Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tải Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 4: Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây - Văn mẫu hay lớp 8: Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.47 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài văn mẫu lớp 8 số 5 đề 4: </b>



<b>Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây</b>


<b>Dàn ý giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây</b>



<b>1) Mở bài: </b>Giới thiệu tên loài hoa hay loài cây mà em yêu thích.


<b>2) Thân bài:</b> Thuyết minh về đặc điểm, phẩm chất của loài cây, loài hoa.
Hoa (cây) có đặc điểm gì nổi bật: Nguồn gốc, thân, lá, hoa, nụ, quả.


Vai trị, tác dụng của lồi hoa hay lồi cây đó là gì: Làm cảnh, trang trí cho đẹp;
làm thuốc; lấy quả,...(nếu dẫn ra được các số liệu cụ thể thì càng tốt).


<b>3) Kết bài:</b> Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với loài hoa hay loài cây mà mình u
thích. Cũng có thể nêu ra những bài học về sự thích thú và ích lợi của cuộc sống
gần gũi với thiên nhiên.


<b>Thuyết minh về hoa hồng</b>



<i><b>Dàn ý thuyết minh về hoa hồng</b></i>


<b>1. Mở bài</b>


Giới thiệu hoa hồng bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.


<b>2. Thân bài</b>


<i>a. Khái qt chung</i>


Nguồn gốc: Theo các mẫu hóa thạch thì cây hoa hồng đã có mặt cách đây 35 triệu
năm. Vào khoản 3000 năm trước công nguyên, người Sumerian, nay thuộc Irap, đã


có những ghi nhận đầu tiên về lồi hoa này, khoảng 600 năm trước công nguyên,
những bài thơ ca về hoa hồng đã ra đời. Nhưng mãi đến thế kỷ XVIII thì những
giống hồng từ Trung Quốc mới được giới thiệu ở châu Âu, hầu hết những giống
hồng ngày nay đều có nguồn gốc từ nó. Kể từ đây, bắt đầu một thời kỳ lịch sử mới
của hoa hồng, với ngày càng nhiều giống hồng lai tạo đã được ra đời.


Khái quát chung: Trong tự nhiên, giống hồng có khoảng 150 loài, phân bố khắp
bán cầu bắc, từ Alaska cho đến Mexico và ở cả Bắc Phi. Chúng được dùng trang trí
các buổi tiệc, hay được dùng làm thảo dược, nước hoa và cũng là món quà xinh
đẹp để tặng nhau những dịp quan trọng. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng
của các loài hoa và là biểu tượng của tình yêu.


Ở Việt Nam, hoa hồng được trồng nhiều ở Đà Lạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Hoa hồng thuộc giống thân cỏ. Thân cây mảnh chỉ bằng chiếc đũa, mang một xanh
sẫm. Trung bình thân cây cao khoảng 50cm - 1m tùy loài. Khắp thân nhỏ ấy là
những chiếc gai nhọn bao phủ để bảo vệ cây.


Cành hoa hồng mang những chiếc lá hình bầu dục với rìa ngồi như mép răng cưa
với hệ thống gân hình mạng nhện.


Nhụy hoa được đặt trang trọng ở phần ngọn, nhỏ bé và được bao bọc lớp đài hoa
phía dưới.


Khi nở hoa có hình chiếc chén, từng cánh hoa chụm vào nhau duyên dáng, các
cánh xếp thành từng lớp mềm và mịn. Hương hoa thơm thoang thoảng dìu dịu mà
quyến rũ.


Hoa hồng đa dạng về giống lồi: Trước chỉ có những lồi hồng nhung hoặc hồng
trắng. Nhưng do xu hướng thị hiếu ngày càng cao, ngày nay người ta đã nhân


giống thành công nhiều loại hoa hồng mới như hồng xanh, hồng vàng, hồng tím,
hồng đen, hồng bảy sắc…


<i>c. Cơng dụng</i>


Hoa hồng có nhiều công dụng: sản xuất mĩ phẩm, kem dưỡng da,…; là món quà
tặng nhau dịp quan trọng; chiết xuất nước hoa; trang trí tiệc tùng; ngồi ra nó cịn
là nguồn cảm hứng nghệ thuật;…


<b>3. Kết bài</b>


Khẳng định lại giá trị của hoa hồng trong đời sống.


