Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

BỆNH THƯƠNG hàn (BỆNH TRUYỀN NHIỄM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.54 MB, 46 trang )

BỆNH THƯƠNG HÀN


I. Định nghĩa
Typhoid fever = enteric fever = Thương hàn
Tác nhân gây bệnh: Salmonella typhi.
Biểu hiện lâm sàng rất thay đổi  khó chẩn đốn
Biểu hiện kinh điển: sốt, mệt mỏi, lơ mơ, đau bụng và táo bón
Trước kia, bệnh gây nhiều biến chứng trầm trọng (sảng, mê, xuất huyết
tiêu hóa, thủng ruột, biến chứng tâm thần kinh) và tử vong cao. Ngày
nay, do mầm bệnh kháng thuốc, biến chứng và tử vong vẫn còn xảy ra.
Việt Nam và các nước đang phát triển: thỉnh thoảng xảy ra dịch


II. Lịch sử
S typhi  theo tiếng Hy lạp cổ là typhos
Các tên khác của bệnh thương hàn: gastric fever, abdominal typhus,
infantile remittent fever, slow fever, nervous fever, pythogenic fever,
etc.
Louis Pasteur, 1829, gọi là typhoid – là 1 biến thể từ typhus.
Đã có 1 trận dịch lớn gây chết người tại thành Athens (1/3 dân số)
vào cuối cuộc chiến Pelopennesian (430–426 B.C).
Những bản ghi của sử gia Thucydides là những mô tả đầu tiên về
dịch thương hàn.


Những nhân vật nổi tiếng có liên quan
đến bệnh thương hàn
• Abigail Adams, (phu nhân Tổng thống thứ 2 của Hiệp chủng quốc
Hoa Kỳ), vợ của John Adams.
• Quận cơng xứ Saxe-Coburg-Gotha, chồng Nữ hồng Victoria.


• Edward VII, (khỏi bệnh).
• Louisa May Alcott, tác giả của Little Women nhiễm bệnh từ Bệnh
viện Sketches
• Charles Darwin, nhiễm bệnh trong chuyến đi đến Chile bằng con
tàu Beagle của Hải quân hoàng gia Anh vào năm 1835.
• Eugenia Tadolini, danh ca giọng nữ cao người Ý Italian, đã chết vì
bệnh thương hàn tại Paris vào năm 1872.
• Frank McCourt, nhà văn Mỹ gốc Ireland, tác giả truyện ký
Angela's Ashes.
• Jeanne Pasteur (b. 2-Apr-1850, d. 10-Sep-1859 typhoid fever)
• Cecile Pasteur (b. 1-Oct-1853, d. 23-May-1866 typhoid fever)


Typhoid Mary
CHICAGO:
Cuối thế kỷ 19, tỷ lệ tử vong trung bình do bệnh thương hàn là 65
/ 100,000 người mỗi năm.
Và năm 1891, tỷ lệ tử vong trung bình do bệnh thương hàn là
174 / 100,000 người.
Mary Mallon, hay còn được gọi là Typhoid Mary là người lành mang
mang trùng bệnh thương hàn nổi tiếng nhất tại Mỹ vì hậu quả
nghiêm trọng vơ tiền khống hậu do bà gây ra.


Mary Mallon ("Typhoid Mary") tại giường bệnh.


Mary Mallon, làm nghề đầu bếp tại New York; được cho là nguồn
lây bệnh thương hàn cho hàng trăm người khác.
Có 47 cas mắc bệnh, trong đó có 3 cas tử vong đã được tìm thấy

mối liên quan gần với Marry.
1907, bà là người lành mang trùng đầu tiên được phát hiện tại Mỹ
và được giám sát trong 3 năm liên tiếp.
Các bác sĩ sức khỏe cộng đồng đã cho bà chọn 1 trong 2 điều kiện:
bỏ nghề nấu ăn hay cắt bỏ túi mật. Bà ta đã nghỉ việc nhưng sau
đó quay lại làm đầu bếp dưới 1 cái tên giả.
Bà ta đã bị buộc thôi việc và quản thúc sau khi 1 trận dịch thương
hàn xảy ra. Bà đã chết vì viêm phổi sau 26 năm bị quản thúc tại
bệnh viện (1915 – 1938).


Lịch sử việc ứng phó với bệnh thương hàn
1897, Almroth Edward Wright tìm được vaccine có hiệu quả.
1909, Frederick F. Russell, 1 bác sĩ quân y Mỹ, tìm ra vaccine ngừa
bệnh thương hàn, và 2 năm sau đó vaccine này được sử dụng để
chủng ngừa cho quân đội Mỹ và đã ngăn được thương hàn trong
quân đội Mỹ.
Tại hầu hết các quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc bệnh thương hàn đã
giảm trong nửa đầu thế kỷ 20 do tiêm chủng và cải thiện hệ thống
vệ sinh công cộng và các điều kiện vệ sinh. Điều trị thương hàn
bằng kháng sinh được áp dụng từ năm 1942, làm giảm đáng kể tử
vong.
Hiện nay, tần suất mắc bệnh thương hàn hàng năm tại các nước
đang phát triển là 5 cases /1,000,000 người.


III. Vi trùng học
Tác nhân gây bệnh thương hàn:
Salmonella typhi
Salmonella paratyphi A, B và C.

Salmonella thuộc họ
Enterobacteriaceae,
trực khẩn Gram âm,
kích thước 2-3  0,4-0,6m,
có khả năng kỵ khí tùy ý, di động nhờ
lông chung quanh thân.


