Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tải Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng) - 3 bài văn mẫu lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.03 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Ngữ văn 11</b>
“Vũ Như Tơ” là vở kịch lịch sử có qui mơ hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy
Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941,
dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê.


Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích “<i>Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài</i>” là hồi 5, hồi cuối của vở
kịch. Trong đoạn trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lịng người đọc là nhân
vật Vũ Như Tơ cùng bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài.


Hành động, sự kiện chính của hồi này có thể tóm tắt như sau:


Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân, thợ xây đài với Vũ Như Tô và
bạo chúa Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối nghịch trong triều
đình đã dấy binh nổi loạn, lơi kéo thợ thuyền làm phản.


Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô,
Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng khơng nghe vì
tự tin mình “quang minh chính đại”, “khơng làm gì nên tội” và hi vọng ở chủ tướng An
Hịa Hầu.


Tình hình càng lúc càng nguy kịch. Lê Tương Dực bị giết; đại thần, hoàng hậu, cung
nữ của y cũng vạ lây; Đan Thiềm bị bắt, .… Kinh thành điên đảo.


Khi quân khởi loạn đốt Cửu trùng đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Chàng trơ
trọi, đau đớn vĩnh việt cửu trùng đài rồi bình thản ra pháp trường.


Theo từ điển văn học, bi kịch là mâu thuẫn giữa khát vọng, hồi bão, lí tưởng của cá
nhân với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực hiện khát vọng, lý tưởng
của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. Hiểu theo nghĩa
thơng thường là nỗi đau khổ vị xé dai dẳng khơng có cách nào giải thốt. Trong Vĩnh biệt
cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng lâm vào


cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và
để làm gì nghĩa là không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời
sống cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lịng phong cho
Như Tơ làm đơ đốc đứng trơng nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại
khởi công làm Cửu trùng đài. “(Khâm Định Việt Sử Thơng Giám Cương Mục Chính
Biên, quyển 26). Tuy nhiên Cửu Trùng Đài đã làm “Dân chúng đau khổ, binh lính mệt
nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha mơn ở
trong ngồi kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần
ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại
phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên khơng dứt. Qn
lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười.”(Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ
thực lục, Quyển XV, Kỷ Nhà Lê, Tương Dực Đế). Sau đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch,
dẫy binh, Vũ Như Tơ bị thợ thuyền giết chết, xác quăng ngồi chợ, bị mọi người khinh
khi nhổ nước bọt. Tuy nhiên, bi kịch đó của họ Vũ là sự oan khuất bởi ông chỉ là người
thừa lệnh của vua làm Cửu Trùng Đài vì thế nhân dân lầm tưởng ơng chỉ biết phụng sự
cho hôn quân bạo chúa. Năm 1941, Nguyễn Huy Tưởng đã minh oan cho họ Vũ bằng vở
kịch năm hồi này.


Trong vở kịch Vũ Như Tô hiện lên là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân của niềm
khao khát say mê sáng tạo cái đẹp, “là người ngàn năm dễ có một….có thể sai khiến gạch
đá như viên tướng cầm quân, có thể xây lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà khơng hề tính sai
một viên gạch nhỏ…chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa thần tình biến hóa như
cảnh hóa cơng”. Qua vài lời của tác giả ta thấy Vũ Như Tô là một nghệ sĩ lớn mang trong
mình nhân cách cao đẹp, một nghệ sĩ có hồi bão lớn lao, có lý tưởng nghệ thuật cao cả.
Khát vọng nghệ thuật của ông lớn lao hơn bao giờ hết, ông muốn xây dựng một toà lâu
đài vĩ đại “bền như trăng sao” để cho “dân ta nghìn thu cịn hãnh diện” . Đó là một cơng
trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông đất nước: “để ta xây một Cửu Trùng
Đài, dựng một kì cơng mn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy


hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh Bồng Lai…. Đời ta không quý bằng Cửu Trùng
Đài”. Tâm Hồn của Vũ dành hết cho Cửu trùng đài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đủ kinh hoàng (“hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, tồn những gỗ q vơ
ngần”,“hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra”). Tầm
vóc của nó, phải hình dung bằng chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ của
người sẽ tạo ra nó: một cơng trình độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả những kỳ quan ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Chiêm Thành,… và những cơng trình mà người đời từng biết đến, từng
truyền tụng. Lại là một kỳ quan bền vững, bất diệt. Xây cơng trình, họ Vũ không thèm
“tranh tinh xảo” với người, chỉ “tranh tinh xảo với Hóa cơng”! Đó là hiện thân của cái