<i><b>Văn mẫu thuyết minh về hoa hồng</b></i>


Hoa hồng xuất hiện trên trái đất từ lâu đời, có xuất xứ từ các vùng ơn đới và á nhiệt
đới phía Bắc bán cầu. Ở nước ta, hoa hồng được trồng khắp nơi, từ miền núi, trung
du cho đến đồng bằng châu thổ. Là một loài hoa toàn bích vừa có màu sắc rực rỡ,
vừa có hương thơm quý phái nên hoa hồng được nhiều người ưa chuộng, nâng niu.
Vì thế, nó trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày.


Nhiều giống hoa hồng có nguồn gốc địa phương, một số có nguồn gốc từ Trung
Quốc và các nước châu Âu. Phổ biến là hoa hồng đỏ, cây thấp cành mềm, mọc
thành từng bụi. Hoa ít cánh, màu đỏ tươi, nở quanh năm, thường được trồng trong
chậu, trong bồn trước cửa nhà.


Hoa hồng quế mọc thành chùm ở đầu cành, bông nhỏ màu đỏ cờ, nhụy vàng tươi,
hương thơm ngát. Các bà, các chị hay dùng hoa hồng quế để dâng cúng Phật vào
dịp ngày rằm, mùng một Âm lịch.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hồng bạch văn khôi bông lớn hơn, cánh trắng phớt hồng, cây cao trung bình, có
sức chịu đựng rất dẻo dai.


Hoa hồng nhung bông lớn, cánh đỏ sẫm, lâu tàn, hương thơm ngát, rất quý.


Các loại hoa hồng kể trên xuất hiện từ nông thôn đến thị thành, được trồng nhiều ở
các công viên, thu hút sự say mê của du khách. Tuy vậy, người yêu hoa hồng
khơng thể bỏ qua hoa hồng dại, cịn gọi là tầm xuân, cây nhỏ, cành mềm, mọc lan
khắp chốn. Bơng hồng dại mọc thành chùm chi chít, xinh xắn, dễ thương vô cùng!
Những bụi hồng dại nở trên tường rào, điểm xuyết nét thơ mộng, thanh bình cho
ngơi nhà, góc phố thân yêu.


Trong những năm gần đây, các giống hoa hồng nhập vào nước ta được trồng theo
quy trình kĩ thuật hiện đại trong các nhà kính ở Đà Lạt. Hoa hồng Hà Lan màu đỏ
sậm, màu vàng cam, hoa hồng Pháp màu vàng tươi, mọc đơn từng bông, cánh dày,
tươi lâu, có thể vận chuyển đi xa, rất thích hợp với nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu
sử dụng ngày càng nhiều của nhân dân các thành phố lớn.


Cây hoa hồng tương đối dễ trồng, dễ thích nghi với các vùng khí hậu khác nhau.
Hoa hồng trồng theo cách chiết và giâm cành. Chọn cành mập mạp, không già
khơng non, bóc một khoanh vỏ rồi đắp bùn trộn lẫn phân mùn xung quanh, bó chặt,
tưới nước hằng ngày, đợi đến khi đâm rễ thì cắt đem trồng. Một thời gian sau, khi
cành chiết đã đâm nhánh thì bón thúc cho cây phát triển.


Hoa hồng ưa ánh sáng, cần độ ẩm vừa đủ. Tuy vậy, cây hoa hồng hay bị các loại
sâu phá hoại như sâu đục thân, sâu róm, sâu tơ ăn lá. Cho nên người trồng phải
thường xuyên phun thuốc, bắt sâu, tỉa bớt lá già để cho cây xanh tốt. Mỗi năm, cần
đốn bớt một lần. Vài năm đốn đau (gần sát đất) một lần cho cây trẻ lại.


