Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.82 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT
HUYỆN LÂM THAO

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNO&PTNT LÂM THAO.
2 .1.1- Một số nét cơ bản về tình hình kinh tế xã hội của huyện Lâm
Thao.
* Đặc điểm tình hình:
Lâm Thao là một Huyện đồng bằng đan xen đồi núi thấp của Tỉnh Phú
Thọ. Toàn huyện có 15 xã 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 12.179ha. Trong
đó diện tích đất nông nghiệp 6.868,78 ha diện tích đất lâm nghiệp 597,6 ha ,
diện tích đất chuyên dùng 1.746,25 ha, diện tích đất ở 665,04ha, diện tích đất
chưa sử dụng 253,6 ha, dân số : 117.165 người . Trong đó dân số khu vực nông
nghiệp 98.768 người.
Tổng số hộ : 28.570 hộ.
Trong đó hộ nghèo : 3.476 hộ chiếm tỷ lệ 12,16%
Hộ nông lâm nghiệp 24.089 hộ chiếm tỷ lệ 84,3%.
Lâm Thao là vùng đất giàu tiềm năng và có lợi thế về nhiều mặt cơ sở hạ
tầng, khá phát triển, hệ thống giao thông đường thuỷ đường bộ, đường sắt Trung
ương chạy qua trên địa bàn thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá phát triển sản
xuất. Là Huyện nằm trong tam giác các khu công nghiệp của tỉnh Phú Thọ. Có 1
số cơ sở Trung ương đóng trên địa bàn. Công ty Supe, Công ty Ắc quy Pin.Tiếp
giáp là Công ty Giấy Bãi Bằng, khu công nghiệp Thuỵ Vân.
Là Huyện có mật độ dân cư tập trung đông đúc, trình độ dân trí đồng đều,
lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ trọng lớn 54%, điều kiện tự nhiên
điều kiện xã hội tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế toàn diện. Trong
các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
* Về kinh tế :
Năm 2005 kinh tế của huyện Lâm Thao phát triển khá toàn diện cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt so
kế hoạch đặt ra.


Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) đạt 666 tỷ 879 triệu đồng,
tăng 22.12% so với năm 2005.(NQHĐND tăng trên 10%)
Trong đó :
+ Giá trị nông lâm - thuỷ sản đạt 220 tỷ 087 triệu đồng , tăng 5,51% so
với năm 2004.(NQHĐND tăng 5-6%) .
+ Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp xây dựng 158 tỷ
922 triệu đồng tăng 32 % so với năm 2004. .(NQHĐND tăng 13-14%)
+ Thương nghiệp - dịch vụ, vận tải đạt 287tỷ 870 triệu đồng, tăng 44%
so với năm 2004. .(NQHĐND tăng14-16%)
+ Sản lượng lương thực đạt 47.187 tấn tăng 483,75 tấn so năm 2004. .
(NQHĐND tăng 48-49 ngàn tấn)
+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện thực hiện 76. tỷ 833 triệu đồng.
bằng 92.7% so với cùng kỳ.đạt 106,3%NQHĐND
+ Tổng chi ngân sách huyện thực hiện 53 tỷ 302 triệu đồng.bằng 72% so
cùng kỳ. , tăng 10,7% NQHĐND
+ Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Nông lâm - thuỷ sản : 38,19% ( NQ HĐND huyện 38-36% )
- CN - TTCN - XDCB : 27,96% ( NQ HĐND huyện 29-31% )
- Dịch vụ 33,85% ( NQ HĐND huyện 32-33% )
* Về văn hoá xã hội :
Song song với sự tăng trưởng về kinh tế, lĩnh vực văn hoá xã hội trên địa
bàn huyện tiếp tục phát triển tích cực về mọi mặt, cơ sở hạ tầng được hoàn
thiện, đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao, y tế
giáo dục quan tâm chăm lo.
* Về an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội :
Tình hình an ninh chính trị đặc biệt là an ninh nông thôn ổn định, các vụ
việc phát sinh ở cơ sở được cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung
chỉ đạo giải quyết kịp thời không để nảy sinh phức tạp, các ngành các cấp phối
hợp chặt chẽ với các đoàn thể, tích cực tuyên truyền và đẩy mạnh việc phát
động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc sâu rộng trong nhân dân.

