Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Kế hoạch năm học 2010 -2011(PGD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.02 KB, 13 trang )

KẾ HOẠCH NĂM HỌC
NĂM HỌC: 2010 – 2011
I- TÓM TẮT TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG:
1/. Quy mô:
- Trường có 12 lớp (Khối 6: 4 lớp; khối 7: 3 lớp; khối 8: 3 lớp; khối 9: 2 lớp).
- Tổng số học sinh: 456 / 192 nữ
2/. Giáo viên:
- Tổng số CB-GV-CNV: 35
- Ban giám hiệu: 02
- Giáo viên đứng lớp: 24 (tập sự 03)
- Tổng phụ trách Đội: 01 (kiêm nhiệm)
- Giám thị: 02
- Bảo vệ - phục vụ: 04
- Thư viện: 01
- Thiết bị: 01
3/. Các tổ Chuyên môn: 05 tổ
a). Tổ Toán: 05 đ/c
1./ Ngô Thị Hồng : TTCM – Dạy Toán 6.
2,3,4
2./ Phụ Nghĩa Thanh Tĩnh : Dạy toán khối 8
3./ Nguyễn Trần Trung : Dạy toán lớp 6.
1
; khối 9.
4./ Trần Thị Thu Hương : Dạy toán lớp 7.
1,2
5./ Nguyễn Thị Yến : Dạy toán lớp 7.
3
b). Tổ Văn – Sử – Địa – GDCD :
1./ Vũ Thị Lý : TTCM – Dạy Văn - GDCD
2./ Đậu Thị Tú : Dạy văn khối 9; GD 9
3./ Nguyễn Thị Hồng Nhung : Dạy văn khối 6; GD 6


4./ Mai Thị Nhàn : Dạy văn khối 8; GD 7,8
5./ Lê Thị Nguyệt : Dạy văn khối 7; CN6
c). Tổ Ngoại ngữ - Tin học :
1./ Tào Thị Hiền : TTCM – Dạy AV 6, 9
2./ Đặng Thị Thu Hiền : Dạy AV 7, 8
3./ Tô Ngọc Dũng : Phó HT
4./ Nguyễn Quốc Cường : Tin 6 + phụ trách Phòng NN
5./ Trần Đình Diệu Huệ : GT + phụ trách Phòng NN
1
d). Tổ TD – Nhạc – Họa :
1./ Nguyễn Thị Thu Hà : TTCM – Dạy TD 7,8
2./ Đoàn Hương Lan : Dạy TD 6,9
3./ Hoàng Trung Dũng : Dạy MT K6 -> K9
4./ Nguyễn Văn Đông : Dạy nhạc K6 -> K9
5./ Phạm Thị Liên Hương : Phụ trách Thư viện
6./ Phạm Thị Minh : Phụ trách Thiết bị
e). Tổ Lý – Hóa – Sinh – CN:
1./ Lê Thị Thao : TTCM – Sinh K6, K9
2./ Phạm Thị Hảo : Dạy sinh K7, K8
3./ Nguyễn Thị Loan : Nghỉ HS
4./ Đoàn Thị Cúc : Dạy Lý K7 -> K9, CN 8,9
5./ Lê Thị Nga : Dạy Hóa K8, K9; CN 7
4/. Điều kiện CSVC hiện có:
- Phòng làm việc : 06
- Phòng học lý thuyết : 18
- Bàn ghế HS:
- Phòng bộ môn: 23 (bao gồm các phòng thực hành Lý – Hóa – Sinh – Tin học
– Ngoại ngữ).
II- NHIỆM VỤ CHUNG:
1./ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Phát huy kết quả 4 năm thực hiện cuộc vận động “Hai
không ”, đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong nhà trường.
2./ Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục:
2.1- Tập trung thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh
giá, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; tạo ra
sự chuyển biến cơ bản về đổi mới kiểm tra đánh giá qua đó thúc đẩy đổi mới
phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2- Tổ chức đánh giá việc thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản
lý giáo dục thực hiện đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường
có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học”. Xây dựng và nhân rộng
mô hình nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá tích
cực và hiệu quả.
2.3- Tiếp tục tăng cường kỷ cương, nề nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra
đánh giá, thi cử. Tăng cường vai trò nhà trường, Tổ khối trong việc quản lý thực
2
hiện chương trình giáo dục, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm
tra đánh giá.
2.4- Tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên
lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp, chú trọng giáo
dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng cách tích hợp kiến thức vào
các bộ môn.
3.- Triển khai có hiệu quả việc đánh giá cán bộ quản lý các trường theo chuẩn
hiệu trưởng; đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Thực hiện kế
hoạch và lộ trình bồi dưỡng theo chỉ đạo của Sở GD – ĐT.
4.- Chỉ đạo trường THCS Bình Thắng thực hiện tốt nhiệm vụ là trường tạo
nguồn học sinh giỏi của huyện.
III - NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM HỌC:

III
1
/ - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào
thi đua:
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương thức giáo dục đạo đức; chú trọng giáo
dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa
trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.
- Củng cố và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Tất cả các trường đều có công trình vệ sinh đạt yêu
cầu và thường xuyên giữ sạch sẽ; trồng và chăm sóc cây xanh, tạo môi trường cảnh
quan sạch đẹp; tiếp tục chăm sóc, thăm viếng di tích lịch sử văn hóa Bia tưởng
niệm ấp Bình Đường 3 đã được phân công. Thi đua dạy tốt, học tốt chào mừng
“Ngày nhà giáo Việt Nam” tổ chức “Ngày về nguồn” 23/11 và “Tuần về nguồn”
(20/11 đến 26/11). Nhân các dịp lễ hội tham gia hát dân ca, hát về ngành giáo dục.
Tăng cường các biện pháp trong đó có sự phối kết hợp với Công an địa phương để
hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh đánh nhau. Cuối năm học, tổ chức
kiểm tra, đánh giá, công nhận các trường đạt danh hiệu “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực” đồng thời tổ chức Sơ kết qua 2 năm thực hiện.
- Tổ chức đánh giá kết quả sau 4 năm thực hiện cuộc vận động “Hai không”,
duy trì thường xuyên trong nhà trường trong đó chú ý ngăn ngừa tiêu cực trong thi
cử và tình trạng dạy thêm học thêm không đúng quy định.
- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học trong đó có ứng dụng công nghệ
thông tin, khuyến khích sử dụng bài giảng điện tử, sử dụng các phương tiện nghe
nhìn, thực hiện đầy đủ các tiết thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng
dạy.
- Tiếp tục thực hiện và tổ chức đánh giá sau một năm thực hiện chủ trương
“Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện đổi mới trong phương pháp dạy
học và quản lý. Có kế hoạch cụ thể về “Đổi mới phương pháp dạy học”. Xây dựng
3
và nhân rộng mô hình nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra

đánh giá.
III
2
. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo
dục:
1./ Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục:
- Chỉ đạo các tổ khối bộ môn thực hiện phân phối chương trình các môn học
do Phòng GD-ĐT huyện ban hành từ tuần thứ 10.
- Phân bố các tuần trong mỗi học kỳ như sau:
1.1- Khối 9:
+ Học kỳ 1: 20 tuần ( từ 16/8 đến 31/12/2010)
. Tuần 1 đến tuần 17: thực dạy và kiểm tra 1 tiết;
. Tuần 18: ôn tập kiểm tra học kỳ 1;
. Tuần 19 (20/12 đến 25/12/2010): kiểm tra học kỳ 1;
. Tuần 20: trả bài kiểm tra học kỳ.
+ Học kỳ 2: 20 tuần (03/01/2011 đến 21/5/2011)
. Tuần 1 đến tuần 16: thực dạy chương trình HK2, kiểm tra 1 tiết và 1
tuần nghỉ Tết Nguyên Đán;
. Tuần 17: ôn tập học kỳ 2;
. Tuần 18 ( 03/5 đến 07/5/2011): kiểm tra học kỳ 2;
. Tuần 19, 20: trả bài kiểm tra và dạy phần còn lại của ch/trình HK 2
* Lưu ý: nội dung kiểm tra đến tuần 15.
1.2- Các khối 6, 7, 8.
+ Học kỳ 1: 20 tuần (từ 16/8 đến 31/12/2010)
. Tuần 1 đến tuần 17: thực dạy và kiểm tra 1 tiết;
. Tuần 18: ôn tập kiểm tra học kỳ 1;
. Tuần 19 (20/12 đến 25/12/2010): kiểm tra học kỳ 1;
. Tuần 20: trả bài kiểm tra học kỳ.
+ Học kỳ 2: 20 tuần (03/01/2011 đến 21/5/2011)
. Tuần 1 đến tuần 17: thực dạy chương trình HK2, kiểm tra 1 tiết và 1

tuần nghỉ Tết Nguyên đán;
. Tuần 18: ôn tập học kỳ 2;
. Tuần 19 (09/5 đến 14/5/2011): kiểm tra học kỳ 2;
. Tuần 20: trả bài kiểm tra và dạy phần còn lại của ch/trình HK 2.

