Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tải Phân tích bài Cha con nghĩa nặng - Dàn ý + 7 bài văn phân tích mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.44 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phân tích bài Cha con nghĩa nặng Ngữ văn 11</b>
<b>Dàn ý Phân tích bài Cha con nghĩa nặng</b>


<b>GỢI Ý</b>


- Đoạn trích gồm hai cảnh: Trần Văn Sửu gặp lại cha vợ và Trần Văn Sửu
gặp lại con.


- Cho nên, có thể phân tích theo tuyến nhân vật: Trần Văn Sửu - Hương thị
Tào, Trần Văn Sửu - thằng Tí, sau đó đánh giá.


<b>A. TRẦN VĂN SỬU - HƯƠNG THỊ TÀO</b>


Sau khi lỡ tay làm vợ chết. Trần Văn Sửu bỏ trốn. Sau mười một năm biệt
xứ, vì quá nhớ thương con, anh mạo hiểm trở về. Anh gặp lại cha vợ là
hương thị Tào rồi sau đó gặp con trai anh là thằng Tí.


<b>1. Tính cách nhân vật Trần Văn Sửu thể hiện trong đoạn trích và trong suốt</b>
tác phẩm đều nhất quán, chân thật, chất phác, thương vợ con. Do lỡ tay làm
vợ chết, mười một năm trốn đi biệt xứ, cô đơn. Đến lúc gặp lại cha vợ là
hương thị Tào, Trần Văn Sửu không nhắc gì đến tội lỗi của người vợ hư
hỏng, lại tha thiết thổ lộ với cha vợ: “Con thương vợ con lắm”. Trong đoạn
sau, khi gặp lại con trai, anh lại khuyên: “Con không nên phiền trách mà
con… Mà cha đã quên cái lỗi của má con rồi, sao con còn nhớ làm chi”. Anh
còn nhắc nhở thêm. “Phải quên đi, đừng có nhớ nữa… Mà má con làm quấy,
thì sự chết đó đã chuộc hết cái quấy rồi…”.Anh đã bộc bạch nỗi niềm xót xa
cay đắng ấy một cách đơn giản và đầy xúc động qua những giọt nước mắt
chân thành (khóc rấm rứt, bệu bạo, khóc than…).


<b>2. Nhân vật hương thị Tào cũng thể hiện nét đẹp tâm hồn của người nơng dân</b>
Nam Bộ. Ơng là cha vợ, dù con có lỡ tay giết chết con gái minh, nhưng ơng


khơng phải là kẻ rỏi trí. Hẹp tâm mà oán hận Trần Vãn Sửu. Ông vẫn dành
cho anh sự cảm thông, tha thứ: “Thôi, chuyện cũ bỏ đi”. Sau đó, trước tâm
tình đau đớn của con rể, ơng khơng cầm lòng được, hương thị Tào nghe mấy
lời thắm thiết ấy thì cảm động q, chịu khơng nổi, nên ơng cũng khóc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tình huống đặt ra với hương thị Tào là nên hay không nên đáp ứng nguyện
vọng tha thiết của con rể. Sau khi giảng giải lời hơn lẽ thiệt, ơng đuổi con rể
đi vì sợ Sửu xuất đầu lộ diện sẽ nguy hiểm cho anh và làm hỏng đại sự trăm
năm của con Quyên, thằng Tí. Quyết định hợp lí của nhân vật chứng tỏ tầm
nhìn gắn với tình thương yêu, bao bọc con cháu của một bậc cha ơng.


<b>B. TRẦN VĂN SỬU - THẰNG TÍ</b>


Nếu đoạn trước nghiêng về đối thoại, đoạn này lại nghiêng về hành động
nhiều hơn, thể hiện hai tấm lòng cao q.


<b>1. Lịng thương u con của anh Sửu</b>


- Vì hạnh phúc của con, anh nhất quyết hi sinh cuộc sống riêng. Anh định
nhảy xuống sống tự tử.


- Được gặp gỡ và trị chuyện với thằng Tí, nhận ra lịng hiếu thảo của con,
anh cảm thấy thỏa mãn và muốn xa con vĩnh viễn để nó được hạnh phúc.
Anh thật là người cha có nghĩa.


<b>2. Lịng hiếu thảo của Tí</b>


Nghe được câu chuyện giữa cha và ơng ngoại, Tí dứt khốt chạy theo cha cho
bằng được để mời về. Cha nhất định đi, Tí quyết đi theo đặng làm mà ni
cha; chừng nào cha chết rồi con về. Tí muốn cha được sống an vui thanh thản


lúc tuổi già. Nó thật là đứa con có hiếu.


<b>3. Cuối cùng, cha nhất quyết đi, con nhất quyết không rời cha. Cha nghe lời</b>
con, khơng vì nghĩ đến sự an tồn của mình mà nghe theo con đành lịng
nhượng bộ con là cũng vì con mà thơi! Tình thương cao cả đã chiến thắng.
“Cha con nghĩa nặng” đã rạng rỡ…


<b>C. ĐÁNH GIÁ</b>


<b>1. Tình huống nghệ thuật có kịch tính cao, làm rõ chủ đề.</b>


- Anh Sửu và cha vợ đối thoại, tưởng như bí mật riêng tư, không dè thằng Tý
đã nghe đầy đủ nên đã hiểu rõ lịng thương của cha nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Đang lúc đau đớn nhớ cảnh gia đình cũ, rồi an tâm về tương lai các con,
Sửu chui đầu qua lan can cầu định tự tử thì gặp được Tí. Cha con cảm động,
sung sướng ơm nhau mà khóc.