2.1.2 - Khái quát về hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện
Lâm Thao:
* Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNT huyện Lâm Thao.
Ngân hàng nông nghiệp huyện Lâm Thao tiền thân là Chi điếm ngân
hàng Nhà nước huyện Lâm Thao, đến năm 1977 ngành Ngân hàng có thông tư
số 81/NH cải tiến mô hình tổ chức mới. Tỉnh Vĩnh Phú đã tiến hành tổ chức sát
nhập các Huyện với nhau huyện Lâm Thao sát nhập nhập với huyện Phù Ninh
thành huyện Phong Châu, trụ sở đóng tại thị trấn Phú Lộc thuộc huyện Phù
Ninh cũ. Ngày 26/3/1988 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành
Nghị định số 53/HĐBTvề tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt Nam với
mô hình mới. Ngân hàng Nhà nước có quy chế về tổ chức hoạt động, hình thành
Hội đồng ngân hàng.
Quyết định số 43/NH - QĐ ngày 17/5/1988 của Tổng giám đốc Ngân
hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động Ngân hàng nông
nghiệp. Từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động của mỗi Ngân hàng. Ở các
huyện tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Huyện thành Ngân hàng phát triển
nông nghiệp. Sau 22 năm sát nhập theo quyết định số 59 của Chính Phủ sắp xếp
tổ chức bộ máy và chia tách lại địa giới hành chính của các Huyện. Vì vậy đến
tháng 10 năm 1999 Ngân hàng nông nghiệp huyện Phong Châu lại chia tách
thành hai huyện. Đó là huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao ( Ngân hàng Lâm
Thao đóng tại thị trấn Lâm Thao thuộc huyện Lâm Thao).
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm
Thao gồm Trung tâm huyện, 3 chi nhánh ngân hàng cấp 3 và 2 phòng giao dịch
trực thuộc huyện. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp huyện Lâm Thao là 54 cán bộ.
2.1.2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của
chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm
Thao.
* Thuận lợi :
- Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước, kinh tế huyện Lâm

Thao vẫn đạt được sự tăng trưởng khá đồng đều trong tất cả các mặt kinh tế văn
hoá xã hội.
- Luật ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng ra đời tạo hành
lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng.
- Quan hệ kinh tế đối ngoại của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ngày
càng mở rộng có thêm nhiều dự án đầu tư của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng
nước ngoài được thực hiện qua Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ cán bộ ngày càng được tăng
cường và nâng cao. Tích luỹ được nhiều kinh nghiệm điều hành đã đáp ứng
được yêu cầu kinh doanh ngân hàng phục vụ nhanh, đảm bảo an toàn tài sản giữ
được lòng tin của khách hàng.
- Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách mới đối với sự phát
triển nông nghiệp và nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng nông
nghiệp mở rộng đầu tư tín dụng.
* Khó khăn:
Tuy nhiên trong hoạt động ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp
Lâm Thao còn gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.
- Thời tiết diễn biến bất thường, rét đậm và hạn hán kéo dài, giá phân bón
tăng cao ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Giá cả một số mặt hàng tăng
cao, thị trường bất động sản diễn biến phức tạp nhà nước khó quản lý. Một số
xã trên địa bàn huyện thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất dẫn đến một bộ phận
nguồn tiền luân chuyển ngoài ngân hàng. Bên cạnh đó một số tổ chức phi ngân
hàng ( bưu điện, công ty Supe) triển khai huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi
suất của ngân hàng, đã ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn
của ngân hàng.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, một số chương trình dự án
thực hiện gặp khó khăn chưa được nhân rộng.
- Cơ chế điều hành vốn của ngân hàng cấp trên ảnh hưởng đến tăng
trưởng tín dụng.
- Cơ chế chính sách của nhà nước ban hành thiếu đồng bộ, quản lý nhà

