Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thay đổi nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC
C VÀ ĐÀO T
TẠOBỘ Y TẾ
TRƯỜNG
ỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG
D ỠNG NAM ĐỊNH

HOÀNG THỊ LỆ

THAY ĐỔI NHẬ
ẬN THỨC VỀ PHÒNG TÁI PHÁTCỦA
PHÁTC
NGƯỜI BỆ
ỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
TẠI BỆNH VIỆN
N ĐA KHOA TỈNH
T NH HÀ NAM NĂM 2019
SAU GIÁO DỤC
D
SỨC KHỎE
LUẬN
N VĂN TH
THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2019


BỘ GIÁO DỤC
C VÀ ĐÀO TẠO
T


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG
NG Đ
ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NH

HOÀNG THỊ LỆ

THAY ĐỔI NHẬ
ẬN THỨC VỀ PHÒNG TÁI PHÁT CỦA
C
NGƯỜI BỆ
ỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
TẠI BỆNH VIỆN
N ĐA KHOA TỈNH
T NH HÀ NAM NĂM 2019SAU
GIÁO DỤC
D
SỨC KHỎE
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 8720301

NGƯ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BS. NGƠ HUY HỒNG

NAM ĐỊNH - 2019



i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục tiêu: (1)Mơ tả thực trạng nhận thức về phòng tái phát bệnh của người
bệnh loét dạ dày tá tràng năm 2019. (2) Nhận xét sự thay đổi nhận thức về phòng tái
phát bệnh của người bệnh loét dạ dày - tá tràng sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu can thiệp1 nhóm có so
sánh trước - sau với 64 người bệnh loét dạ dày -tá tràng điều trị nội trú tại Khoa Nội
Tiêu Hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Can thiệp giáo
dục sức khoẻ trực tiếp cho từng người bệnhnhằm mục đích giúp người bệnh nhận
thức đầy đủ về phòng tái phát bệnh. Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức được
thiết kế sẵn để đánh giá nhận thức của người bệnh trước và sau can thiệp giáo dục.
Kết quả: Trước can thiệp, nhận thức của người bệnh còn nhiều hạn chế với
điểm trung bình kiến thức chỉ đạt 19,56 ± 6,4 điểm trên tổng số 42 điểm của thang
đo. Sau can thiệp giáo dục, điểm trung bình kiến thức của người bệnh tăng lên rõ rệt
đạt 36,73 ± 3,00 ngay sau giáo dục sức khoẻ và cịn duy trì ở mức 35,97 ± 3,02
điểm tại thời điểm trước khi ra viện. Cải thiện điểm trung bình kiến thức ở cả 2 thời
điểm đánh giá sau can thiệp so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p <
0,001. Tỷ lệ người bệnh trả lời đúng theo từng nội dung kiến thức cũng tăng đáng
kể sau can thiệp so với trước can thiệp.
Kết luận: Can thiệp giáo dục sức khoẻ trong nghiên cứu bước đầu đã cho
thấy kết quả rõ rệt với sự cải thiện nhận thức về phòng tái phát bệnh cho người bệnh
loét dạ dày - tá tràng vàcần tiếp tục duy trì và thực hiện như một hoạt động thường
qui cho người bệnh.


ii


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về kiến thức và
tinh thần từ các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Lời đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô
trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, cô giáo chủ nhiệm,
cùng các giảng viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng nhiệt tình
truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong q trình học tập và nghiên
cứu tạiTrường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới TS.BS.Ngơ Huy Hồng, người
thầy đã tận tình dìu dắt và dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q
trình nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và tập thể Phịng Tổ chức cán
bộ, Khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đã
tạo điều kiện, giúp đỡ tôi được tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện.
Tôi xin trân trọng biết ơn các Thày, Cơ trong Hội đồng đã đóng góp những ý
kiến q báu giúp tơi hồn thiện luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đối tượng nghiên cứu tham gia nghiên cứu
này đã tạo điều kiện để tơi phỏng vấn và hồn thành việc thu thập số liệu phục vụ
cho luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên
cứu.

Nam Định, ngày ..... tháng .... năm
2019
Học viên


iii


Hồng Thị Lệ
LỜI CAM ĐOAN

Tơi là Hồng Thị Lệ, học viên lớp Cao học điều dưỡng Khóa IV – Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Tôi xin cam đoan:
Đây là luận văn do chính tơi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của TS.BS.Ngơ Huy Hồng-Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định.
Cơng trình nghiên cứu này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác
đã được công bố ở Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực hiện
việc thu thập số liệu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này.