<b>2. Đặc điểm ngơn ngữ</b>


- Ngơn ngữ ít trau chuốt, gần với ngôn ngữ đời thường của nông dân Nam
Bộ.


- Câu biền ngẫu:


+ Trên trời trăng thanh vằng vặc, dưới sơng dịng bích nao nao.
+ Cảnh im lìm, mà lịng lại bồi hồi.


<b>3. Về nội dung, đoạn trích diễn đạt thành cơng tình cảm thiêng liêng của con</b>
người, đó là tình cha con. Sau khi vơ tình giết vợ và bỏ trốn, Trần Văn Sửu


phải luôn luôn đối mặt với pháp lí và đạo lí. Pháp lí thì có thể tránh được sự
truy nã nhưng đạo lí thì khơng trốn được tình phụ tử. Lẩn trốn cả đời thì lỗi
đạo làm cha, cịn trở về có thể nguy hiểm đến tính mệnh. Cuối cùng Trần
Văn Sửu đã mạo hiểm trở về, nghĩa là tình phụ tử đã chiến thắng.


<b>Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Cha con nghĩa nặng</b>
<b>Bài làm 1</b>


"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm", chẳng biết câu thơ của nhà thơ
Nam Bộ Nguyễn Đình Chiểu có ảnh hưởng trực tiếp tới quan điểm sáng tác
của Hồ Biểu Chánh hay khơng? Nhưng xét về một mặt nào đó, có thể nói con
thuyền văn chương của nhà thơ trung đại và nhà văn hiện đại này đều mang
nặng một thứ hàng vốn vơ tận và vơ giá: đạo lí. Tơi muốn nói cảm hứng bao
trùm lên sự nghiệp thơ văn của cả hai tác giả này là cảm hứng đạo lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khơng chịu được thử thách của thời gian. Song, có những giá trị đã vượt qua
tình trạng sơ khai, vẫn có thể làm cảm động lịng người đọc ở thế kỉ XXI này,
và hẳn nó cũng chưa chịu dừng lại ở đấy. Bởi vì, đạo lí làm người một khi đã
trở thành tâm huyết lớn của cả một đời văn, đã hố thân thành những hình
tượng có sức sống lớn thì nó sẽ đem lại cho văn chương khả năng trường tồn.
Ở một phạm vi hẹp hơn, chừng nào văn cịn có khả năng làm cảm động con
người, chừng ấy nó khơng cũ.


Đọc trích đoạn của Cha con nghĩa nặng người đọc đã có được ở đây một sự
cảm động như thế.


Đúng là văn xuôi dã tự làm giàu cho mình bằng cách vay mượn, tận dụng, kế
thừa ưu thế của nhiều thể loại khác, cho nên chúng ta thấy có loại văn xi
giàu chất thơ, có loại đậm chất sử thi, có loại đầy kịch tính, có loại lại khốc
thêm cả luận lí, triết học nữa,... Đọc những tác phẩm như thế, người đọc có


thể làm giàu cho thị hiếu của chính mình.


Cha con nghĩa nặng là một câu chuyện đầy kịch tính mà người ta có thể dễ
dàng chuyển thể thành một tác phẩm sân khấu. Toàn bộ câu chuyện là một
chuỗi kế tiếp những sự kiện có tính chất xung đột, mâu thuẫn. Gia đình Trần
Văn Sửu đang êm đềm bỗng nhiên tan nát. Đầu mối là việc ngoại tình của cơ
vợ lăng lồn, đàng điếm. Chồng phản ứng thì vợ đã khơng biết điều, lại cịn
có thái độ hỗn hào, láo xược. Tức quá không kiểm chế được, Sửu đã xô vợ.
Thật khơng may, vợ ngã và chết. Vơ tình, Sửu thành kẻ giết vợ. Sửu bỗng
nhiên thành kẻ phạm pháp và vô đạo. Sửu phải bỏ trốn. Anh ta luôn phải đối
mặt với pháp lí và đạo lí. Pháp lí thì có thể trốn khỏi sự truy nã, nhưng đạo lí
thì khơng trốn được tình phụ tử. Muốn được n thân, anh ta phải trốn tránh.
Nhưng muốn được sống đúng đạo của người cha, anh ta phải trở về. Lẩn trốn
cả đời thì lỗi đạo làm cha. Cịn trở về có thể nguy hiểm đến tính mệnh. Ấy là
mâu thuẫn giằng xé trong anh ta ở phần trước. Còn đến đây thì đã qua. Anh ta
đã trở về, nghĩa là tình phụ tử đã chiến thắng ý thức bảo mạng. Tình phụ tử
đã khiến anh ta mạo hiểm trở về. Như vậy, cuộc đấu tranh bên trong anh ta là
sự giằng co quyết liệt giữa đạo lí và phản đạo lí, giữa nhân đạo và phi nhân
đạo ! Mỗi lần anh ta vượt lên được những tiếng nói ngáng trở, là một lần đạo
lí giành chiến thắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Mấy năm nay Sửu đi biệt tích. Cả làng xóm và gia đình đều n trí rằng Sửu
đã chết. Trong thời gian đó, hai đứa con của Sửu được sự chăm sóc của ông
ngoại, đã lớn lên và khá giả hơn. Hiện thời con gái sắp lấy chồng, con trai
cũng đang được mai mối để cưới vợ. Nếu Sửu xuất hiên, mọi chuyên chắc sẽ
đổ bể hết.


