Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng việt lớp 5 – Năm 2019 – Đề số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.85 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề ơn tập học kì 2 mơn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 1</b>



<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>RAU KHÚC</b>


Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt
đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc
mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rịm, dọc theo bờ sơng…Khúc có
hai loại: khúc tẻ và khúc nếp. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ, khúc nếp mập hơn,
lá to bản hơn, nhiều lông hơn. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau
ngon lại ngắn. Khi đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.


Rau khúc vừa dai lại vừa dẻo. Khúc nếp đưa lên miệng nhai chẳng khác gì
kẹo cao su bây giờ. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Món trứ danh
nhất, quái lạ nhất từ rau khúc là bánh khúc. Như bất cứ món bánh dân dã nào,
nguyên liệu làm bánh khúc chỉ gồm: bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị.
Nó khác với tất cả các loại bánh khác chính là có thêm rau khúc. Rau khúc giã
nhuyễn với bột gạo làm vỏ bánh, màu xanh nhạt, dẻo, dai...


Vào mùa bánh khúc nhà nào cũng như có cỗ đám. Người đốt lị, người xay
bột, người giã khúc... Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục... rộn rã
khắp làng. Người ta mời đổi nhau để thưởng thức tài nghệ của nhau.


Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ y nguyên trong kí ức cái háo hức, cái sống
động của những đêm làng giã khúc. Hồi hộp và mong mỏi nhất là lúc mẻ bánh
đầu toả hương thơm như khía vào con tì, con vị. Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn
ngụt. Ấy thế mà những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra
ngoài. Mỗi chiếc bánh được đính bởi những hạt xơi nếp căng mọng. Thơi thì
xt xoa, thổi nóng phù phù, xoa tay lên tai... nhưng nhất định phải đưa được
bánh ra khi cịn nóng hôi hổi. Phải vừa ăn vừa thổi mới tận hưởng hết hương vị


và cảm giác lạ lùng từ cây rau khúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một đĩa bánh khúc - thứ bánh mà giờ đây đối với
tơi thực sự chỉ cịn lại trong nỗi hồi niệm.


(Tạ Duy Anh)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:


<b>Câu 1. Rau khúc thường có vào thời gian nào?</b>
a. Tết Nguyên đán.


b. Sau Tết Nguyên đán.
c. Vào mùa đông.


<b>Câu 2. Nguyên liệu làm bánh khúc gồm những gì?</b>
a. Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị, gạo nếp.
b. Bột gạo, lá chuối, đỗ xanh cùng gia vị, gạo nếp.


c. Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng gia vị, rau khúc, gạo nếp.
<b>Câu 3. Dấu hiệu nào cho biết mùa bánh khúc đã bắt đầu?</b>


a. Tiếng chày giã khúc thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục... rộn rã khắp
làng.


b. Mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc của rau khúc.


c. Mẻ bánh đầu toả hương thơm như khía vào con tì, con vị.
<b>Câu 4. Trong bài văn này, tác giả tập trung viết về điều gì?</b>
a. Tả cây rau khúc.



b. Tả chiếc bánh khúc gắn với những kỉ niệm thân thương của một thời làm
bánh khúc ở làng quê mình.


c. Hướng dẫn cách làm bánh khúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

b. Vì rau khúc làm nên bánh khúc - một loại bánh ngon gắn với những kỉ niệm
thân thương của quê hương, của những người thân yêu của tác giả.


c. Vì rau khúc có rất nhiều cơng dụng.
<b>II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU</b>


<b>Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?</b>
a. Rau khúc vừa dai, vừa dẻo.


b. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn.
c. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay.


<b>Câu 2. Dấu gạch ngang trong câu: “Bởi vì ngay giờ đây tơi vẫn có thể sống lại</b>
cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt
sẵn phần một đĩa bánh khúc - thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ cịn
lại trong nỗi hồi niệm.” có tác dụng gì?


a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b. Đánh dấu phần chú thích trong câu.


c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.


<b>Câu 3. Hai câu: "Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn.</b>
Vào những ngày đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc." liên kết với nhau bằng
cách nào?



a. Lặp từ ngữ.
b. Thay thế từ ngữ.
c. Dùng từ nối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 5. Hai câu "Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhưng những bàn tay lành</b>
nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài." liên kết với nhau bằng cách
nào?


a. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ.
b. Dùng từ nối, lặp từ ngữ.
c. Thay thế từ ngữ, dùng từ nối.
<b>III. CẢM THỤ VĂN HỌC</b>


Hãy viết một đoạn văn nói về sự gắn bó của tác giả với chiếc bánh khúc quê
hương.


