Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Download Đề thi thử đại học môn ngữ văn- có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.81 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

onthionline.net


<b> LIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC THÁNG 5 NĂM 2011</b>
<b>THÀNH PHỐ VŨNG TÀU & HUYỆN CHÂU ĐỨC Môn thi: NGỮ VĂN; KHỐI: D</b>


***** <i>Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)</i>


ĐỀ CHÍNH THỨC


<b>PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH </b><i><b>(5,0 điểm)</b></i>


<b>Câu I. </b><i>(2,0 điểm)</i>


Đoạn trích <i>Những đứa con trong gia đình </i> được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật
nào? Tác dụng của cách trần thuật này đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật.


<b>Câu II. </b><i>(3,0 điểm)</i>


Người Nga có câu nói: <i>Nếu có hai cái bánh mì, tơi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả</i>
<i>tâm hồn cũng cần phải được ăn uống.</i>


Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu
nói trên.


<b>PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN </b><i><b>(5,0 điểm)</b></i>


<i><b>Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)</b></i>


<b>Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn </b><i>(5,0 điểm)</i>


Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích <i>Hạnh phúc của một tang gia</i>



(trích <i>Số đỏ</i>) của Vũ Trọng Phụng.


<b>Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao </b><i>(5,0 điểm) </i>


Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:


<i> Thương nhau chia củ sắn lùi</i>
<i> Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.</i>


<i> Nhớ người mẹ nắng cháy lưng</i>
<i> Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.</i>


(Tố Hữu – <i>Việt Bắc</i> – Ngữ Văn 12 Nâng cao,
tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.84)


<i>Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc</i>
<i>Năm con đau, mế thức một mùa dài.</i>
<i>Con với mế khơng phải hịn máu cắt</i>
<i>Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.</i>


(Chế Lan Viên – <i>Tiếng hát con tàu</i> – Ngữ Văn 12 Nâng cao,
tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.107)


……….. Hết……….


<b>Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>LIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG</b> <b>ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM</b>


<b>THÀNH PHỐ VŨNG TÀU & HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC THÁNG 5 NĂM 2011</b>


<b> MÔN : NGỮ VĂN KHỐI D</b>


( Đáp án – Thang điểm gồm 04 trang)


<b>Câu</b> <b>Ý</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>I</b> <b>Đoạn trích </b><i><b>Những đứa con trong gia đình</b></i><b> được trần thuật chủ yếu từ</b>
<b>điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của cách trần thuật này đối với kết</b>
<b>cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật.</b>


2.0


1 − Truyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt- một
chiến sĩ Quân giải phóng - bị thương phải nằm lại chiến trường.


− Dòng nội tâm của nhân vật Việt khi liền mạch ( lúc tỉnh), khi gián đoạn
( lúc ngất).


0.5
0.5
2 − Cách trần thuật này làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn ; kết cấu


truyện linh hoạt, tự nhiên : có thể thay đổi đối tượng, khơng gian, thời gian,
đan xen tự sự và trữ tình. . .


− Mỗi lần Việt hồi tưởng , một số sự kiện được chắp nối và các thành viên
trong gia đình lần lượt hiện ra, được tô đậm dần dần. Đồng thời bản thân nhân
vật cũng thể hiện rõ bản lĩnh, tính cách của mình, đặc biệt là trong mối quan hệ


với các thành viên trong gia đình. Cách trần thuật này chứng tỏ Nguyễn Thi là
cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.


0.5


0.5


<b>II</b> <b>Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói: </b><i><b> Nếu có hai cái bánh</b></i>
<i><b>mì, tơi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn</b></i>
<i><b>uống.</b></i>


3.0


1 <b>Giải thích:</b>


<i>− Bánh mì</i> là một cách diễn đạt nhằm chỉ những giá trị vật chất thiết yếu cần
cho sự sống của mỗi con người.


<i>−Hoa hồng</i> là những giá trị tinh thần, tình cảm của con người trong cuộc sống.


<i>−Tâm hồn</i> là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong
của con người.


<i>−Ý cả câu</i>: vật chất và tinh thần cần được cân bằng, hài hòa trong cuộc sống.
Con người không nên chỉ quan tâm đến vật chất mà cịn phải chăm sóc, bồi
dưỡng cho tâm hồn của mình.