Cây hồng đang độ trổ hoa, ở đầu mỗi cành có nhiều nụ lớn bằng đốt ngón tay,


được bao bọc trong một lớp đài hoa màu xanh nhạt. Những nụ chị, nụ em chi chít,
âm thầm chuẩn bị đến ngày khoe sắc, khoe hương. Nụ hoa uống sương đêm và tắm
ánh nắng mai, từ từ hé nở. Những cánh hoa đỏ thắm, trông đáng yêu vô cùng! Khi
hoa nở khoe nhuỵ vàng tươi, toả hương thơm ngát, quyến rũ bướm ong. Những
cánh hoa xinh xinh đáng yêu như đôi môi em bé.


Cây hoa hồng ra hoa quanh năm nhưng nở rộ nhất là vào mùa xuân. Sáng sớm,
đứng ngắm những bông hồng mới nở, cánh đọng sương sớm long lanh, hương bay
phảng phất, ta sẽ thấy lòng phơi phới một cảm xúc yêu đời. Tuổi trẻ mượn hoa
hồng để bày tỏ tình yêu nồng nàn, tha thiết. Hoa hồng được tơn vinh là nữ hồng
của các lồi hoa – mãi mãi làm đẹp cho cuộc sống của con người.


<b>Thuyết minh về hoa cúc</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

điều đó. Mỗi loại cây, hoa lại thể hiện những ý nghĩa riêng. Có những khi, chúng ta
tặng cho nhau bó hoa để thay cho lời mình muốn nói. Và đối với em, em u nhất
là những bơng hoa cúc - lồi hoa tượng trưng cho sự cao thượng và hoa cúc cũng
được coi là hình ảnh đại diện mỗi khi chúng ta nhắc tới mùa thu.


Mùa thu tới mang theo những cơn gió heo may, cái lành lạnh của mùa thu mang tới
bên khung cửa cũng là lúc chúng ta lại tìm những cánh hoa cúc nhỏ xinh về bên
mình như một nét đẹp mà chỉ mùa thu mới có. Cúc được coi là một trong từ bình:
Mai - trúc - cúc - tùng. Đây khơng chỉ là những hình ảnh đại diện cho bốn mùa mà
cịn là hình ảnh tượng trưng cho cốt cách của những con người thanh cao. Hoa cúc
tại sao lại nằm trong tứ bình? Đó là bởi vì hoa cúc khơng chỉ là lồi hoa tượng
trưng cho mùa thu mà hoa cúc còn tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sự trường thọ mà
biểu đạt cho ý nghĩa trên chính là những bơng cúc trường thọ. Theo quan điểm của
nhân dân, những bông hoa cúc khi bị khô héo đi, chúng chỉ bị lụi tàn ở trên cây
chứ không bao giờ rụng xuống dưới mặt đất, cũng giống như hình ảnh của những
người chính nhân qn tử chỉ có thể chết đứng trong sự ngay thẳng chứ khơng bao


giờ chịu sự chèn ép, chết không được trong sạch. Bởi vậy nên cúc đã là hiện thân
của người quân tử trong lòng những người yêu thiên nhiên và muốn tìm cho mình
những ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Còn theo quan niệm của dân gian, chắc
hẳn chúng ta cũng đã từng nghe sự tích về cây hoa cúc. Cây hoa cúc cũng thể hiện
sự hiếu thảo, báo đáp công ơn của cha mẹ, mỗi cánh hoa là mỗi ngày người mẹ
được sống. Với những bơng cúc có vơ ngàn những cánh hoa nhỏ xinh như vậy thì
điều đó cũng có nghĩa là cha mẹ của chúng ta cũng sẽ luôn được hạnh phúc, trường
thọ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

bắt đầu nở rộ ở những nhánh bên cạnh. Vào những lúc như thế này, sức sống của
những bông cúc mới mãnh liệt hơn bao giờ hết. Hay như những bông cúc trường
tho, chúng gây nổi bật bởi hình dáng của mình. Chúng là những bông hoa to bằng
cái bát ăn cơm, bông hoa nở rộ lên, mang ý nghĩa của sự vĩnh cửu. Có lẽ vì vậy mà
những bơng cúc trường thọ cũng được nhiều người ưu ái hơn so với những bông
cúc khác. Chúng rất hay được mua trong những ngày lễ quan trọng như ngày cha
mẹ hay ông bà trong những ngày mừng thọ.