nước ở một số ngành, lĩnh vực thiếu chặt chẽ. Tiến độ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất chậm, chính sách hỗ trợ người sản xuất về trợ giá, về lãi suất
và thị trường tiêu thụ còn nhiều bất cập gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh
nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng.
- Công nghiệp địa phương đã đầu tư thay đổi trang thiết bị máy móc
nhưng sức cạnh tranh còn kém một số doanh nghiệp kinh doanh còn thua lỗ.
Sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Đây là trở ngại lớn nhất cho việc quản lý
tín dụng của ngân hàng nông nghiệp.
Tóm lại : Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Lâm Thao ra đời
trong hoàn cảnh vừa có thuận lợi vừa có khó khăn, đòi hỏi ban lãnh đạo Ngân
hàng huyện Lâm Thao phải định hướng chiếm lược và biện pháp đúng đắn để
có thể tận dụng tối đa các nguồn lực và khắc phục khó khăn để thực hiện được
vai trò quan trọng và cần thiết của mình đối với nền kinh tế nói chung, và đối
với hệ thống Ngân hàng nông nghiệp nói riêng từ đó tạo ra thế đứng ổn định và
ngày càng phát triển .
* Cơ cấu tổ chức.
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Lâm Thao có cơ cấu tổ chức
sau:
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng Kế toán NQ
Phòng Hành chính TC
Chi nhánh cấp 3
Phòng Giao dịch
Các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của ban Giám đốc và giữa các
phòng ban có mối quan hệ tác nghiệp với nhau.
Trực thuộc Ngân hàng huyện có:
3 Chi nhánh cấp III đó là :
- Chi nhánh Supe.
- Chi nhánh Cao Xá.

- Chi nhánh Xuân Lũng.
2 phòng giao dịch:
- Phòng giao dịch Tứ Xã.
- Phòng giao dịch Hùng Sơn.
* Chức năng và nhiệm vụ được giao:
- Hướng hoạt động chính của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Lâm Thao là củng cố xây dựng và phát triển thị trường nông nghiệp
và nông thôn, hộ sản xuất góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá-
hiện đại hoá nông nghiệp. Xây dựng nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- Tập chung vốn đầu tư váo các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, công ty cổ phần có trọng điểm.
- Tăng cường huy động nguồn vốn để tăng tỷ trọng đầu tư trung và dài
hạn trong tổng dự nợ.
- Mở rộng dịch vụ thu tiền của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Mở rộng
màng lưới dịch vụ thanh toán chuyền tiền điện tử, nhân tiền gửi và chuyển tiền
kiều hối cho khách hàng trong và ngoài nước.
2.1.2.2 Các hoạt động chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Lâm Thao.
Ngân hàng Lâm thao là một tổ chức kinh tế hoạt động trên lĩnh vực tiền
tệ Hoạt động chủ yếu là nhận gửi và có trách nhiệm hoàn trả, cho vay đối với
mọi thành phần kinh tế, và thực hiện một số dịch vụ khác như : Dịch vụ thanh
toán qua mạng máy vi tính, dịch vụ chuyển tiền nhận và chi trả ngoại hối cho
khách hàng.
Để hoà nhập với nền kinh tế thị trường,cùng với xu thế phát triển chung
của các Ngân hàng trong khu vực trên thế giới và thời đại, Ban giám đốc
NHNo Huyện Lâm thao đã chỉ đạo Ngân hàng hoạt động với xu hướng hoạt
động đa năng, không ngừng mở rộng qui mô và nâng cao hiệu quả. Từ chỗ đơn
thuần là chỉ cho vay doanh nghiệp Nhà nước - kinh tế tập thể, nay đã chuyển
sang cho vay kinh tế hộ, cho vay tiêu dùng, cho vay đời sống, cho vay theo chỉ
định của chính phủ ,v.v.., nhận tiền gửi nội ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối và làm