0.25
0.25
0.25


0.25
2 <b>Bàn luận</b>


− Nhu cầu vật chất ( ăn, ở, mặc, tiện nghi. . .) rất cần thiết trong cuộc sống
của con người. Nhưng quá coi trọng vật chất, con người dễ bị rơi vào lối sống
ích kỷ, vơ cảm. . . Một bộ phận nhỏ trong xã hội hiện nay có suy nghĩ lệch
lạc, chỉ nghĩ đến vật chất, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, làm thước đo giá trị
con người.


− Tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhu cầu tinh thần cũng nên được chú ý song hành
với nhu cầu vật chất. Sống trong sự hài hòa, cân đối giữa tinh thần và vật chất
là điều mà chúng ta hướng tới.


− Tinh thần của câu nói nhấn mạnh ở vế sau: C<i>ả tâm hồn cũng cần phải được</i>
<i>ăn uống. </i>Tâm hồn có vị trí rất quan trọng trong đời sống con người. Tâm hồn
cũng cần được nuôi dưỡng để thế giới tình cảm của con người ngày càng giàu
có, phong phú hơn. Tâm hồn sẽ làm nên những nét đẹp nhân văn trong mỗi con
người và ý nghĩa của cuộc đời.


0.5


0.5


0.5


3 <b>Bài học nhận thức và hành động:</b>


− Câu nói khơng chỉ thể hiện một quan niệm sống đúng đắn, tích cực mà còn
giúp cho mọi người biết cách phấn đấu để hoàn thiện nhân cách, nâng cao
phẩm giá.



− Bản thân cần tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tự làm giàu có thế giới tâm
hồn . . .


0.5


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>.</b> <i><b>tang gia</b></i><b> ( trích </b><i><b>Số đỏ</b></i><b>) của Vũ Trọng Phụng</b>
1 <b>Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm :</b>


−Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng. Ông nổi
tiếng về tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành cơng ở thể loại phóng sự.
−<i>Số đỏ</i> được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt
Nam, có thể “làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải). Đoạn trích


<i>Hạnh phúc của một tang gia</i> thuộc chương XV của tiểu thuyết này.


0.5


2 <b>Nghệ thuật trào phúng</b>


<i>a. Tình huống trào phúng:</i>


−Mâu thuẫn được thể hiện trong cách đặt tên nhan đề : <i>Hạnh phúc của một</i>
<i>tang gia</i>. Nhan đề này chứa đầy nghịch lý, vừa hàm chứa tiếng cười chua chát,
vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.


−Mâu thuẫn giữa vui sướng và buồn khổ; giữa trang nghiêm thành kính và bát
nháo nhố nhăng; giữa thật và giả. . .


<i>b. Chân dung biếm họa:</i>



− Mỗi nhân vật có một niềm hạnh phúc riêng nhưng tất cả đều phơi bày thói
đạo đức giả , đểu cáng, rởm đời.


− Nhà văn đã phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một
con người, sự vật, sự việc. Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi
tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.


+ Cụ cố Hồng mơ màng được mặc áo xô gai, được khen…già; Văn Minh tranh
thủ quảng cáo kiếm tiền; cô Tuyết tranh thủ trưng diện; cậu tú Tân muốn
chứng tỏ tài chụp ảnh; ông Phán mọc sừng kiếm món lợi lớn…Riêng Xuân
Tóc Đỏ, danh giá và uy tín càng cao thêm.


+ Hai cảnh sát Min Đơ, Min Toa có việc làm; bạn cụ cố Hồng được dịp khoe
huân chương và râu ria các loại; những “ giai thanh gái lịch” được dịp hẹn hị,
tán tỉnh…


<i>c. Ngơn ngữ trào phúng:</i>


− Cách so sánh, ví von hài hước


− Cách đặt câu chứa đựng những mâu thuẫn, nghịch lý, đảo lộn thật- giả,
tốt-xấu….


− Cách tạo giọng văn : hài hước, sâu sắc, thú vị; kết hợp miêu tả với những lời
nhận xét, bình luận, nói ngược thâm thúy. . .


4.0
0.5



0.5


0.5
0.5


1.0


1.0


3 <b>Đánh giá chung:</b>


− Đoạn trích <i>Hạnh phúc của một tang gia</i> là một màn bi hài kịch, phơi bày bản
chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình, đồng thời phản ánh bộ mặt thật của
xã hội thượng lưu, thành thị trước Cách mạng tháng Tám.