Đẹp, khơng phải cái Đẹp nói chung mà là cái Đẹp “siêu đẳng”.


Tuy nhiên, Đài Cửu Trùng lại là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên kỳ quan ấy,
tất nhiên cực kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằng tiền của ngân khố quốc gia,
mà cịn phải tính bằng cả mồ hơi, nước mắt và máu nữa. Mà Đài chỉ xây cho kẻ ăn chơi sa
đọa là vua dâm Lê Tương Dực. Còn nhớ đời Tây Chu bên Trung Hoa, U vương vì Bao Tự
mà bắt dân xây Giao Đài để ăn chơi hưởng lạc, khiến cho lịng dân trong nước ốn hận rồi
cuối cùng đời Tây Chu cũng diệt vong. Cái mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô ở đây là
ước mơ khát vọng to lớn như vậy nhưng bản thân thì khơng thực hiện được vì khơng có
tài chính. Cịn phụng sự cho hơn qn bạo chúa Lê Tương Dực thì ơng khơng bao giờ hợp
tác. Nhưng rồi, Đan Thiềm xuất hiện: sắc đẹp, lời ngon tiếng ngọt và sự tơn kính của Đan
Thiềm đã làm cho Vũ xiêu lòng và bằng lòng xây Cửu Đài. Cái ối oăm là ở đó, và mầm
mống bi kịch của Vũ Như Tô cũng là ở đó.


Theo đó, ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiều
mối quan hệ. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho “mộng lớn”. Với Đan Thiềm,
Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà. Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng
Đài là quyền lực và ăn chơi. Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hơi, xương
máu,… từ đó bi kịch đã đến với Vũ Như Tô.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình. Chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ thuần tuý
nên đã vô hình chung, trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân, gây đau khổ cho nhân dân.
Để xây dựng Cửu đài, triều đình đã ra lệnh tăng sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành
hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng nước kiệt; thợ ốn Vũ vì
nhiều người chết vì tai nạn, vì ơng cho chém những kẻ bỏ trốn. Vì thế cho nên nhân dân
căm giận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa, thậm chí là ốn hận kiến trúc
sư đầy tài năng Vũ Như Tô và cuối cùng đã giết chết cả tên hôn quan bạo chúa Lê Tương
Dực lẫn Vũ Như Tô, đốt cháy cả Cửu Trùng Đài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tro bụi.


Tất cả chỉ là ảo vọng. Đan Thiềm và Vũ bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêu huỷ thì Vũ
mới bừng tỉnh, ngửa mặt lên trời mà cất lên tiếng than ai oán tuỵệt vọng “Đốt thực rồi! Ôi
đảng ác! Trời ơi! Phú cho ta cái tài để làm gì. Ơi mộng lớn! Ơi Đan Thiềm! Ơi Cửu Trùng
Đài! Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường”. Trong tiếng kêu than ấy, tiếng “Đan
Thiềm, mộng lớn Cửu Trùng Đài” dồn dập vang lên hoà nhập vào nhau thành khúc ca bi
tráng, ai ốn, đầy tiếc thương. Đó chính là âm hưởng chủ đạo của đoạn trích “Vĩnh biệt
Cửu Trùng Đài”. Vậy là cuối cùng Vũ Như Tô cũng đã phải trả giá cho chính hành động
của mình. Cái chết của người nghệ sĩ vừa đáng thương lại vừa đáng giận.