Kháng nguyên H: hoặc kháng
nguyên lông (roi), dễ bị hủy bởi
nhiệt.
Kháng nguyên O: polysaccharide,
hoặc kháng nguyên thân, bền với
nhiệt.
Kháng nguyên Vi:
polysaccharide, có trong vỏ S. typhi
và S. paratyphi C.


Khả năng sống của Samonella trong tự nhiên:
Vi khuẩn có thể sống nhiều ngày trong nước, nhất là trong nước ao tù và
trong hố phân; trong rau cải, trong sò ốc hến.
Bị tiêu diệt bởi:
• ánh sáng mặt trời,
• sức nóng (đun sơi 55oC trong 30 phút), cồn 90oC, diệt chúng trong vài
phút.
Salmonella có thể cấy trên những mơi trường:
Chọn lọc thấp: thạch deoxycholate và Mac Conkey.
Chọn lọc vừa: SS (Salmonella-Shigella), hoặc thạch Hektoen.
Chọn lọc cao: selenite với brillant green, thạch Bismuth sulfite.

Tạo sắc chọn lọc mới: thạch CHROM và COMPASS (chuyên biệt hơn các
môi trường khác).
Canh cấy: Tetrathionate hoặc Tetrathionate với Brillant green, Selenite F.


IV. Sinh lý bệnh
1. Liều nhiễm khuẩn
Nhiều nghiên cứu trên những người tình nguyện chứng tỏ số
lượng vi khuẩn bị nhiễm càng nhiều thì tỉ lệ mắc càng cao và
thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Hornick và cộng sự đã cho những người tình nguyện uống S. typhi
sống, nhận thấy:
Số vi khuẩn uống

Tỉ lệ mắc

Thời gian ủ bệnh

109

95%

5 ngày (3-32 ngày)

107

50%

7,5 ngày (4-56 ngày)


105

28%

9 ngày (6-33 ngày)

Trong các vụ dịch, số lượng S. typhi thấp ( 103) cũng gây bệnh.


2. Quá trình nhiễm khuẩn


Qua hàng rào acid dạ dày

Phagocytization


Small intestine





V. Dịch tễ học
Nguồn lây
S.typhi và S. paratyphi A chỉ lây truyền bệnh ở người.
Người bệnh: thải hàng triệu vi khuẩn sống theo phân, chất ói, đàm nhớt
hoặc các dịch thể khác.
Người khỏi bệnh: cịn có thể tiếp tục thải vi khuẩn sống theo phân thêm
một thời gian.

Người lành mang trùng: Người không mắc bệnh thương hàn nhưng
mang vi khuẩn và có thể lây truyền bệnh.
Người mang trùng kinh niên sau khi khỏi bệnh: khoảng 1-5%,
gieo rắc mầm bệnh trong nhiều năm, nhất là những người có
sỏi mật (thải đến 1011 vi khẩn /1g phân).


Lây truyển
Bệnh thương hàn lây theo đường “phân-miệng”, do ăn uống thực
phẩm hoặc nước ô nhiễm phân người,
hiếm khi do tiếp xúc trực tiếp (như nhân viên y tế mắc bệnh do
vệ sinh bàn tay kém hoặc cầm bệnh phẩm xét nghiệm).
Nước uống, sữa, rau cải, sò,ốc, hến ... là những nguồn nhiễm
thương hàn quan trọng, lây cho người khi ăn uống các thức ăn
nàymà không đun nấu kỹ. Ruồi và các cơn trùng khác có thể
mang mầm bệnh từ phân vào thực phẩm, đôi khi gây thành dịch.




Cơ thể cảm thụ
1. Tuổi
• Tất cả lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đa số ở tuổi  30 tuổi.
• Ở vùng bệnh lưu hành, trẻ con trên 1 tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ
cao nhất mắc bệnh vì thiếu miễn dịch.
• Khi trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh thương hàn thì bệnh nặng và nhiều biến
chứng hơn.
2. Giới
Nam và nữ có tỉ lệ mắc bệnh xấp xỉ nhau.
3. Cơ địa

• Người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh liên quan hệ võng nội mơ, hoặc
có bất thường đường tiểu và đường mật, thì nguy cơ mắc bệnh
thương hàn cao.
• Người mang trùng kinh niên thường ở nữ giới hơn nam giới và ở
người già hơn trẻ.


Tình hình bệnh thương hàn trên thế giới
Thương hàn tiếp tục là một vấn đề y tế toàn cầu, với 16 triệu ca ước
lượng trên thế giới và 600.000 người chết mỗi năm. Bệnh lưu hành ở
nhiều nước đang phát triển, đặc biệt ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Nam và
Trung Mỹ và châu Phi, với tần xuất bệnh hàng năm ước lượng hơn 900
/100.000 dân ở Ấn Độ. Các nước này có chung các đặc điểm, gồm
phát triển dân số nhanh, đơ thị hố tăng, xử lý chất thải cuả người
không đủ, cung cấp nước giới hạn, và hệ thống chăm sóc sức khoẻ
cịn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Dịch thương hàn ở các nước đang phát triển có thể dẫn đến tỉ lệ mắc
và chết cao, nhất là khi gây ra bởi các dòng kháng thuốc


Phân bố bệnh viêm gan siêu vi A và bệnh thương hàn


×