− Khẳng định tài năng của nhà văn Vũ Trọng Phụng .


0.5


<b>III.b</b> <b>Cảm nhận về hai đoạn thơ trong hai bài thơ </b><i><b>Việt Bắc</b></i><b> và </b><i><b>Tiếng hát con tàu</b></i> 5.0
1 <b>Vài nét về tác giả, tác phẩm</b>


− Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu
thể hiện lẽ sống, lý tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện
đại nhưng mang đậm chất dân tộc truyền thống. <i>Việt Bắc</i> là bài thơ xuất sắc
của ông, ra đời vào tháng 10/1954, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối
với chiến khu và những kỷ niệm kháng chiến.


− Chế Lan Viên là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam
hiện đại. Thơ Chế Lan Viên giàu chất triết lí, suy tưởng, hình ảnh thơ sinh


động, sáng tạo. Được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế-xã hội, xuất phát từ
lịng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân và niềm vui tìm thấy ngọn nguồn nuôi
dưỡng, sáng tạo nghệ thuật, Chế Lan Viên viết bài thơ <i>Tiếng hát con tàu.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

2 <b>Cảm nhận về hai đoạn thơ</b>
a. Đoạn thơ trong bài <i>Việt Bắc:</i>


− Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán
bộ kháng chiến dành cho con người Việt Bắc.


+ Hai câu đầu: tuy cuộc sống gian khổ thiếu thốn nhưng người Việt Bắc vẫn
chan chứa nghĩa tình <i>“ chia ngọt sẻ bùi”</i>


+ Hai câu sau: hình ảnh người mẹ Việt Bắc tần tảo chắt chiu, cần cù lao động
− Về nghệ thuật:


+ Thể thơ lục bát với nhịp điệu linh hoạt, uyển chuyển; âm hưởng tha thiết,
ngọt ngào.


+ Hình ảnh tượng trưng “<i>chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng”</i>


kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “ <i>chia, sẻ, cùng”</i> diễn tả được mối tình
cảm , tình nghĩa sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. . .
Hình ảnh chọn lọc: “ <i>người mẹ nắng cháy lưng</i>” tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân
tình trong cuộc sống kháng chiến khơng thể phai nhịa trong kí ức của người về
xuôi.


b. Đoạn thơ trong bài <i>Tiếng hát con tàu</i>


− Về nội dung: đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ của tác giả về những kỉ niệm sâu sắc


với nhân dân Tây Bắc.


+ Hai câu đầu: nhớ lại kỷ niệm với <i>“mế”</i> người mẹ Tây Bắc đã nuôi dưỡng,
đùm bọc cán bộ kháng chiến


+ Hai câu sau: lòng biết ơn, tình cảm yêu thương, ân nghĩa và sự cảm phục của
tác giả đối với người mẹ Tây Bắc.


− Về nghệ thuật:


+ Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc trực tiếp; lời thơ thấm thía, da diết.


+ Hình ảnh thật đến từng chi tiết nhỏ mà giàu sức gợi tả, nghệ thuật đối lập
(<i>lửa hồng – tóc bạc</i>), thành ngữ được vận dụng sáng tạo <i>( hịn máu cắt).</i>


+ Cách xưng hơ tự nhiên “<i>con”, “mế”</i> chỉ mối quan hệ gia đình thân tình ruột
thịt ; sử dụng cụm từ khắc họa bối cảnh thời gian, gợi rõ sự thử thách, hi sinh
trọn vẹn, vĩnh cửu, cao cả <i>“ một mùa dài”,“trọn đời”.</i>


4.0
1.0


1.0


1.0


1.0


3 <b>Nét tương đồng và khác biệt:</b>
a. Tương đồng



− Hai đoạn thơ đều thể hiện hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, tập trung ở hình ảnh người mẹ. Đó là những con người nghèo khó nhưng
giàu tình nghĩa, lặng lẽ âm thầm cống hiến cho cách mạng …


− Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng, ngợi ca, biết ơn nhân
dân.


b. Khác biệt


− Đoạn thơ trong bài <i>“ Việt Bắc”</i> viết về nhân dân Việt Bắc bằng thể thơ lục
bát truyền thống…


− Đoạn thơ trong bài <i>“ Tiếng hát con tàu”</i> viết về nhân dân Tây Bắc bằng thể
thơ thất ngôn, đậm chất suy tưởng…


</div>

<!--links-->

×