Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Phân tích câu ca dao: Ngó lên nuộc lạt mái nhà, Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu - Cảm nhận về câu ca dao: Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.32 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Mời các bạn tham khảo văn mẫu lớp 7 Phân tích câu ca dao: Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.


<b>Đề bài: Hãy phân tích câu ca dao sau:</b>


<i>“Ngó lên nuộc lạt mái nhà</i>


<i>Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”</i>
<b>Dàn ý chi tiết:</b>


<b>1. Mở bài</b>


- Giới thiệu về các truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta bao đời nay, trong đó phải
kể đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.


- Truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện ở tình yêu thương, hiếu nghĩa của con người đối
với người thân, người lớn tuổi trong gia đình.


- Những tình cảm, suy nghĩ ấy được truyền tải, gửi gắm vào thơ ca, trong đó có ca dao.
- Khi nói đến tình u thương, hiếu thảo trong gia đình, ta khơng thể khơng nhắc đến câu
ca dao:


<i>“Ngó lên nuộc lạt mái nhà</i>


<i>Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”</i>
<b>2. Thân bài</b>


<i><b>a. Giải thích câu ca dao:</b></i>
- Ngó nghĩa là nhìn, ngắm


- Lạt là dây làm từ tre, nứa dùng để buộc các thanh gỗ, tre làm mái nhà vào thời xưa.


Nuộc lạt là các mối buộc của sợi lạt, để buộc chắc thì phải có rất nhiều nuộc lạt.


→ Câu ca dao mượn hành động nhìn lên những nuộc lạt trên mái nhà, để gợi nhắc, thể
hiện nỗi nhớ, tình u thương, kính trọng dành cho ông bà của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Hành động nhìn lên cao (mái nhà) để nhớ về ông bà là hình ảnh thể hiện sự kính trọng,
u thương đối với người thân. Bởi trong lịng người cháu ơng bà ln ở vị trí cao nhất,
giống như nuộc lạt ở vị trí cao nhất ngơi nhà.


- Nhìn lên mái nhà để nhớ về ông bà, chứ không phải nơi khác, bởi trong ngơi nhà ấy là
hình bóng của ơng bà đã sinh sống trong suốt thời gian dài, bởi vậy mà nhìn cảnh nhớ
người.


- Sử dụng hình ảnh so sánh: so sánh số lượng nuộc lạt và nỗi nhớ ông bà. Điểm tương
đồng ở đây chính là số lượng nhiều đến khơng ai có thể đếm xuể được - khơng ai có thể
đếm được hết số lượng nuộc lạt trên mái nhà, cũng như không ai đong đếm được nỗi nhớ
dành cho người thân đã ra đi mãi mãi.


- Sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến “bao nhiêu…bấy nhiêu”: sử dụng cặp quan hệ từ tăng
tiến như vậy giúp cho đối tượng ở vế 2 (nỗi nhớ ông bà) trở nên càng lớn, càng nhiều hơn
so với đối tượng ở vế 1 (nuôc lạt trên mái nhà) → Điều này càng khẳng định nỗi nhớ ông
bà là vô cùng, không gì có thể vượt qua.


<i><b>c. Mở rộng và nâng cao</b></i>


- Câu ca dao đã nói về đạo hiếu - một truyền thống đạo đức tốt đẹp, trân quý của dân tộc
ta. Thể hiện từ tình yêu thương, nhung nhớ, đến những hành động như chăm sóc, chia sẻ,
thờ cúng tổ tiên…


- Ngồi ra có rất nhiều câu ca dao nói về đạo hiếu như:


<i>“Công cha như núi Thái Sơn</i>


<i>Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”</i>
hay “Đạo làm con chớ hững hờ
<i>Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ cá nhân chưa thực hiện tròn chữ
hiếu. Như bỏ hỗn láo với bố mẹ, bỏ mặc bố mẹ, ơng bà khơng quan tâm, chăm sóc…
Những trường hợp như thế này cần xóa bỏ để xây dựng xã hội tốt đẹp.


- Để phát huy truyền thống tốt đẹp về đạo hiếu, cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về
tình cảm gia đình; thường xuyên tổ chức các hoạt động chung cho cả nhà… để thắt chặt
tình cảm cho các thành viên.


<b>3. Kết bài</b>


- Như vậy, câu ca dao đã thể hiện được một đức tính, truyền thống tốt đẹp của người Việt
Nam ta đó là đạo hiếu.