<b>IV. TẬP LÀM VĂN</b>


<b>Câu 1. Viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây.</b>


<b>Câu 2. Bánh khúc là một đặc sản của quê hương tác giả Tạ Duy Anh. Dựa vào</b>
cách miêu tả, giới thiệu bánh khúc, em hãy viết đoạn văn từ 4-5 câu giới thiệu
một đặc sản quê em.


<b>Lời giải chi tiết đề ơn tập học kì 2 Tiếng Việt 5</b>



<b>I. ĐỌC HIỂU</b>
<b>Gợi ý:</b>



Câu 1: Con đọc đoạn văn thứ 1.
Câu 2: Con đọc đoạn văn thứ 2.
Câu 3: Con đọc đoạn văn thứ 3.
Câu 4: Con đọc kĩ bài văn và trả lời.


Câu 5: Cây rau khúc ở q hương tác giả có gì khác so với những cây rau khúc
khác?


Trả lời:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU</b>
<b>Gợi ý:</b>


Câu 1: Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên.
Câu 2:Tác dụng của dấu gạch ngang:


- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Đánh dấu phần chú thích.


- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Trả lời:


Câu 1 - b Câu 2 - b Câu 3 - b
<b>Câu 4.</b>


<b>Gợi ý:</b>


Con thử thay vào xem câu có thay đổi gì khơng?
Trả lời:



Vì từ khúc ở câu sau lặp lại từ khúc ở câu trước để liên kết, thay nó bằng
từ cỏ sẽ mất sự liên kết này.


<b>Câu 5.</b>
<b>Gợi ý:</b>


Một số phép liên kết thường gặp: thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ, dùng từ nối.
Trả lời:


Hai câu được liên kết với nhau bằng cách dùng từ nối "Nhưng" và lặp từ ngữ
"bánh"


Chọn đáp án: b


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Con đọc kĩ bài văn rồi viết bài, chú ý các chi tiết miêu tả rau khúc và những ký
ức về bánh khúc trong tác giả.


Trả lời:


Bánh khúc là đặc sản của quê hương tác giả. Hương vị của nó thơm ngậy.
Bánh được làm từ gạo nếp trộn lẫn với lá cây rau khúc, nhân bánh là một viên
đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ nhỏ pha hạt tiêu. Người ta đưa
bánh vào chõ, hấp lên... rồi đưa bánh ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Để tận hưởng
hết hương vị từ cây rau khúc bạn phải vừa ăn vừa thổi. Quả là hấp dẫn. Nhưng
chõ bánh khúc gắn bó với tác giả khơng chỉ có thế. Giờ đây tác giả cảm thấy
như vẫn còn mới nguyên cái cảm giác hạnh phúc, sung sướng tột cùng khi
được mẹ phần cho đĩa bánh khúc khi ngủ dậy. Một thứ bánh ngon như thế gắn
bó với những kỉ niệm quê hương và những người thân của tác giả, giờ đây chỉ
còn lại như một nỗi hoài niệm.



(Theo Trần Thị Thu Thuỷ)
<b>IV. TẬP LÀM VĂN</b>


<b>Đề 1</b>
<b>Gợi ý:</b>


Mở đoạn: Giới thiệu về loài cây đó
Thân đoạn:


- Miêu tả lồi cây đó
- Lợi ích về lồi cây đó


Kết đoạn: Cảm nghĩ của em về lồi cây đó.
Trả lời:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

đi chợ, địn gánh tre trĩu nặng trên vai. Làm vườn, làm ruộng có tre làm cán
cuốc, cán thuổng. Phơi thóc trên sân có tre làm cán trang, cán cào phụ giúp. Kể
làm sao hết những dụng cụ trong đời sống được làm bằng tre. Tre làm nhà, làm
cơng cụ sản xuất, tre cịn làm vũ khí chống giặc. Gậy tre, chơng tre đã từng bao
đời góp cơng chống giặc, giữ làng. Luỹ tre làng che chở, bảo vệ cho cuộc sống
của cư dân. Theo y học cổ truyền, lá tre chữa cảm dưới dạng xơng hoặc thuốc
sắc. Sách cổ cịn ghi các tác dụng tiêu đờm, chữa ho suyễn, nôn mửa,… Luỹ tre
xanh vẫn ln gắn bó, gần gũi và giúp ích nhiều cho người dân Việt.


<b>Đề 2:</b>
<b>Gợi ý:</b>


A. Mở đoạn: giới thiệu về đặc sản quê em
B. Thân đoạn



- Nguyên liệu làm
- Cách thức làm


- Sự gắn bó của em với đặc sản này


C. Kết đoạn: Cảm nghĩ của em về đặc sản này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>

<!--links-->
Đề thi học kì 2 môn tiếng việt lớp 5 năm 2014
  • 4
  • 985
  • 2
  • ×