Đoạn trích nếu được ví như một màn kịch, thì màn kịch được dàn thành hai
lớp kịch chính vừa kế tiếp vừa có phần chồng chéo lên nhau: Cảnh Trần Văn
Sửu gặp bố vợ là hương thị Tào và cảnh Trần Văn Sửu gặp con trai là Tí.


Mỗi cảnh là một mâu thuẫn nhỏ, cả hai cảnh nằm trong một xung đột lớn. Ở
đâu cũng thấy tốt lên cái đạo lí làm người, phụ tử tình thâm (cha con nghĩa
nặng).


Phải nói ngay rằng xung đột kịch ở đây là thuộc vể hồn cảnh chứ khơng phải
là tính cách. Các nhân vật tham gia vào màn kịch này đều là những con người
của đạo lí, một người ơng chí nghĩa, người cha chí tình và một đứa con chí
hiếu. Họ đấu tranh với nhau khơng phải chiến đấu với những tương phản
trong tính cách của cá nhân, mà xét đến cùng là các cá nhân ấy đang đấu
tranh với sự nghiệt ngã của hồn cảnh, của tình huống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

khiến ông đau khổ. Ông đuổi Sửu đi khơng phải vì ghét bỏ Sửu mà vì
thương, vì sợ Sửu xuất đầu lộ diện sẽ nguy hiểm đến tính mệnh và làm hỏng
việc đại sự trăm năm của con Sửu. Cuối cùng tình thương lớn đã thắng. Cái
việc đuổi Sửu đi ngay có vẻ như tàn nhẫn nhưng khơng phải. Nói đúng hơn là
tàn nhẫn bề ngồi, vì cực chẳng đã. Cịn bên trong là tình cảm sâu sắc gắn với
một tầm nhìn xa của một người cha. Ơng giục Sửu đi sau khi đã nói rõ điều
hơn lẽ thiệt cho con rể. Và đến đấy, xung đột của cảnh thứ nhất đã được giải
toả. Sửu phải nén đau khổ để ra đi. Nhưng trong lòng anh đang dâng lên niềm
hạnh phúc. Sửu ra đi, khơng gặp con chính là chấp thuận hi sinh: hi sinh hạnh
phúc nhỏ cúa mình (gặp các con) vì hạnh phúc lớn của con cái (để chúng
được yên ổn với những cuộc hôn nhân đang hứa hẹn). Tình thương nhỏ đã
nhượng bộ cho tình thương lớn. Cảnh thứ nhất đã khép lại với hành vi đầy
cảm kích của Sửu trước sự cảm thơng và lịng độ lượng của nhạc phụ: Trần
Văn Sửu chắp tay xá cha vợ rồi đội nón lên và bươn bả bước ra lộ".


Nếu dừng lại ở đó khơng thơi thì Cha con nghĩa nặng mới chỉ hiện ra ở một
phía, ấy là cha vợ và con rể. Đấy chưa phải là phần trọng tâm của tình phụ tử
mà Cha con nghĩa nặng muốn nói đến. Sau khi Trần Văn Sửu vừa đi khỏi,
thằng Tí " ở trong nhà dị cửa chui ra". Điều này càng thấy rõ tính chất


chuyển cảnh của sân khấu. Và cảnh thứ hai mở ra.


Trước, Trần Văn Sửu chỉ muốn sống để được gặp con, giờ anh ta chỉ muốn
chết để cho con bình yên. Nếu như ở cảnh trước chỉ nghiêng về đối thoại, thì
đến đây "sân khấu" mở rộng hơn, hành động của nhân vật phong phú hơn.
Thằng Tí cố đuổi theo để gặp cha; cha nó lại ngỡ là người làng đuổi bắt, nên
con chạy càng gấp, cha chạy càng nhanh. Tình tiết cười ra nước mắt.


Có lẽ ai cũng thấy điều này: tình cảm của các nhân vật ở đây thật phân minh.
Bố vợ đã khơng vì mất con gái mà ốn thù con rể, con khơng vì cha làm mẹ
chết mà ốn hận cha. Rồi đến chồng khơng vì người vợ lăng lồn mà khiến
con phải khinh khi, hận thù mẹ. Người đọc rất cảm động trước sự phân minh,
rành rẽ ấy. Hãy nghe Trần Văn Sửu nói với con : "Con khơng nên phiên trách
má con. Má con có quấy là quấy với cha, chứ không quấy với con. Mà cha đã
quên cái lỗi của má con rồi, sao con còn nhớ làm chi?".