* Lưu ý: nội dung kiểm tra đến tuần 16.
Việc kê khai tính thừa giờ là 37 tuần/năm học.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bậc THCS theo hướng
phát huy tích cực chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Trong sinh
hoạt chuyên môn của trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng tổ
bộ môn và giáo viên đã được bồi dưỡng dạy chương trình, sách giáo khoa lớp 6, 7,
8, 9 cần phổ biến mục tiêu, kế hoạch và chương trình bậc THCS cũng như từng bộ
4
môn để giáo viên khác nắm được những vấn đề cơ bản. Chú trọng tổ chức dự giờ,
thao giảng, sử dụng bảo quản đồ dùng dạy học, trang thiết bị một cách có hiệu quả.
Trao đổi kinh nghiệm, đóng góp ý kiến về nội dung và phương pháp, đánh giá kết
quả thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9 một cách
cụ thể từng chương, từng bài xem đây là hoạt động trọng tâm của các tổ chuyên
môn, các kinh nghiệm cần được ghi chép rõ ràng, cẩn thận được lưu ở hồ sơ
chuyên môn của tổ.
- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt thiết bị
dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua làm và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Tổ chức đánh giá xếp loại học sinh lớp 6, 7, 8, 9 theo Quyết định số
40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ GD-ĐT.
- Có kế hoạch và biện pháp cụ thể để làm chuyển biến chất lượng, phấn đấu
giảm tỷ lệ học sinh yếu kém dưới 10%.
- Thực hiện chương trình dạy học tự chọn cho học sinh theo hướng dẫn tại
văn bản số 7680/BGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 của Bộ GD-ĐT về việc ban
hành khung chương trình THCS, THPT năm 2009 – 2010 và Phân phối chương
trình của từng bộ môn.

- Bố trí học sinh khối lớp 8 học nghề ở Trung tâm GDTX-KTHN được xem
là môn học tự chọn, theo phân phối chương trình 70 tiết của Bộ GD-ĐT thời lượng
2 tiết/tuần (trong 35 tuần), tổ chức dạy tự chọn môn Tin học cho học sinh khối lớp
6,7. Thực hiện đầy đủ việc cho điểm môn học tự chọn và chủ đề tự chọn theo quy
chế đánh giá xếp loại học sinh THCS của Bộ GD-ĐT (Quyết định số 40/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ GD-ĐT).
- Giáo dục địa phương thực hiện theo công văn 5977/BGDĐT-GDTrH ngày
07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung Giáo
dục địa phương cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 – 2009 và công văn số
519/SGDĐT- TrH-TX ngày 20/4/2009 của Sở GD- ĐT về việc hướng dẫn thực
hiện chương trình Lịch sử địa phương THCS, THPT.
- Giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo Khung PPCT của Bộ GD – ĐT
áp dụng từ năm học 2009 – 2010 (2 tiết/tháng).
- Giáo dục hướng nghiệp (HS lớp 9) 1 tiết/tháng. Các nội dung sau được
chuyển sang thực hiện ở hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Chủ đề “Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS”: thực hiện ở chủ điểm
tháng 9 – HĐNGLL.
- Chủ đề “Tìm hiểu thông tin về hệ thống GDPT, GD nghề nghiệp và các
ngành nghề phổ biến ở địa phương”: thực hiện ở chủ điểm tháng 3- HĐNGLL.
- Giáo dục Thể chất- QP- AN thực hiện theo công văn 1269/SGDĐT-TrH-
TX ngày 20/8/2010 của Sở GD – ĐT Bình Dương hướng dẫn thực hiện công tác
GDTC-GDQP-AN năm học 2010 – 2011, dạy đủ mỗi lớp 2 tiết/1 tuần, chấm dứt
trường hợp cắt xén, bỏ giờ học thể dục của học sinh. Không dạy ở tiết 4, 5 buổi
sáng và tiết 1,2 buổi chiều, thực hiện việc học chéo buổi và đảm bảo đồng phục
TDTT khi tập. Giáo viên lên lớp giờ thể dục phải mặc trang phục huấn luyện
5

×