thực tế giảng dạy sinh học ở trường phổ thơng. Tuy nhiên để
phương pháp này có thể phát huy tối đa những ưu điểm của nó, chúng tơi có một
số đề xuất như sau:


* Nên tiếp tục thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án trên phạm vi rộng rãi
hơn


* Nên áp dụng một số thay đổi khi thực hiện phương pháp này để khắc phục một
số nhược điểm của phương pháp. Cụ thể như phân nhóm học sinh thành các nhóm
nhỏ hơn đồng thời giao các nhiệm vụ nhỏ hơn cho nhóm để tăng cường sự phối
hợp hoạt động nhóm của các em. * Khuyến khích học sinh sử dụng các phương
tiện cơng nghệ thơng tin khi thực hiện dự án. Có thể tổ chức các buổi hướng dẫn,
giới thiệu cách sử dụng các phương tiện này trước khi giao dự án cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>1.</b> Giáo dục kỹ năng sống trong môn Sinh học ở trường Trung học phổ
thông, Lê Minh Châu, NXB GD Việt Nam, 2010


2.


/>


3. />


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Đơn vị THPT Thanh Bình</b> <b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<i>Tân Phú, ngày 19 tháng 05 năm 2012 </i>


<b>PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>
<b>Năm học: 2011 - 2012</b>


–––––––––––––––––



Tên sáng kiến kinh nghiệm: Bước đầu thực hiện thử nghiệm phương pháp dạy
học theo dự án đối với môn Sinh học 10


Họ và tên tác giả: Lâm Thụy Anh Thư. Chức vụ: Giáo viên dạy Sinh – Công
nghệ


Đơn vị: THPT Thanh Bình
<i> Lĩnh vực: </i>


- Quản lý giáo dục <sub></sub> <sub>- Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học </sub>
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ... 


Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 


<i><b>1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ơ dưới đây)</b></i>


- Có giải pháp hồn tồn mới <sub></sub>


- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 


<i><b>2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ơ dưới đây)</b></i>


- Hồn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao 


- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 


- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp


dụng tại đơn vị có hiệu quả 


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách: <sub>Tốt </sub> <sub> Khá </sub> <sub>Đạt </sub>


- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: <sub>Tốt  Khá </sub> <sub>Đạt </sub>


- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: <sub>Tốt  Khá </sub> <sub>Đạt </sub>


<b>XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN</b>


<i>(Ký tên và ghi rõ họ tên)</i>


Dương Thị Hoàn


<b>THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ</b>


<i>(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)</i>


</div>

<!--links-->
Warmly welcome to our lesson
  • 18
  • 460
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×