Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.39 KB, 14 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT
ĐỘNG TTQT
Thế giới đang chứng kiến sự xâm nhập đan xem lẫn nhau của các nền kinh tế
để có thể cùng tồn tại và phát triển tuy có những điểm xuất phát khác nhau về kinh
tế lẫn đường lối chính trị. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế tất yếu mà tất
cả các nước muốn phát triển phải đi theo.
Nắm bắt được xu thế đó, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương đưa nước ta phát
triển theo kinh tế thị trường theo hướng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa,đưa nước ta trở
thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc gia. Trên cơ sở chiến
lược đó, Việt Nam đã tích cực tham gia và các hiệp hội song phương và đa phương.
Nước ta đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các nước đối tác trong khu vực và
trên thế giới, hiện nay nước ta đã là thành viên của một số tổ chức như : hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN), hiệp hội các nước nói tiếng pháp, hiệp hội các nước
Châu Á Thái Bình Dương (APEC ), và mới đây nhất tháng 11/2006 Việt Nam đã
chính thức là thành viên của tổ chức lớn nhất trên thế giới hiện nay là tổ chức
Thương Mại Thế giới (WTO ).
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự kiện Việt Nam là thành viên chính
thức của WTO đang tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội và khả năng để phát triển nền
kinh tế đất nước. Quá trình hội nhập mang lại cho chúng ta cơ hội phát triển hoạt
động giao lưu buôn bán với các nước làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai
chiều. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây luôn tăng
với tốc độ khá nhanh ( trêm 10%) đã làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT gia
tăng nhanh chóng. Nhưng điều đó không có nghĩa là các Ngân hàng không đứng
trước những thách thức do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do sự kiện Việt
Nam mở cửa ngành Ngân hàng gây ra, đây là một thách thức không nhỏ đối với
Ngành hàng vẫn còn non trẻ của nước ta. Để có thể đứng vững trong tình hình canh
tranh hiện nay đòi hỏi hệ thống Ngân hàng phải không ngừng đởi mới công nghệ
của ngành Ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng, để thực hiện được điều này Ngân hàng đã đề ra một số phương


hướng để phát triển ngành Ngân hàng nói chung, hoạt động TTQT nói riêng.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NHNo NAM HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2010.
Thực hiện theo đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển của
ngành Ngân hàng giai đoạng 2001-2010, đồng thời để xứng đáng là một Ngân hàng
thương mại quốc doanh hàng đầu của nước ta, NHNo & PTNN VN đã đề ra chiến
lược phát triển đến năm 2010 là :
Về tổng quát, NHNo Việt Nam quyết tâm thực hiện chiến lược củng cố và giữ
vững vai trò chủ đạo của mình trong vai trò là người cấp tín dụng cho hoạt
độngcông nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc mở rộng
hoạt động cách an toàn, bền vững về mặt tài chính. Chủ dộng áp dụng những công
nghệ thông tin hiện đại để cung cấp các dịch vụ một cách nhanh chóng và thuân tiện
nhất cho khách hàng.
Tích cực thực hiện các biện pháp để nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị
trường trong nước cũng như quốc tế, duy trì và nâng cao khả năng sinh lời, tạo mọi
điều kiện để phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có thể đáp ứng yêu cầu của
công việc và có sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thực hiện đề án cơ cấu lại NHNo & PTNTVN giai đoạn 2001- 2010, tập
trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập
đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009.
Cụ thể hóa chiến lược của NHNo Việt Nam, NHNo Nam Hà Nội luôn bám
sát mục tiêu của toàn ngành, thực hiện tốt những nội dung cơ bản của đề án cơ cấu
lại NHNo & PTNTVN, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo
cân đối nguồn vốn và khả năng sinh lời, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng để
có đủ năng lực cạnh tranh, tập chung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công
nghệ, nâng cao năng lực tài chính và phát triển thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và
kết hợp với văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể là :
Trong giai đoạn 2005-2010, ngân hàng phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-
28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối
đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới

