Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Download Đề thi HSG lịch sử 9 huyện Vĩnh Tường- có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.14 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD&ĐT</b>
<b>VĨNH TƯỜNG</b>


<b>ĐỀ THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012</b>
<b>Môn: Lịch sử</b>


<i><b>Thời gian làm bài: 150 phút</b></i>


<b>Câu I. (2 điểm)</b>


Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Tại sao nói: “Hồ bình ổn
định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân
tộc?


<b>Câu II. (2 điểm)</b>


Liên Xơ đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế sau
chiến tranh (1945-1950) và trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của
chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).


<b>Câu III. (3 điểm)</b>


Trình bày bối cảnh, nội dung và ý nghĩa những cải cách dân chủ ở Nhật Bản
sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến
tranh như thế nào? Nguyên nhân của sự phát triển đó.


<b>Câu IV. (3 điểm)</b>


Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương sau
chiến tranh thế giới thứ nhất? Chương trình khai thác lần thứ hai tập trung vào
những nguồn lợi nào? Tác động đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào?



<i>Họ và tên thí sinh: ...SBD: ...</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHỊNG GD&ĐT</b>
<b>VĨNH TƯỜNG</b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9 </b>
<b>MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2011 - 2012</b>
<b>Câu I. (2 điểm)</b>


<b>1. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay: (1 điểm)</b>
- Xu thế hồ hỗ và hồ dịu trong quan hệ quốc tế. (0,2đ)


- Sự tan rã của trật tự hai cực I-an-ta và thế gới đang tiến tới xác lập một trật
tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. (0,2đ)


- Từ sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cuộc cánh mạng khoa
học - kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy
kinh tế làm trọng điểm. (0,2đ)


- Tuy hồ bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ
XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các
phe phái. (0,2đ)


- Xu thế chung của thế giới ngày nay là hồ bình ổn định và hợp tác phát triển
kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc. (0,2đ)


<b>2. “Hồ bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là thời cơ, vừa là</b>
<b>thách thức đối với các dân tộc: (1 điểm)</b>



<b>a. Thời cơ: (0,5 điểm)</b>


- Bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi
trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các
liên minh kinh tế khu vực. (0,25đ)


- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật
của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây
dựng và phát triển đất nước. (0,25đ)


<b>b. Thách thức: (0,5 điểm)</b>


- Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ
dân trí và chất lượng nguồn nhân lực cịn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt
của thị trường thế giới; việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay nước ngồi; việc
giữ gìn bảo vệ bản sắc dân tộc và kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện
đại… (0,25đ)


- Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội đất nước phát triển, không nắm
bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời
cơ nhưng không có đường lối, chính sách đúng đắn sẽ đánh mất bản sắc văn hoá
dân tộc. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chính
sách phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống
khu vực và thế giới. (0,25đ)


<b>Câu II. (2 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Liên Xô chịu hậu quả nặng nền do chiến tranh thế giới thứ hai gây ra: Hơn
27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70000 làng mạc, 32000 nhà máy, xí
nghiệp và 65000 km đường sắt bị tàn phá… chiến tranh đã làm cho nền kinh tế


Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm. Các nước đế quốc phát động “chiến tranh
lạnh” chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, đầu năm
1946, Đảng và Nhà nước Xô viết vạch ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế
với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950). Các tầng lớp nhân dân sôi nổi thi đua,
lao động qn qn mình và đã hồn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ tư
trước 9 tháng. (0,25đ)


- Thành tựu:


+ Đến năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%, hơn 6000 nhà máy được
khôi phục và xây dựng mới đi vào hoạt động. (0,25đ)


+ Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt. (0,25đ)


+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử. (0,25đ)


<b>2. Công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ</b>
<b>1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX). (1 điểm)</b>


- Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH với việc thực
hiện các kế hoạch dài hạn: kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), lần thứ sáu
(1956-1960)… Phương hướng chính: ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng, thực
hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật,
tăng cường sức mạnh quốc phòng. (0,25đ)


- Thành tựu:


+ Kinh tế: Sản xuất cơng nghiệp bình qn hàng năm tăng 9,6%, Liên Xơ trở
thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20%


sản lượng cơng nghiệp tồn thế giới. (0,25đ)


+ Khoa học – kĩ thuật: Năm 1957, Liên Xơ là nước đầu tiên phịng thành cơng
vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của lồi người. Năm 1961,
Liên Xơ phóng con tàu “Phương Đơng” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu
tiên bay vịng quanh Trái Đất. (0,25đ)