một số dịch vụ khác.
Mặc dù trên thị trường đan xen có nhiều Ngân hàng, nhiều tổ chức tín
dụng cùng hoạt động như: Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng công thương, Ngân
hàng nông nghiệp, ngân hàng CSXH và các tổ chức tín dụng khác. Xong do làm
tốt chiến lược khách hàng phù hợp, công tác marketing Ngân hàng cũng ngày
càng được trú trọng và đã len lỏi trong các thành phần kinh tế nên Ngân hàng
nông nghiệp Lâm thao luôn chiếm lĩnh được thị phần cao.Với mạng lưới ngày
càng mở rộng, từ chỗ có 1 Chi nhánh Ngân hàng trực thuộc nay đã có 3 Chi
nhánh Ngân hàng trực thuộc, 2 phòng giao dịch. Đồng thời mỗi xã có một tổ
cho vay lưu động thường xuyên hoạt động , đảm bảo sự an toàn, thuận tiện cho
người gửi và vay tiền. Từ đó uy tín, vị thế của Ngân hàng ngày càng được nâng
cao.
Hoạt động của Ngân hàng được thể hiện thông qua các phòng nghiệp vụ sau:
Phòng kinh doanh, Phòng kế toán tài vụ - Ngân quỹ, các Chi nhánh Ngân
hàng cấp 3 và các phòng giao dịch. Nghiệp vụ chủ yếu tại NHNo &PTNT
huyện Lâm thao là tập trung huy động vốn và cho vay, làm dịch vụ nhận
chuyển tiền kiều hối .
a - Tình hình huy động vốn:
Từ khi chuyển sang kinh doanh, xác định phương châm " Đi vay để cho
vay" đã tạo ra chuyển biến căn bản trong suy nghĩ và hành động của mỗi cán bộ
Chi nhánh NHNo huyện Lâm Thao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế về vốn của nền kinh tế, khả năng kinh tế của
mỗi doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. Chi nhánh
NHNo huyện Lâm Thao rất chú ý coi trọng công tác nguồn vốn và xác định tạo
lập nguồn vốn thì mới có điều kiện phát triển tín dụng.
Hình thức huy động vốn của Ngân hàng rất đa dạng như: huy động tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn 3,6,12,24,60 tháng trả lãi trước,tiền gửi
tiết kiệm gửi góp …tiền gửi ngoại tê. Đổi mới công nghệ, tổ chức tốt công tác
thanh toán trong nước mở rộng dịch vụ thu tiền tại chỗ cho các khách hàng, chủ
động phát hành kỳ phiếu với nhiều kỳ hạn 3,6,12 tháng trả lãi trước. Tính đến

31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Lâm Thao là 165tỷ 698 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ là 5tỷ
579 triệu đồng. Ngân hàng rất coi trọng chiếm lược khách hàng vận động khách
hàng và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tại ngân hàng.
Để mở rộng quy mô, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Lâm Thao đã không ngừng tăng cường huy động nguồn vốn
tại địa phương, tạo lập nguồn vốn tự có một cách ổn định để lập quỹ cho vay
trên thị trường có 3 Chi nhánh ngân hàng cấp III và 2 phòng giao dịch.
Biểu 1 : Tình hình huy động vốn :
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
TGTC Kinh tế 16.281 10,7 10.824 6,8 14.113 8,5
TG dân cư 135.567 89,3 149.295 93,2 151.585 91.5
TG TCTD
Tổng cộng 151.848 100 160.119 100 165.698 100
( Nguồn tài liệu trên lấy từ báo cáo quyết toán hàng năm của Chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp huyện Lâm Thao )
- Qua biểu số liệu trên cho ta thấy rằng nguồn vốn huy động đến
31/12/2006 đạt : 165.698 triệu đồng, tăng so với 31/12/2005 là 5.579 triệu đồng
và tăng so với 31/12/2004 là13.850 triệu đồng.