Nam Định, ngày ... tháng ... năm 2019
Học viên

Hoàng Thị Lệ


iv

MỤC LỤC

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vi

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ....................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1. Bệnh loét dạ dày – tá tràng ....................................................................... 4
1.2. Tình hình dịch tễ loét dạ dày tá tràng ............................................... 10
1.3. Các nghiên cứu về phòng tái phát loét dạ dày – tá tràng ......................... 13
1.4. Truyền thông - giáo dục sức khoẻ ........................................................... 15
1.5. Mơ hình niềm tin sức khỏe ..................................................................... 17
1.6. Khung lý thuyết ...................................................................................... 18
1.7. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu ................................................................ 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 21
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................. 22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 22
2.6. Can thiệp giáo dục sức khoẻ ................................................................... 24
2.7. Các biến số nghiên cứu ........................................................................... 25
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ......................................... 29
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 31
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................... 31
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số .................................................... 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 33
3.1. Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu .................................... 33
3.2. Thực trạng nhận thức của NB loét dạ dày - tá tràng trước can thiệp........ 35
3.3. Thay đổi nhận thức về phòng tái phát loét DD - TT sauGDSK……...
46
3.3.1. Thay đổi nhận thức theo từng nội dung kiến thức ................................ 46
3.3.2. Thay đổi nhận thức theo điểm kiến thức .............................................. 51



v

3.3.3. Thay đổi mức độ nhận thức về phòng tái phát bệnh ............................. 53
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 53
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 54
4.2. Thực trạng nhận thức của NB về phòng tái phát bệnh trước can thiệp
GDSK ........................................................................................................... 56
4.2.1. Thực trạng nhận thức về phòng tái phát bệnh của NB loét DD – TT
qua các nội dung............................................................................................ 56
4.2.2. Thực trạng nhận thức về phòng tái phát loét DD – TT trước can thiệp
theo điểm đạt được. ....................................................................................... 66
4.2.3. Mức độ nhận thức về phòng tái phát bệnh của NB trước can thiệp ...... 68
KẾT LUẬN....................................................................................................... 74
5.1. Thực trạng nhận thức về phòng tái phát bệnh của NB loét DD-TT trước
can thiệp GDSK ............................................................................................ 74
5.2. Thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét DD TT sau can thiệp GDSK ................................................................................ 74
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu đồng thuận của người bệnh
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi
Phụ lục 3: Nội dung giáo dục sức khỏe
Phụ lục 4: Tài liệu phát tay cho đối tượng
Phụ lục 5: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HP

Helicobacter pylori

NB

Người bệnh

NC

Nghiên cứu

NSAID (Non steroid anti infammatory Thuốc giảm đau chống viêm không
drug)
steroid
Loét DD- TT

Loét dạ dày tá tràng

SD


Độ lệch chuẩn

SL

Số lượng

TL

Tỷ lệ


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi và giới tính của người bệnh tham gia nghiên cứu (n =64)

33

Bảng 3.2. Nơi ở và nghề nghiệp của người bệnh tham gia nghiên cứu (n=64)

34

Bảng 3.3. Đặc điểm mắc bệnh của người bệnh tham gia nghiên cứu (n=64)

34

Bảng 3.4. Nhận thức về nguyên nhân gây loét và yếu tố bảo vệ (n=64)

35


Bảng 3.5. Nhận thức về yếu tố nguy cơ gây loét và tái phát loét (n=64)

35

Bảng 3.6. Nhận thức về triệu chứng, biến chứng hay gặp của bệnh (n=64)

36

Bảng 3.7. Nhận thức về sử dụng chất xơ, các loại rau, trái cây (n=64)

37

Bảng 3.8. Nhận thức về sử dụng thực phẩm (n=64)

38

Bảng 3.9. Nhận thức về sử dụng gia vị, thói quen ăn uống, nhiệt độ thích hợp (n=64) 40
Bảng 3.10. Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến dạ dày (n=64)

41

Bảng 3.11. Nhận thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh (n=64)

42

Bảng 3.12. Nhận thức cách sử dụng thuốc NSAID (n=64)

43

Bảng 3.13. Điểm trung bình nhận thức về phịng tái phát qua các nội dung (n=64)


44

Bảng 3.14. Điểm nhận thức về phịng tái phát bệnh theo trình độ học vấn (n=64)

44

Bảng 3.15. Điểm trung bình nhận thức về phịng tái phát bệnh theo nghề nghiệp

45

Bảng 3.16. Thay đổi nhận thức về bệnh loét DD - TT sau can thiệp (n=64)

46

Bảng 3.17. Thay đổi nhận thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh sau can thiệp (n=64 47
Bảng 3.18. Thay đổi nhận thức về lối sống phòng tái phát loét DD - TT sau can thiệp
(n=64)

49

Bảng 3.19. Thay đổi nhận thức về cách sử dụng thuốc phòng tái phát loét DD - TT sau
can thiệp (n=64)

50

Bảng 3.20. Thay đổi điểm nhận thức theo nội dung phòng tránh loét DD - TT (n=64) 51
Bảng 3.21. Thay đổi điểm nhận thức chung về phòng tái phát loét DD - TT (n=64)