Là một nghệ sĩ đầy tài năng và giàu sáng tạo, Vũ Như Tô muốn khẳng định tài năng
của mình, muốn tơ điểm cho đất nước, muốn làm đẹp cho đời, nhưng khát vọng nghệ
thuật và đam mê sáng tạo của ông đã đặt lầm nơi lạc chốn, lạc điệu với thời thế, xa rời
thực tế, nên đã phải trả giá bằng chính sinh mệnh của bản thân và của cả cơng trình thấm
đẫm mồ hơi tâm não của mình.Người đọc, người xemthương người nghệ sĩ có tài có tâm,
đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp nhưng xa rời
thực tế, mà phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh và cả cơng trình nghệ thuật đầy tâm huyết
sáng tạo cuả mình



Đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung đã để lại giá trị nhân văn sâu sắc rằng:
<i>“Khơng có cái đẹp tách rời cái chân cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang</i>
<i>cái đẹp thuần t, nó phải có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc</i>
<i>đời”</i>. <i>“Văn chương không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, cuộc đời là nơi</i>
<i>xuất phát và là nơi đi tới của văn chương”.</i> Người nghệ sĩ phải có hồi bão lớn, có khát
vọng sáng tạo những cơng trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng biết xử lý đúng đắn mối
quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế cuộc sống với địi hỏi của mn dân”.
Một vấn đề đặt ra nữa là <i>“Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun</i>
<i>đắp tài năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích thực”</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

sang thiên niên kỉ mới, nó vẫn còn nguyên giá trị.
<b>Bài làm 2</b>


Mỗi tác phẩm đều được xây dựng lên bởi những nhân vật điển hình và trong tác phẩm
Vĩnh Biệt Cửu trùng đài là một tác phẩm như thế, nó khắc họa sâu sắc hình tượng người
nghệ sĩ Vũ Như Tô. Tác phẩm đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc bởi những hình
ảnh hấp dẫn, sinh động, trong đó chúng ta cần phải giải quyết vấn đề giữa hình tượng
người nghệ sĩ với nghệ thuật được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm. Mỗi tình huống để lại
cho người đọc nhiều day dứt trước tấm bi kịch nhiều máu và nước mắt của Vũ Như Tô.


Vốn là một người nghệ sĩ tài hoa, với những lý tưởng cao đẹp vì nghệ thuật, nhà văn
đã xây dựng thành cơng hình tượng nhân vật này với lý tưởng cách mạng, hình ảnh đó
cũng để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, trước lý tưởng và nghệ thuật bị thiêu trụi trước
những lý tưởng và đời sống thực tại của nhân dân. Hình tượng người nghệ sĩ xuất hiện
trong tác phẩm đã làm tăng lên sự hấp dẫn bởi hình ảnh một tượng đài nguy nga tráng lệ
được xây dựng lên, tuy nhiên nó cũng để lại cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc nhất về
hình tượng của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp, ln theo đuổi cái đẹp.


Vũ như Tơ là người nghệ sĩ tài hoa, với ước mơ sẽ xây dựng lên một cơng trình nguy
nga tráng lệ và dường như ông đã bỏ quên đi nghệ thuật trước tiên phải phụng sự nhân


dân, xuất phát từ nhân dân. Đúng như Nam Cao đã từng nói, nghệ thuật khơng phải là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải xuất phát từ
những kiếp lầm than, quả đúng như thế, nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống của nhân
dân, phải đi từ những nỗi khổ đau của nhân dân. Nghệ thuật phải biết phụng sự cho cuộc
sống của nhân dân. Và trong chính tác phẩm này, tác giả đã quên đi những điều đó mà chỉ
đi tìm lấy nghệ thuật cao siêu, hơi xa rời với thực tiễn, nghệ thuật muốn trường tồn phải
biết xuất phát từ nhân dân, phụng sự nhân dân. Nghệ thuật phải là những gì gần gũi và
mang bóng dáng của nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải biết xuất phát từ những nỗi
đau khổ của nhân dân. Chính những điều đó đã gây nên những mâu thuẫn sâu sắc nhất
được thể hiện trong tác phẩm, nghệ thuật đó khơng đơn thuần là cái đẹp mà nó cịn gắn
liền với sinh mạng của nhân dân.