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong
đó: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, Kho bạc toàn bộ là tiền gửi không kỳ hạn
chiếm tỷ trọng 8,5% trong tổng nguồn vốn, nó thường có biến động và không
ổn định nhưng có vai trò quan trọng tạo ra cơ cấu lãi suất đầu vào hợp lý và có
lợi về tài chính. Tiền gửi dân cư chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng
91,5% trong tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng khá và ổn định qua các năm,
đây là nguồn vốn chủ yếu để NHNo & PTNT huyện Lâm Thao có thể chủ động
thực hiện kế hoạch đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu khách hàng đặc biệt là nhu
cầu đầu tư trung, dài hạn.
Cụ thể : Đến 31/12/2006 tiền gửi dân cư đạt 151.585 triệu đồng so với
31/12/2005, tăng 2.290 triệu đồng , tỷ lệ tăng1,53 %, cơ cấu huy động nguồn
vốn có sự thay đổi theo hướng ổn định cao tạo thế chủ động trong việc thực hiện
kế hoạch đầu tư tín dụng của NHNo huyện Lâm Thao.
- Ngân hàng nông nghiệp huyện Lâm Thao qua 3 năm hoạt động đã áp
dụng nhiều hình thức huy động vốn như mở rộng màng lưới hoạt động, coi trọng
công tác tuyên truyền tiếp thị đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với thời
hạn, lãi suất khác nhau để khách hàng lựa chọn vận dụng trả lãi trước, khuyến
khích bằng vật chất để thu hút khách hàng giữ vững được thị trường giữ được
khách hàng truyền thống. Mở rộng dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân quỹ, thu hút
các doanh nghiệp trên địa bàn để huy động nguồn tiền gửi thanh toán.
- Sử lý tốt có hiệu quả lãi suất huy động vốn và điều chỉnh kịp thời, phù
hợp với từng địa bàn, từng thời kỳ nên đã thu hút vốn. Thực hiện tốt cơ chế
khoán tài chính, tạo động lực cho cán bộ Ngân hàng có tinh thần trách nhiệm
cao, có thái độ phục vụ tốt có tín nhiệm trong công tác. Từ đó Ngân hàng Lâm
Thao đã chủ động đầu tư vào các dự án mang lại hiệu quả cao, đặc biệt tập trung
đầu tư vào các doanh nghiệp trọng điểm làm ăn có hiệu quả.
b - Tình hình sử dụng vốn:
Bên cạnh công tác huy động vốn, việc sử dụng vốn là điều sống còn của
Ngân hàng, từ nhận thức đó NHNo & PTNT huyện Lâm Thao. Xác định nâng
cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, có nguồn vốn ổn định

vững chắc NHNo & PTNT huyện Lâm Thao đa dạng hoá các hình thức tín dụng
phù hợp với nhiều loại như cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay phục
vụ đời sống . Quan điểm của NHNo &PTNT huyện Lâm Thao là đầu tư theo
hướng chọn lọc phân loại khách hàng theo quyết định 1963. Đầu tư vào các
doanh nghiệp trọng điểm làm ăn có lãi, đầu tư vào các hộ nông nghiệp thiếu vốn
sản xuất. Do đó tạo được hiệu quả rõ nét, thúc đẩy tín dụng phát triển mạnh mẽ
vững chắc đến 31/12/2006 tổng dư nợ đạt 226.722 triệu đồng, tăng so với đầu
năm là 12.687 triệu đồng.
Bên cạnh mở rộng tín dụng vốn huy động đầu tư chiều sâu đã tăng
nhanh, gắn tín dụng ngắn hạn với tín dụng trung dài hạn. Đầu tư trung hạn để
phát triển thêm thị trường tín dụng ngắn hạn, tỷ trọng vốn đầu tư vốn trung hạn
từ chỗ chỉ đạt 27,9% năm 2004 đã tăng lên 31,8% năm 2005 và đến năm 2006
vốn trung dài hạn đạt 37,7% tổng dư nợ .Số dư.nợ trung dài hạn là : 85.468 triệu
đồng
Tuy đầu tư tín dụng được mở rộng nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình
nghiệp vụ, đầu tư đúng đối tượng và có trọng điểm. Chất lượng tín dụng đặc
biệt được quan tâm . Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn 0,2% chiếm tỷ trọng thấp hơn
mức bình quân của Tỉnh. Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên và chiếm tỷ lệ
3,34%tổng dư nợ . Số tiền nợ quá hạn là 7.595 triệu đồng . Trong đó nợ quá hạn
có khả năng thu hồi là : 7.055 triệu đồng . Nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi
là 540 triệu đồng .
c - Những hoạt động khác của NHNo huyện Lâm Thao.
* Công tác thanh toán tại ngân hàng:
Một trong những yếu tố góp phần vào thắng lợi của NHNo huyện Lâm
Thao là không ngừng đổi mới lề lối phong cách giao dịch ở tất cả các mặt

×