52



viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mơ phỏng ổ lt loét dạ dày – tá tràng .......................................................... 4
Hình 1.2. Sơ đồ cơ chế sinh bệnh loét dạ dày – tá tràng ................................................ 6
Hình 1.3. Mơ hình niềm tin sức khỏe ........................................................................... 17
Hình 1.4. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu................................................................. 18
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người bệnh tham gia nghiên cứu (n=64)................ 33
Biểu đồ 3.2. Nhận thức về vai trò của bản thân trong phòng tái phát bệnh (n=64)....... 37
Biểu đồ 3.3. Phân loại điểm nhận thức về phòng tái phát trước can thiệp .................... 45
Biểu đồ 3.4. Phân loại mức độ nhận thức của NB trước và sau can thiệp (n=64) ........ 53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loét dạ dày- tá tràng (DD - TT) là bệnh thường gặp ở nước ta và trên thế
giới. Trên thế giới hiện nay tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng ở các nước, các
vùng là khác nhau và đã có những thay đổi trong vài thập kỷ qua. Tỷ lệ mắc hàng
năm cao nhất trên 100.000 người là 141,8 ở Tây Ban Nha và thấp nhất là 23,9 ở
Anh [35]. Tại Việt Nam theo Hội khoa học Tiêu hóa có tới 26% dân số mắc bệnh
viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nguy cơ
mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Loét dạ dày tá tràng có xuất
huyết gặp ở lứa tuổi 50 ± 18,11 tuổi, tỉ lệ này xuất hiện tăng dần theo tuổi [7].
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phác đồ bệnh loét DD – TT sẽ khơng
gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh viêm loét dạ dày
tá tràng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của

người bệnh, thậm chí dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêt hóa, hẹp
mơn vị hay ung thư dạ dày. Trong các biến chứng có biến chứng xuất huyết tiêu
hóa là hay gặp nhất [36]. Đặc biệt tỉ lệ chảy máu tái phát ở những người bệnh loét
dạ dày tá tràng xuất huyết sau nội soi cầm máu lên tới 19,8 % [7]. Theo nghiên cứu
của Kiatpapan P ở các bệnh viện tại Thái Lan trên người bệnh loét DD - TT từ năm
2003 đến năm 2013, tỉ lệ người bệnh có biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên là
73,2%; đặc biệt tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa trên người bệnh loét tái phát là 23,9% [39].
Theo các nghiên cứu tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 500.000 ca mắc mới và 4 triệu ca
tái phát mỗi năm [49]. Theo nghiên cứu của Yoon H và cộng sự tại Hàn Quốc năm
2013 thì tỉ lệ tái phát lt dạ dày vơ căn là 24,3% [56]. Bên cạnh đó chi phí chăm
sóc y tế trực tiếp cho người bệnh loét DD - TT là rất tốn kém . Theo nghiên cứu tại
Hàn Quốc của Kang JM và cộng sự (2012), chi phí chăm sóc y tế trực tiếp cho
người bệnh loét dạ dày tá tràng vơ căn là 2483,8 USD; cịn của người bệnh loét DD
- TT liên quan đến Helicobacter Pylori (HP) và/hoặc liên quan đến NSAIDs là
1751,8 USD [38].


2

Lối sống và những thói quen khơng lành mạnh, thất bại trong đối phó với
các căng thẳng tinh thần đã được chứng minh làm tăng nguy cơ xuất hiện loét và tái
phát loét DD - TT[32], [55].Thói quen hút thuốc hoặc uống rượu là yếu tố nguy cơ
gặp trong 93,1% trường hợp loét và tái phát loét [40]. Ngược lại, hạn chế sử dụng
hoặc sử dụng đúng cách các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs),
đảm bảo vệ sinh mơi trường, có chế độ ăn uống cân bằng, tập luyện thể dục thể thao
thường xuyên, tránh các căng thẳng thần kinh, tránh hút thuốc, hạn chế dùng rượu
bia và ngủ đủ giấc đã được chứng minh là rất cần thiết giúp phòng ngừa, chữa lành
và hạn chế tái phát lt.Bản thân người bệnh đóng vai trị rất quan trọng trong
phòng tái phát bệnh[32], [39], [48].
Việc thay đổi lối sống và những thói quen hướng tới có lợi cho sức khoẻ giúp

phịng tái phát bệnh là một q trình lâu dài. Để người bệnh có thể dần thay đổi
được lối sống hướng tới những hành vi có lợi cho sức khoẻ phòng tái phát loét,
trước hết cần làm cho người bệnh nhận thức đúng và đầy đủ những kiến thức liên
quan đến loét DD - TT và cách phòng loét tái phát. Các nghiên cứu về loét DD - TT
hiện nay hầu hết tập trung vào nghiên cứu các phác đồ, thuốc để điều trị lành ổ loét
và tiệt căn Helicobacter pylori và thường do các bác sỹ thực hiện, rất ít đề tài nghiên
cứu được cơng bố chính thức đề cập đến cải thiện nhận thức về phòng tái phát loét
cho người bệnh đặc biệt là do điều dưỡng thực hiện[21],[44]. Nhận thức về bệnh và
phòng tái phát bệnh của người bệnh loét DD - TT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Nam hiện ra sao và liệu một chương trình giáo dục sức khoẻ trực tiếp và trọng tâm
về phịng tái phát lt cho người bệnh có đạt được kết quả mong muốn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thay đổi nhận thức về
phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hà Nam năm 2019sau giáo dục sức khỏe”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ
dày - tá tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2019.
2. Nhận xét sự thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh
loét dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam sau can thiệp giáo dục sức
khỏe.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Bệnh loét dạ dày – tá tràng
1.1.1. Khái niệm [3], [12]
Loét dạ dày – tá tràng là một
m vùng tổn thương có giới
ới hạn nhỏ, mất lớp niêm
ni
mạc dạ dày,
ày, hành tá tràng có thể lan xuống dưới niêm mạc,
ạc, lớp cơ
c thậm chí lớp
thanh mạc và có thểể gây thủng thành
th
dạ dày, tá tràng.