Chính bởi những ý nghĩa như trên mà những bông hoa cúc được coi là một trong
những hình ảnh được nhiều thi sĩ lấy đó làm chủ đề cho những sáng tác của mình.
Những bài thơ về hoa cúc có lẽ chỉ đứng sau hoa hồng mà thơi. Những người u
thơ có lẽ biết rất nhiều những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa cúc như:


<i>Trăm hoa đua nở, vắng ngươi hoài!</i>
<i>Trăm hoa tàn rồi mới thấy ngươi</i>
<i>Tháng rét một mình, thưa bóng bạn</i>
<i>Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lịng ai</i>
<i>Nhấp nhơ lưng giậu, xanh chồi trúc</i>
<i>Óng ả đầu hiên ướt ngọn mai</i>


<i>Cất chén mỉm cười, vừa ý tớ</i>


<i>Bõ công vun xới đã lâu ngày</i>


<i>(Cúc - Nguyễn Khuyến)</i>

<b>Thuyết minh cây hoa Đào</b>



<i>Giữa đông ngỡ bụi chà rào,</i>
<i>Hết đơng hoa nở một màu hồng tươi.</i>


<i>Cây gì lạ thế bạn ơi,</i>


<i>Xuân về ai cũng thích chơi trong nhà?</i>


Nhắc đến hoa xuân, loài hoa đầu tiên trong tâm tưởng mỗi người con đất Việt chắc
chắn sẽ là hoa đào, hoa mai. Chẳng rõ từ bao giờ, loài đào hồng tươi đã trở thành
một phần không thể thiếu trong những ngày đón xuân của nước ta.


Cây đào được trồng nhiều ở vùng ơn đới, nơi có khí hậu ơn hịa. Trên mảnh đất
hình chữ S của chúng ta, đào xuất hiện nhiều ở vùng Bắc Bộ. Điều này dễ hiểu bởi
phía Bắc chúng ta năm nào cũng đón những đợt gió mùa lạnh buốt về. Nhưng đào
lại ưa thích cái lạnh buốt ấy, ủ trong mình những mầm non, nụ xanh chờ ngày bung
nở. Mùa xuân về, các bản làng vùng cao hay ở vùng thủ đô Hà Nội đều tràn ngập
sắc thắm của đào. Tên khoa học cây đào là Prunus Persica. Đào có nhiều giống
khác nhau nhưng nhiều hơn cả là đào bích, đào phai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

như đôi má, đôi môi người thiếu nữ. Nụ hoa nhú lên màu hồng phai đẹp mắt. Cuối
đông, cây đào bao giờ cũng rụng hết lá. Cành đào khẳng khiu chống chọi với gió
đơng. Chỉ khi có mưa phùn, có nắng mới, đào bắt đầu ra nụ, đơm hoa. Điều đặc
biệt là hoa đào bao giờ cũng chờ ngày mùng Một Tết để đua nhau nở rộ. Có lẽ vì
thế mà hoa đào trở thành một nét đẹp văn hóa trong lễ tết cổ truyền dân tộc.



Với người Việt, hoa đào là lồi hoa tượng trưng cho may mắn, bình an và hạnh
phúc. Người ta cắm những cành đào hồng tươi giữa nhà vào dịp xuân hết, Tết đến
để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.


Đào khoe sắc tỏa hương ngày Tết là báo hiệu một năm đã qua, một năm nữa lại về.
Ai ai cũng ngược xuôi chọn cho gia đình những cành đào đẹp nhất để cầu một nắm
mới an vui. Đào thực sự đã trở thành lồi hoa khơng thể thiếu trong Tết cổ truyền
Việt Nam. Những cánh đào hồng tươi gói ghém tinh hoa đất Việt, gói ghém tâm
hồn con người Việt, gói ghém cả niềm hi vọng về những điều mới mẻ sắp đến…




</div>

<!--links-->
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Xây dựng số 5.DOC
  • 40
  • 309
  • 0
  • ×