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

sẽ bị làng bắt, tính mệnh của cha sẽ nguy và hạnh phúc của nó chắc cũng bị
đe doạ. Vậy mâu thuẫn ở đó là mâu thuẫn giữa tình thương cha và hạnh phúc
của mình. Sâu xa hơn là mâu thuẫn giữa lòng vị tha và lịng vị kỉ. Thằng Tí
đã sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình để chăm sóc và che chở cha nó. Về
phía Trần Văn Sửu cũng sa vào một mâu thuẫn. Nếu Sửu bỏ đi biệt thì coi
như từ nay mất hẳn hai con, nhưng các con lại được hạnh phúc. Cịn quay lại
thì được sống trong tình phụ tử ít nhiều nhưng vơ tình làm tan tành hạnh phúc
trăm năm của con. Và người cha cũng quyết chọn con đường hi sinh cái nhu
cầu nhỏ của mình để làm tròn cái bổn phận lớn của người cha. Sự lựa chọn
đầy tính vị tha của hai cha con dẫn đến mâu thuẫn giữa hai cha con: cha thì
nhất quyết đi, con thì nhất quyết khơng rời cha. Cha nghe theo đứa con khơng
phải vì nghĩ đến hạnh phúc của mình. Ngược lại nghe theo con chẳng qua là
dành lòng nhượng bộ con, nghĩa là cũng vì con thơi!... Cuối cùng, tình
thương cao cả đã chiến thắng.



Kịch phản ánh cuộc đời thông qua các xung đột, mâu thuẫn. Cha con nghĩa
nặng không phải là tác phẩm kịch, nhưng là một tác phẩm văn xuôi giàu yếu
tố kịch. Kịch tính ở đây là vẻ đẹp độc đáo của thiên truyện này. Câu chuyện
dựng lên một cảnh ngộ thương tâm của con người trong cuộc đời. Người ta
thấy đạo lí làm người là bất diệt. Dù con người có bị đẩy vào những hồn
cảnh nghiệt ngã đến đâu, con người vẫn cứ kiêu hãnh làm người. Với tư
tưởng ấy, có thể xem Cha con nghĩa nặng là một khúc khái hồn ca của đạo lí
đã vang lên, đã vọng về từ đầu thế kỉ XX. Và có lẽ nó vẫn cịn vang vọng.
<b>Bài làm 2</b>


Văn chương từ xưa đến nay ngợi ca rất nhiều về tình mẫu tử mà rất ít những
tác phẩm viết về tình phụ tử. Với những trang viết vô cùng cảm động, nhà
tiêu thuyết Hồ Biểu Chánh đã phần nào bổ khuyết vào khoảng trống đó của
văn học. Cha con nghĩa nặng đã diễn tả thành cơng tình nghĩa cha con, một
trong những tình cảm thiêng liêng cao q nhất của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

lòng bao dung, ca ngợi sự trung thực, thằng ngay, dám hi sinh vì tín
nghĩa,...). Phải đặt mình vào tác phẩm của Hồ Biểu Chánh như Cha con nghĩa
nặng vào nền văn xuôi nước nhà hồi đẩu thế kỉ mới có thể cảm nhận một
cách đầy đủ những phẩm chất nghệ thuật của một ngòi bút tiểu thuyết giản dị,
mộc mạc trong cách kể chuyện, ít gây-bất ngờ đột ngột nhưng khá cuốn hút.
Hệ thống ngôn ngữ từ vựng cũng như các tình tiết về khơng gian, thời gian và
nhân vật gần với đời thường, rất quen thuộc với người dân Nam Bộ.


Chủ đề của đoạn trích cũng như chủ đề của tác phẩm đã được nhà văn thể
hiện rất rõ qua nhan đề: Cha con nghĩa nặng Tình cha con cao quý thiêng
liêng đã được nhà văn thể hiện hết sức xúc động không kém những tác phẩm
hay viết về tình mẫu tử.



Trần Văn Sửu là một người nơng dân hiền lành, chất phác, một người chồng
thương vợ, một người cha yêu con. Thị Lựu, vợ Sửu là một người đàn bà
lăng loàn, đàng điếm. Sửu bắt-quả tang vợ ngoại tình. Vợ Sửu khơng biết hối
lỗi, cịn hỗn láo. Tức giận, Sửu xô vợ ngă. Không may Thị Lựu chết, Sửu
phải bỏ trốn. Mọi người tưởng anh nhảy xuống sông tự tử. Sau mười một
năm trốn tránh, Sửu lên về thăm con. Gặp bố vợ, Sửu biết con mình đã có
cuộc sống yên ổn. Tuy rất muốn gặp con nhưng sợ chúng liên lụy, Sửu quyết
định đi biệt tích. Nhưng thằng Tí, con trai Sửu biết bố về đã chạy đuổi theo.
Cha con gặp nhau mừng mừng tủi tủi.


Tình cha con được tác giả đặt trong một tình huống nghệ thuật giàu kịch tính.
Mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc
của con và tình con thương cha đã bật lên lời ngợi ca: "cha con nghĩa nặng".
Cuộc chạy đuổi của hai cha con thật căng thắng. Người con vì muốn đuổi kịp
cha nên đã chạy thật nhanh. Người cha một mặt vì tưởng có người đuổi bắt,
mặt khác khơng muốn vì mình để liên lụy đến con nên càng chạy nhanh hơn.
Người cha chạy vì muốn để lại phía sau sự bình yên cho các con. Người con
chạy vì muốn tới kịp phía trước để giữ cha lại, lo cho tuổi già của cha.
Hai-người chạy một cách vội vã, gấp gáp và họ đã gặp nhau trong tình thương
yêu giành cho người mà họ yêu thương nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