Hình 1.1: Mô phỏng ổ loét loét dạ dày – tá tràng
(Nguồn )
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế
ch bệnh sinh[12], [26]
Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
- Nhiễm trùng: Helicobacter pylori là chủ yếu. Đây là loại
ại vi khuẩn có
phương thức
ức lây truyền chính là
l phân - miệng, ngồi ra là miệng - mi
miệng.
- Do thuốc: thường
ờng do sử dụng nhóm thuốc giảm đau chống vi
viêm khơng
steroid (NSADIs)
- Lt do tự miễn

- Loét liên quan đến
ến bệnh mạn tính hoặc suy đa tạng: xxơ
ơ gan, suy thận...
th
- Ngoài ra do các nguyên nhân khác: do stress, do chiếu
chi xạ...


5

Cơ chế bệnh sinh
Ngày nay người ta cho rằng bệnh loét DD - TT là do mất cân bằng giữa hai
nhóm yếu tố: yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ
- Yếu tố gây loét:
+ Acid clohydric và pepsin dịch vị.
+ Vai trò gây bệnh của Helicobacter pylori.
+ Thuốc chống viêm khơng steroid và steroid.
+ Vai trị của thuốc lá, rượu.
- Yếu tố bảo vệ:
+ Vai trò kháng acid của muối kiềm bicacbonat.
+ Vai trò của chất nhày mucin để bảo vệ niêm mạc.
+ Mạng lưới mao mạch của niêm mạc dạ dày
+ Sự toàn vẹn và tái tạo của tế bào biểu mô và bề mặt niêm mạc DD - TT
Sự phá vỡ cân bằng giữa 2 nhóm yếu tố xảy ra khi nhóm yếu tố gây loét tăng
cường hoạt động mà không củng cố đúng mức hệ thống bảo vệ, ngược lại hệ thống
bảo vệ suy kém nhưng yếu tố tấn công gây loét lại không giảm tương ứng.
- Bên cạnh đó cịn có một số yếu tố thúc đẩy loét tiến triển:
+ Căng thẳng về thần kinh, tâm lý, chấn thương về tình cảm, tinh thần.
+ Rối loạn chức năng nội tiết.
+ Rối loạn tính chất và nhịp điệu bữa ăn: ăn không đúng giờ, ăn nhiều vị cay

chua, dùng các chất kích thích...
+ Những đặc điểm về thể tạng, di truyền trong đó có tăng số lượng tế bìa
mang tính chât gia đình.
+ Ảnh hưởng của môi trường sống: độ ẩm, nhiệt độ, thay đổi thời tiết.
+ Bệnh lý của một số cơ quan kèm theo: xơ gan, viêm gan, u tụy...


6

Hình 1.2. Sơ đồ cơ chế sinh bệnh loét dạ dày – tá tràng
Nguồn: Bài giảng bệnh học nội khoa II (2012), Hà Nội: NXB Y học
1.1.3. Biểu hiện bệnh
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng [3], [12], [26]
Thể điển hình:
- Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng nổi trội với đặc điểm:


7

+ Đau âm ỉ, không đau dữ dội. Loét dạ dày đau bụng ngay sau khi ăn hoặc
sau ăn 15 phút đến một vài giờ. Loét tá tràng đau bụng vào lúc đói (sau ăn 2-3 giờ)
hoặc đau vào ban đêm.
+ Đau có tính chất chu kì trong ngày và trong năm thường đau vào mùa hoặc
tháng nhất định.
+ Đau có thể lan ra sau lưng hoặc lên trên ngực. Đau kéo dài 1-3 tuần rồi tự
nhiên hết đau. Càng về sau tính chất chu kì càng mất dần đi, cường độ đau mạnh
hơn, thời gian mỗi đợt đau kéo dài hơn.
- Các biểu hiện kèm theo: nôn hoặc buồn nôn, ợ hơi, ợ dịch chua, ăn kém hoặc
không dám ăn vì sợ đau, gày sút cân, đại tiện phân táo, thay đổi tính tình trở nên khó
tính.