- Qua đó, chúng ta rút ra được bài học cho bản thân mình: cần giữ gìn và phát huy truyền
thống tốt đẹp đó, ln u thương, hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ.


<b>Bài làm tham khảo</b>


Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời nay vẫn luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống
quý báu và tốt đẹp như truyền thống yêu nước, chăm chỉ, đoàn kết…trong đó phải kể đến
truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện ở tình u
thương, hiếu nghĩa của con người đối với người thân, người lớn tuổi trong gia đình. Và
được thể hiện trong thơ ca, hội họa, âm nhạc…, tất nhiên ca dao cũng khơng nằm ngồi
quy luật này. Khi nói đến vấn đề đạo hiếu trong kho tàng cao dao, chúng ta không thể


khơng nhắc đến câu ca dao:


<i>“Ngó lên nuộc lạt mái nhà</i>


<i>Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nhân vật trữ tình trong câu ca dao đã nhớ về ơng bà của mình khi ngước đầu nhìn lên
mái nhà - nơi cao nhất trong ngôi nhà. Điều này khẳng định vị trí cao lớn của người thân
trong lịng nhân vật trữ tình. Đồng thời cịn thể hiện sự kính trọng dành cho họ. Việc nhìn
các “nuộc lạt”, mái nhà mà nhớ người thân là một hình ảnh rất dễ liên tưởng. Bởi ngày
xưa, khi xây dựng mỗi ngơi nhà thì chủ nhân căn nhà ấy cũng ít nhiều có tham gia vào.
Đặc biệt, là những việc đơn giản như chuốt lạt. Có lẽ bàn tay ơng, bà của nhân vật trữ
tình cũng đã từng đi bẻ tre, nứa về rồi ngồi chuốt từng sợi lạt. Ở đó, người cháu nhìn thấy
được hình ảnh ơng bà lúc sinh thời. Bởi vậy, ngôi nhà - nơi ông bà từng sinh sống suốt cả
cuộc đời, nhìn đâu cũng là hình bóng họ, nhìn đâu cũng có thể gợi nhớ về họ được.


Câu ca dao có sử dụng hình ảnh so sánh một cách tinh tế, khơng trình bày theo cấu
trúc thơng thường. Nhân vật trữ tình ví nỗi nhớ sâu nặng dành cho ơng bà của mình với
số lượng nuộc lạt trên mái nhà. Mà trước giờ có ai đếm hay đếm xuể số lượng các nuộc
lạt trên mái nhà được đâu. Và cũng bởi vậy, đã khiến cho nỗi nhớ tưởng như vơ hình, vơ
lượng phần nào được hữu hình hóa. Trở nên dễ tưởng tượng hơn. Cùng với đó, trong câu
ca dao cịn sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Cặp quan hệ này
giúp cho mức độ của nỗi nhớ càng thêm to lớn, dày đặc hơn. Mượn sự khổng lồ của số
lượng nuộc lạt trên mái nhà, làm đòn bẩy để thể hiện nỗi nhớ da diết của mình.


Câu ca dao đã nói về đạo hiếu - một truyền thống đạo đức tốt đẹp, trân quý của dân
tộc ta. Đạo hiếu không phải là những gì to tát, mà chỉ là những điều đơn giản. Là những
lời quan tâm hằng ngày, là sự giúp đỡ những cơng việc gia đình, là tình u thương, thấu
hiểu… Ngoài ra trong kho tàng ca dao của Việt Nam ta cũng có rất nhiều câu ca dao khác
nói về đạo hiếu, như:



<i>“Cơng cha như núi Thái Sơn</i>


<i>Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”</i>
hay “Đạo làm con chớ hững hờ
<i>Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

để làm được điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về tình cảm gia đình;
thường xuyên tổ chức các hoạt động chung cho cả nhà… để thắt chặt tình cảm cho các
thành viên.


Như vậy, câu ca dao:


<i>“Ngó lên nuộc lạt mái nhà</i>


<i>Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”</i>


đã thể hiện được một đức tính, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta đó là lịng
hiếu thảo. Qua đó, chúng ta rút ra được bài học cho bản thân mình, đó là cần giữ gìn và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Luôn quan tâm, yêu thương, hiếu thảo với ông
bà, cha mẹ của mình.


</div>

<!--links-->

×