hội gặp lại con. Tiếng gọi của đứa con yêu dấu đã kéo người cha khỏi bàn tay
của tử thần. Giây phút cha con gặp nhau thật vô cùng cảm động: "Trần Văn
Sửu giật mình, tháo đầu trở vơ, rồi dậy mà ngó. Thằng Tí chạy riết lại nắm
tay cha nó, dịm sát vào mặt mà nhìn, rồi ơm cổ cha mà nói: "cha ơi, cha chạy
đi đâu vậy". Lúc ấy, Trần Văn Sửu mất trí khơn, hết nghị lực, máu trong tìm
cháy thình thịch, nưỏc trong con mắt tn rịng rịng, đứng xui xị xui lơ,
khơng nói được một tiếng chi hết. Cha con ơm nhau mà khóc một hồi rồi mới
bng ra". Đặt tình cha con vào ranh giới của sự sống và cái chết, sự gặp gỡ
và chia li vĩnh viễn, tác giả đã khiến người đọc vô cùng hồi hộp và cũng vô


cùng hạnh phúc để rồi từ đó nhận ra tình cha con là thứ tình cảm thiêng liêng
và cao quý.


Cuộc trò chuyện cảm động giữa hai cha con một mặt thể hiện tấm lòng
thương yêu con của anh Sửu, đồng thời thể hiện lịng kính u cha của thằng
Tí. Người cha vì hạnh phúc cùa con mà nhất quyết hi sinh cuộc sống riêng,
muốn vĩnh viễn xa con. Người con vì thương cha, lo cho tuổi già và sự an
nguy của cha mà chạy theo tìm cha bằng được để mời cha trở về. Khi cha
nhất định đi, Tí đã quyết theo cha vì "đi theo đặng làm mà nuôi cha, chừng
nào cha chết rồi con về". Cuộc đối thoại giằng co đầy mâu thuẫn và xúc
động, tô đậm mối quan hệ máu mủ ruột rà đáng quý: cha quên mình chỉ nghĩ
đến tương lai hạnh phúc cùa con. Ngược lại con hoàn toàn chỉ nghĩ đến cuộc
sống an vui thanh thản lúc tuổi già cùa cha. Quả thật đây là một bài ca cảm
động về tình nghĩa cha con: cha hiền, con hiếu.


Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh đã được viết cách đây bảy thập kỉ.
Từ ngữ, câu văn có thể cũ nhưng tình nghĩa cha con mà ơng ngợi ca trong
những trang viết của mình ln ln lấp lánh vẻ đẹp mà con người thời đại
nào cũng thấy cần thiết.


<b>Bài làm 3</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Xây dựng nhân vật Trần Văn Sửu, tác giả đã gửi gắm vào đó là hình ảnh đại
diện cho những người con Nam Bộ, những người nông dân hiền lành, chân
chất và thật thà chăm chỉ, sống tình nghĩa và yêu thương vợ con hết lòng.
Tuy nhiên, Sửu lại rơi vào hồn cảnh bi kịch gia đình, lấy phải cô vợ xấu nết,
trong lần bắt quả tang vợ ngoại tình, vợ anh khơng những khơng biết ăn năn
hối lỗi mà còn hỗn láo ngang ngược giữ chồng cho tình nhân chạy thốt.
Trong cơn giận anh xơ vợ ra, không may vợ ngã đúng cái phản chết ngay
mang trong mình tội giết vợ, Sửu phải bỏ trốn để khơng bị bỏ tù và để gìn giữ


cuộc sống yên ổn cho các con. Mười mấy năm đi biệt xứ, Trần Văn Sửu đã
phải chịu bao khổ cực, đắng cay nơi đất khách q người, cùng với đó là lịng
nhớ thương các con da diết khôn nguôi. Cuối cùng anh phải lén về thăm con,
gặp lại cha vợ, Sửu biết được tình hình các con đều yên ổn cả anh đã có phần
yên tâm. Cha vợ anh là hương thị Tào thực sự là một người cha giàu lòng vị
tha, dù biết con rể lỡ tay giết con gái mình nhưng ông hiểu và cảm thông tha
thứ, ông cũng bày tỏ rõ quan điểm rằng sự trở về của Sửu lúc này chỉ gây ra
bất lợi cho cuộc sống của các con. Sửu nghĩ đến sự ổn định lâu dài và hạnh
phúc nên anh quyết tâm dứt áo ra đi dù chưa được nhìn mặt con một lần. Anh
bỏ chạy như trốn tránh cũng như để lịng mình khơng cịn vương vấn làm khổ
các con, ngồi trên cầu Mê Tức, anh đã suy nghĩ đến cái chết, sống làm gì khi
chẳng được về làng, chẳng được người làng chấp nhận và chẳng được gặp
con cái "Bây giờ mình cịn sống nữa làm gì... chết đặng hết buồn rầu cực khổ
nữa". Khi Sửu định nhảy cầu tự tử thì may sao thằng Tí đã đến kịp lúc, nó
nhận ra cha trong niềm hạnh phúc vỡ ịa "Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha
nó, dịm sát trong mặt mà nhìn, rồi ơm cứng trong lịng mà nói: "Cha ơi! Cha!
Cha chạy đi đâu dữ vậy".