Thể khơng điển hình:
Bệnh tiến triển im lặng, khơng có triệu chứng đau và thường biểu hiện bởi
một biến chứng nào đó như: chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày.
1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng [3], [26], [45]
- Chụp X- quang dạ dày – tá tràng có barit: có thể gián tiếp phát hiện ổ loét
với những biểu hiện: hình gai hồng, hình lồi với ổ loét bờ cong nhỏ dạ dày,hình
quân bài nhép, hình vịng đồng tâm hoặc hình mỏ vịt với những ổ loét ở hành tá
tràng.
- Nội soi DD - TT bằng ống soi mềm: là thăm dò tốt nhất, nhìn thấy trực tiếp
ổ lt, đánh giá đúng kích thước, vị trí của ổ loét và các tổn thương khác kèm theo.
- Tìm vi khuẩn HP trong mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày qua nội soi.....
- Xét nghiệm dịch vị: độ acid thường tăng trong loét tá tràng.
1.1.4. Chẩn đoán [26]
Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: đau bụng vùng thượng vị có tính chu kì,có thể kèm theo ợ hơi, ợ
chua, buồn nôn, nôn.
- Nội soi DD – TT bằng ống mềm được coi là phương pháp chẩn đoán chính
xác nhất


8

+ Xác định được vị trí, số lượng và tính chất ổ loét.
+ Sinh thiết tìm H.pylori,qua test urease hoặc hình ảnh mơ bệnh học
+ Sinh thiết cạnh ổ lt để phân biệt với bệnh ác tính.
- X quang: tìm ổ đọng thuốc trên các phim (ở nơi chưa có nội soi).
- Thăm dò chức năng dạ dày: đánh giá cường tính, nhược tính của DD - TT.
Chẩn đốn phân biệt
- Viêm dạ dày mạn tính: triệu chứng giống loét nhưng khơng có ổ lt xác
định bằng nội soi.

- Viêm túi mật: qua siêu âm, chụp đường mật để phân biệt.
- Viêm tiểu tràng và đại tràng
- Ung thư dạ dày.
1.1.5. Điều trị [3], [12], [26]
1.1.5.1 Điều trị nội khoa
- Chế độ ăn uống: tránh tiết axit dịch vị và điều chỉnh hoạt động hệ tiêu hóa.
Trong đợt đau, ăn lỏng (sữa, nước cháo) hoặc mềm (súp, cháo, bột). Ngoài đợt đau
ăn uống bình thường. Khơng nên uống rượu, hút thuốc lá, uống cà phê, chè đặc,
không ăn gia vị cay nóng, khơng ăn thức ăn hoặc đồ uống q nóng hoặc quá lạnh.
- Sử dụng một số thuốc: thời gian dùng thuốc thường 4 – 6 tuần.
+ Các thuốc kháng axit dịch vị: có tác dụng trung hịa độ axit dịch vị và làm
mất hoạt tính của Pepsin. Thuốc thường dùng là: Maalox, phosphalugel uống nhiều
lần trong ngày, uống sau khi ăn 1 giờ.
+ Thuốc kháng tiết cholin: tác dụng ức chế bài tiết axit HCl trong dạ dày.
Thuốc thường dùng atropin sunfat, belladon uống nửa giờ trước khi ăn.
+ Thuốc kháng thụ thể H2 : ức chế rất mạnh sự bài tiết axit dịch vị. Thuốc
Cimetidin, Ranitidin, Famotidin... Cimetindin thường uống vào buổi tối.
+ Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazlo (Lomac, Losec, Lanzor...) mỗi
ngày uống 1 viên.
+ Thuốc băng se niêm mạc dạ dày: Gastropulgite, Sucralfat... uống trước ăn.
+ Thuốc kháng sinh diệt Helicorbacter pylori: Amoxicillin, Clarithromycin...


9

1.1.5.6. Điều trị ngoại khoa
- Loét đã điều trị nội khoa đúng phương pháp trong nhiều năm không khỏi,
ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh.
- Xảy ra một số biến chứng
1.1.6. Biến chứng [3], [12], [26]

- Chảy máu tiêu hóa (hay gặp nhất): người bệnh nơn ra máu và/hoặc ỉa phân
đen, tình trạng tồn thân phụ thuộc mức độ mất máu.
- Thủng ổ loét: người bệnh đột ngột đau bụng dữ dội thượng vị, đau như dao
đâm, khám thấy bụng cứng như gỗ về sau các biểu hiện sốc xuất hiện.
- Hẹp môn vị: người bệnh ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ra thức ăn của bữa
trước, của ngày trước có mùi đặc biệt vì thức ăn đã lên men, khám bụng có làn sóng
nhu động dạ dày và tiếng óc ách khi đói.
- Ung thư hóa (chỉ gặp loét dạ dày đơn thuần): người bệnh đau nhiều, khơng
có tính chất chu kì, kèm theo có nơn, thể trạng gày sút nhiều.
1.1.7. Phịng bệnh và phịng tái phát bệnh [6], [12]
Loét dạ dày tá tràng nếu không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng
vơ cùng nguy hiểm. Vì vậy, dựa theo cơ chế bệnh sinh của loét DD – TT người
bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, tránh các yếu tố có hại
cho dạ dày để phịng bệnh, phòng tái phát bệnh và điều trị bệnh tốt hơn, cải thiện
triệu chứng và tránh các biến chứng có hại. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để dự
phòng bệnh và phòng tái phát loét dạ dày tá tràng:
- Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống
đúng giờ, tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8
giờ tối), khơng để q đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, q cay,
q nóng, q lạnh, q ngọt, q khơ, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu
mỡ,…