1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%.
Ngân hàng chủ động tập trung nguồn lực vào đầu tư một cách đồng bộ cho hệ
thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng
điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hà ng.
Tiến hành triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt
động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững. Đồng thời thực hiện tốt việc xây
dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và maketting (gọi tắt là chiến lược
4M);
3.3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHNo
NAM HÀ NỘI.
Hoạt động TTQT là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng đối với
NHNo & PTNT Nam Hà Nội, việc phát triển hoạt động này góp phần nâng cao uy
tín của Ngân hàng trên thị trường. Đặc biệt là trong xu thế hợp tác kinh tế quốc tế
hiện nay, nhu cầu thanh toán đang tăng rất nhanh chóng. Nhận thấy vai trò quan
trọng của hoạt động TTQT, NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã đưa ra phương hướng
phát triển như sau :
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật về công nghệ áp dụng vào hoạt
động TTQT để Ngân hàng có đủ sức phát triển hoạt động TTQT trong tương lai.
Đào tạo đội ngũ cán bộ thanh toán viên có trình độ nghiệp vụ tốt, hiểu biết về
pháp luật và thông lệ quốc tế về thương mại quốc tế, có kinh nghiệm đối phó với
những rủi ro về thanh toán có thể xảy ra để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán
trong tương lai và tránh tụt hậu so với thanh toán viên các nước tren thế giới.
Củng cố, mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm phát triển số lượng khách hàng
thanh toán.
Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thêm dịch vụ mới nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đến thanh toán.
Củng cố và phát triển các hoạt động : kinh doanh ngoại tệ, tín dụng, tài trợ
xuất nhập khẩu, bảo lãnh, đảm bảo cân đối ngoại tệ. Tiếp tục phát triển họat động
TTQT với mục tiêu đưa hoạt động này thành công cụ quan trọng trong việc mở rộng
khả năng hoạt động của Ngân hàng trên thị trưởng trong nước và thế giới.

3.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TRONG THỜI
GIAN TỚI.
Hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau, như các
yếu tố thuộc nội tại của ngânh hàng, các yếu tố thuộc về phía khách hàng, chính
sách của nhà nước….do đó để có thể phát triển được hoạt TTQT cần phải đưa ra rất
nhiều các biện pháp khác nhau thì mới có thể giúp cho nó phát triển được.
3.4.1. Các giải pháp từ ngân hàng
3.4.1.1. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế.
Trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung, lĩnh vực TTQT nói riêng con người là
yếu tố quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay,
khi các Ngân hàng đang ra sức củng cố hoạt động của mình bằng cách nâng cao
chất lượng của các sản phẩm đang cung cấp, phát triển thêm sản phẩm mới, để có
đủ sức mạnh cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi Việt Nam mở cửa hoàn
toàn lĩnh vực Ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện. Đội ngũ cán bộ ngân hàng
nói chung, thanh toán viên nói riêng phải có đủ kiến thức đầy đủ về nghiệp vụ ngân
hàng và về ngoại ngữ, luật pháp và tập quán quốc tể để có đủ năng lực xử lý các
tình huống phát sinh trong trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ. Tuy nhiên, làm
thế nào để có thể đào tạo được một đội ngũ thanh toán viên giỏi về nghiệp vụ, thông
thạo về pháp luật, tập quán quốc tế thì NHNo & PTNT Nam Hà Nội phải có chiến
lược phát triển nguồn nhân lực cụ thể, đó là :
Hàng năm, tiến thống kê trình độ của thanh toán viên để phân loại đối tượng
đào tạo.Thăm dò nhu cầu về các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ cần phải được đào
tạo tại thời điểm hiện tại cũng như về lâu dài sau này.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, tổ chức hội thảo về chủ đề cần quan tâm, tạo
mọi điều kiện cho cán bộ trao đổi kinh nghiệm, trao dồi kiến thức và chuyên môn,
nôi dung của các buổi thảo luận phải sát với nhu cầu thực tiễn. Đa dạng hóa các loại
hình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động TTQT. Đồng thời phải
có chính sách đãi ngộ thích hợp với những cán bộ có năng lực và có tâm huyết.
Ngoài ra, vấn đề phân công công việc phải đúng người, đúng việc để phát

huy hết sức mạnh của mỗi cá nhân.
3.4.1.2. Đổi mới công nghệ nhằm phục vụ tốt nhất công tác giao dịch TTQT.
Công nghệ được coi là chìa khóa dẫn đến thành công của hoạt động Ngân
hàng,việc hiện đại hóa ngành Ngân hàng không thể không thiếu công nghệ. Việc đổi
mới công nghệ giúp cho việc than toán được thực hiện nhanh chóng hơn, thuận tiện
hơn và an toàn,và mức độ bảo mật cao hơn. Do đó cần phải đầu tư mạnh mẽ vào
công nghệ của Ngân hàng và phải có chiến lược dài hạn cho việc củng cố, xây dựng
hệ thống công nghệ phục vụ cho các nghiệp vụ của Ngân hàng. Công nghệ được
đưa vào sử dụng phải đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và xấp xỉ thế giới, và phải có tính
tự động hóa cao. Đồng thời với việc nâng cấp hệ thống công nghệ thì Ngân hàng
phải không ngừng nâng cao trình độ sử dụng công nghệ, xử lý thông tin cho cán bộ

×