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

giận ai. Dù rất muốn trở về đoàn tụ với các con nhưng Sửu biết về rồi làng
tổng họ lại bắt nên anh đã nói với con rằng "Cha đi cho biệt tích, đặng con
lấy vợ và con Quyên cưới chồng mới tử tế được". Quả thực nỗi lịng và tình
thương con của Trần Văn Sửu rất tha thiết, về phần mình anh khơng màng
khó khăn khổ sở, đi bỏ xứ bất cứ đâu chịu bất cứ hồn cảnh gì cũng được
miễn các con được yên ổn, sống tử tế. Thằng Tí khi gặp được cha sau bao
năm xa cách và tưởng rằng cha đã mất, khơng có cách nào giúp cha trở về
đồn tụ thì nó nhất nhất muốn đi theo chăm lo cho cha, khơng muốn cha phải
chịu cảnh một thân một mình "Đi theo đặng làm mà nuôi cha; chừng nào cha
chết rồi con sẽ về", nó chẳng cịn nghĩ đến hạnh phúc của mình, khơng cịn
quan tâm đến chuyện vợ con hay gia đình mà chỉ nghĩ sao có thể lo cho cha.
Lịng hiếu nghĩa của thằng Tí khơng chỉ khiến anh Sửu xúc động mà cả


người đọc cũng cảm thấy ấm lịng, nó khơng chỉ thương cha, hiểu nỗi lịng
của cha mà còn sẵn sàng bỏ qua tất cả mọi thứ để vì cha.


Có thể nói, đoạn trích "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh đã diễn đạt
thành công tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng, đạo lý làm người đã chiến
thắng pháp lý xã hội, tình nghĩa cha con đã chiến thắng những mâu thuẫn
giữa tình cha thương con, tình con thương cha và hạnh phúc của con.


<b>Bài làm 4</b>


Hồ Biểu Chánh là một gương mặt nhà văn khá tiêu biểu ở khu vực Nam Bộ,
đúng như con người Nam Bộ, Hồ Biểu chánh thể hiện được những nét đặc
trưng của vùng miền, đó chính là cái khẳng khái, bộc trực trong tính cách, cái
giản dị, mộc mạc trong cách sống, lối sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Vốn dĩ gia đình của Trần Văn Sửu là một gia đình hạnh phúc, tuy khơng giàu
có nhưng có vợ chồng chăm chỉ làm lụng và ba đứa con ngoan ngỗn: Sung,
Tí và Quyên. Nhưng biến cố bất ngờ đã xảy đến với gia đình của Sửu, khi
người vợ là Thị Lựu đã thay lòng đổi dạ, đánh mất phẩm tiết phản bội lại
chồng, gian díu với người đàn ơng khác.


Đỉnh cao của bi kịch gia đình, đó là khi Trần Văn Sửu đã bắt gặp cảnh Thị
Lựu cùng người đàn ông ấy gian díu ngay trong ngơi nhà của mình, vì tính
tình vốn bộc trực, thẳng thắn nên Sửu đã không kiềm chế nổi sự tức giận,
càng tức giận hơn khi Thị Lựu khơng những khơng có biểu hiện ăn năn, hối
lỗi mà cịn ăn nói hỗn hào, thậm chí cịn ngăn cản không cho Trần Văn Sửu
đuổi theo, mở lối cho tình nhân tẩu thốt, trong cơn tức giận, Trần Văn Sửu
đã có giằng co với vợ, và thật khơng may, vì lỡ tay mà Thị Lựu đã ngã lăn
xuống phản, chết ngay. Vì vợ chết nên Trần Văn Sửu đứng trước nguy cơ bị
bắt giam, vì những đứa con nhỏ dại nên người đàn ông ấy đã bỏ trốn biệt tích.


Tha phương, ẩn náu nơi đất khách, ba đứa trẻ tội nghiệp, con của Trần Văn
Sửu được cưu mang, chăm sóc bởi người ơng ngoại, tuy sống tha phương
nhưng tâm trí và tình cảm của Trần Văn Sửu chưa bao giờ thơi mong ngóng,
hướng về những người con.


Ta có thể thấy người đàn ông ấy bỏ trốn không phải là một hành động hèn
nhát, chối bỏ trách nhiệm cho những sai lầm của mình mà vì một mục đích
cao cả hơn, đó là vì những đứa con, vì nếu như bị bắt giam, chịu những hình
phạt thì những đứa con của anh ta sẽ ra sao, sẽ đói khổ, cơ cực, đáng thương
biết mấy. Và sự trốn chạy suốt mười mấy năm rịng cũng là mong có ngày
được thấy mặt con “Mười một năm nay cực khổ hết sức, song ráng mà sống,
là vì trơng mong có ngày được thấy mặt con..”, sợ con “bơ vơ, đói rách, mà
tội nghiệp nó”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Dù rất yêu thương, nỗi nhớ nhung chưa bao giờ thôi da diết, nhưng Trần Văn
Sửu cũng chỉ mong có thể nhìn thấy mặt con, cho thỏa th nỗi nhớ, cịn gặp
mặt, ơm ấp những đứa con yêu dấu là điều quá sức xa xỉ với anh ta. Xa xỉ
không bởi là không thực hiện được, bởi Trần Văn Sửu đã đón nhận mọi sự
trách móc của người bố vợ khi vơ tình gây ra cái chết cho Thị Lựu và cũng
được người đàn ông ấy cho phép gặp lại những đứa con, nhưng từ ý thức của
người cha.