10

- Cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa
giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,…
- Tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…
- Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi
dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng

đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày…
- Tái khám đúng hẹn, khi đi khám cần mang theo sổ khám bệnh và các loại
thuốc hiện đang dùng.
- Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và hợp lí, khoảng 30 phút/ngày, 5
lần/tuần để có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái.
- Nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ.
- Để tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress…
GDSK về phòng bệnh và tái phát bệnh cho NB loét DD - TT sẽ giúp NB có
đầy đủ kiến thức là cơ sở thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe. Đây là một biện
pháp hết sức quan trọng trong phịng bệnh và phịng tái phát bệnh.
1.2. Tình hình dịch tễ loét dạ dày tá tràng
1.2.1. Trên thế giới
Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới, có thể chiếm
tới 10% dân số. Tần suất mắc bệnh tiến triển theo thời gian và thay đổi tùy theo
nước hoặc là theo khu vực. Cuối thế Kỷ 19 ở Châu Âu, loét dạ dày thường gặp hơn
và chủ yếu gặp ở phụ nữ. Giữa thế kỷ 20, tần suất loét dạ dày không thay đổi nhưng
loét tá tràng có xu hướng tăng hiện nay tỉ lệ loét tá tràng /loét dạ dày là 2/1 và đa số
gặp ở nam giới [40].
Nguyên nhân hay gặp nhất của loét DD – TT là do Helicobacter Pylori. Tỉ lệ
nhiễm vi khuẩn HP trên thế giới là ít nhất 70% dân số.Tỉ lệ nhiễm HP ở các nước là
khác nhau. Các nước đã phát triển tỉ lệ nhiễm HP giảm nhiều và chủ yếu gặp ở
những khu dân cư tập trung hay những nơi có tình trạng kinh tế kém [21], [25]
.Người bệnh loét DD - TTtỉ lệ nhiễm HP tương đối cao, tỉ lệ nhiễm HP trong loét tá
tràng là 92% và 70% loét dạ dày [10], [18],[25].


11

Đối tượng nhiễm HP cũng khác nhau. Trẻ em ở các nước nghèo và nước
đang phát triển bị viêm loét dạ dày tá tràng do HP nhiều hơn trẻ em các nước

phương Tây.Ví dụ ở Ấn Độ có tới 60% trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm
HP, nhưng ở Pháp chỉ có 3,5% [25].
Nghiên cứu của Musyoka K (2013) “Factor associatiated with Peptic ulcers
among adult patient attending St Michael digestive diseases and medical care in
Nairobi county” cho thấy tỷ lệ người bệnh loét DD – TT có trình độ học vấn tốt
nghiệp đại học là 57,5%; tốt nghiệp trung học là 30%; tỉ lệ nam giới chiếm 62,5%;
và thời gian điều trị kéo dài từ 7 -14 ngày. Nghiên cứu này cũng chỉ ra các yếu tố
gây loét là vai trò vi khuẩn HP, hút thuốc lá, rượu và sử dụng thuốc giảm đau
NSAIDs. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố giúp nhanh lành vết lt và
phịng tái phát lt là có chế độ ăn hợp lý đặc biệt sử dụng sữa thường xuyên, khơng
sử dụng các chất kích thích, tập thể dục. Nghiên cứu đề xuất cần xây dựng chương
trình giáo dục cho người bệnh loét DD - TT trong bệnh viện để tạo ra và nâng cao
nhận thức về các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng và các biện pháp phòng ngừa tái
phát bệnh[44].
Nghiên cứu của Kiatpapan P và cộng sự (2017) tại Thái Lan trên tổng số
1.310 người bệnh được chẩn đoán mắc loét DD - TT từ tháng 01/2003 đến 01/2013
biến chứng ung thư dạ dày chiểm tỉ lệ là 1,4%; biến chứng chính là chảy máu tiêu
hóa trên (73,2%) và thủng dạ dày (2,8%). Người bệnh nam <50 tuổi bị loét dạ dày
liên quan đến rượu chiếm tỉ lệ cao hơn là 57,8% [39].
1.2.2. Tại Việt Nam
Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam có khoảng 26% người dân mắc
viêm loét DD - TT, đồng thời tỷ lệ này khơng có dấu hiệu suy giảm.
Lứa tuổi mắc bệnh loét DD - TT tại Việt Nam cũng đang trẻ hóa, đặc biệt ở
trẻ em. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 2, trẻ nhỏ nhất mắc bệnh là 2
tháng tuổi và lớn nhất là 15 tuổi, tuy nhiên trung bình tuổi mắc bệnh nhiều nhất tại
đây trong khoảng 6-12 tuổi. Đồng thời bình qn mỗi tháng có khoảng 30 – 40 trẻ