Để xây dựng nên một Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ biết bao nhiêu xương máu của
nhân dân phải đổ xuống nơi đây, biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của nhân dân đã rơi
xuống đây, chính những điều đó đã trở thành những nỗi đau khổ mà nhân dân đang phải
gánh chịu. Sự mâu thuẫn đó đã lên đến cao trào khi lý tưởng và nghệ mà Vũ NHư Tô cố
gắng xây dựng đã bị dập tắt, tất cả đều bị phá vỡ, người nghệ sĩ cũng phải chịu những
chua sót, đắng cay. Hình ảnh đó cũng khắc họa sâu sắc nhất hình tượng người nghệ sĩ thất
bại trên con đường đi tìm nghệ thuật.


Đáng lẽ nghệ thuật nên gắn liền với những cái gần gũi, thân thương và luôn gắn liền
với những khoảnh khắc của nhân dân, luôn biết phụng sự nhân dân. Một người nghệ sĩ
chân chính, cũng là những người nghệ sĩ luôn xuất phát từ nhân dân, lấy dân làm gốc. Thế
nên người nghệ sĩ Vũ Như Tô này mới phải chịu một bi kịch xót xa trước hình ảnh ơng bị
giết và cửu trùng đài cũng bị thiêu trụi hết. Hình ảnh của người nghệ sĩ thất bại trên con
đường đi tìm cái đẹp cũng là nỗi xót xa khi mất đi một nhân tài. Nhưng có lẽ dụng ý mà
tác giả muốn thể hiện thật sâu sắc, nghệ thuật luôn phải xuất phát từ nhân dân, từ cái nhỏ
nhất, không nên đi quá xa dời và vì nghệ thuật viễn vơng.



Với những chi tiết hết sức tiêu biểu, tác giả đã khắc họa thành cơng hình tượng người
nghệ sĩ trên con đường đi tìm nghệ thuật, nghệ thuật của lý tưởng, của cái đẹp, nhưng
cuối cùng lại bị chôn vùi đi mọi thứ. Người nghệ sĩ cũng phải chịu cái kết đau đớn, nó
như một án tử hình về việc xây dựng cái đẹp trên xương máu của nhân dân.


<b>Bài làm 3</b>


Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, nhà biên kịch tài hoa, ơng có rất nhiều những tác
phẩm nổi tiếng với đề tài viết về lịch sử, đặc biệt khi viết kịch ông thường viết vào các bi
kịch để xoáy sâu vào những vấn đề nổi bật trong xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

cho người đọc nhiều cảm xúc bởi tài năng trong việc xây dựng nên những bi kịch mâu
thuẫn để làm nổi bật lên tính bi kịch trong tác phẩm. Tác phẩm đã thể hiện những mối
mâu thuẫn cơ bản giữa dân chúng với triều đình, ở đây triều đình được miêu tả với những
hiện thực rất đáng phê phán, triều đình chỉ chứa đựng những tên tham quan, hay ăn chơi
sa đọa, thích đàn áp, và ăn chơi khi mà dựa vào xương máu của dân tộc để hưởng lạc.
Mâu thuẫn đó đều bắt nguồn từ cả lợi ích đối với những thành phần dân tộc, họ có những
hành động xâm hại đến các mối quan hệ xã hội.


Tiếp theo tác giả cũng đã xây dựng lên hàng vạn những chi tiết nhằm thể hiện những
mâu thuẫn trong các tình huống trong câu chuyện đó là mâu thuẫn về ý tưởng của người
nghệ sĩ đối với triều đình và cụ thể đó là ơng vua Lê Tương Dực với Vũ như Tô trong
việc xây dựng cửu trùng đài. Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài hoa, chính vì vậy ơng
ln muốn làm nên những tác phẩm kiệt tác, nhưng không phải theo cách của vua, mà
dẫm đạp lên xương máu của dân tộc để có thể hồn thành mục đích, mục đích chính của
ơng vua Lê Tương Dực khi muốn xây dựng cửu trùng đài để có nơi ăn chơi hưởng lạc.