Trần Văn Sửu không làm vậy mà lại đau khổ lựa chọn cho mình một giải
thốt “…bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó cịn kính trọng mình, mà
nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết
mới quên được hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”. Tình
tiết xúc động của tình cha con phải kể đến cuộc gặp mặt, đối thoại của Trần
Văn Sửu với người con trai của mình- Tí.


Vì khi về thăm con, dù đã rất kín đáo, bí mật khơng để cho những đứa con


biết về sự xuất hiện của mình, và sau khi nhìn thấy các con thì người đàn ơng
ấy cũng lập tức rời đi. Nhưng, nhận thấy bóng dáng quen thuộc của người
cha, Tí đã theo chân bóng dáng quen thuộc ấy đến tận cây cầu ven sông. Và
cũng nhờ vậy mà có thể ngăn cản được Trần Văn Sửu khi có ý định nhảy
xuống sơng tự tử.


Chi tiết gặp mặt, tiếng gọi của Tí khiến cho người đọc cảm thấy thổn thức, vì
nó q đỗi chân thành, đó là tiếng gọi của trái tim, của những cảm xúc dồn
nén trong hơn chục năm qua “Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy”, qua
những câu nói dồn dập của Tí ta có thể liên tưởng đến việc Tí đã đuổi theo
cha từ rất lâu, và khi nhìn thấy cha trên cầu thì khơng tránh khỏi sự xúc động,
hơi thở có phần dồn dập.


Bất ngờ gặp lại con, Trần Văn Sửu đã sững người lại, “..hết nghị lực, máu
trong tim chảy thình thịch, nước mắt tn rịng rịng…đứng xụi lơ, khơng nói
được một tiếng chi hết”. Dường như khi đã q xúc động thì lời nói, hành
động đã nhường chỗ lại cho sự tĩnh lặng. Tĩnh lặng không phải khơng có gì
để nói mà im lặng để cảm nhận, im lặng bởi sự dạt dào của cảm xúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

năm xa cách, Tí khơng nghe lời cha là quay trở về mà một mực muốn theo
cha “ …Con không về được. Bấy lâu nay con tưởng cha chết rồi, té ra cha
cịn sống.


Vậy thì bây giờ cha đi đâu con đi đó”, những câu nói có phần ngơ nghê
nhưng lại là những lời hết sức chân thật, xuất phát từ tấm lòng của người con
hiếu nghĩa. Khi sự việc đau lòng xảy ra, tuy còn rất nhỏ nhưng Tí lại khơng
bị những lời đàm tiếu của láng giềng làm ảnh hưởng mà ốn trách bố, ngược
lại cịn nhìn nhận khá thấu đáo về chân tướng của sự thật.


Tí biết rằng má là người sai trước, người cha tội nghiệp của Tí khơng hề có


lỗi gì cả, trốn chạy cả chục năm nay là quá đủ cho mọi sai lầm. Khi cha
khun Tí về nhà lo cưới vợ thì Tí đã nói ngay “…Cưới vợ mà làm gì. Cưới
vợ đặng báo hại như má báo hại cha hồi trước đó sao”, tuy là một người con
hiếu nghĩa nhưng Tí cũng đã có những suy nghĩ sai lệch về má của mình, bị
ám ảnh bởi những chuyện trong quá khứ.


Trước những suy nghĩ tiêu cực của con, Trần Văn Sửu khơng những khơng
tàn đồng vì Tí bênh vực mình mà cịn rất nghiêm khắc dạy dỗ con, vì Thị
Lựu tuy có phản bội mình, người gây ra sự đổ vỡ của gia đình nhưng với
cương vị, tư cách của một người mẹ thì chị ta hồn tồn nhận được sự yêu
thương, tôn trọng của những người con “Con không nên phiền trách má con.
Má có quấy là quấy với cha, chứ khơng quấy với con”.


Như vậy, qua trích đoạn “Cha con sâu nặng” tác giả Hồ Biểu Chánh đã thể
hiện một cách xuất sắc tình cảm cha con của Trần Văn Sửu và Tí, bởi nó q
đỗi chân thực, sống động, qua từng tình tiết của trích đoạn, người đọc cịn
cảm nhận được tình cảm của hai cha con cho nhau, vì vậy mà khơng khỏi
cảm động, thương cảm trước tình cảm ấy.


Tình cha con thể hiện ở tình yêu, trách nhiệm của Trần Văn Sửu dành cho
con, vì con mà chịu khổ, vì con mà sẵn sàng tìm đến cái chết để giải thốt,
cịn Tí lại là một người con hiếu nghĩa, bởi dù nghe bao nhiêu lời đồn đốn
rằng cha đã mất nhưng trong tâm trí thì người cha ấy mãi tồn tại, chẳng vậy
mà thấp thoáng thấy bóng cha mà Tí đã đuổi theo, ngăn khơng cho cha làm
việc dại dột, dùng tình cảm để thuyết phục cha cho mình đi theo để chăm
dưỡng, báo hiếu cho cha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Hồ Biểu Chánh - một nhà văn có sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống và con
người Nam Bộ, được xem là "một trong số ít những người tiên phong đặt nền
móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại". "Cha con nghĩa nặng" là tác phẩm


thứ 15 của Hồ Biểu Chánh để lại dấu ấn đậm về cuộc sống và tính cách con
người Nam Bộ, đặc biệt với đoạn trích được học, người đọc cảm nhận được
tình cảm cha con thiêng liêng, nặng tình nặng nghĩa giữa hai nhân vật Sửu và
Tí, đó chính là một giá trị đạo đức tốt đẹp của con người.