+ Đối ngoại: Liên Xơ thực hiện chính sách chung sống hồ bình, quan hệ hữu
nghị với tất cả các nước, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,
giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững
chắc của hồ bình và cách mạng thế giới. (0,25đ)


<b>Câu III. (3 điểm)</b>


<b>1. Bối cảnh, nội dung và ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản</b>
<b>sau chiến tranh thế giới thứ hai: (1 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Là nước bại trận và lần đầu tiên trong lịch sử bị qn đội nước ngồi chiếm
đóng. Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, xuất hiện nhiều khó
khăn bao trùm đất nước: thất nghiệp, thiếu lương thực thực phẩm, hàng tiêu
dùng… (0,25đ)


<b>b. Nội dung:</b>


- Ban hành Hiến pháp mới năm 1946 có nhiều nội dung tiến bộ; tiến hành cải
cách ruộng đất (1946-1949); xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trường trị tội phạm
chiến tranh. (0,25đ)


- Giải giáp các lực lượng vũ trang; giải thể các công ti độc quyền; thanh lọc
các phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước và ban hành các quyền tự do dân


chủ. (0,25đ)


<b>c. Ý nghĩa:</b>


Mang lại luồng khơng khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân
tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. (0,25đ)


<b>2. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh: (1 điểm)</b>
- Nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ
tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6/1950) và cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng
“thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản.
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một
trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. (0,25đ)


- Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD bằng 1/17 của Mĩ,
nhưng đến năm 1968 đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới – sau Mĩ
(830 tỉ USD). Thu nhập bình quân theo đầu người, năm 1990 đạt 23796 USD, vượt
Mĩ và đứng thứ hai thế giới – sau Thuỵ Sĩ (29850 USD) (0,25đ)


- Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%. (0,25đ)


- Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhỡ áp dụng những thành tựu
khoa học – kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong
nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa, nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai thế giới - sau
Pê-ru. (0,25đ)


<b>3. Nguyên nhân sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản: (1</b>
<b>điểm)</b>



<b>a. Nguyên nhân khách quan:</b>


Do sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới và những thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học – kĩ thuật. (0,2đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sáng tiếp thu
những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. (0,2đ)


- Hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, cơng ti. (0,2đ)


- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển,
nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng
trưởng. (0,2đ)


- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao
động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. (0,2đ)


<b>Câu IV. (3 điểm)</b>


<b>1. Nguyên nhân thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông</b>
<b>Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất: (0,25 điểm)</b>


- Nước Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp
những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc
địa, trong đó có Việt Nam và Đơng Dương. (0,25đ)


<b>2. Chương trình khai thác lần thứ hai tập trung vào các nguồn lợi: (1,75</b>
<b>điểm)</b>



- Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp
(chủ yếu là đồn điền cao su) và khai mỏ (chủ yếu là mỏ than). (0,25đ)


- Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để mở rộng diện tích
trồng cao su. Nhiều cơng ti cao su lớn ra đời: Công ti Đất Đỏ, công ti Mi-sơ-lanh…
<b>(0,25đ) </b>


- Công nghiệp: Chủ yếu khai thác than đá, mở rộng một số cơ sở công nghiệp
chế biến như nhà máy sợi Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, nhà máy xay xát gạo
Chợ Lớn… (0,25đ)


- Thương nghiệp: Để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, Pháp
đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta. (0,25đ)


- Giao thông vận tải: Được đầu tư phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông
Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng – Na Sầm (1922), Vinh – Đơng Hà
(1927). (0,25đ)


- Tài chính Ngân hàng Đơng Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế.
<b>(0,25đ)</b>


- Thuế khoá: Chúng đánh thuế nặng và đặt ra nhiều thứ thuế để vơ vét, bóc lột
nhân dân ta. (0,25đ)


<b>3. Tác động của Chương trình khai thác lần thứ hai đối với nền kinh tế</b>
<b>Việt Nam: (1 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

bản chủ nghĩa dẫn tới sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc ở nơng thơn.
Do đó, nền kinh tế hàng hố có điều kiện để phát triển. (0,25đ)



- Do mục đích của Pháp biến Việt Nam thành thị trường cung ứng nguyên vật
liệu và tiêu thụ hàng hoá, nên tác dụng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
du nhập vào cũng rất hạn chế. (0,25đ)


- Mặt khác, Pháp vẫn tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, sử dụng
giai cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy, Việt Nam khơng cịn là nước độc lập và
khơng thể có nền kinh tế dân tộc phát triển bình thường lên tư bản chủ nghĩa, mà
trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. (0,25đ)


</div>

<!--links-->

×