Trong tình hình nhân dân thì đói khổ, mà triều đình thì ra sức đàn áp, bóc lột để lấy
tiền ăn chơi sa đọa. Tất cả các chi tiết và tình huống kịch đã tạo nên những mâu thuẫn


kịch sâu sắc, sự đối lập trong các mối quan hệ thể hiện một cái nhìn mới mẻ trong các
quan hệ, giữa vua tơi, và nhân dân. Trong tình hình đó dân tộc ta đã phải ln đấu tranh
để có thể dành được những lợi ích riêng, và đúng như Vũ Như Tơ, ông cũng cương quyết
trước hành động của triều đình. Mâu thuẫn đang chằng chéo lấy nhau, nó gần tạo nên
những xung đột kịch một cách sâu sắc. Hệ quả cuối cùng của những mâu thuẫn đó là cửu
trùng đài cũng bị thiêu trụi và người nghệ sĩ tài hoa như Vũ Như Tô cũng chết cùng với
Cửu trùng đài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

máu của rất nhiều con người. Người nông dân đang phải chịu đựng rất nhiều những cực
khổ, sự áp bức bóc lột tới tận xương tủy. Khi trên con đường thực hiện nghệ thuật, ông đã
quên đi quyền lợi của nhân dân, người nghệ sĩ đã không ngờ đến mục đích cao đẹp của
mình đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân dân như vậy. Trong câu chuyện mối quan hệ giữa
các nhân vật đã diễn ra với những tình huống vơ cùng chặt chẽ, nó thể hiện một tình
huống và các diễn biến của câu chuyện đặc sắc và vơ cùng có ý nghĩa.


Trong mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm, một người nghệ sĩ chân chính
như Vũ NHư Tơ, mục đích chỉ là làm nên những cơng trình có danh tiếng cho đất nước,
ơng đã dùng hết những tài năng và cơng sức của mình trong việc xây dựng cửu trùng đài,
ông chưa lường trước được hậu quả mà để thực hiện được một công trình gây ra cho nhân
dân biết bao nhiêu hiểm họa, con đường và người nghệ sĩ đã day dứt trước những hành
động của mình, mặc dù đó khơng sai khi áp dụng đối với người nghệ sĩ, nhưng khi xét
trong mối quan hệ với cộng đồng nhân dân thì đó lại là những điều gây khó khăn cho dân
tộc. Trước cuộc đối với thoại với Đan Thiềm, Đan Thiềm được tác giả xây dựng là một
nhân vật có tâm, và ln biết trân trọng nghệ thuật và người tài. Chính những lý do luôn
muốn cái đẹp phát huy được khả năng và phục sự cho đất nước mà tác giả đã thể hiện
quan điểm của mình với Vũ Như Tơ trong biệc xây dựng cửu trùng đài để có một nghệ
thuật xuất chúng cho đất nước, nhưng cuối cùng bà đã phải chịu một tấn bi kịch khi nhận
ra những lời khuyên đó đang ảnh hưởng và nó nguy hại đến toàn bộ đất nước, câu chuyện
đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi những lối suy tư và tình huống truyện hấp
dẫn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

người đọc.


Hai nhân vật này đều là những con người yêu cái đẹp, ln mong muốn giữ lại cái
đẹp, và q trọng nó, nhưng rồi để thực hiện mục đích của cái đẹp họ lại quên đi nhân
dân, để nhân dân phải chịu những cực khổ, hai người này đã được người đọc cảm thông,
bởi họ đều phải chịu những tấn bi kịch nghiệt ngã, họ phải chịu đựng những đau đớn, và
nghiệt ngã từ cuộc sống, phải chịu những bi kịch. Chính tài năng và cách xây dựng tình
huống kịch độc đáo đã để lại cho tác phẩm nhiều tiếng vang lớn cho cuộc sống và trên thi
đàn văn học của dân tộc.


</div>

<!--links-->
Đề 3: Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao.
  • 2
  • 3
  • 18
  • ×