12


phải nhập viện điều trị nội trú viêm loét DD - TT, chưa kể số bệnh nhi bệnh nhẹ
được điều trị ngoại trú [30].
Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vai
trị của nhiễm HP và mối liên quan giữa nhiễm HP với bệnh viêm loét DD – TT. Tỷ
lệ nhiễm vi khuẩn HP ở người trưởng thành là 76% và ở trẻ em là khoảng 53,3%.
Việc chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng nhiễm HP cho đến nay vẫn cịn gặp nhiều
khó khăn ở trẻ em, hơn nữa triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng khơng điển hình ở
người lớn, điều này dễ dẫn đến tình trạng bỏ sót bệnh hoặc khi vào viện thì đã xuất
hiện biến chứng [25], [30].
Theo nghiên cứu của Vĩnh Khánh và cộng sự trên 98 người bệnh được chẩn
đoán là loét DD - TT bằng ống nội soi tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế năm
2011; tỷ lệ nhiễm HP ở người bệnh loét DD - TT là 82,65%; hiệu quả của việc diệt
trừ HP liên quan đến cắt cơn đau của người bệnh chiếm tỷ lệ là 96,37% [33].
Theo nghiên cứu “Đánh giá đề kháng kháng sinh của Helicobacter – pylori
trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng đã điều trị tiệt trừ thất bại” của Đinh Cao Minh
và Bùi Hữu Hoàng trên 102 người bệnh đến khám và nội soi tại bệnh viện Đại học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Kết quả cho thấy tuổi trung bình của
nghiên cứu là 42,1 ± 10,2; nữ chiếm 67%. Tỉ lệ kháng các loại kháng chiếm khoảng
từ 13,5 đến 83,3%. Trong nghiên cứu có một số đối tượng khơng có đề kháng kháng
sinh nhưng điều trị với các phác đồ thất bại, ngun nhân có thể do người bệnh
khơng tn thủ điều trị tốt, do chất lượng thuốc và sự lựa chọn thuốc [17].
Theo nghiên cứu của Đỗ Văn Dung và Chu Thị Hà Giang (2014) nghiên cứu
trên 228 người bệnh loét dạ dày tá tràng trên 60 tuổi tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Ninh Bình các triệu chứng bệnh loét DD - TT ở người già thường gặp là đau bụng
vùng thượng vị (88,6%); cồn cào nóng rát thượng vị (39,5%); ợ hơi (46,1%); ợ chua
(25,9%); buồn nôn (22,4%); nôn (14,5%) [8].
Theo nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng viêm, loét dạ dày tá tràng do
Helicobacter pylori kháng kháng sinh ở trẻ em tại bệnh viện nhi Trung Ương” của
Nguyễn Thị Út và cộng sự (2016) trên 588 trẻ được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng



13

do HP. Kết quả nghiên cứu cho thấy triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng chiếm
96,9%; biếng ăn chiếm 59,5%; nôn (46,9%); ợ hơi (29,3;);ợ chua (18,7%); đầy
bụng (19,2%). Triệu chứng đau bụng chủ yếu đau quanh rốn (75,9%); liên quan đau
bụng đến bữa ăn đau khi đói (78,8%); đau khi no (73,6%) [30].
Theo nghiên cứu của Đào Việt Hằng và cộng sự (2019) nghiên cứu cắt ngang
xác định nhiễm HP trên 258 gia đình với 696 người đến khám tại phịng khám Đa
khoa Hồng Long vì triệu chứng đường tiêu hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
nhiễm HP chung là 87,5%; ở bố là 84,9%; mẹ là 84,0%; con trai 92,8%; con gái
90,7%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [11].
1.3. Các nghiên cứu về phòng tái phát loét dạ dày – tá tràng
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Padmavathi GV, Nagaraju B, Shampalatha SP và cộng sự
(2013) tại Ấn Độ đã tìm ra các yếu tố liên quan đến viêm loét DD - TT là hút thuốc,
uống rượu, thức ăn mang tính kích thích, sử dụng thuốc NSAIDs, tình trạng căng
thẳng thần kinh và nhiễm vi khuẩn HP. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ kiến thức về
bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là 34% kiến thức kém (có số điểm <40% tổng số
điểm), kiến thức trung bình là 60% (có số điểm 40% - 60% tổng số điểm), 6% có
kiến thức khá (có số điểm 61% - 80% tổng số điểm) và khơng có đối tượng nào có
kiến thức tốt (81%-100%). Điểm tổng thể kiến thức về bệnh là 17,62 ± 3,7 điểm
trên tổng số điểm tối đa là 37 điểm.
Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe của Shahnooshi JF và Anita DS
(2014) trên 178 người bệnh loét dạ dày tá tràng chọn ngẫu nhiên điều trị ngoại trú
tại bệnh viên MVJ - Ấn Độ. Trong nghiên cứu NB nam giới là chủ yếu chiếm
76,8% và nữ giới chiếm 23,2%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng việc giáo dục
sức khỏe cho NB trực tiếp trong thời gian ngắn (khoảng 20phút tối thiểu) có thể làm
tăng nhận thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ loét DD - TT. Kết quả cho
thấy rằng NB tham gia thay đổi giảm hoặc ngừng sử dụng hầu hết các yếu tố nguy