Trần Văn Sửu vốn là một nông dân hiền lành, chăm chỉ, yêu vợ thương con
nhưng không may lấy phải người vợ xấu nết, đã ngoại tình cịn giữ chồng cho
nhân tình chạy, khơng có ý ăn năn hối lỗi, trong cơn tức giận Sửu xô vợ,
không may vợ ngã xuống phản chết ngay. Phải chịu án bỏ tù nhưng nghĩ đến
tương lai các con nên Sửu đã bỏ trốn, mọi người thì tưởng anh đã nhảy sơng
tự tử, sau mười mấy năm lẩn tránh đi biệt xứ, Sửu lẻn về thăm con, biết cuộc
sống của con đang êm ấm hạnh phúc và nghĩ rằng sự có mặt của mình chỉ
mang đến nhiều bất lợi nên anh lại đành ra đi.


Chạy đến cầu Mê Tức, vì mệt mà anh ngồi dựa cầu nghỉ, anh nghĩ đến cái
chết để bảo toàn hạnh phúc cho con cái "Bây giờ mình cịn sống nữa làm
gì...chết mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa".
Nghĩ về cái chết của vợ, nhớ lại cảnh gia đình ngày trước mà trong lịng Sửu
đau đớn vùng dậy nói lớn "Mấy con ơi! Cha chết nhé. Mấy con ở lại mạnh
giỏi, để cha theo mẹ con cho rồi" rồi anh định chui qua cầu tự tử nhưng thằng
con trai của anh - thằng Tí đã đến kịp gặp bố. "Thằng Tí chạy riết lại nắm tay
cha nó, dịm sát trong mặt mà nhìn, rồi ơm cứng trong lòng...".


Gặp được con, nghe tiếng con gọi và câu hỏi của con, Trần Văn Sửu lặng
người đi, mất hết trí khơn, chỉ biết đứng xui xị xui lơ, hai cha con ơm nhau
mà khóc. Vừa mới gặp được con nhưng vì thương con, lo cho hạnh phúc của
con Sửu đã vội giục con về "Con phải về đặng lo cưới vợ", dù thằng Tí có nói
đủ kiểu để kéo cha về cùng nhưng chẳng có đường nào cho anh về, "về rồi
làng tổng họ đến bắt cịn gì?", anh nghĩ đến sự yên ổn và hạnh phúc của con
mà chẳng dám đồn tụ, thà đi cho biệt tích để cho thằng Tí lấy vợ cịn con


Qun lấy chồng cho được tử tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

của một người nông dân chất phác, bình dị và giàu tình cảm, sẵn sàng hy sinh
cả cuộc đời vì con. Thằng Tí tuy có tuổi thơ chẳng mấy đẹp đẽ, cơi cút bơ vơ
nhưng nó lại có được những suy nghĩ sáng dạ, khơng ốn trách cha mình mà
lại càng thương cha.


Nó chạy theo và gặp cha trên cầu nó vui mừng khơn xiết, ơm chặt lấy cha mà
khóc, đó là nỗi nhớ thương thiếu thốn tình cha suốt mười mấy năm nó phải
chịu đựng. Gặp được cha, thấu hiểu những nỗi khổ, nỗi bất hạnh của cha, Tí
sẵn sàng bỏ lại hạnh phúc của mình để xin đi theo chăm sóc cho cha, những
suy nghĩ của Tí lúc này chỉ hướng đến cho cha, lo lắng cho cha, khơng tìm
cách cho cha về đồn tụ với gia đình thì tìm cách đi theo cha "Đi theo đặng
làm mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con sẽ về", "Con không đành để cha
đi một mình.


Con muốn theo cha mà kiếm chỗ cho cha ăn ở yên nơi rồi con sẽ về". Thằng
Tí vì thương cha mà cố gắng tìm mọi cách thuyết phục cha nghe theo cách
của nó, nó cảm thấy suốt bao năm cha đã chịu đủ mọi cực khổ rồi, bây giờ nó
lại để cha chịu đựng một mình thì cực cho cha quá, mà nó cũng bất hiếu quá.
Sự hiếu thảo, ân cần và chu đáo trong từng hành động, suy nghĩ của thằng Tí
cho thấy nó là một đứa con hiếu thảo, sẵn sàng gác lại hạnh phúc riêng của
mình để chăm lo phụng dưỡng cho cha.


Qua đoạn trích "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh, ta thấy được rõ
những mâu thuẫn: giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh
phúc của con và tình con thương cha. Chính những mâu thuẫn ấy đã góp
phần thể hiện sâu sắc tình cảm cha con sâu nặng, cha sẵn sàng hy sinh vì
hạnh phúc của con, còn con sẵn sàng gạt đi hạnh phúc riêng tư để chăm sóc
và báo hiếu cho cha.



</div>

<!--links-->

×