cơ loét DD - TT. Hút thuốc trong nghiên cứu đã giảm vừa phải từ 26,66% xuống


14

18% sau khi được giáo dục, số lượng người luôn uống rượu giảm từ 71 còn 44 NB,
số lượng NB không sử dụng NSAID tăng từ 3 đến 30 NB...[50].
Nghiên cứu của Moynul H, Jannaltul F và cộng sự (2015) nghiên cứu trên
300 đối tượng tại cộng đồng. Kết quả 90% đối tượng có biểu hiện loét DD - TT đã
tự ý mua thuốc điều trị nhưng duy trì đúng liều chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ 2-3%.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu dùng thuốc đúng cách, hướng dẫn chế độ ăn
hợp lý sẽ làm giảm rõ rệt các biểu hiện loét DD - TT[43].
Nghiên cứu của Maria PM, Molinska K và cộng sự (2016) tại Ba Lan ở 140
NB nam và 140 NB nữ bị viêm loét DD - TT. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên
cứu là 59,8 tuổi; đều có thời gian mắc bệnh trên 2,5 năm; 81,25% cho thấy vai trò
của nội soi dạ dày tá tràng để chẩn đoán bệnh là rất cần thiết và cần thiết. Tỉ lệ
người bệnh nhận thức được một số yếu tố gây loét thấp chỉ 13,75% nhận thức được
việc dùng NSAID là một yếu tố nguy cơ; 15% chỉ ra được là vi khuẩn HP và chỉ
16,8% số người được hỏi là việc sử dụng chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá,
việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định chỉ chiếm 28,2%. Theo nghiên cứu 66,25%
có thói quen ăn uống thích chiên, hun khói và thực phẩm nướng [42].
Nghiên cứu của Yegen BC (2018) “Lifestyle and Peptic Ulcer Disease”chỉ
ra được để phòng ngừa và chữa lành bệnh loét dạ dày tá tràng vai trò quan trọng cần
giảm các yếu tố gây loét như giảm căng thẳng thần kinh, hạn chế sử dụng thuốc
NSAID, đảm bảo môi trường và cần tăng cường các yếu tố bảo vệ như chế độ ăn
cân bằng, luyện tập thể dục thể thao [55].
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Lê Thị Xuân Thảo và cộng sự (2017) tiến hành trên 330 NB
viêm loét DD - TT từ 18 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh về tuân thủ tiệt trừ HP. Kết quả nghiên cứu tuân thủ tiệt trừ HP

sau nghiên cứu khi tăng cường tư vấn cao hơn so trước, tỉ lệ tuân thủ đúng điều trị
dùng thuốc, ngoài thuốc, và tái khám là 88% so 81%, 88% so 84%, và 93% so
74%[22].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang (2018) nghiên cứu can thiệp


15

trên 72 người bệnh loét dạ dày tá tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Nam Định. Tỉ lệ người bệnh nam là 56,9%, nữ là 43,1%, tỉ lệ người bệnh có nhận
thức tốt trước can thiệp và sau can thiệp là 1,4 % và 80,6%. Nhận thức phòng tái
phát bệnh của NB sau can thiệp tăng hơn so với trước can thiệp (điểm về nhận thức
chung về bệnh 2,87 ± 1,34 so với 5,04 ± 0,82; điểm về chế độ ăn là 8,9 ± 1,08 so
với 5,91 ± 1,49; điểm về lối sống 7,23 ± 0,70 so với 5,11 ± 1,57; điểm về sử dụng
thuốc 2,63 ± 1,10 và tăng lên 6,04 ± 0,86). Sau can thiệp sự thay đổi nhận thức về
phòng tái phát bệnh tăng lên 28,09 ± 1,92 so với 16,94 ± 3,41 trước can thiệp
(p<0,001) [23].
1.4. Truyền thông - giáo dục sức khoẻ
1.4.1. Khái niệm truyền thông - giáo dục sức khoẻ
Truyền thông - giáo dục sức khỏe (TT - GDSK) là q trình tác động có mục
đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến
thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao
sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng[37], [44].
Khái niệmTT - GDSK nhấn mạnh hai đặc trưng cơ bản. Thứ nhất truyền
thơng là một q trình có tính liên tục, lặp đi lặp lại trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, quá trình này là sự chia sẻ, trao đổi thông tin hai chiều hoặc đa chiều giữa
các chủ thể tham gia vào qua trình này để có chuyển biến tích cực về kiến thức,
niềm tin, thái độ và thực hành các chủ thể [44].
Thực chất TT - GDSK là q trình dạy và học, trong đó tác động giữa người
thực hiện giáo dục sức khỏe và người được giáo dục sức khỏe theo hai chiều. Người

thực hiện TT - GDSK khơng phải chỉ là người "Dạy" mà cịn phải biết "Học" từ
đối tượng của mình. Thu nhận những thông tin phản hồi từ đối tượng được TT GDSK là hoạt động cần thiết để người thực hiện TT - GDSK điều chỉnh, bổ sung
hoạt động của mình nhằm nâng cao kỹ năng, nâng cao hiệu quả các hoạt động TT GDSK[16], [27].
Đẩy mạnh công tác TT - GDSK là một trong những giải pháp quan trọng
nâng cao nhận thức cho nhân dân về lối sống, hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe như


×